-
Thông tin
-
Quiz
Triết học là gì? Đối tượng nghiên cứu của triết học? Điều kiện ra đời của triết học Mác
Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán..Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu Tổng hợp 1.3 K tài liệu
Tài liệu khác 1.4 K tài liệu
Triết học là gì? Đối tượng nghiên cứu của triết học? Điều kiện ra đời của triết học Mác
Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán..Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài liệu Tổng hợp 1.3 K tài liệu
Trường: Tài liệu khác 1.4 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
Triết học là gì? Đối tượng nghiên cứu của triết học? Điều kiện ra đời của triết học Mác
Bài viết dưới đây chúng tôi trả lời câu hỏi khách hàng sau: "Kính thưa Luật sư Minh Khuê, Luật sư hãy
cho tôi biết: Triết học là gì? Đối tượng nghiên cứu của triết học? Sự ra đời của Triết học Mác gồm
những điều kiện nào ?" Cảm ơn! (Người hỏi: N.T.Trang - Thành phố Hà Nội).
Mục lục bài viết Trả lời:
1. Khái niệm triết học
Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí
của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị,
quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức
mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung
nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.
“Triết học” trong tiếng Anh là “philosophy" xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại φιλοσοφία (philosophia),
có nghĩa là "tình yêu đối với sự thông thái". Sự ra đời của các thuật ngữ "triết học" và "triết gia" được
gắn với nhà tư tưởng Hy Lạp Pythagoras. Một "nhà triết học" được hiểu theo nghĩa tương phản với
một "kẻ ngụy biện". Những "kẻ ngụy biện" hay "những người nghĩ mình thông thái" có một vị trí quan
trọng trong Hy Lạp cổ điển, được coi như những nhà giáo, thường đi khắp nơi thuyết giảng về triết lý,
nghệ thuật hùng biện và các bộ môn khác cho những người có tiền, trong khi các "triết gia" là "những
người yêu thích sự thông thái" và do đó không sử dụng sự thông thái của mình với mục đích chính là kiếm tiền.
Thời kỳ triết học Hy lạp cổ đại, năm vấn đề cơ bản trên tương ứng với năm nhánh của triết học là siêu
hình học, lôgic, nhận thức luận, luân lý học, và mỹ học. Tuy nhiên đối tượng của triết học còn mở rộng
đến chính trị học, vật lý học, địa chất học, sinh học, khí tượng học, và thiên văn học. Bắt đầu từ
Socrates, các nhà triết học Hy Lạp đã phát triển triết học theo hướng phân tích, tức là, phân chia vật
thể thành các thành phần nhỏ hơn để nghiên cứu. Triết học cổ Hy Lạp thường được coi là cơ sở của
triết học phương Tây.
Các nền triết học khác không phải luôn luôn phân chia, hoặc nghiên cứu theo cách của người Hy Lạp.
Triết học Ấn Độ có nhiều điểm tương tự như triết học phương Tây. Trước thế kỷ thứ 19, trong ngôn
ngữ của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Trung Quốc, không có từ "triết học" mặc dù nền triết
học của các nước này đã phát triển từ lâu rồi. Đặc biệt là các nhà triết học Trung Hoa sử dụng các
phạm trù hoàn toàn khác người Hy Lạp. Các định nghĩa không dựa trên các đặc điểm chung mà
thường có tính ẩn dụ và để chỉ một vài đối tượng cùng một lúc. Biên giới giữa các phạm trù không rõ
ràng như trong triết học phương Tây.
Khái niệm triết học là gì?
Triết học xuất hiện cả ở phương Đông và phương Tây vào khoảng từ thế kỷ VIII - VI trước Công nguyên
tại một số nền văn minh cổ đại như Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, trung Đông v.v, nhưng triết học kinh
điển chỉ phát triển ở Hy Lạp cổ đại.
Định nghĩa triết học: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị
trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.
2. Đối tượng nghiên cứu của triết học
- Triết học thời cổ đại được gọi là khoa học của mọi khoa học. Triết học tự nhiên là hình thức đầu tiên của triết học.
