-
Thông tin
-
Quiz
Trao đổi về một vấn đề | Soạn văn 7 Cánh diều
Bài Soạn văn 7: Trao đổi về một vấn đề, thuộc sách Cánh diều, tập 1. Tài liệu được giới thiệu sau đây dành cho các bạn học sinh lớp 7. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ (CD) 20 tài liệu
Ngữ Văn 7 1.5 K tài liệu
Trao đổi về một vấn đề | Soạn văn 7 Cánh diều
Bài Soạn văn 7: Trao đổi về một vấn đề, thuộc sách Cánh diều, tập 1. Tài liệu được giới thiệu sau đây dành cho các bạn học sinh lớp 7. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ (CD) 20 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 7 1.5 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:


Tài liệu khác của Ngữ Văn 7
Preview text:
Soạn văn 7: Trao đổi về một vấn đề 1. Định hướng
a. Để có thể hiểu đúng hơn về một vấn đề, cần phải trao đổi về vấn đề đó. Vấn
đề trao đổi có thể là một hiện tượng đời sống hoặc vấn đề văn học.
b. Để trao đổi một vấn đề, các em cần chú ý:
- Lựa chọn vấn đề cần trao đổi (một hiện tượng đời sống hoặc đặc điểm nội
dung, nghệ thuật của một khổ thơ, đoạn thơ hay cả bài thơ bốn chữ, năm chữ)
- Xác định nội dung các ý kiến cần trao đổi (một hiện tượng đời sống, hoặc đặc
điểm nội dung, nghệ thuật của một khổ thơ, đoạn thơ hay cả bài thơ bốn chữ, năm chữ).
- Xác định nội dung ý kiến cần trao đổi.
- Trao đổi nhóm, thảo luận về vấn đề đó.
- Khi trao đổi, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân, đồng thời tôn trọng các ý kiến khác. 2. Thực hành
Bài tập: Trong các bài thơ “Mẹ” (Đỗ Trung Lai), Ông đồ (Vũ Đình Liên), Tiếng
gà trưa (Xuân Quỳnh) em thích nhất bài thơ nào? Vì sao? a. Chuẩn bị
Xem lại nội dung đọc hiểu bài thơ.
Xác định những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. b. Tìm ý và lập dàn ý
Mở đầu: Nêu điều em thích hoặc ấn tượng nhất ở bài thơ.
Nội dung chính: Ý kiến cụ thể về những điều đó.
Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến của bản thân. c. Nói và nghe
Người nói: Nêu lên được ý kiến của mình, chú ý điều chỉnh cách trình
bày (giọng điệu, cử chỉ…), trả lời câu hỏi của người nghe.
Người nghe: Tập trung lắng nghe, ghi chép các ý chính và đưa ra câu hỏi cho người nói.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
Người nói: Đối chiếu lại với phần chuẩn bị, rút kinh nghiệm về cách trình bày.
Người nghe: Tập trung theo dõi, hiểu được vấn đề người nói đang trình bày…