Triết ôn tập vấn đề giai cấp - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Theo Lênin định nghĩa: “Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

NHÓM 14
VẤN ĐỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP
I. Giai cấp
1. Khái niệm giai cấp
Theo Lênin định nghĩa: “Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to
lớn những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất
xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường
thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối
với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội,
vfa như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã
hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà
tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các
tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất
định.”
Như vậy, sự ra đời, tồn tại của giai cấp gắn với những hệ thống sản
xuất xã hội nhất định. Sự khác nhau về địa vị của giai cấp trong hệ thống
sản xuất là do:
Thứ nhất, sự khác nhau về quan hệ của họ đối với việc sở hữu tư liệu
sản xuất của xã hội.
Ví dụ:
– Mối quan hệ giữa chủ nô và nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ.
– Mối quan hệ giữa địa chủ phong kiến và nông dân trong xã hội
phong kiến.
– Mối quan hệ giữa tư sản và nhân dân lao động (công nhân) trong
xã hội tư bản.
Giai cấp chủ nô, địa chủ phong kiến và tư bản trong các hình thái
kinh tế xã hội đều nắm trong tay phần lớn tư liệu sản xuất của xã hội, họ
chi phối toàn bộ hoạt động sản xuất của xã hội.
Thứ hai, sự khác nhau về vai trò của họ trong tổ chức quản lý sản
xuất, tổ chức quản lý xã hội.
Ví dụ:
– Trong xã hội phong kiến, sự quản lý nền sản xuất, quản lý xã hội
thuộc về giai cấp phong kiến.
– Trong xã hội tư bản, sự quản lý nền sản xuất công nghiệp, quản lý
các ngành kinh tế khác và kể cả quản lý xã hội thuộc về giai cấp tư sản.
Thứ ba, sự khác nhau về phương thức và quy mô thu nhập những
sản phẩm lao động của xã hội.
Ví dụ:
Trong xác xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến và xã hội tư
bản, giai cấp nô lệ, nông nô, công nhân là giai cấp tạo ra hầu hết của cải
vật chất cho xã hội nhưng họ chỉ được một phần thu nhập rất nhỏ và trong
tay họ họ không có tư liệu sản xuất.
Trong những sự khác nhau trên, sự khác nhau của họ về sở hữu đối
với tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định. Tập đoàn người nào nắm tư liệu
sản xuất sẽ trở thành giai cấp thống trị xã hội và tất yếu sẽ chiếm đoạt
những sản phẩm lao động của các tập đoàn khác. Đó là bản chất của
những xung đột giai cấp trong các xã hội có giai cấp đối kháng.
Ví dụ:
Trong xã hội tư bản, các nhà tư bản chiếm hữu toàn bộ nhà xưởng,
máy móc, hầm mỏ… còn người công nhân thì trắng tay nên họ buộc phải
làm thuê bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Họ tạo ra của cải vật
chất cho xã hội nhưng hầu hết của cải vật chất đó thuộc về nhà tư bản,
nên nhà tư bản chi phối cả hoạt động sản xuất xã hội. Từ đó họ có thể chi
phối hoạt động chính trị của xã hội. Các chính trị gia có xuất thân từ giai
cấp tư bản thì hoạt động chính trị của họ chủ yếu phục vụ ích lợi cho giai
cấp của mình.
Giai cấp thực chất là một phạm trù kinh tế - xã hội có tính lịch sử,
luôn vận động biến đổi cùng với sự biến đổi của lịch sử.
2. Nguồn gốc hình thành giai cấp
Trong xã hội có nhiều nhóm người khác nhau, sự khác biệt giữa
những nhóm người này dựa trên dự khác biệt về giới tính, tôn giáo, tín
ngưỡng, dân tộc, văn hóa . . . những sự khác biệt ấy không tạo nên sự đối
lập về mặt xã hội. Chỉ có những giai cấp xuất phát từ sự khác biệt căn bản
về lợi ích mới tạo ra những xung đột xã hội mang tính chất đối kháng. Mác
chỉ ra rằng: “Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn phát
triển lịch sử nhất định của sản xuất”. Sự phân chia một xã hội thành giai
cấp trước hết là do nguyên nhân kinh tế.