- Triết học thời Trung cổ được gọi là triết học Kinh viện với nhiệm vụ lý giải và chứng minh cho sự
đúng đắn của các giáo điều Kinh Thánh.
- Triết học thời Phục hưng và Cận đại được gọi là siêu hình học với nghĩa là nền tảng thế giới quan của con người.
Sự ra đời của Triết học Mác bị tác động bởi những điều kiện ta tìm hiểu ở những mục dưới đây.
3. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thể hiện tính hơn hẳn so với phương thức sản xuất
phong kiến. Đồng thời với sự phát triển đó, mâu thuẫn vốn có, nội tại nằm trong phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng trở nên sâu sắc và gay gắt hơn. Đó là mâu thuẫn giữa tính xã hội của
quá trình sản xuất và trình độ phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất với hình thức sở hữu tư
liệu sản xuất tư nhân; tổ chức, quản lý, phân công lao động và hưởng thụ sản phẩm lao động xã hội
bất bình đẳng. Sản phẩm xã hội tăng lên nhưng lý tưởng về tự do, bình đẳng, bác ái không được thực
hiện. Bất công xã hội tăng, đối kháng xã hội thêm sâu sắc. Giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là
giai cấp cách mạng trong xã hội.
- Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản, vốn mang tính đối kháng, đã biểu hiện thành đấu tranh giai cấp.
Khởi nguồn là cuộc khởi nghĩa của thợ dệt Lyông (1831 và 1834) "đã vạch ra một điều bí mật quan
trọng- đó là cuộc đấu tranh bên trong, diễn ra trong xã hội, giữa giai cấp những người có của và giai
cấp những kẻ không có gì hết; phong trào Hiến chương ở Anh (1830-1840) là phong trào cách mạng vô
sản to lớn đầu tiên, thật sự có tính chất quần chúng và có hình thức chính trị. Giai cấp vô sản xuất hiện
với tư cách là một lực lượng chính trị - xã hội với sứ mệnh tiên phong, đã ý thức được những lợi ích
cơ bản của mình và tiến hành đấu tranh tự giác chống giai cấp tư sản.
- Thực tiễn cách mạng vô sản nảy sinh nhu cầu khách quan là những vấn đề mà thời đại đặt ra cần
phải được soi sáng bằng lý luận khoa học trên lập trường của giai cấp vô sản để giải đáp những vấn đề
thực tiễn của thời đại đặt ra. Chủ nghĩa Mác xuất hiện với tính cách là hệ tư tưởng khoa học của giai
cấp công nhân, đưa phong trào công nhân từ tự phát lên tự giác vì có lý luận khoa học của mình dẫn đường.
4. Tiền đề lý luận ra đời triết học Mác
Toàn bộ thiên tài của Mác chính là ở chỗ ông đã giải đáp được những vấn đề mà mà tư tưởng tiên
tiến của nhân loại đã nêu ra. Học thuyết của ông ra đời là sự thừa kế thẳng và trực tiếp những học
thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong kinh tế chính trị học và trong chủ nghĩa xã hội.
- Phép biện chứng duy tâm của Hêghen là sự phát triển cao với hình thức và nội dung phong phú. Về
hình thức, phép biện chứng đó bao quát cả ba lĩnh vực, bắt đầu từ các phạm trù lôgíc thuần tuý đến
lĩnh vực tự nhiên, tinh thần và kết thúc bằng biện chứng của toàn bộ quá trình lịch sử. Về nội dung,
phép biện chứng đó được chia thành tồn tại, bản chất và khái niệm. Trong đó, Hêghen coi phát triển là
nguyên lý cơ bản nhất của phép biện chứng với phạm trù trung tâm là tha hoá và khẳng định tha hoá
được diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc trong cả tự nhiên, xã hội và tinh thần.
