Triết học tóm tắt - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng ý thức xuất hiện là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên đồng thời là kết quả trực tiếp của thực tiễn xã hội lịch sử của con người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Ngắn gọn: đối với chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trước vật chất, nó sinh ra
vật chất, nó quyết định vật chất và bản chất của tồn tại này nó là ý thức tinh thần
Theo chủ nghĩa duy vật siêu hình (chủ nghĩa duy vật trước Mac)
Ưu điểm : xuất phát từ chính thế giới hiện thực để giải thích về nguồn gốc của ý thức
Hạn chế : xem ý thức cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt do vật chất sinh ra.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng ý thức xuất hiện là kết quả của quá trình
tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên đồng thời là kết quả trực tiếp của thực tiễn xã
hội lịch sử của con người => thấy được cả nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của ý thức.
Bộ não người khác gì so vs bộ não của các loài vật khác: nếu mà quan sát bên
ngoài ta dễ dàng thấy được bộ não người có rất nhiều nếp nhăn, nếp nhăn của nó
hằn sâu hơn, bộ não con người có cấu trúc rất tinh vi phức tạp, đặc biệt số lượng
noron thần kinh hay tế báo thần kinh vô cùng lớn, tài liệu mới hiện nay có khoảng
100 tỷ, các tế bào liên kết với nhau vô cùng chặt chẽ, Chưa tìm đc 1 kết cấu vchat
nào phức tạp hơn chính bộ não của con ng. Hiện nay với trình độ khoa học hiện
nay ngta có thể tạo ra bộ não người nhưng vs số lượng nơ ron thần kinh, tế bào
thần kinh chỉ khoảng 10 ngàn.
Ý thức theo tâm lý học được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người.
Ý thức là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu trong quá
trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.
Ý thức theo chủ nghĩa Triết học Mác Lênin là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan, không còn nguyên vẹn (vì có sự cải biến và sáng tạo).
Thuộc tính của vật chất nhưng không phải là của mọi dạng vật chất mà là một
thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất đó là bộ óc của con người.
Ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ óc người, nên khi óc bị tổn thương thì
hoạt động ý thức không diễn ra bình thường hoặc rối loạn.
Bộ óc người trong lịch sử đã đạt đến trình độ phản ánh cao nhất: trình độ phản ánh - ý thức
Trong nguồn gốc tự nhiên của ý thức có 2 yếu tố: 1 là bộ não người và thế giới
khách quan tác động lên bộ não, thì bộ não mới có chất liệu để phản ảnh
Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất.
Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở một hệ
thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng.
Nói một cách dễ hiểu, phản ánh chính là sự chép lại, chụp lại, kể lại một cái gì đó.
Chép lại lời nói ra giấy là sự phản ánh. Chụp một bức ảnh cũng là sự phản ánh.
Sự phản ánh phụ thuộc vào vật tác động và vật nhận tác động, đồng thời luôn
luôn mang nội dung của vật tác động.
Các hình thức phản ánh từ thấp đến cao: Vật lý hóa học->sinh học-> tâm lý->
phản ánh ý thức. Thế giới vật chất đều có khả năng phản ánh từ thấp đến cao mà
ở đây đặc biệt là chỉ có một hình thức khả năng đặc biệt là chỉ có ở con người đó là phản ánh ý thức.
Mang tính thụ động, chưa có sự định hướng, lựa chọn, trình độ phản ánh này có ở
giới tự nhiên vô sinh có kết cấu vật chất đơn giản.
Phản ánh sinh học trong các cơ thể sống có tính định hướng, lựa chọn giúp cho
các cơ thể sống thích nghi với môi trường để tồn tại. Trình độ phản ánh này ở giới
tự nhiên hữu sinh gắn với kết cấu vật chất phức tạp.
Phản ánh sinh học: Tính kích thích
Thể hiện ở thực vật và động vật bậc thấp. Là phản ứng trả lời tác động của môi trường ở
bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất của chúng, bằng cách thay
đổi chiều hướng sinh trưởng, phát triển, thay đổi màu sắc, cấu trúc v.v..
Phản ánh sinh học: Tính cảm ứng
Phản ứng của động vật đã có hệ thần kinh tạo ra năng lực cảm giác, trên cơ sở điều khiển
của quá trình thần kinh qua cơ chế phản xạ không điều kiện, khi có sự tác động của bên
ngoài môi trường lên cơ thể sống.
Thông tin của đối tượng bên ngoài được biểu hiện dưới hình thức cử chỉ, hành vi,
âm thanh của động vật bậc cao → Phản ánh phức tạp hơn.
Ý thức là sự phản ánh có tính định hướng và mục đích.
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Ta không gọi là phản ánh ý thức thì ta gọi đó là gì đó là sự phản ánh một cách
năng động, sáng tạo vì nó chỉ có ở con người mới có cho nên đây là hình thức phản ánh cao nhất.