Trong xã hội nguyên thủy, lực lượng sản xuất chưa phát triển,năng
suất lao động rất thấp, sản phẩm làm ra không đủ nuôi sống bản thân.
Con người phải nương tựa vào nhau theo bầy đàn lệ thuộc nhiều vào tự
nhiên, giai cấp chưa xuất hiện.
Sản xuất ngày càng phát triển với sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Công cụ sản xuất bằng kim loại ra đời năng suất lao động tăng lên,
phân công lao động xã hội từng bước hình thành, của cải dư thừa xuất
hiện, những người có chức quyền trong các thị tộc, bộ lạc, đã chiếm đoạt
của cải dư thừa làm của riêng, chế độ tự hữu ra đời, bất bình đẳng về kinh
tế nảy sinh trong nội bộ công xã, đó chính là cơ sở của sự xuất hiện giai
cấp.
Do có của cải dư thừa, tù binh bắt được trong các cuộc chiến được
sử dụng làm nô lệ để phục vụ cho những người có địa vị trong xã hội, chế
độ có giai cấp chính thức được hình thành từ đó.
Như vậy, nguồn gốc trực tiếp của sự phân hóa giai cấp trong xã hội
là do sự ra đời và tồn tại của chế độ tư hữu.
/* Chỗ này đọc được nên chép chơi cho vui thôi.
Vậy giai cấp có tồn tại mãi không? Như đã phân tích thì giai cấp
được hình thành do chế độ tư hữu do đó theo mối quan hệ biện chứng ấy
nếu không còn chế độ tư hữu thì giai cấp không còn. Trải qua các hình thái
kinh tế xã hội, chiếm hưu nô lệ, phong kiến,tư bản chủ nghĩa chế độ tư
hữu càng phân hóa rõ, sự phân hóa giai cấp và mâu thuẩn giai cấp ngày
càng cao. Đến xã hội xã hội chủ nghĩa giai cấp bóc lột không còn nữa nên
đã thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và xác lập công hữu về tư
liệu sản xuất dưới 2 hình thức là sở hữu tòan dân và sở hữu tập thể. Đến
xã hội chủ nghĩa thì chỉ còn hai giai cấp cơ bản là công nhân và nông dân
tập thể cùng tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa nhưng ở đây giai cấp mang
tính chất bổ trợ tức là một bước quá độ lên một xã hội không còn giai cấp
nữa Bước lên đỉnh cao của chủ nghĩa xã hội là xã hội chủ nghĩa cộng sản.
lúc đó lực lượng sản xuất phát triển lên một đỉnh cao, khi ấy chỉ còn một
hình thái sở hữu duy nhất là sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, lúc đó
giai cấp không còn tồn tại, mọi người đều được bình đẳng với nhau về
quyền lợi, làm theo năng lưc, hưởng theo lao động. Như vậy đúng theo
quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, theo
đúng quy luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng, sự phát triển của hình
thái kinh tế xã hội theo hình xoáy tròn ốc sau một chu kỳ phát triển nó lại
trở về hình thái ban đầu, nhưng ở một cấp độ khác cao hơn, từ không
phân hóa giai cấp sau một chu kỳ nó lai trở về một xã hôi không có giai
cấp nhưng trình độ của lực lượng sản xuất cao hơn, tư liệu sản xuất tân
tiến hơn. */
3. Kết cấu xã hội – giai cấp
II. Đấu tranh giai cấp
1. Khái niệm đấu tranh giai cấp
Định nghĩa đấu tranh giai cấp của Lênin: là “cuộc đấu tranh của
quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc
quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những
người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người
hữu sản hay giai cấp tư sản”.
Thực chất của đấu tranh giai cấp trong lịch sử là cuộc đấu tranh
nhằm giải quyết vấn đề mâu thuẫn lợi ích kinh tế và chính trị của giai cấp
bị thống trị, những người lao động làm thuê, những người nô lệ, bị áp bức,
bóc lột chống lại giai cấp thống trị, chống lại bọn đặc quyền, đặc lợi,
những kẻ đi áp bức và bóc lột. Trong thời đại ngày nay, biểu hiện là cuộc
đấu tranh giữa giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động
chống lại giai cấp tư sản.
