Trình bày Nguyên lí về sự phát triển?

Trình bày Nguyên lí về sự phát triển?

lOMoARcPSD| 35966235
1
Nguyên lí về sự phát triển:
1. Khái niệm:
- Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn.
- Phát triển là vận động nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển, mà chỉ vận
động nào theo khuynh hướng đi lên thì mới là phát triển. Vận động diễn ra trong
không gian và thời gian, nếu thoát ly chúng thì không thể có phát triển.
Ví dụ về phát triển:
+ Giới tự nhiên phát triển từ vô cơ đến hữu cơ, từ vật chất chưa có sự sống đến các loài thực vật,
động vật, đến con người.
+ Xã hội loài người phát triển từ chế độ công xã nguyên thủy, qua các chế độ khác nhau rồi đến
xã hội chủ nghĩa.
+ Trí tuệ con người phát triển không ngừng, từ chỗ người nguyên thủy chỉ chế tạo được các công
cụ bằng đá, đến nay đã chế tạo được máy móc tinh vi.
Phân biệt tiến hóa và tiến bộ:
- Tiến hóa: Là một dạng của phát triển, diễn ra theo cách từ từ, và thường là sự biến đổi
hình thức của tồn tại xã hội từ đơn giản đến phức tạp.
Ví dụ: Từ tổ tiên chung là những loài bò sát hay động vật cổ xưa mà đã tiến hóa thành
rất nhiều loài khác nhau tồn tại hiện nay, tạo nên xã hội động vật vô cùng phong phú và
phức tạp.
- Tiến bộ: là một quá trình biến đổi hướng tới cải thiện thực trạng xã hội từ chỗ chưa
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn so với thời điểm ban đầu, đề cập đến sự phát triển có giá
trị tích cực.
Ví dụ: Sự tiến bộ của của khoa học công nghệ giúp con người xử lí công việc trở nên
dễ dàng hơn, chính xác hơn, hiệu quả cao hơn.
Quan điểm siêu hình:
- Phủ nhận sự phát triển, tuyệt đối hóa mặt ổn định của sự vật, hiện tượng.
- Phát triển ở đây chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi về mặt lượng, chỉ là sự tuần hoàn, lặp đi,
lặp lại mà không có sự thay đổi về chất, không có sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới.
Quan điểm biện chứng:
- Coi sự phát triển là sự vận động đi lên, là quá trình tiến lên thông qua bước nhảy; sự
vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế.
- Chỉ ra nguồn gốc bên trong của sự vận động, phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối
lập bên trong sự vật, hiện tượng
- Đặc điểm chung của sự phát triển là tính tiến lên theo đường xoáy ốc, có kế thừa, có sự
dường như lặp lại sự vật, hiện tượng cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. Quá trình đó diễn ra
vừa dần dần, vừa có những bước nhảy vọt... làm cho sự phát triển mang tính quanh co,
phức tạp, có thể có những bước thụt lùi tương đối trong sự tiến lên.
Giải thích:
- Các mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm,… mà trong quá
trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái
ngược nhau:
Ví dụ:
+ Mỗi sinh vật đều có mặt đồng hóa và dị hóa. Đồng hóa là quá trình trao đổi làm cho các tế
bào được nảy sinh, còn dị hóa là ngược lại.
+ Mỗi hoạt động kinh tế đều có mặt sản xuất và tiêu thụ. Hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm,
hoạt động tiêu thụ lại triệt tiêu sản phẩm.
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau giữa các mặt đối lập trong
cùng 1 sự vật, hiện tượng.
lOMoARcPSD| 35966235
3
Ví dụ:
+ Sự đấu tranh giữa điện tích âm và điện tích dương trong nguyên tử
+ Sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và bị trị trong xã hội mâu thuẫn giai cấp
Vì sao nói rằng nguồn gốc bên trong của sự vận động, phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối
lập bên trong sự vật, hiện tượng? Vì sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật và hiện
tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ. Kết quả là mâu thuẫn cũ mất đi, mẫu thuẫn mới hình
thành, sự vật và hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới. Quá trình này tạo nên
sự vận động và phát triển vô tận của thế giới khách quan. Chính vì vậy, nguồn gốc bên trong của
sự vận động, phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: sự đấu tranh giữa giai cấp nô lệ với giai cấp chủ nô đã làm cho xã hội chiếm hữu nô lệ
tiêu vong, hình thành nên xã hội phong kiến với mâu thuẫn mới là giai cấp địa chủ và giai cấp
nông dân.
Ví dụ cho sự phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà quanh co,mà là là tính tiến lên theo
đường xoáy ốc: Nền kinh tế Việt Nam sau khi đổi mới đã có sự phát triển chung, đó là khuynh
hướng đi lên. Nhưng trong nền kinh tế, không phải tất cả các thành phần kinh tế đều phát triển
mà tồn tại trong đó những công ty, những doanh nghiệp làm ăn cầm chừng, thâm chí phá sản. KT
Việt Nam phát triển không đồng nhất rằng mọi yếu tố trong nền KT Việt Nam phát triển nhưng
kết quả cuối cùng vẫn chính là sự tiến lên và phát triển của nền KT Việt Nam.
2. Tính chất:
- Tính khách quan: nguồn gốc của sự vật, hiện tượng nằm trong chính bản thân sự vật,
hiện tượng đó, chứ không phải do tác động từ bên ngoài và đặc biệt không phụ thuộc
vào ý thích, ý muốn chủ quan của con người.
- Tính phổ biến: sự phát triển có mặt ở khắp mọi nơi trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội
và tư duy.
