Trắc nghiệm văn bản quy phạm pháp luật - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Khẳng định nào sau đây là đúng nhất khi nói về văn bản quy phạm pháp luậtaLà văn bản do cơ quan nhà nước ban hànhbLà văn bản do cơ quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền, hình thức và trình tự luật địnhcLà văn bản do cơ quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền, hình thức và trình tự luật định chứa đựng các quy phạm pháp luậtdCả 3 đáp án trên đều sai. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CÂU HỎI 1
Hiến pháp, luật là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi: a Quốc hội b Chính phủ c Bộ Tư pháp d
Toà án nhân dân tối cao CÂU HỎI 2
Khẳng định nào sau đây là đúng nhất khi nói về văn bản quy phạm pháp luật a
Là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành b
Là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền, hình thức và trình tự luật định c
Là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền, hình thức và trình tự luật định chứa
đựng các quy phạm pháp luật d
Cả 3 đáp án trên đều sai CÂU HỎI 3
Văn bản nào trong các văn bản dưới đây là văn bản quy phạm pháp luật a
Nghị định 100/2020/NĐ-CP quy định vê xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt b
Quyết định xử phạt hành chính của Cảnh sát giao thông đối với anh A về hành vi vượt đèn đỏ c
Bản án của Tòa án nhân dân tỉnh B tuyên anh C tội “vi phạm quy định giao thông” gây ra hậu quả nghiêm trọng d
Quyết định của Hiệu trưởng UEF buộc anh A thôi học vì vi phạm nội quy nghiêm trọng CÂU HỎI 4
Đâu không phải là đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật a
Do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định pháp luật b
Chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung c
Được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội d
Chỉ được áp dụng 1 lần và chấm dứt hiệu lực CÂU HỎI 5
Thủ tướng chính phủ được ban hành: a Quyết định b Nghị quyết c Nghị định d
Cả A, B, và C đều đúng CÂU HỎI 6
Lệnh công bố luật được ban hành bởi: a
Thủ tướng Chính phủ b
Bộ trưởng Bộ tư pháp c Chủ tịch nước d
Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao CÂU HỎI 7
Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ,
Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có tên gọi là: a
Nghị quyết liên tịch b
Nghị định liên tịch c Thông tư liên tịch d Quyết định CÂU HỎI 8
Thông tư là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi: a
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao b
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ c Cả A và B đều sai d Cả A và B đều đúng CÂU HỎI 9
Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân ban hành là: a Thông tư b Quyết định c Nghị quyết d Chỉ thị CÂU HỎI 10
Văn bản quy phạm pháp luật nào trong các văn bản dưới đây do Chính phủ ban hành a Nghị định b Luật c Thông tư d Lệnh CÂU HỎI 11
Chủ thể nào trong các chủ thể dưới đây có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật a Toà án b
Chánh án Toà án nhân dân tối cao c
Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao d B và C đều đúng CÂU HỎI 12
Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với: a
Trường hợp quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó
pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý b
Trường hợp quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn c Mọi trường hợp d Cả A và B đúng CÂU HỎI 13
Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan
nhà nước ở trung ương: a
Được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban
hành đối với văn bản quy phạm pháp luật b
Được quy định tại văn bản đó nhưng sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối
với văn bản quy phạm pháp luật c
Được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban
hành đối với văn bản quy phạm pháp luật d
Được quy định tại văn bản đó nhưng sớm hơn 60 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối
với văn bản quy phạm pháp luật CÂU HỎI 14
Trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây là đúng a
Đề xuất ban hành – Soạn thảo văn bản – Lấy ý kiến các bên liên quan – Thẩm định thẩm tra tính
phù hợp – Thông qua và ban hành văn bản b
Soạn thảo văn bản – Đề xuất ban hành – Lấy ý kiến các bên liên quan – Thẩm định thẩm tra tính
phù hợp – Thông qua và ban hành văn bản c
Lấy ý kiến các bên liên quan – Soạn thảo văn bản – Đề xuất ban hành– Thẩm định thẩm tra tính phù
hợp – Thông qua và ban hành văn bản d
Thông qua và ban hành văn bản – Lấy ý kiến các bên liên quan – Soạn thảo văn bản – Đề xuất ban
hành– Thẩm định thẩm tra tính phù hợp CÂU HỎI 15
Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực khi nào a
Kể từ ngày ban hành văn bản b
Kể từ ngày có hiệu lực (được ghi trong văn bản) và đến ngày kết thúc hiệu lực c Cả A và B đều đúng d Cả A và B đều sai CÂU HỎI 16
Quan hệ pháp luật là: a
Các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật, trong đó các bên tham gia có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định b
Là một loại quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi một quy phạm pháp luật duy nhất c Cả A và B đều đúng d Cả A và B đều sai CÂU HỎI 17
Khi tham gia quan hệ pháp luật, các chủ thể bị ràng buộc bằng: a
Quyền và nghĩa vụ pháp lý b
Tinh thần hiểu biết pháp luật c
Hành vi thực hiện pháp luật d
Các giá trị đạo đức xã hội CÂU HỎI 18
Thành phần của quan hệ pháp luật bao gồm: a Chủ thể b Khách thể c
Chủ thể, khách thể và nội dung d Cả A, B và C đều sai CÂU HỎI 19
Chọn nhận định đúng nhất về chủ thể của quan hệ pháp luật trong các nhận định sau: a
Chủ thể trong quan hệ pháp luật có thể là cá nhân, tổ chức có năng pháp luật, năng lực hành vi phù
hợp để tham gia vào các quan hệ đó và thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ pháp lý theo quy định. b
Chủ thể trong quan hệ pháp luật chỉ là cá nhân có năng pháp luật, năng lực hành vi phù hợp phù
hợp để tham gia vào các quan hệ đó và thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ pháp lý theo quy định. c Cả A và B đều sai d Cả A và B đều đúng CÂU HỎI 20
Khả năng chủ thể có các quyền và nghĩa vụ pháp luật quy định để tham gia vào các quan hệ pháp luật gọi là a Năng lực pháp luật b Năng lực hành vi c Cả A và B đều đúng d Cả A và B đều sai CÂU HỎI 21
Khả năng chủ thể, bằng chính hành vi của mình, thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp luật quy định a Năng lực pháp luật b Năng lực hành vi c Cả A và B đều đúng d Cả A và B đều sai CÂU HỎI 22
Đối với cá nhân, năng lực pháp luật xuất hiện khi nào? a Ngay khi cá nhân sinh ra b
Đến khi phát triển đến 1 độ tuổi nhất định c
Đến khi đáp ứng các điều khi nhất định d
Có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi CÂU HỎI 23
Đối với cá nhân, năng lực hành vi xuất hiện khi nào a
Đến khi phát triển đến 1 độ tuổi nhất định b
Đến khi đáp ứng các điều khi nhất định c
