Triết học về con người - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Trong quan niệm của triết học Mác – Lênin. Con người là một thựcthể tự nhiên mang đặc tính xã hội có sự thống nhất biện chứng giữahai phương diện tự nhiên và xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tiểu Luận
Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về bản chất
con người. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
1. Quan điểm của triết học Mác-Lênin về bản chất con người
1.1. Khái niệm con người
Trong quan niệm của triết học Mác – Lênin. Con người là một thực
thể tự nhiên mang đặc tính xã hội có sự thống nhất biện chứng giữa
hai phương diện tự nhiên và xã hội. Con người sinh ra từ tự nhiên,
tuân theo các quy luật tự nhiên, đồng thời con người tồn tại và phát
triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
1.2. Bản chất của con người
1.2.1 Con người là thực thể sinh học – xã hội:
Con người nguyên thủy được hình thành từ loài động vật bậc cao,
cũng đã quyết định việc con người hoàn toàn thoát ly khỏi nhưng
đặc tính vốn có của con vật. Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự
hình thành, tồn tại và phát triển của con người chính là giới tự nhiên,
vì thế đây cũng 1 phần giúp phát hoạ nên bản chất của con người.
Việc nghiên cứu khám phá khoa học về cấu tạo tự nhiên và nguồn
gốc tự nhiên của con người là cơ sở quan trọng để con người hiểu
biết về chính bản thân mình, nắm lấy vị thế chủ động trong mọi
hành vi và hoạt động sáng tạo nên lịch sử nhân loại. Con người còn
là một bộ phận của giới tự nhiên. Về phương diện thực thể sinh học
phải tuân theo các quy luật của giới tự nhiên, các quy luật sinh học
như di truyền, tiến hóa sinh học và các quá trình sinh học của giới tự
nhiên. Mặt khác, hoạt động của con người cũng chính là nhân tố tác
động đến tự nhiên. Đây chính là mối quan hệ biện chứng trong sự
tồn tại của con người, loài người và các tồn tại khác của giới tự 1
nhiên. Hoạt động xã hội quan trọng nhất của con người chính là lao
động sản xuất “Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động
mà thoát khỏi trạng thái thuần túy là loài vật”. Thay vì sống dựa
hoàn toàn vào các sản phẩm tự nhiên con người lại dùng bản năng
của mình để lao động sản xuất, cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra sản
phẩm đáp ứng nhu cầu của mình đưa con người trở thành thực thể
xã hội một cá thể đúng nghĩa. Lao động là điều kiện tiên quyết, cần
thiết để định hình sự phát triển của con người trong tự nhiên lẫn xã
hội. Đồng thời con người tồn tại là một khối thống nhất không thể
biệt lập thành 1 cá thể riêng lẽ tách rời khỏi xã hội bởi đó chính là
quy luật của một “xã hội loài người” tác động, quy định lẫn nhau
trong sản xuất và hàng loạt các quan hệ xã hội khác thể hiện ở quan
hệ giao tiếp trong đời sống cộng đồng, văn hóa, đạo đức, tư duy và
ngôn ngữ và đây cũng là sự khác nhau cơ bản giữa con người và con
vật. Hai mặt tự nhiên và xã hội có quan hệ khăng khít không thể
tách rời nhau trong đó mặt sinh học là nền tảng vật chất tự nhiên
của con người; mặt xã hội giữ vai trò quyết định bản chất của con người.
1.2.2. Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người
Dựa vào những quan niệm tiến bộ trong lịch sử và những thành tựu
khoa học tiên tiến Mác khẳng định con người là sản phẩm từ sự phát
triển lâu dài của giới tự nhiên đồng thời cũng là của lịch sử xã hội
loài người và chính bản thân con người. C. Mác đã khẳng định trong
tác phẩm Hệ tư tưởng Đức rằng, tiền đề của lý luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử là những con người hiện thực đang hoạt
động, lao động sản xuất và làm ra lịch sử của chính mình, làm cho
họ trở thành những con người như đang tồn tại. Con người không thụ
động để lịch sử làm mình thay đổi mà là chủ thể của lịch sử, là sản
phẩm của lịch sử và bản thân của con người. 2
1.2.3. Con người vừa là chủ thể của lịch sử vừa là sản phẩm của lịch sử:
Không có lịch sử xã hội thì sẽ không tồn tại con người bởi vì con
người là sản phẩm của lịch sử. Song điều quan trọng hơn cả là con
người cũng là chủ thể của lịch sử. Với tư cách “người”, con người
không chỉ biết kế thừa mà còn tác động ngược lại tự nhiên vận dụng
phát huy để tìm tòi sáng tạo ra những giá trị mới thông qua hoạt
động thực tiễn để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên và đáp ứng nhu cầu của mình.
