Trắc nghiệm thi cuối kì môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Trắc nghiệm thi cuối kì môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (law12)
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Nguồn của Luật quốc tế được quy định trong Quy chế thành lập Tòa án Công
lý quốc tế (ICJ) tại: ☐ Điều 38 khoản 3. ☐ Điều 38 khoản 2. ☒ Điều 38 khoản 1.
2. Chọn đáp án đúng
a. Trong các chủ thể sau, đâu là chủ thể của công pháp quốc tế?
☐ Tổ chức tầm nhìn thế giới (World Vision).
☐ Tổ chức ChildFund International.
☒ Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
☐ Tất cả các câu trả lời trên đều đúng.
b. Trong các chủ thể sau, đâu không phải là chủ thể của luật quốc tế?
☒ Tổ chức Bác sĩ không biên giới (Doctors Without Borders). ☐ Liên bang Nga.
☐ Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).
☐ Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.
c. Nguyên tắc Pacta sunt servanda trong luật pháp quốc tế có nghĩa là gì?
☐ Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình.
☒ Tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế.
☐ Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
☐ Tôn trọng quyền dân tộc tự quyết.
d. Nhận định nào sau đây là đúng?
☐ Đài Loan không thể ký kết điều ước quốc tế.
☒ Mọi quốc gia đều có tư cách để ký kết các điều ước quốc tế.
☐ Tập đoàn đa quốc gia có thể ký kết các điều ước quốc tế.
☐ Tất cả các nhận định trên đều đúng.
e. Hành vi nào sau đây được xem là hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia
trong luật pháp quốc tế: ☐ Hành vi công nhận. ☐ Hành vi cam kết. ☐ Hành vi từ bỏ.
☒ Tất cả các hành vi nói trên.
f. "Luật quốc tế và luật quốc gia là hai hệ thống luật khác nhau, tồn tại độc lập và
giữa chúng không có mối quan hệ qua lại" là quan điểm của học thuyết: ☐ Nhất nguyên luận. ☒ Nhị nguyên luận. ☐ Tự do biển cả.
☐ Tất cả các ý trên đều sai.
g. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia được quy định trong Hiến chương LHQ tại: ☐ Điều 2 khoản 2. ☒ Điều 2 khoản 1. ☐ Điều 2 khoản 4. ☐ Điều 2 khoản 3.
h. Phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) là nguồn chủ yếu của luật pháp quốc tế. ☐ Đúng. ☒ Sai.
i. Phong trào giải phóng dân tộc là một chủ thể hạn chế của luật pháp quốc tế. ☒ Đúng. ☐ Sai.
j. Điều 57 Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 quy định: “Vùng đặc quyền
kinh tế không mở rộng ra quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải”. Đây là một quy phạm có tính mệnh lệnh của luật pháp quốc tế. ☐ Đúng. ☒ Sai.
k. Các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là quy phạm mệnh lệnh. ☒ Đúng. ☐ Sai.
l. Chỉ có điều ước quốc tế và tập quán quốc tế là nguồn của luật pháp quốc tế. ☐ Đúng. ☒ Sai.
m. Đàm phán trực tiếp là biện pháp duy nhất để giải quyết các tranh chấp quốc tế
một cách hòa bình. ☐ Đúng. ☒ Sai.
n. Thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) chỉ bao gồm các quốc gia. ☐ Đúng. ☒ Sai.
o. Nội dung của học thuyết “Nhị nguyên luận” cho rằng pháp luật là hệ thống
thống nhất, bao gồm trong đó hai bộ phận là luật pháp quốc tế và luật pháp quốc gia. ☐ Đúng. ☒ Sai.
p. Luật quốc gia có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự hình thành và phát
triển của luật pháp quốc tế. ☒ Đúng. ☐ Sai.
k. Về mặt giá trị hiệu lực, quy phạm luật quốc tế bao gồm quy phạm phổ cập và quy phạm khu vực. ☐ Đúng. ☒ Sai.
r. Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật của luật pháp quốc tế. ☐ Đúng. ☒ Sai.
s. Luật biển là một ngành luật của luật pháp quốc tế: ☒ Đúng. ☐ Sai.
t. Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực được ra đời ở thời kỳ cận đại. ☐ Đúng. ☒ Sai.
3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một chủ thể hạn chế của Luật quốc tế. ☐ Đúng. ☒ Sai.
