-
Thông tin
-
Quiz
Trân trọng những điều nhỏ bé, bình dị trong cuộc sống | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Trân trọng những điều nhỏ bé, bình dị trong cuộc sống | Đại học Sư Phạm Việt Nam với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn 131 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Trân trọng những điều nhỏ bé, bình dị trong cuộc sống | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Trân trọng những điều nhỏ bé, bình dị trong cuộc sống | Đại học Sư Phạm Việt Nam với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn 131 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư Phạm Hà Nội
Preview text:
Chủ đề: Trân trọng những điều nhỏ bé, bình dị trong cuộc sống 1. Mở đoạn
- Thả mình vào những dòng thơ của Mai Thanh Hạ, tôi hiểu hơn về ý
nghĩa của việc trân trọng những điều nhỏ bé, bình dị của cuộc sống 2. Giải thích
- Thả mình vào những dòng thơ xúc động của Lưu Quang Vũ, ta hiểu
hơn về trân trọng những điều nhỏ bé, bình dị trong cuộc sống
+ “Những điều nhỏ bé, bình dị” là những thứ bình thường, giản
đơn, tồn tại xung quanh cuộc sống
+ Việc trân trọng chúng sẽ mang lại thật nhiều điều tuyệt vời
trong cuộc đời mỗi người 3. Bàn luận - 3 cá nhân
+ Những điều nhỏ bé bình dị là một phần của cuộc sống, đã là
một phần không thể thiếu để kiến tạo thế giới nên chúng rất cần được trân trọng
+ Khi ta trân trọng những điều nhỏ bé bình dị, ta sẽ tìm thấy
niềm hạnh phúc mỗi ngày bởi điều nhỏ bé tồn tại xung quanh
chúng ta nhẹ nhàng tự nhiên như hơi thở và khí trời ]
+ Biết trân trọng điều nhỏ bé, ta sẽ biết sống hết mình với cuộc
đời, biết rèn dũa bản thân từ những điều nhỏ nhất để từ đó
mới có thể làm tốt những điều lớn lao - Mọi người
+ Và người biết trân trọng những người nhỏ bé sẽ được mọi
người yêu quý, vì họ nhìn thấy một lối sống đẹp, ý nghĩa - Xã hội
+ Một xã hội có nhiều người biết trân trọng những điều nhỏ bé,
đó là xã hội của những con người nhân văn tốt đẹp, là động lực để phát triển 4. Dẫn chứng
- Leona Dờ vanh xi thuở đầu tập vẽ, không vẽ gì khác ngoài những
quả trứng, từ những ngày tập luyện miệt mài với những nét vẽ
tưởng chừng đơn giản và nhỏ bé ấy, đã giúp ông rèn luyện được
một kĩ năng cầm cọ vô cùng tài ba, vẽ nên những bức tranh tinh
xảo, tỉ mỉ và những bức vẽ trở thành di sản trường tồn mãi mãi lại
được bắt đầu rèn giũa từ những nét vẽ đơn giản đầu tiên ấy 5. Phản biện
- Thật đáng buồn cho những suy nghĩ còn lắm rêu phong khi coi
thường những điều nhỏ bé, dung dị, mải miết chạy theo những điều
vĩ đại lớn lao mà không biết lựa sức mình
- Nhưng sống không chỉ là luôn chú tâm vào những điều nhỏ bé khiến
bản thân sống một cuộc đời vụn vặn, coi trọng những điều nhỏ bé
nhưng cũng phải không ngừng cố gắng vươn lên để vươn tới những
điều lớn lao, bởi hành trình của con người là hướng về phía trước, về phía mặt trời 6. Liên hệ
- Nhìn lại cuộc sống, tôi giật mình bởi đôi khi mải miết với những điều
to tát mà bỏ quên những điều nhỏ bé trong cuộc sống, những bữa
ăn tối cùng gia đình, những buổi học cuối cùng của cuộc đời học
sinh, cuốn nhật kí lưu bút với dòng chữ viết vội… Để rồi sau cái giật
mình ấy, tôi càng thấm thía cần phải trân trọng những điều nhỏ bé,
bình dị bởi đó là những nấc thang đưa tôi đến những điều vĩ đại, lớn lao.