Trong quá trình đó, con người cũng làm nên lịch sử của chính
mình. Hoạt động sáng tạo lịch sử đầu tiên là chế tạo công cụ lao
động, hoạt động lao động sản xuất. Hoạt động đó đã giúp phân biệt
con người với con vật. Chính ở thời điểm đó con người bắt đầu làm ra
lịch sử của mình, “sáng tạo ra lịch sử" là bản chất của con người, tuy
nhiên con người không thể sáng tạo một cách tuỳ tiện, vô ý mà phải
dựa vào những cái có trước của những thế hệ trước để vận dụng và
phát huy phù hợp với hoàn cảnh mới. Con người lúc này đóng vai trò
cải tạo, cải biến giới tự nhiên là trở thành chủ thể của lịch sử. Nếu
không có những hoạt động thực tiễn của con người thì cũng không
thể có lịch sử. Do đó con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của lịch sử.
1.2.4. Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội
Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu lên
một luận đề nổi tiếng: “Bản chất con người không phải là một cái
trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của
nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”. Luận đề
trên đã khẳng định rằng, không có con người trừu tượng, thoát ly
mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể,
xác định, sống trong một điều kiện lịch sử nhất định, bằng hoạt động 3
thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh
thần để tồn tại và phát triển cả về thể lực và tư duy trí tuệ. Tồn tại
rất nhiều mối quan hệ xã hội như quan hệ tự nhiên; quan hệ giai
cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ văn hóa, chính trị, kinh tế, pháp luật;
quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội.., tất cả các quan hệ đó đều góp
phần hình thành lên bản chất của con người trong đó quan hệ kinh
tế giữ vai trò tiên quyết vì đó là tiền đề gắn liền với quá trình sản xuất
Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức
vấn đề con người một cách toàn diện, cụ thể, trong toàn bộ tính hiện
thực xã hội của nó, mà trước hết là lao động để sản xuất ra của cải
vật chất, những tư liệu sinh hoạt, như thế con người đã gián tiếp sản
sinh ra đời sống vật chất của chính mình từ đó thay đổi, cải biến thế
giới tự nhiên, tạo ra những giá trị tinh thần phục vụ đời sống của
mình, hình thành và phát triển ngôn ngữ, tư duy, xác lập quan hệ xã
hội. Lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của
con người, hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan niệm triết học Mác –
Lênin về bản chất con người *Về lý luận
Một là, được quy định bởi yếu tố kinh tế và xã hội. Yếu tố kinh tế
trong các mối quan hệ kinh tế phẩm chất của con người được quy
định trong mọi thời đại khác nhau sẽ có những quy định khác nhau
cụ thể trong mọi thời đại con người sẽ có những lợi ích riêng gắn với
lợi ích chung trong xã hội đó giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích cá
nhân và lợi ích xã hội. Khi đánh giá bản chất của con người phải xem
xét đồng thời cả hai phương diện: bản tính tự nhiên và bản tính xã
hội nhưng phải coi trọng việc xem xét bản tính xã hội hơn vì đó là
bản tính đặc trưng cơ bản của con người. Đồng thời, phải biết rèn 4
luyện những phẩm chất xã hội để xây dựng thái độ sống tích cực, lành mạnh
Hai là, cần chú trọng xây dựng môi trường xã hội tốt đẹp để có
thể hình thành nên những con người tốt đẹp và hoàn thiện tạo nên
các giá trị mới. Con người trong quá trình tồn tại “đức” và “tài” là
tổng hòa song hành cùng nhau tạo nên mối quan hệ xã hội như chủ
tịch Hồ Chí Minh từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng.
Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
Ba là, được quy định bởi các yếu tố văn hóa và xã hội. Xã hội
nào thì chịu yếu tố tác động của xã hội đó như thế giới quan, thẩm
mỹ, lý tưởng, pháp luật đạo đức tất cả là mảnh ghép góp phần quy
định sự hình thành của con người. Đồng thời, trong hoạt động nhận
thức và thực tiễn phải luôn chú ý giải quyết đúng đắn mối quan hệ
xã hội – cá nhân, tránh khuynh hướng đề cao quá mức cá nhân hoặc
xã hội con người là tổng thể các quan hệ xã hội. *Về thực tiễn
Ta cần quan tâm đến sự nghiệp giải phóng con người, xóa bỏ
triệt để các quan hệ kinh tế - xã hội áp bức và bóc lột, ràng buộc
nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của con người. Thông qua
đó xác lập một xã hội tự do, sáng tạo đúng với phương châm: “một người vì mọi người”
Kế thừa và quán triệt tư tưởng lý luận của C.Mác, Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn quan tâm đến bản chất và giá trị của con người, Người
cho con người là tài sản quý báu nhất, coi con người là mục tiêu và
động lực của phát triển xã hội. Trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, việc phát huy nguồn nhân lực càng
được xem trọng hướng đến giáo dục đạo đức, chú trọng sức khỏe và
nâng cao chất lượng cuộc sống. Đối với nước ta để phát huy hiệu
quả nguồn lực con người cần thực hiện: 5
Thứ nhất, phát triển mạnh mẽ giáo dục – đào tạo và khoa học –
công nghệ. Giáo dục đào tạo luôn là quyết sách hàng đầu trong công
tác phát huy nguồn nhân lực của nước ta. Đất nước muốn phát triển
thì phải có nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, có khả năng hội
nhập và tiếp thu những kiến thức tiên tiến, phát triển của quốc tế.