4. Chọn đáp án đúng và điền câu trả lời còn thiếu
a. Điều 3 khoản 1 của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP) được ký kết ngày 09/3/2018 tại thủ đô Santiago de Chile (Chile) có
quy định: “Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày ít nhất sáu nước ký
kết hoặc ít nhất 50 phần trăm số nước ký kết của Hiệp định, tùy trường hợp nào
cho giá trị nhỏ hơn, thông báo cho Cơ quan lưu chiểu bằng văn bản rằng họ đã
hoàn thành các thủ tục pháp lý hiện hành của mình”. Điều khoản này nằm ở phần
nào của Hiệp định nói trên? ☐ Văn kiện phụ. ☐ Lời nói đầu. ☒ Phần cuối. ☐ Nội dung chính.
b. Điều ước quốc tế quy định về thẩm quyền của các thiết chế tài phán quốc tế như
Tòa án Công lý quốc tế (ICJ), Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) được gọi tên là: ☒ Quy chế. ☐ Công ước. ☐ Hiến chương. ☐ Hiệp ước.
5. Mặt Trăng và các hành tinh thuộc về: ☒ Lãnh thổ quốc tế. ☐ Lãnh thổ quốc gia.
☐ Lãnh thổ quốc gia sử dụng quốc tế.
☐ Lãnh thổ có quy chế hỗn hợp.
6. Chiều rộng của nội thủy của quốc gia ven biển:
☒ Không có chiều rộng xác định mà phụ thuộc vào việc xác định đường cơ sở
dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
☐ Không quá 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
☐ Không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
☐ Không quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
7. Theo Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982, ranh giới trong của thềm lục
địa của quốc gia ven biển là:
☐ Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải của quốc gia ven biển đó.
☒ Ranh giới ngoài của lãnh hải của quốc gia ven biển đó.
☐ Đường cách chân dốc lục đại của quốc gia ven biển đó không quá 60 hải lý.
☐ Đường bờ biển của quốc gia ven biển đó.
8. Chọn đáp án đúng
a. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (International Convenant on
Civil and Political Rights – ICCPR) được ĐHĐ LHQ thông qua vào ngày tháng năm nào? ☒ Ngày 16/12/1966. ☐ Ngày 16/02/1966. ☐ Ngày 06/02/1966. ☐ Ngày 12/06/1966.
b. Việt Nam gia nhâ u
p Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)
vào ngày tháng năm nào? ☐ Ngày 26/9/1982. ☐ Ngày 23/9/1982. ☒ Ngày 24/9/1982. ☐ Ngày 25/9/1982.
c. Quyền tự quyết được quy định như thế nào theo Công ước quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966?
☐ Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do
quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá.
☐ Vì lợi ích của mình, mọi dân tộc đều có thể tự do định đoạt tài nguyên thiên
nhiên và của cải của mình, miễn là không làm phương hại đến các nghĩa vụ phát sinh
từ hợp tác kinh tế quốc tế mà dựa trên nguyên tắc các bên cùng có lợi và các nguyên
tắc của luật pháp quốc tế. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được phép tước đi
những phương tiện sinh tồn của một dân tộc. ☒ Cả hai đáp án trên.
d. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) quy định như thế
nào về quyền bảo vê u
sự riêng tư?
☐ Không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống
riêng tư của cá nhân, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. Mọi
người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.
☒ Không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống
riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy
tín. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.
☐ Không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống gia
đình, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. Mọi người đều
có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.
☐ Không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào gia đình, nhà
ở hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. Mọi người đều có quyền
được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.
e. “Mọi hình thức tuyên truyền cho chiến tranh đều bị pháp luật nghiêm cấm; mọi
chủ trương gây hằn thù dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo để kích động sự phân biệt
đối xử về chủng tộc, sự thù địch, hoặc bạo lực đều phải bị pháp luật nghiêm cấm”
được quy định tại điều khoản nào trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)? ☐ Điều 22. ☐ Điều 12. ☒ Điều 20. ☐ Điều 02.
f. Quyền trx em được Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) ghi nhâ u
n như thế nào?
☐ Mọi trẻ em, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn
giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản hoặc dòng dõi đều có quyền được hưởng
những biện pháp bảo hộ của gia đình, xã hội và nhà nước cần thiết cho người chưa thành niên.
☐ Mọi trẻ em đều phải được đăng ký khai sinh ngay sau khi ra đời và phải có tên gọi.