Đấu tranh giai cấp có nguồn gốc khách quan từ sự phát triển mang
tính xã hội hóa ngày càng sâu rộng của lực lượng sản xuất với quan hệ
chiếm hữu tư nhân về tư lịệu sản xuất biểu hiện của mâu thuẩn này về
phương diện xã hội : Mâu thuẩn giữa một bên là giai cấp cách mạng tiến
bộ đại diện cho phương thức sản xuất mới với một bên là giai cấp thống
trị, bóc lột đại diện cho những lợi ích gắn với quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc
hậu.
4. Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát
triển của xã hội có giai cấp
Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến cách mạng xã
hội để thay thế phương thức sản xuất cũ bằng một phương thức sản xut
mới tiến bộ hơn. Phương thức sản xuất mới ra đời mở ra địa bàn mới cho
sự phát triển của sản xuất xã hội. Sản xuất phát triển sẽ là động lực thúc
đẩy sự phát triển của toàn bộ đời sống xã hội. Như C. Mác và Ph, Ăng-ghen
đã khẳng định: Đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp là cách mạng xã hội.
Cách mạng xã hội như là đòn bẩy thay đổi các hình thái kinh tế – xã hội.
Đấu tranh giai cấp góp phần xóa bỏ các thế lực phản động, lạc hậu,
đồng thời cải tạo cả bản thân giai cấp cách mạng. Giai cấp nào đại biểu
cho phương thức sản xuất mới, giai cấp đó sẽ lãnh đạo cách mạng. Thành
tựu mà loài người đạt được trong tiến trình phát triển của lực lượng sản
xuất, cách mạng khoa học và công nghệ, cải cách về dân chủ và tiến bộ
xã hội… không tách rời cuộc đấu tranh của các giai cấp tiến bộ chống lại
các thế lực thù địch, phản động.
| 1/4

Preview text:

NHÓM 14
VẤN ĐỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP I. Giai cấp 1. Khái niệm giai cấp
Theo Lênin định nghĩa: “Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to
lớn những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất
xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường
thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối
với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội,
vfa như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã
hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà
tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các
tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định.”
Như vậy, sự ra đời, tồn tại của giai cấp gắn với những hệ thống sản
xuất xã hội nhất định. Sự khác nhau về địa vị của giai cấp trong hệ thống sản xuất là do:
Thứ nhất, sự khác nhau về quan hệ của họ đối với việc sở hữu tư liệu sản xuất của xã hội. Ví dụ:
– Mối quan hệ giữa chủ nô và nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ.
– Mối quan hệ giữa địa chủ phong kiến và nông dân trong xã hội phong kiến.
– Mối quan hệ giữa tư sản và nhân dân lao động (công nhân) trong xã hội tư bản.
Giai cấp chủ nô, địa chủ phong kiến và tư bản trong các hình thái
kinh tế xã hội đều nắm trong tay phần lớn tư liệu sản xuất của xã hội, họ
chi phối toàn bộ hoạt động sản xuất của xã hội.
Thứ hai, sự khác nhau về vai trò của họ trong tổ chức quản lý sản
xuất, tổ chức quản lý xã hội. Ví dụ:
– Trong xã hội phong kiến, sự quản lý nền sản xuất, quản lý xã hội
thuộc về giai cấp phong kiến.
– Trong xã hội tư bản, sự quản lý nền sản xuất công nghiệp, quản lý
các ngành kinh tế khác và kể cả quản lý xã hội thuộc về giai cấp tư sản.
Thứ ba, sự khác nhau về phương thức và quy mô thu nhập những
sản phẩm lao động của xã hội. Ví dụ:
Trong xác xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến và xã hội tư
bản, giai cấp nô lệ, nông nô, công nhân là giai cấp tạo ra hầu hết của cải
vật chất cho xã hội nhưng họ chỉ được một phần thu nhập rất nhỏ và trong
tay họ họ không có tư liệu sản xuất.