Chú trọng đến công tác giáo dục đạo đức, lối sống, hoàn thiện nhân
cách con người cho thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước. Bên
cạnh đó cũng cần chú trọng đến khâu phát triển, hoàn thiện khoa
học – công nghệ để đuổi kịp nền công nghệ hiện đại của thế giới,
góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
Thứ hai, quan tâm giải quyết hài hoà các quan hệ lợi ích theo
phương châm đảm bảo công bằng xã hội. Lợi ích chính là điểm mấu
chốt một trong những động lực nhằm phát huy nhân tố con người.
Đảng và nhà nước cần đảm bảo sự công bằng cho mỗi cá nhân lao
động, hoà hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, đề ra những
chính sách hỗ trợ để nâng cao chất lượng cải thiện cuộc sống. Đồng
thời phát triển chính sách nhân tài.
Thứ ba, xây dựng và thực hiện một số cơ chế dân chủ mọi mặt
trong đời sống xã hội nhằm tạo môi trường, điều kiện thiết yếu để
phát huy vai trò của nguồn lực con người trong các lĩnh vực. Để xây
dựng tính tích cực, tự giác của con người thì nhất thiết phải hình
thành một cơ chế dân chủ, tạo điều kiện cho việc phản biện và đóng
góp ý kiến của con người đồng thời cũng phải đi đôi với tăng cường
kỷ cương pháp luật khắc phục những biểu hiện dân chủ cực đoan
hoặc lợi dụng dân chủ để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Trong
giai đoạn hiện nay, phải phát huy nhân tố con người, coi con người là
trung tâm, chủ thể nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển,
chính sách hướng đến nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, thúc
đẩy yếu tố cơ sở hạ tầng, tri thức người lao động, tự do phát triển 6
ngăn chặn tình trạng “chảy máu chất xám” nhân tài không có động
cơ khuyến khích để ở lại cống hiến cho sự phát triển của đất nước
mà tìm kiếm những phương trời mới có điều kiện phát triển tốt hơn.
Tăng các chính sách hỗ trợ từ nhà nước khiến họ có động lực đóng
góp cho sự nghiệp nước nhà. Mỗi cá nhân đều góp phần hình thành
một xã hội có tính chuyên nghiệp.
Có thể khẳng định, Luận điểm của C.Mác về bản chất con người
đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn, đó là những bài
học hết sức quý báu trong việc phát huy nguồn lực con người đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, góp phần sớm hiện thực
hóa mục tiêu “đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát
triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
Thật vậy, con người luôn chịu sự tác động của các yếu tố tự nhiên và
xã hội đó chính là nguyên nhân hình thành nên bản chất của con
người, sự nâng cấp của xã hội là bàn đạp vững chắc đưa con người
trở thành một cá thể phát triển về trí tuệ lẫn tài năng, đất nước cũng
vì thế mà đi theo đường lối văn mình tiến bộ. Khi trở thành sinh viên
ở môi trường UEH với sự hỗ trợ giảng dạy tận tình và tâm huyết từ
các giảng viên, anh/ chị, bạn bè, con người nơi đây có đủ sự nhiệt
thành đã xây dựng nên một môi trường UEH đầy năng động, đổi mới
từng ngày vươn lên trở thành đại học đứng hàng đầu trong khối
ngành kinh tế đó là một quá trình nỗ lực lâu dài với sự cống hiến tuổi
đời của các bậc giảng viên cho sự nghiệp giáo dục của mình. Và
cũng chính vì niềm tự hào và những gì mình đã được thừa kế từ thế
hệ đi trước đó là nguồn động lực to lớn giúp em nỗ lực mỗi ngày để
trở thành 1 nguồn lao động giúp ít cho xã hội trong hành trình đi tìm
sự đổi mới và hiện đại hóa.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Bộ giáo dục và Đào tạo 7
2. https://hochiminh.vn/tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/nghien-cuu-tu-
tuong-dao-duc-ho-chi-minh/phat-huy-nhan-to-con-nguoi-theo-tu- tuong-ho-chi-minh-3700
3. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Triết học Mác – Lênin. Trường
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
4. https://baothanhhoa.vn/thoi-su/tim-hieu-luan-diem-cua-c-mac-ve-
ban-chat-con-nguoi-va-y-nghia-trong-phat-huy-nguon-luc-con-nguoi- viet-nam-hien-nay/135786.htm 8