Có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi d
Cả 3 đáp án trên đều đúng CÂU HỎI 24
Đối với tổ chức, năng lực pháp luật xuất hiện khi nào a
Ngay khi tổ chức được thành lập hợp pháp b Ngay khi được sinh ra c
Có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi d
Đến khi phát triển đến 1 độ tuổi nhất định CÂU HỎI 25
Đối với tổ chức, năng lực pháp luật xuất hiện khi nào a
Ngay khi tổ chức được thành lập hợp pháp b Ngay khi được sinh ra c
Có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi d
Đến khi phát triển đến 1 độ tuổi nhất định CÂU HỎI 26
Đặc điểm của quan hệ pháp luật là gì? a
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội b
Quan hệ pháp luật thuộc loại quan hệ tư tưởng c
Quan hệ pháp luật mang tính ý chí d
Cả A, B và C đều đúng CÂU HỎI 27
Quan hệ pháp luật có đặc điểm là: a Mang tính giai cấp b Mang tính xã hội c Cả A và B đều sai d Cả A và B đều đúng CÂU HỎI 28
Người không có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi là a
Mất năng lực hành vi dân sự b
Bị hạn chế năng lực hành vi c
Gặp khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi d Cả A, B, C đều đúng CÂU HỎI 29
Người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành
vi, được Toà án xác nhân, thì goi là a
Người mất năng lực hành vi dân sự b
Người bị hạn chế năng lực hành vi c
Người gặp khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi d Cả A, B, C đều đúng CÂU HỎI 30
Người bị nghiện ma tuý hoặc các chất kích thích khác, dẫn đến phá tán tài sản gia đình, mà
Toà án tuyên bố các giao dịch người đó thực hiện phải có hỏi ý kiến của người giám hộ hoặc
đại diện theo pháp luật, được gọi là: a
Người mất năng lực hành vi dân sự b
Người bị hạn chế năng lực hành vi c
Người gặp khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi d Cả A, B, C đều đúng CÂU HỎI 31
“Là khả năng của chủ thể được lựa chọn cách xử sự trong giới hạn pháp luật cho phép
nhằm đạt được mục đích đề ra và phù hợp với quy định của pháp luật”. Đây là định nghĩa của khái niệm gì? a Quyền và pháp lý b Nghĩa vụ pháp lý c Cả A và B đều sai d Cả A và B đều đúng CÂU HỎI 32
“Là cách xử sự bắt buộc của chủ thể nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể bên
kia theo quy định pháp luật”. Đây là định nghĩa của khái niệm gì? a Quyền pháp lý b Nghĩa vụ pháp lý c Cả A và B đều sai d Cả A và B đều đúng CÂU HỎI 33
Khách thể của quan hệ pháp luật là a Lợi ích vật chất b
Lợi ích phi vật chất c Cả A và B đều sai d Cả A và B đều đúng CÂU HỎI 34
Quyền nhân thân, danh dự, nhân phẩm là khách thể trong quan hệ pháp luật liên quan đến: a
Lợi ích về vật chất b
Lợi ích phi vật chất c Hành vi xử sự d
Cả A, B và C đều đúng CÂU HỎI 35
Sự kiện xảy ra mà làm phát sinh, thay đổi, hay chấm dứt quan hệ pháp luật gọi là a Khách thể b Sự kiện pháp lý c Chủ thể d Nội dung CÂU HỎI 36
A phỏng vấn thành công, được tuyển dụng vào làm việc tại Công ty B, thì sự kiện pháp lý
làm phát sinh quan hệ lao động giữa A và Công ty B là: a Kết quả phỏng vấn b
Xác nhận của người phỏng vấn c Hợp đồng lao động d
Cả 3 đáp án trên đều đúng CÂU HỎI 37
Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân là a Đám cưới b Đám hỏi c
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn d
Cả 3 đáp án trên đều đúng CÂU HỎI 38
Thực hiện pháp luật thể hiện dưới các hình thức a
Tuân thủ pháp luật và thi hành (chấp hành) pháp luật b
Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật c Cả A và B đều đúng d Cả A và B đều sai CÂU HỎI 39