- Phoiơbắc là một trong những nhà duy vật lớn, ông đã chứng minh thế giới là thế giới vật chất; cơ sở
tồn tại của giới tự nhiên chính là giới tự nhiên không do ai sáng tạo ra và tồn tại độc lập với ý thức. Tư
duy, ý thức con người là sự phản ánh của dạng vật chất tổ chức cao về thế giới. Khi phát triển lý luận
nhận thức duy vật, Phoiơbắc đã dựa vào thực tiễn để xem xét mọi hiện tượng thuộc về con người và
xã hội. Con người trong quan niệm của Phoiơbắc là con người trừu tượng, phi lịch sử, mang những
thuộc tính sinh học bẩm sinh nên chứa đựng nhiều yếu tố của chủ nghĩa duy tâm.
- C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa bằng cách cải tạo, lột bỏ cái vỏ thần bí để xây dựng nên phép biện
chứng duy vật. Giải thoát chủ nghĩa duy vật khỏi tính siêu hình, các ông đã làm cho nó trở nên hoàn bị
và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người, chủ
nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng nhân loại.
5. Tiền đề khoa học tự nhiên ra đời triết học Mác
Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên phát triển mạnh với nhiều phát minh quan
trọng và với những phát minh đó, khoa học đã cung cấp cơ sở tri thức khoa học để tư duy biện chứng
vượt lên tính tự phát của phép biện chứng cổ đại, thoát khỏi tính thần bí của phép biện chứng duy
tâm và trở thành khoa học.
- Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượngcủa các nhà khoa học tự nhiên chứng tỏ lực cơ học,
nhiệt, ánh sáng, điện tử, các quá trình hoá học không tách rời nhau, mà liên hệ với nhau và hơn thế
nữa, trong những điều kiện nhất định, chúng chuyển hoá cho nhau mà không mất đi, chỉ có sự chuyển
hoá không ngừng của năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Định luật đã dẫn đến kết luận triết học
là sự phát triển của vật chất là một quá trình vô tận của sự chuyển hoá những hình thức vận động của chúng.
- Thuyết tế bào chứng minh rằng, tế bào là cơ sở của kết cấu và sự phát triển chung của thực vật và
động vật. Bản chất sự phát triển của chúng đều nằm trong sự hình thành và phát triển của tế bào.
Thuyết tế bào xác định sự thống nhất về mặt nguồn gốc và hình thức giữa động vật và thực vật; giải
thích quá trình phát triển của chúng; đặt cơ sở cho sự phát triển của toàn bộ nền sinh học; phá bỏ
quan niệm siêu hình về mặt nguồn gốc và hình thức giữa giới thực vật với động vật.
- Thuyết tiến hoá giải thích duy vật về nguồn gốc và sự phát triển của các loài thực vật và động vật. Các
loài thực vật và động vật biến đổi, các loài đang tồn tại được sinh ra từ các loài khác bằng con đường
chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Phát minh này đã khắc phục được quan điểm cho rằng giữa
thực vật và động vật không có sự liên hệ; là bất biến; chúng do Thượng Đế tạo ra và đã đem lại cho
sinh học cơ sở thật sự khoa học, xác định tính biến dị và di truyền giữa các loài. Những phát minh trên
đây của khoa học tự nhiên cho thấy sự tiến bộ của khoa học là tiền đề cho sự tiến bộ của triết học.
6. Câu hỏi thường gặp về triết học
6.1 Triết học Mác-Lênin là gì?
Triết học Mác-Lênin là khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất về sự vận động, phát triển của
các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy; đồng thời tiếp tục làm rõ vấn đề về mối quan
hệ giữa tư duy với tồn tại.
6.2 Hãy nêu tên những điều kiện ra đời của triết học Mác gồm những điều kiện nào?
Những điều kiện ra đời của triết học Mác gồm những điều kiện sau: Điều kiện kinh tế - xã hội; Tiền đề
lý luận và tiền đề khoa học tự nhiên.
6.3 Khái niệm triết học theo người Hy Lạp cổ đại là gì?
Khái niệm triết học theo người Hy Lạp cổ đại là philosophia, ghép từ hai từ philos- tình yêu và sophia-
sự thông thái. Như vậy, theo nghĩa đen, triết học là tình yêu sự thông thái. Nhà triết học là nhà thông
thái bởi nó có khả năng làm sáng tỏ bản chất của sự vật, hiện tượng bằng hệ thống khái niệm, phạm trù và quy luật.