Phân biệt câu lệnh về cùng một ngữ liệu này
Anh chị hãy cảm nhận về đoạn văn
Anh chị hãy cảm nhận về nhân vật sau Tràng trong đoạn văn sau
Cảm nhận nội dung và nghệ thuật Nội dung + Nội dung + Chỉ xoay quanh Tràng
➔ Khung cảnh nhà Tràng sáng hôm sau
➔ Tâm trạng, hành động của các nhân vật sáng hôm sau ◆ Tràng ◆ thị ◆ bà cụ Tứ A. Mở bài
- Nữ văn sĩ Pháp Elsa Triolet đã từng khẳng định “Nhà văn là người
cho máu”. Đúng vậy, nhà văn phải lấy máu nóng của mình tiếp cho
dòng máu cuộc đời tiếp tục dào dạt chảy trong những trang văn,
phải hiến trọn tài năng và tâm huyết của mình để tạo nên những
nhân vật thấm đẫm chất đời. Và Kim Lân là một nhà văn như thế,
trong truyện ngắn “Vợ nhặt” ông đã xây dựng nhân vật Tràng thấm
đẫm chất đời bằng tấm lòng tha thiết và nghệ thuật miêu tả tâm lý
bậc thầy. Tâm trạng của nhân vật Tràng được kết tinh ở trong đoạn
trích “Sáng hôm sau… góp phần tu sửa lại căn nhà” qua đó ta thấy
rõ chiều sâu trong ngòi bút nhân đạo của Kim Lân khi khắc họa nhân vật này. B. Thân bài I. Giới thiệu chung 1. Tác giả
- Nhận xét về Kim Lân nhà văn Nguyên Hồng từng viết “Kim Lân một
lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu, nguyên thủy của đời
sống làng quê Việt Nam”. Sinh ra trong một gia đình nông dân
nghèo ở Bắc Ninh, Kim Lân am hiểu và có một tình yêu sâu nặng
với người nông dân, với làng
- Cứ thấp thoáng đi về trong trang viết của ông, từ “Làng” đến “Vợ
nhặt” là hình ảnh những người nông dân mộc mạc, chất phác, sống
nặng nghĩa nặng tình. Đời viết văn của Kim lân chỉ tính bằng một số
truyện ngắn nhưng những tác phẩm của ông được xếp vào hàng
kiệt tác. Kim Lân là minh chứng cho quy luật sáng tạo “quý hồ tinh bất quý hồ đa” 2. Tác phẩm
- “Vợ Nhặt” là tiền thân của tiểu thuyết “xóm ngụ cư” được Kim Lân
viết ngay sau ngày CMT8 thành công nhưng dang dở mất bản thảo,
mãi đến khi hòa bình lặp lại ở miền Bắc dựa vào 1 phần cốt truyện
cũ Kim Lân viết truyện ngắn Vợ Nhặt in trong tập “con chó xấu xí” xuất bản năm 1962
- Tràng là nhân vật trung tâm của tác phẩm được nhà văn khắc họa thành công
- Đoạn trích nằm ở phần cuối của tác phẩm miêu tả cảnh buổi sáng hôm sau Tràng có vợ
- Tâm trạng nhân vật Tràng cứ thế hiện lên với nhiều sự thay đổi
trong cảm xúc, suy nghĩ, hành động. Qua đó người đọc thấy được
giá trị nhân đạo trong ngòi bút của Kim Lân II. Triển khai vấn đề
Tâm trang của nhân vật Tràng trong đoạn trích ● Tóm tắt
- Dưới ngòi bút của Kim Lân, Tràng là một người nông dân ngụ cư
nghèo khổ kéo xe bò thuê, ngoại hình xấu xí thô kệch, tính tình thì
ngờ nghệch. Chừng ấy cũng đủ để Tràng bị ế vợ, ấy vậy mà giữa
nạn đói khủng khiếp năm 1945, Tràng bỗng nhặt được vợ bằng câu
hò vu vơ và mấy bát bánh đúc. Sự kiện Tràng có vợ giữa ngày đói,
đêm tân hôn của đôi vợ chồng trẻ diễn ra trong không khí đặc
quánh mùi chết chóc khiến những người xung quanh vừa mừng vừa
lo. Nhưng buổi sáng sau đêm tân hôn TRÀNG TRỞ THÀNH MỘT
NGƯỜI KHÁC HẲN, KIM LÂN ĐÃ PHÁT HIỆN VÀ MIÊU TẢ NHỮNG
THAY ĐỔI KỲ DIỆU TRONG TÌNH CẢM, CẢM XÚC VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA TRÀNG
● Cảm nhận tâm trạng Tràng trong đoạn trích
a. Nét tâm trạng số một: Tâm trạng của Tràng trong đoạn trích trước hết là
sự BẤT NGỜ, VUI SƯỚNG KHI ĐÓN NHẬN HẠNH PHÚC
- Sáng hôm đó khi Tràng thức dậy, mặt trời đã lên ngang con sào,
Tràng cảm thấy “êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra.”