Trong những sự khác nhau trên, sự khác nhau của họ về sở hữu đối
với tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định. Tập đoàn người nào nắm tư liệu
sản xuất sẽ trở thành giai cấp thống trị xã hội và tất yếu sẽ chiếm đoạt
những sản phẩm lao động của các tập đoàn khác. Đó là bản chất của
những xung đột giai cấp trong các xã hội có giai cấp đối kháng. Ví dụ:
Trong xã hội tư bản, các nhà tư bản chiếm hữu toàn bộ nhà xưởng,
máy móc, hầm mỏ… còn người công nhân thì trắng tay nên họ buộc phải
làm thuê bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Họ tạo ra của cải vật
chất cho xã hội nhưng hầu hết của cải vật chất đó thuộc về nhà tư bản,
nên nhà tư bản chi phối cả hoạt động sản xuất xã hội. Từ đó họ có thể chi
phối hoạt động chính trị của xã hội. Các chính trị gia có xuất thân từ giai
cấp tư bản thì hoạt động chính trị của họ chủ yếu phục vụ ích lợi cho giai cấp của mình.
Giai cấp thực chất là một phạm trù kinh tế - xã hội có tính lịch sử,
luôn vận động biến đổi cùng với sự biến đổi của lịch sử.
2. Nguồn gốc hình thành giai cấp
Trong xã hội có nhiều nhóm người khác nhau, sự khác biệt giữa
những nhóm người này dựa trên dự khác biệt về giới tính, tôn giáo, tín
ngưỡng, dân tộc, văn hóa . . . những sự khác biệt ấy không tạo nên sự đối
lập về mặt xã hội. Chỉ có những giai cấp xuất phát từ sự khác biệt căn bản
về lợi ích mới tạo ra những xung đột xã hội mang tính chất đối kháng. Mác
chỉ ra rằng: “Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn phát
triển lịch sử nhất định của sản xuất”. Sự phân chia một xã hội thành giai
cấp trước hết là do nguyên nhân kinh tế.
Trong xã hội nguyên thủy, lực lượng sản xuất chưa phát triển,năng
suất lao động rất thấp, sản phẩm làm ra không đủ nuôi sống bản thân.
Con người phải nương tựa vào nhau theo bầy đàn lệ thuộc nhiều vào tự
nhiên, giai cấp chưa xuất hiện.
Sản xuất ngày càng phát triển với sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Công cụ sản xuất bằng kim loại ra đời năng suất lao động tăng lên,
phân công lao động xã hội từng bước hình thành, của cải dư thừa xuất
hiện, những người có chức quyền trong các thị tộc, bộ lạc, đã chiếm đoạt
của cải dư thừa làm của riêng, chế độ tự hữu ra đời, bất bình đẳng về kinh
tế nảy sinh trong nội bộ công xã, đó chính là cơ sở của sự xuất hiện giai cấp.
Do có của cải dư thừa, tù binh bắt được trong các cuộc chiến được
sử dụng làm nô lệ để phục vụ cho những người có địa vị trong xã hội, chế
độ có giai cấp chính thức được hình thành từ đó.
Như vậy, nguồn gốc trực tiếp của sự phân hóa giai cấp trong xã hội
là do sự ra đời và tồn tại của chế độ tư hữu.
/* Chỗ này đọc được nên chép chơi cho vui thôi.
Vậy giai cấp có tồn tại mãi không? Như đã phân tích thì giai cấp
được hình thành do chế độ tư hữu do đó theo mối quan hệ biện chứng ấy
nếu không còn chế độ tư hữu thì giai cấp không còn. Trải qua các hình thái
kinh tế xã hội, chiếm hưu nô lệ, phong kiến,tư bản chủ nghĩa chế độ tư
hữu càng phân hóa rõ, sự phân hóa giai cấp và mâu thuẩn giai cấp ngày
càng cao. Đến xã hội xã hội chủ nghĩa giai cấp bóc lột không còn nữa nên
đã thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và xác lập công hữu về tư
liệu sản xuất dưới 2 hình thức là sở hữu tòan dân và sở hữu tập thể. Đến
xã hội chủ nghĩa thì chỉ còn hai giai cấp cơ bản là công nhân và nông dân
tập thể cùng tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa nhưng ở đây giai cấp mang
tính chất bổ trợ tức là một bước quá độ lên một xã hội không còn giai cấp
nữa Bước lên đỉnh cao của chủ nghĩa xã hội là xã hội chủ nghĩa cộng sản.
