Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

Trách pháp lý là hậu quả bất lợi đối với chủ thể không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật (khoa học pháp lý gọi là chế tài dân sự, trách nhiệm dân sự); bên vi phạm hợp đồng phải chịu hậu quả bất lợi tương ứng với mức độ hành vi vi phạm đó gây ra. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG
Trách pháp lý là hậu quả bất lợi đối với chủ thể không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của
mình theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật (khoa học pháp lý gọi là chế tài
dân sự, trách nhiệm dân sự); bên vi phạm hợp đồng phải chịu hậu quả bất lợi tương ứng
với mức độ hành vi vi phạm đó gây ra.
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng
Theo quy định tại khoản 01 Điều 358 BLDS quy định “Trường hợp bên có nghĩa vụ
không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu
bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao người khác thực hiện
công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại.”
Buộc thực hiện đúng hợp đồng trong kinh doanh, thương mại là biện pháp bảo đảm hiệu
lực của hợp đồng, uy tín thương nhân trong hoạt đông kinh doanh.
2. Phạt vi phạm hợp đồng
Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm
1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa
vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định
khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà
không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường
thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa
phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải
chịu phạt vi phạm.
Mức tiền phạt vi phạm hợp đồng bị giới hạn bởi thoả thuận về mức phạt của các bên
trong hợp nhưng không được vượt quá mức phạt do pháp luật quy định.
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng kinh doanh, thương mại hoặc tổng mức
phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8%
giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
3. Bồi thường thiệt hại
Điều 419. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng
1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy
định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.
2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được
hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi
trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức
bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường
thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ
vào nội dung vụ việc.
theo khoản 3 Điều 351 BLDS năm 2015 quy định “Bên có nghĩa vụ không phải chịu
trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn
do lỗi của bên có quyền”.
4. Tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng
4.1. Huỷ bỏ hợp đồng
Là sự kiện pháp lý mà hậu quả của nó làm cho nội dung hợp đồng bị hủy bỏ một phần
hợp đồng hoặc toàn bộ hợp đồng không còn hiệu lực từ thời điểm giao kết
Theo Điều 427. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng
1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên
không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường
thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
2. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực
hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện
vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.
Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng
một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
4. Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do
Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định.
5. Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425
và 426 của Bộ luật này thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ
và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định
của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
Ngoài ra, theo luật thương mại 2005 có:
4.2. Tạm ngừng hợp đồng:
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng thương mại: Là việc bên bị vi phạm tạm thời không
thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng
vẫn còn hiệu lực
Theo Điều 309.
1. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
2. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này
4.3. Đình chỉ hợp đồng
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên bị vi phạm chấm dứt thực hiện nghĩa vụ
theo hợp đồng trong kinh doanh, thương mại với bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng.
- Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một
bên nhận được thông báo đình chỉ, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng.
- Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ
đối ứng theo nghĩa vụ mà bên có quyền đã thực hiện.
| 1/3

Preview text:

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG
Trách pháp lý là hậu quả bất lợi đối với chủ thể không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của
mình theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật
(khoa học pháp lý gọi là chế tài
dân sự, trách nhiệm dân sự); bên vi phạm hợp đồng phải chịu hậu quả bất lợi tương ứng
với mức độ hành vi vi phạm đó gây ra.

1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng
Theo quy định tại khoản 01 Điều 358 BLDS quy định “Trường hợp bên có nghĩa vụ
không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu
bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao người khác thực hiện
công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại.”
Buộc thực hiện đúng hợp đồng trong kinh doanh, thương mại là biện pháp bảo đảm hiệu
lực của hợp đồng, uy tín thương nhân trong hoạt đông kinh doanh.
2. Phạt vi phạm hợp đồng
Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm
1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa
vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà
không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa
phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Mức tiền phạt vi phạm hợp đồng bị giới hạn bởi thoả thuận về mức phạt của các bên
trong hợp nhưng không được vượt quá mức phạt do pháp luật quy định.
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng kinh doanh, thương mại hoặc tổng mức
phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8%
giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
3. Bồi thường thiệt hại
Điều 419. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng
1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy
định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.
2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được
hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi
trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức
bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường
thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.
theo khoản 3 Điều 351 BLDS năm 2015 quy định “Bên có nghĩa vụ không phải chịu
trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn
do lỗi của bên có quyền”.

4. Tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng
4.1. Huỷ bỏ hợp đồng
Là sự kiện pháp lý mà hậu quả của nó làm cho nội dung hợp đồng bị hủy bỏ một phần
hợp đồng hoặc toàn bộ hợp đồng không còn hiệu lực từ thời điểm giao kết
Theo Điều 427. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng
1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên
không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường
thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
2. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực
hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện
vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.
Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng
một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
4. Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do
Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định.
5. Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425
và 426 của Bộ luật này thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ
và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định
của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
Ngoài ra, theo luật thương mại 2005 có:
4.2. Tạm ngừng hợp đồng:
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng thương mại: Là việc bên bị vi phạm tạm thời không
thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực Theo Điều 309.
1. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
2. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này
4.3. Đình chỉ hợp đồng
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên bị vi phạm chấm dứt thực hiện nghĩa vụ
theo hợp đồng trong kinh doanh, thương mại với bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng.
- Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một
bên nhận được thông báo đình chỉ, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
- Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ
đối ứng theo nghĩa vụ mà bên có quyền đã thực hiện.