-
Thông tin
-
Quiz
Trắc nghiệm Sinh học 10 bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
Trắc nghiệm Sinh học 10 bài 23 được sưu tầm và biên soạn, hỗ trợ quá trình củng cố bài học cũng như làm quen nhiều câu hỏi trắc nghiệm Sinh khác nhau.
Chương 6: Virus và ứng dụng (CTST) 10 tài liệu
Sinh học 10 541 tài liệu
Trắc nghiệm Sinh học 10 bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
Trắc nghiệm Sinh học 10 bài 23 được sưu tầm và biên soạn, hỗ trợ quá trình củng cố bài học cũng như làm quen nhiều câu hỏi trắc nghiệm Sinh khác nhau.
Chủ đề: Chương 6: Virus và ứng dụng (CTST) 10 tài liệu
Môn: Sinh học 10 541 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Sinh học 10
Preview text:
Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 bài 23
Câu 1: Các axit amin nối với nhau bằng liên kết nào sau đây để tạo nên phân tử protein? A. Liên kết peptit B. Liên kết dieste C. Liên kết hidro
D. Liên kết cộng hóa trị
Câu 2: Trong quá trình tổng hợp polisaccarit, chất khởi đầu là A. Axit amin B. Đường glucozo C. ADP D. ADP – glucozo
Câu 3: Ở vi sinh vật, lipit được tạo nên do sự kết hợp giữa các chất nào sau đây? A. Glixerol và axit amin B. Glixerol và axit béo C. Glixerol và axit nucleic D. Axit amin và glucozo
Câu 4: Sơ đồ đúng về quá trình tổng hợp nên là axit nucleic là
A. bazo nito + đường 5 cacbon + axit photphoric → nucleotit → axit nucleic
B. bazo nito + đường 5 cacbon + axit amin → axit photphoric → axit nucleic
C. bazo nito + đường 5 cacbon + axit amin → axit photphoric → axit nucleic
D. Glixerol + axit béo → nucleotit → axit nucleic
Câu 5: Ý nào sau đây là sai về quá trình phân giải protein?
A. Quá trình phân giải protein phức tạp thành các axit amin được thực hiện nhờ tác dụng của enzim protease
B. Khi môi trường thiếu nito, vi sinh vật có thể khử amin của axit amin, do đó có hiện tượng khí amoniac bay ra
C. Khi môi trường thiếu cacbon và thừa nito, vi sinh vật có thể khử amin của axit amin, do
đó có hiện tượng khí amoniac bay ra
D. Nhờ có tác dụng của protease của vi sinh vật mà protein của đậu tương được phân giải thành các axit amin
Câu 6: Vi khuẩn lactic đồng hình biến đổi glucozo thành A. Khí CO2 B. Axit lactic C. Axit axetic D. Etanol
Câu 7: Glucozo dưới tác dụng của vi khuẩn lactic dị hình có thể bị biến đổi thành
A. Axit lactic, axit axetic, axit amin, etanol,...
B. Axit lactic, axit axetic, axit nucleic, etanol,...
C. Axit lactic, khí CO2, axit amin, etanol,...
D. Axit lactic, khí CO2, axit axetic, etanol,...
Câu 8: Ý nào sau đây là đúng
A. Quá trình phân giải protein diễn ra bên trong tế bào dưới tác dụng của enzim proteaza
B. Lên men lactic là quá trình chuyển hóa khí đường glucozo, lactozo… thành sản phẩm chủ yếu là axit lactic
C. Vi sinh vật sử dụng hệ enzim xenlulaza trong môi trường để biến đổi xác thực vật (chủ yếu là xenlulozo)
D. Sản phẩm duy nhất của quá trình lên men lactic dị hình là axit lactic
Câu 9: Việc làm tương trong dân gian thực chất là tạo điều kiện thuận lợi để vi sinh vật thực
hiện quá trình nào sau đây? A. Phân giải polisaccarit B. Phân giải protein C. Phân giải xenlulozo D. Lên men lactic
Câu 10: Vi sinh vật có khả năng tiết ra hệ enzim xenlulaza để phân giải xenlulozo trong xác
thực vật nên con người có thể
A. Sử dụng chúng để làm giàu chất dinh dưỡng cho đất
B. Sử dụng chúng để làm giảm ô nhiễm môi trường
C. Phân giải polisaccarit và protein D. Cả A, B
Câu 11: Ý nào sau đây là đúng?
A. Đồng hóa cung cấp nguyên liệu cho dị hóa
B. Dị hóa cung cấp nguyên liệu cho đồng hóa
C. Dị hóa chính là đồng hóa, những xảy ra ở các thời điểm khác nhau
D. Đồng hóa cung cấp năng lượng
Câu 12: Quá trình lên men lactic có sự tham gia của
A. Vi khuẩn lactic đồng hình
B. Vi khuẩn lactic dị hình C. Nấm men rượu D. A hoặc B
Câu 13: Muối chua rau, thực chất là tạo điều kiện để quá trình nào sau đây xảy ra?