☐ Mọi trẻ em đều có quyền có quốc tịch.
☒ Tất cả các quy định nói trên.
g. Quyền của người thiểu số được quy định như thế nào trong Công ước quốc tế về
các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)?
☒ Ở những quốc gia có nhiều nhóm thiểu số về sắc tộc, tôn giáo và ngôn ngữ,
những cá nhân thuộc các nhóm thiểu số đó, cùng với những thành viên khác của cộng
đồng mình, không bị khước từ quyền có đời sống văn hoá riêng, quyền được theo và
thực hành tôn giáo riêng, hoặc quyền được sử dụng ngôn ngữ riêng của họ.
☐ Ở những quốc gia có nhiều nhóm thiểu số về sắc tộc, những cá nhân thuộc
các nhóm thiểu số đó, cùng với những thành viên khác của cộng đồng mình, không bị
khước từ quyền có đời sống văn hoá riêng, quyền được theo và thực hành tôn giáo
riêng, hoặc quyền được sử dụng ngôn ngữ riêng của họ.
☐ Ở những quốc gia có nhiều nhóm thiểu số về tôn giáo, những cá nhân thuộc
các nhóm thiểu số đó, cùng với những thành viên khác của cộng đồng mình, không bị
khước từ quyền có đời sống văn hoá riêng, quyền được theo và thực hành tôn giáo
riêng, hoặc quyền được sử dụng ngôn ngữ riêng của họ.
h. Ở Việt Nam, Hiến pháp và pháp luật công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm
các quyền nào sau đây?
☐ Quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, văn hóa, xã hội.
☒ Quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
☐ Quyền con người, quyền công dân về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
☐ Quyền con người, quyền công dân về dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
i. Ở Việt Nam, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà
nước tổ chức trưng cầu ý dân? ☐ 25 tuổi. ☒ 18 tuổi. ☐ 16 tuổi. ☐ 21 tuổi.
j. Công dân Viê u
t Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội
đồng nhân dân? ☐ 30 tuổi. ☐ 25 tuổi. ☐ 18 tuổi. ☒ 21 tuổi.
k. Who played an important role in international human rights law? ☐ The World Bank.
☐ The World Trade Organization. ☒ The United Nations. ☐ None of the above.
l. When was the Universal Declaration of Human Rights adopted? ☐ 10th December 1949. ☐ 10th December 1946. ☐ 10th December 1947. ☒ 10th December 1948.
m. Which article of the Universal Declaration of Human Rights tells that the right
of nationality depends on one's wish? ☒ Article 15. ☐ Article 10. ☐ Article 20. ☐ Article 30.
n. Who was the first chairman of the Commission on Human Rights? ☐ Thomas Jefferson. ☐ Thomas Paine. ☒ Eleanor Roosevelt. ☐ None of the above.
o. The Universal Declaration of Human Rights is applicable to:
☒ Every individual, regardless of religion, race, gender, or cultural background.
☐ The citizens of UN member countries. ☐ Some countries. ☐ None of the above.
p. How many articles are there in the Universal Declaration of Human Rights? ☐ 20. ☐ 15. ☐ 35. ☒ 30.
q. Which of the following country has adopted the "Declaration of the Rights of
Man and of the Citizen"? ☐ Italy. ☐ India. ☒ France. ☐ All of the above.
r. In which of the following year was the Convention on the Rights of the Child
passed by the United Nations? ☒ 1989. ☐ 1969. ☐ 1979. ☐ 1999.
s. What is the full form of ECOSOC? ☐ Eco Society of Canada. ☐ Eco-Social Council.
☒ Economic and Social Council. ☐ None of the above.
t. What is the full form of UNHCR?
☒ United Nations High Commissioner for Refugees.
☐ United Nations High-level Committee for Refugees.
☐ United Nations Health Committee for Refugees. ☐ None of the above.
9. Chọn đáp án đúng
- thống nhất: là điều ước quốc tế giữa 2 hoặc nhiều quốc gia trở lên.
- thông thường: là luật của một quốc gia.
- thực chất: không dẫn chiếu đến pháp luật của nước ngoài.
- xung đột: dẫn chiếu một đối tượng đến luật của một quốc gia khác. (VD: theo pháp
luật của nước ký kết, theo pháp luật của nước có tài sản, theo pháp luật của nước)
- công ước viên: là nhiều nước.
a. Điều 126 khoản 1 Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2014 quy định:
“Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải
tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn”. Đây là loại quy phạm:
☐ thực chất thông thường.