+ Kim Lân đã chọn rất trúng từ “êm ái, lửng lơ” để lột tả cảm
giấc lâng lâng sung sướng của một chàng rể mới đang bay
bổng trong mộng đẹp, đang đắm chìm trong men say của
hạnh phúc, đúng là “giấc mơ” vì “việc có vợ đến hôm nay hắn
vẫn còn ngỡ ngàng như không phải”. Không ngỡ ngàng sao
được khi mới hôm kia thôi, hắn còn cô đơn lẻ bóng, vẫn còn
trả lời “làm đếch gì có vợ”. Không ngỡ ngàng sao được khi
hắn lấy vợ một cách dễ dàng chóng vánh đến thế, lại trong
cái năm đói mòn đói mỏi đầy éo le
➔ Cảm giác ngạc nhiên đến mức tội nghiệp ấy LÀ NÉT TÂM LÝ CHÂN
THỰC CỦA MỘT NGƯỜI ĐÀN ÔNG NGHÈO KHỔ BẤT HẠNH ĐẾN
MỨC KHÔNG DÁM TIN VÀO HẠNH PHÚC BẤT NGỜ CỦA MÌNH.
Dường như Kim Lân không chỉ hóa thân vào nhân vật mà còn sống
trong nhân vật để tự nghiệm sinh niềm hạnh phúc trong những ngày đói khổ
- Ngỡ ngàng qua đi Tràng “chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân”
+ Hành động “chắp hai tay sau lưng” trông rất đĩnh đạc, chững
chạc ra dáng một ông chủ gia đình
+ Từ láy “lững thững” gợi tả sự khoan khoái trong lòng, mọi u
ám xám xịt, mọi âu lo thường nhật dường như đã tan biến
HÓA RA KHI CÓ VỢ, NGƯỜI TA LẠI ĐỨNG ĐẮN NHƯ THẾ,
MÃN NGUYỆN ĐẾN NHƯ THẾ, Và Kim Lân đã chiếu rọi vào
dáng hình người đàn ông hạnh phúc ấy “Ánh nắng mùa hè
sáng lóa” ĐÓ LÀ ÁNH SÁNG RỰC RỠ TINH KHÔI TRÀN NGẬP
SINH KHÍ, ÁNH SÁNG ẤY DẦN XUA ĐI SỰ U ÁM CỦA CÁI
ĐÓI, MÙI GÂY CỦA XÁC NGƯỜI ĐỂ LÀM BỪNG LÊN CÁI HẠNH
PHÚC CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG NÀY
b. NÉT TÂM TRẠNG SỐ 2: tâm trạng của Tràng trong đoạn trích còn là nỗi
niềm thấm thía cảm động khi nhìn thấy xung quanh mình có những thay đổi mới mẻ
- Không gian dần khởi sắc khiến Tràng phơi phới hẳn lên “chớp chớp
liên hồi mấy cái và bỗng nhận ra xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ”
+ ngôi nhà (tô bút đỏ nghen) “Ngôi nhà rách nát, tạm bợ, xập
xệ bấy lâu nay của hắn được quét dọn sạch sẽ. Quần áo được
giặt đem phơi. Hai cái ang vốn khô cong nay đầy ăm ắp
nước. Đống rác tung bành cũng được quét sạch. ĐÚNG LÀ CÓ
BÀN TAY ĐÀN BÀ THÌ NGÔI NHÀ ĐÃ RA DÁNG TỔ ẤM CHỨ
KHÔNG CÒN LÀ CÁI GÁC TRỌ TRẦN GIAN TẠM BỢ, LÀ CHỐN
ĐI VỀ CỦA THÂN PHẬN NGỤ CƯ CỦA TRÀNG.
+ hai người đàn bà quan trọng nhất của đời Tràng cũng thay đổi:
❖ “Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những bụi cỏ mọc
nham nhở”. Hạnh phúc của các con như một thần dược làm
cho người mẹ như khoẻ hẳn ra.
❖ “Vợ anh quét lại cái sân, tiếng chổi kêu sàn sạt trên mặt đất.
Thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là một người đàn bà hiền hậu,
đúng mực, không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ngoài tỉnh”
❖ Việc mẹ và vợ dọn dẹp thu vén quét tước nhà cửa, XÉT VỀ
MẶT KINH TẾ thì đây là việc làm vô nghĩa không cần thiết.