Trong các hình thức thực hiện pháp luật, hình thức nào luôn luôn có sự tham gia của Nhà
nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền? a Tuân thủ pháp luật b Sử dụng pháp luật c Thi hành pháp luật d Áp dụng pháp luật CÂU HỎI 40
Sử dụng pháp luật là: a
Không làm những điều mà pháp luật cấm bằng hành vi thụ động b
Phải làm những điều mà pháp luật bắt buộc bằng hành vi tích cực c
Thực hiện các quyền mà pháp luật quy định d Cả A, B và C đều sai CÂU HỎI 41
Thực hiện pháp luật là: a
Hành vi xử sự cụ thể và thực tế của cá nhân hay tổ chức nhằm chỉ thực hiện những nghĩa vụ pháp lý. b
Quá trình hoạt động không có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hoạt động
thực tế của các chủ thể pháp luật. c
Quá trình đưa pháp luật đi vào thực tiễn và không thông qua những hành vi của những đối tượng
mà pháp luật điều chỉnh phù hợp với quy định của pháp luật d
Là hành vi thực tế, hợp pháp có mục đích của các chủ thể pháp luật nhằm hiện thực hoá các quy
định của pháp luật và làm cho pháp luật đi vào cuộc sống CÂU HỎI 42
Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy khai sinh cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh là hành vi: a
Tuân thủ pháp luật của cơ quan nhà nước b
Thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước c
Sử dụng pháp luật của cơ quan nhà nước d
Áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước CÂU HỎI 43
Đây là hình thức thực hiện pháp luật nào “Kiềm chế không làm những gì pháp luật cấm” a Tuân thủ pháp luật b Sử dụng pháp luật c Thi hành pháp luật d Áp dụng pháp luật CÂU HỎI 44
Đây là hình thức thực hiện pháp luật nào “Thực hiện điều pháp luật yêu cầu bằng hành vi tích cực” a Tuân thủ pháp luật b Sử dụng pháp luật c Thi hành pháp luật d Áp dụng pháp luật CÂU HỎI 45
Đây là hình thức thực hiện pháp luật nào “Cơ quan nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện pháp luật” a Tuân thủ pháp luật b Sử dụng pháp luật c Thi hành pháp luật d Áp dụng pháp luật CÂU HỎI 46
Anh Xanh điều khiển xe dừng lại khi gặp đèn đỏ, mặc dù biết là nếu dừng lại mình sẽ trễ hẹn
với bạn gái. Anh Xanh đã thực hiện pháp luật dưới hình thức: a Tuân thủ pháp luật b Sử dụng pháp luật c Thi hành pháp luật d Áp dụng pháp luật CÂU HỎI 47
Anh Trốn làm việc cho Công ty A. Vợ anh Trốn tên Làm sinh con, nên anh xin nghỉ 2 ngày để
chăm vợ. Công ty đã đồng ý cho anh nghỉ phép. Anh Trốn đã thực hiện pháp luật dưới hình thức: a Tuân thủ pháp luật b Sử dụng pháp luật c Thi hành pháp luật d Áp dụng pháp luật CÂU HỎI 48
Anh Quân Sự, nhận được giấy triệu tập đi khám sức khoẻ đi nghĩa vụ quân sự, Sự rất vui và
đi ngay, bất chấp việc gia đình ngăn cản. Anh Sự đã thực hiện pháp luật dưới hình thức: a Tuân thủ pháp luật b Sử dụng pháp luật c Thi hành pháp luật d Áp dụng pháp luật CÂU HỎI 49
Anh Rớt sinh ra được bố mẹ đặt tên là Nguyễn Văn Rơi Rớt, và hay bị bạn bè trêu chọc, vì
toàn để rơi đồ và hay bị rớt môn, nên Rớt quyết định đi đổi tên Nguyễn Văn Anh Rớt đã thực
hiện pháp luật dưới hình thức: a Tuân thủ pháp luật b Sử dụng pháp luật c Thi hành pháp luật d Áp dụng pháp luật CÂU HỎI 50
Anh Cảnh sát giao thông tên Rình gặp Xuôi đi ngược chiều, nên dựa trên quy định của pháp
luật đã xử phạt hành chính Xuôi, với mức phạt là 1,500,000 đồng và giữ bang lái Xuôi 3
tháng. Anh Rình đã thực hiện pháp luật dưới hình thức: a Tuân thủ pháp luật b Sử dụng pháp luật c Thi hành pháp luật d Áp dụng pháp luật