A. Phân giải xenlulozo, lên men lactic
B. Phân giải protein, xenlulozo
C. Lên men lactic và lên men etilic D. Lên men lactic
Câu 14: Nhận định nào sau đây là đúng với quá trình lên men lactic đồng hình?
A. Sản phẩm chỉ là axit lactic
B. Ngoài sản phẩm là axit lactic còn có rượu, axit axetic, CO2
C. Sản phẩm gồm axit lactic và CO2
D. Sản phẩm gồm axit lactic và O2
Câu 15: Nhận định nào sau đây là đúng với quá trình lên men lactic dị hình?
A. Sản phẩm chỉ là axit lactic
B. Ngoài axit lactic, sản phẩm còn có etanol, axit axetic, CO2
C. Ngoài axit lactic, sản phẩm còn có etanol, axit axetic, O2
D. Sản phẩm chỉ gồm axit amin
Câu 16: Loại vi sinh vật tổng hợp axit glutamic từ glucôzơ là? A. Nấm men B. Xạ khuẩn C. Vi khuẩn D. Nấm sợi
Câu 17: Quá trình biến đổi rượu thành đường glucôzơ được thực hiện bởi? A. Nấm men B. Vi khuẩn C. Nấm sợi D. Vi tảo
Câu 18: Loại vi khuẩn sau đây hoạt động trong điều kiện hiếu khí là? A. Vi khuẩn lactic B. Vi khuẩn axêtic C. Nấm men D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 19: Vi khuẩn lam tiến hoá hơn vi khuẩn lưu huỳnh màu tía vì những nguyên nhân nào sau đây?
I. Vi khuẩn lam thu năng lượng ở bước sóng ngắn.
II. Vi khuẩn lam lấy chất cho điện tử từ nước là nguồn nguyên liệu vô tận.
III. Vi khuẩn lam có diệp lục a và giải phóng oxi. A. I, II, III B. I, II. C. I, III. D. II, III.
Câu 20: Trong quá trình chế biến giấm từ rượu nếu để một thời gian dài thì độ chua của
giấm bị giảm dần. Cách nào sau đây không giúp khắc phục hiện tượng trên?
A. Bổ sung thêm vi khuẩn axetic để tăng cường hiệu suất tạo giấm.
B. Thu bỏ vi khuẩn axetic trong dịch nuôi
C. Bổ sung thêm rượu vào dịch nuôi.
D. Bổ sung thêm đường vào dịch nuôi.
Đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 Câu 1: A. Liên kết peptit Câu 2: D. ADP – glucozo
Câu 3: B. Glixerol và axit béo
Câu 4: A. bazonito + đường 5 cacbon + axit photphoric → nucleotit → axit nucleic
Câu 5: D. Nhờ có tác dụng của protease của vi sinh vật mà protein của đậu tương được phân giải thành các axit amin Câu 6: B. axit lactic
Câu 7: D. Axit lactic, khí CO2, axit axetic, etanol,...
Câu 8: D. Sản phẩm duy nhất của quá trình lên men lactic dị hình là axit lactic
Câu 9: B. Phân giải protein Câu 10: D. Cả A, B
Câu 11: A. Đồng hóa cung cấp nguyên liệu cho dị hóa Câu 12: D. A hoặc B Câu 13: D. Lên men lactic
Câu 14: A. Sản phẩm chỉ là axit lactic
Câu 15: B. Ngoài axit lactic, sản phẩm còn có etanol, axit axetic, CO2 Câu 16: C Câu 17: A Câu 18: B Câu 19: A.
Vi khuẩn lam và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía đều là các vi khuẩn có khả năng quang hợp
nhưng vi khuẩn lam tiến hoá hơn vì:
Vi khuẩn lam có diệp lục a và có khả năng thu năng lượng ở bước sóng ngắn.
Quang hợp thải oxi, sử dụng nước làm nguyên liệu.
Còn vi khuẩn lưu huỳnh màu tía không có diệp lục a và quang hợp không thải oxi. Câu 20: A
Khi để giấm lâu ngày, trong dịch nuôi hết nguồn nguyên liệu là rượu thì vi khuẩn axetic có
khả năng oxi hóa axit axetic thành CO2 và H2O làm giảm độ pH của dịch nuôi giấm. Để
khắc phục hiện tượng này người ta phải:
Thu b (Vt vi khuẩn axetic trong dịch nuôi để hạn chế quá trình oxi hóa axit axetic thành CO2 và H2O.
Bổ sung thêm rượu vào dịch nuôi để cung cấp nguyên liệu cho vi khuẩn axetic tạo
giấm thành vì oxi hóa giấm.
Bổ sung thêm đường vào dịch nuôi khi đó đường sẽ được lên men thành rượu cung
cấp nguyên liệu cho vi khuẩn axetic.
Document Outline
- Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 bài 23
- Đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10