Nhưng trong những ngày đói khát, với những con người trong
hoàn cảnh ấy, XÉT VỀ GIÁ TRỊ TINH THẦN thì đây là hành
động có ý nghĩa đặc biệt:(mỗi dòng 1 màu)
- Nó cho thấy SỰ GẮN BÓ, TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI THÀNH VIÊN ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH
- Cho thấy HỌ KHÔNG MUỐN SỐNG TẠM BỢ, HỌ HƯỚNG ĐẾN MỘT
CUỘC SỐNG BỀN VỮNG, HẠNH PHÚC
- Nhưng mặt khác hành động đó cũng đồng nghĩa với việc TUYÊN
CHIẾN VỚI CÁI ĐÓI, CÁI CHẾT, KHẲNG ĐỊNH KHÁT VỌNG SỐNG
MÃNH LIỆT, LÀM SÁNG LÊN TƯ TƯỞNG CỦA KIM LÂN: NHỮNG
NGƯỜI LAO ĐỘNG SỐNG TRONG NĂM ĐÓI NHƯNG KHÔNG NGHĨ
ĐẾN CÁI CHẾT MÀ VẪN KHÁT KHAO SỰ SỐNG, TỔ ẤM GIA ĐÌNH,
HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG, CHÍNH ĐIỀU ĐÓ ĐÃ TÁC
ĐỘNG MẠNH ĐẾN CẢM XÚC CỦA TRÀNG
➔ Người đàn ông nghèo khổ ấy hôm nay như thức nhọn mọi giác quan để
nhạy cảm hơn với mọi sự đổi thay hay chính cảnh tượng đơn giản bình
thường kia đang dội vào tâm hồn Tràng, đánh thức những cảm xúc ngủ
quên đã lâu. THẤM THÍA CẢM ĐỘNG LÀ NHỮNG CẢM XÚC THẬT ĐẸP
ĐANG BỪNG THỨC TRONG TÂM HỒN TRÀNG
c. Nét tâm trạng số 3: TÂM TRẠNG CỦA TRÀNG CÒN LÀ NHỮNG SUY NGHĨ
VỀ VIỆC GẮN BÓ YÊU THƯƠNG VÀ THẤY NÊN NGƯỜI, CÓ TINH THẦN
TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH
- Một người vốn vô tâm như Tràng cũng cảm nhận được sự thay đổi
kì diệu đó để trở nên trưởng thành “Bỗng nhiên hắn thấy hắn yêu
thương gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”. Không yêu thương,
không gắn bó với căn nhà của mình sao được khi căn nhà giờ đây
đã là tổ ấm che mưa, che nắng, căn nhà ấy sẽ là nơi sinh sống của
vợ chồng hắn, hắn sẽ cùng vợ sinh con, đẻ cái ở đó
- Quan sát căn nhà, Tràng như đã lắng nghe được tiếng lòng mình,
hắn cảm thấy một nguồn vui phấn khởi, tràn ngập trong lòng,
nguồn vui ấy như tia nắng, như ánh bình minh đem đến sinh khí
cho cuộc sống vốn đang tràn ngập chết chóc của cái đói bủa vây.
Tổ ấm gia đình Tràng đã đưa Tràng sang một trang mới, một thang giá trị mới.