☐ thực chất thống nhất.
☒ xung đột thông thường.
☐ xung đột thống nhất.
b. Điều 35 Hiê u
p định Tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Viê u
t Nam và Mông Cổ năm 2000 quy định: “Nếu theo pháp luật của Bên ký
kết, di sản được Nhà nước thừa kế thì động sản được chuyển cho Bên ký kết mà
người để lại di sản thừa kế là công dân vào thời điểm chết, còn bất động sản được
chuyển cho Bên ký kết nơi có bất động sản”. Đây là loại quy phạm:
☐ thực chất thông thường.
☒ thực chất thống nhất.
☐ xung đột thông thường.
☐ xung đột thống nhất.
c. Điều 30 khoản 1 Hiê u
p định Tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa Viê u t
Nam và Lào năm 1998 quy định: "Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con tuân
theo pháp luật của Nước ký kết mà người yêu cầu cấp dưỡng là công dân”. Đây là loại quy phạm:
☐ thực chất thông thường.
☐ thực chất thống nhất.
☐ xung đột thông thường.
☒ xung đột thống nhất.
d. Điều 14 khoản 4 Luật Đầu tư Việt Nam năm 2014 quy định: “Tranh chấp giữa
nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt
động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng
tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp
đồng hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
có quy định khác”. Đây là loại quy phạm:
☒ thực chất thông thường.
☐ thực chất thống nhất.
☐ xung đột thông thường.
☐ xung đột thống nhất.
e. Điều 82 khoản 1 Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế quy định:
“Người mua mất quyền tuyên bố huỷ hợp đồng hay đòi người bán phải giao hàng
thay thế nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống
như tình trạng khi họ nhận hàng đó”. Đây là loại quy phạm:
☐ thực chất thông thường.
☒ thực chất thống nhất.
☐ xung đột thông thường.
☐ xung đột thống nhất.
f. Điều 18.19 Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) quy định: “Mỗi Bên phải quy định rằng nhãn hiệu bao gồm cả nhãn hiệu
tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Không Bên nào có nghĩa vụ coi nhãn hiệu
chứng nhận như một loại hình riêng biệt trong pháp luật của mình, miễn là các
nhãn hiệu này được bảo hộ. Mỗi Bên cũng phải quy định rằng các dấu hiệu có thể
dùng làm chỉ dẫn địa lý cũng có khả năng được bảo hộ theo hệ thống nhãn hiệu
của mình". Đây là loại quy phạm:
☐ thực chất thông thường.
☒ thực chất thống nhất.
☐ xung đột thông thường.
☐ xung đột thống nhất.
g. Điều 26 khoản 3 Hiệp định Tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa Viêtu
Nam và Lào năm 1998 quy định: “Nếu hai vợ chồng mang quốc tịch khác nhau và
mỗi người cư trú ở một Nước ký kết thì quan hệ pháp lý giữa họ tuân theo pháp
luật của Nước ký kết nơi cư trú chung cuối cùng của vợ chồng đó”. Đây là loại quy phạm:
☐ thực chất thông thường.
☐ thực chất thống nhất.
☐ xung đột thông thường.
☒ xung đột thống nhất.
h. Điều 678 khoản 1 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 quy định: "Viê u c xác lập,
thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác
định theo pháp luật của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2
Điều này”. Đây là loại quy pham:
☐ thực chất thông thường.
☐ thực chất thống nhất.
☒ xung đột thông thường.
☐ xung đột thống nhất.
i. Điều 159 khoản 2 Luật Nhà ở Việt Nam năm 2014 quy định: "Tổ chức, cá nhân
nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây: a)
Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và
pháp luật có liên quan; b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở
thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lx trong dự án đầu tư xây
dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính
phủ”. Đây là loại quy phạm:
☒ thực chất thông thường.
☐ thực chất thống nhất.
☐ xung đột thông thường.
☐ xung đột thống nhất.
j. Điều 682 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 quy định: “Giám hộ được xác định
theo pháp luật của nước nơi người được giám hộ cư trú”. Đây là loại quy phạm:
☐ thực chất thông thường.
☐ thực chất thống nhất.
☒ xung đột thông thường.
☐ xung đột thống nhất.