lúc đó lực lượng sản xuất phát triển lên một đỉnh cao, khi ấy chỉ còn một
hình thái sở hữu duy nhất là sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, lúc đó
giai cấp không còn tồn tại, mọi người đều được bình đẳng với nhau về
quyền lợi, làm theo năng lưc, hưởng theo lao động. Như vậy đúng theo
quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, theo
đúng quy luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng, sự phát triển của hình
thái kinh tế xã hội theo hình xoáy tròn ốc sau một chu kỳ phát triển nó lại
trở về hình thái ban đầu, nhưng ở một cấp độ khác cao hơn, từ không
phân hóa giai cấp sau một chu kỳ nó lai trở về một xã hôi không có giai
cấp nhưng trình độ của lực lượng sản xuất cao hơn, tư liệu sản xuất tân tiến hơn. */
3. Kết cấu xã hội – giai cấp II. Đấu tranh giai cấp
1. Khái niệm đấu tranh giai cấp
Định nghĩa đấu tranh giai cấp của Lênin: là “cuộc đấu tranh của
quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc
quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những
người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người
hữu sản hay giai cấp tư sản”.
Thực chất của đấu tranh giai cấp trong lịch sử là cuộc đấu tranh
nhằm giải quyết vấn đề mâu thuẫn lợi ích kinh tế và chính trị của giai cấp
bị thống trị, những người lao động làm thuê, những người nô lệ, bị áp bức,
bóc lột chống lại giai cấp thống trị, chống lại bọn đặc quyền, đặc lợi,
những kẻ đi áp bức và bóc lột. Trong thời đại ngày nay, biểu hiện là cuộc
đấu tranh giữa giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động
chống lại giai cấp tư sản.
Đấu tranh giai cấp có nguồn gốc khách quan từ sự phát triển mang
tính xã hội hóa ngày càng sâu rộng của lực lượng sản xuất với quan hệ
chiếm hữu tư nhân về tư lịệu sản xuất biểu hiện của mâu thuẩn này về
phương diện xã hội : Mâu thuẩn giữa một bên là giai cấp cách mạng tiến
bộ đại diện cho phương thức sản xuất mới với một bên là giai cấp thống
trị, bóc lột đại diện cho những lợi ích gắn với quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu.
4. Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát
triển của xã hội có giai cấp
Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến cách mạng xã
hội để thay thế phương thức sản xuất cũ bằng một phương thức sản xuất
mới tiến bộ hơn. Phương thức sản xuất mới ra đời mở ra địa bàn mới cho
sự phát triển của sản xuất xã hội. Sản xuất phát triển sẽ là động lực thúc
đẩy sự phát triển của toàn bộ đời sống xã hội. Như C. Mác và Ph, Ăng-ghen
đã khẳng định: Đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp là cách mạng xã hội.
Cách mạng xã hội như là đòn bẩy thay đổi các hình thái kinh tế – xã hội.
Đấu tranh giai cấp góp phần xóa bỏ các thế lực phản động, lạc hậu,
đồng thời cải tạo cả bản thân giai cấp cách mạng. Giai cấp nào đại biểu
cho phương thức sản xuất mới, giai cấp đó sẽ lãnh đạo cách mạng. Thành
tựu mà loài người đạt được trong tiến trình phát triển của lực lượng sản
xuất, cách mạng khoa học và công nghệ, cải cách về dân chủ và tiến bộ
xã hội… không tách rời cuộc đấu tranh của các giai cấp tiến bộ chống lại
các thế lực thù địch, phản động.