- Trước đây Tràng vốn vô tâm, hay bỡn cợt với lũ trẻ con, chúng trêu
chọc là ngửa cổ lên trời cười hềnh hệch, GIỜ ĐÂY TRÀNG KHÔNG
CÒN VÔ TƯ, VÔ TÂM, CHÍNH VÌ VẬY TRÀNG NHẬN RA SỰ YÊU
THƯƠNG, GẮN BÓ VỚI CĂN NHÀ. Hắn thấy hắn nên người, hai chữ
nên người hạ xuống câu văn như một nốt nhạc thấm thía, khẳng
định sự chuyển biến kì diệu của Tràng, nên người là trưởng thành
cả trong suy nghĩ và hành động, nghĩa là không còn tồ tệch, ngờ
nghệch, lông bông nữa, biết mình nên người sẽ thấy được mình
sống thêm một cuộc đời có ý nghĩa, ý thức là một người đàn ông, là
chủ gia đình khiến Tràng trưởng thành hơn, nhanh nhẹn hơn, hoạt bát hơn
d. Nét tâm trạng số 4: CÒN LÀ NIỀM KHÁT KHAO VUN ĐẮP HẠNH PHÚC
- Sự tự ý thức ấy thôi thúc Tràng làm một cái gì đó để dự phần tu
sửa lại căn nhà, biến cái ý thức về bổn phận, trách nhiệm thành
hành động cụ thể: “hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn
làm gì đó để dự phần tu sửa lại căn nhà”
+ xăm xăm là sự hăm hở, hào hứng muốn bắt tay vào làm ngay, hành động ngay
+ Hơn 200 năm trước nàng Kiều trong “Truyện Kiều” của đại thi
hào Nguyễn Du cũng xăm xăm đến với hạnh phúc của mình
“Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”
Bước chân Kiều mạnh mẽ, tự tin đến với chàng Kim trong đêm tình
tự, ấy vậy mà người đọc cứ hồi hộp, lo lắng hộ nàng bởi thân gái
một mình lại giữa đêm trường trung cổ
+ Còn cái xăm xăm của Tràng mới mạnh mẽ, tự tin, hạnh phúc
làm sao bởi đó là bước chân của người đàn ông đến với hạnh
phúc trong buổi sáng mà ánh nắng mùa hè rọi chiếu khắp
không gian và bên cạnh Tràng có vợ và có mẹ. Căn nhà ấy
bao năm anh không để ý chăm sóc, giờ Tràng đã có vợ, nó
không còn là chỗ chui vào của một bà mẹ góa, của một đứa
con côi mà nó còn trở thành một tổ ấm, một mái ấm gia
đình. So vơi cái dáng ngật ngưỡng ở mở đầu tác phẩm, hành
động xăm xăm của Tràng là một đột biến quan trọng làm
thay đổi cả số phận và tính cách: từ tồ tệch, ngờ nghệch
sang ý thức, trách nhiệm, từ đau khổ sang hạnh phúc
+ Hành đông xăm xăm của Tràng cũng giống như hành động
rẫy cỏ của người mẹ, quét sân của người vợ, cho thấy thái độ
sống của Tràng, tràng không muốn sống tạm bợ nữa, hướng
đến một cuộc sống đàng hoàng, chuẩn bị cho một cuộc sống
lâu dài, Tràng và người thân của mình đang bướng bỉnh
tuyên chiến với cái đói, cái đói muốn biến họ thành bọt bèo,
rơm rác nhưng họ vẫn kiên nhẫn làm người
❖ Đồng thời còn cho thấy cả suy nghĩ của Tràng, Tràng
đã nhận thức sâu sắc, hạnh phúc chẳng ở đâu xa mà
ngay ở việc con người ta biết vun vén từ những điều
nhỏ bé, bình dị. Đó là một thái độ sống lạc quan, một
tinh thần xây dựng hạnh phúc, chính điều đi xóa đi ở
Tràng sự mặc cảm, tự tin của một người đàn ông ế vợ,
để ngạo nghễ khẳng định hạnh phúc của chính mình
+ Đoạn trích này gợi ta nhớ đến đoạn văn đầy chất thơ miêu tả
sự đổi thay của Chí Phèo sau đêm gặp Thị Nợ trong tác phẩm
“Chí Phèo” của Nam Cao
❖ Giống: Hai gã đàn ông nghèo khổ đều thay đổi từ khi
gặp hạnh phúc của đời mình. Hạnh phúc muộn mằn ấy
đưa Chí Phèo từ con qủy dữ của làng Vũ Đại thành con
người khao khát hướng thiện, và biến Tràng từ một
người đàn ông ngờ nghệch, tồ tệch thành một người
đàn ông ý thức và hạnh phúc
❖ Khác: Tuy nhiên cái nhìn bi quan của văn học hiện
thực phê phán đã khiến Nam Cao đau đớn để Chí Phèo
chết ngay trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm
người. Còn Tràng, với cái nhìn lạc quan của vh cách
mạng lại giúp Kim Lân mở ra đường đi và thắp lên ánh
sáng của đời Tràng dù ở đoạn trích này Kim Lân mới
dừng lại ở niềm vui của nhân vật nhưng nó chứng tỏ
sức mạnh của tổ ấm gia đình làm con người người hơn và trách nhiệm hơn. Qua đoạn trích
+ Kim Lân khẳng định tài năng bậc thầy trong việc miêu tả tâm lý nhân vật
+ Kim Lân đặt nhân vật vào một tình huống độc đáo để bộc lộ tính cách
+ Ông kết hợp giữa miêu tả tâm lý với việc miêu tả ngôn ngữ, cử chỉ,
hành động của nhân vật khiến nhân vật hiện ra chân thực và sinh động
+ Có lúc Kim Lân nhập thân vào nhân vật trần thuật lại diễn biến tâm
trạng thông qua lời văn nửa trực tiếp
+ Ngôn ngữ kể chuyện mộc mạc giản dị mang phương ngữ nông thôn Bắc Bộ
và cách kể chuyện tự nhiên hấp dẫn
CÔNG VIỆC 2: Chiều sâu ngòi bút nhân đạo qua cách thể hiện nhân vật Tràng
Bước 1: Dùng một nhận định về giá trị nhân đạo để nâng tầm bài viết
“Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy” (Sê
khốp). Còn nhà văn Nam Cao lại khẳng định: “Sống đã rồi hãy viết”
Bước 2: Trình bày ngắn gọn về giá trị nhân đạo, mở ra chiều sâu cho bài viết
Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của một tác phẩm văn học chân chính được tạo
nên bởi niềm XÓT XA, cảm thông sâu sắc với nỗi đau khổ của con người
Đồng thời nhà văn còn PHÊ PHÁN cái xấu và cái ác, đứng về phía con người
lương thiện để bảo vệ họ
Không chỉ vậy, nhà văn còn thể hiện sự TRÂN TRỌNG những nét đẹp trong tâm hồn con người
Cũng như niềm tin vào KHẢ NĂNG vươn dậy của con người trong mọi hoàn cảnh
Bước 3: Hướng vào tác giả
Kim Lân bằng trái tim giàu tình đời tình người của mình đã phả vào những trang
văn tình yêu thương dành cho con người làm nên giá trị nhân đạo sâu sắc. Xây
dựng nhân vật Tràng, nhà văn đã thể hiện một ngòi bút có chiều sâu trong giá trị nhân đạo
Bước 4: Biểu hiện giá trị nhân đạo qua nhân vật
+ Xót trước hết là xót thương của nhà văn cho tình cảnh thê thảm của người
nông dân trong nạn đói 1945, đó chính là tình cảnh thê thảm của nhân vật Tràng
+ Phê bên cạnh đó, nhà văn cũng gián tiếp phê phán tội ác của bọn thực
dân phong kiến phát xít, chúng gây ra tội ác tày trời khiến những cuộc đời
như Tràng đau khổ bất hạnh không dám nghĩ đến hạnh phúc
+ Trân điều đặc biệt là nhà văn đã đi sâu vào trân trọng, ca ngợi, khẳng
định bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của người nông dân như Tràng,
sống trong cái đói nhưng không nghĩ đến cái chết mà vẫn khát khao tổ ấm
gia đình, hướng về tương lai tươi sáng
+ Khả đồng thời nhà văn còn bộc lộ niềm tin vào khả năng vươn dậy hướng
tới tương lai tốt đẹp của nhân vật Tràng.
Với những giá trị nhân đạo này ta đã hiểu vì sao “Vợ nhặt” viết về nạn đói nhưng
lại trở thành niềm khát vọng sống. III. KHÁI QUÁT CHUNG
- Như vậy đoạn trích đã khắc họa thành công tâm trạng của nhân vật Tràng
với sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tâm trạng của Tràng buổi sáng
hôm sau với những cảm xúc thật đẹp. Đó là tâm trạng ngỡ ngàng hạnh
phúc, yêu thương trách nhiệm khát khao vun đắp tổ ấm. Về phương diện
này, Kim Lân đã đạt đến chiều sâu giá trị nhân đạo trong ngòi bút
- Đoạn trích cũng- cho thấy tài năng trong nghệ thuật viết truyện ngắn của
Kim Lân, hình ảnh Tràng làm sáng lên trang viết của nhà văn, trở thành
một nốt nhạc đẹp trong bài ca về sự sống IV. Kết bài
Ra-sun-gam Ra-tốp từng nói rằng: “Cái tài nhờ cái tâm để cháy lên, cái tâm nhờ
có cái tài mà tỏa sáng”. Quả thật khi xây dựng, khắc họa hình tượng nhân vật
Tràng, đặc biệt là ở đoạn miêu tả diễn biến tâm lý của Tràng sau đêm tân hôn,
nhà văn Kim Lân vừa tỏa sáng cái tâm cao đẹp và cái tài của người nghệ sĩ chân
chính. Điều đó làm nên sức hấp dẫn bền lâu cho nhân vật Tràng, cho tác phẩm
“Vợ nhặt” dẫu bao năm tháng đã đi qua…