- Tính kế thừa: sự vật, hiện tượng mới ra đời không thể là sự phủ định tuyệt đối, phủ
định sạch trơn, đoạn tuyệt một cách siêu hình đối với sự vật, hiện tượng cũ mà thay vào
đó là gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời của cái cũ, đồng thời giữ lại những yếu tố
tích cực thích hợp để phát triển cái mới. Tính kế thừa là tất yếu và khách quan, đảm bảo
cho sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng là liên tục không ngừng.
Ví dụ:
+ Các giống loài phát triển theo qui luật di truyền. Thế hệ con cái kế thừa những yếu tố
tích cực của thế hệ bố mẹ, gạt bỏ những yếu tố không còn thích hợp với hoàn cảnh mới.
+ Chế độ xã hội chủ nghĩa ra đời từ xã hội cũ, không xóa bỏ “sạch trơn” xã hội cũ mà
là tiếp thu, kế thừa những tinh hoa, những điểm tích cực, chọn lọc những thành quả mà
nhân loại đạt được dưới chế độ xã hội cũ.
- Tính đa dạng, phong phú:
+ Sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy, nhưng mỗi sự vật,
hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau.
+Tính đa dạng và phong phú của sự phát triển còn phụ thuộc vào không gian và thời
gian, vào các yếu tố, điều kiện tác động lên sự phát triển đó.
Ví dụ:
+ Cùng học 1 thầy cô nhưng cách suy nghĩ, sự phát triển của mỗi học sinh là khác
nhau.
+ Cùng bắt nguồn từ tổ tiên chung nhưng mỗi loài lại có sự phát triển khác nhau.
3. Nguyên tắc của sự phát triển
- Thứ nhất, khi xem xét sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong khuynh hướng vận động,
biến đổi, chuyển hóa nhằm phát hiện ra xu hướng biến đổi của nó. Điều này có nghĩa
rằng khi ta cần xem xét, nhận thức nó không chỉ ở trạng thái hiện tại mà còn ở quá khứ
để xem cách nó được sinh ra. Từ đó dự báo được khuynh hướng phát triển của nó trong
tương lai. Dự báo đúng sẽ giúp ta đi tới thành công, còn sai sẽ đi đến thất bại, và khi dự
báo về sự phát triển của sự vật, hiện tượng, cần vạch ra 1 số xu hướng chủ yếu để
không trở nên bị động trong hành động. Nói cách khác, khi dự đoán, ta phải có phương
án dự phòng.
lOMoARcPSD| 35966235
5
- Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, mỗi
giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức, phương
pháp tác động phù hợp để hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển đó.
- Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó
phát triển; chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến. Vì sự vật, hiện tượng luôn
luôn thay đổi, luôn luôn vận động. Cũng chính vì vậy, cách tư duy của chúng ta với sự
vật, hiện tượng phải luôn linh hoạt, mềm dẻo, tránh bảo thủ, trì trệ, định kiến vì điều
này đi ngược với sự phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng, vi phạm qui tắc phát triển.
- Thứ tư, biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển chúng trong điều
kiện mới.
Muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu
cần “phải xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động... trong sự biến đổi
của nó”.
- Sự vận dụng đồng thởi nội dung của hai nguyên lý: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và
nguyên lý về sự phát triển dựa vào hoạt động nhận thức và thực tiễn cần tuân theo nguyên tắc
lịch sử - cụ thể. Bản chất của nguyên tắc này là khi nhận thức sự vật, hiện tượng trong sự vận
động, trong sự chuyển hóa qua lại của nó, phải tái tạo lại được sự vận động, phát triển của sự vật,
hiện tượng ấy.
Nội dung nguyên tắc lịch sử - cụ thể này theo V.I.Lênin: “Xem xét sự vật trong sự phát
triển, trong sự tự vận động ... trong sự tự biến đổi của nó”. Nguyên tắc lịch sử không chỉ dừng lại
ở chỗ liệt kê những giai đoạn phát triển lịch sử mà khách thể nhận thức đã trải qua, mà còn đòi
hỏi chủ thể nhận thức phải vạch ra được tính tất yếu và các quy luật chi phối sự thay thế lẫn nhau
của các khách thể nhận thức, ), đặc biệt là phải tách ra được “cái cơ bản nhất trong chiều hướng
phát triển, hay trong cái dây xích phát triển” của khách thể nhận thức.
Nhận thức về một khách thể nào đó, nhất là trong lĩnh vực xã hội, dù cho nhận
thức đó đã là chân lý, cũng không phải là một cái gì cứng nhắc, luôn luôn đúng trong mọi
biến cố của lịch sử.
| 1/5

Preview text:

lOMoAR cPSD| 35966235
Nguyên lí về sự phát triển: 1. Khái niệm:
- Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn.
- Phát triển là vận động nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển, mà chỉ vận
động nào theo khuynh hướng đi lên thì mới là phát triển. Vận động diễn ra trong
không gian và thời gian, nếu thoát ly chúng thì không thể có phát triển. Ví dụ về phát triển:
+ Giới tự nhiên phát triển từ vô cơ đến hữu cơ, từ vật chất chưa có sự sống đến các loài thực vật,
động vật, đến con người.
+ Xã hội loài người phát triển từ chế độ công xã nguyên thủy, qua các chế độ khác nhau rồi đến xã hội chủ nghĩa.
+ Trí tuệ con người phát triển không ngừng, từ chỗ người nguyên thủy chỉ chế tạo được các công
cụ bằng đá, đến nay đã chế tạo được máy móc tinh vi.
Phân biệt tiến hóa và tiến bộ:
- Tiến hóa: Là một dạng của phát triển, diễn ra theo cách từ từ, và thường là sự biến đổi
hình thức của tồn tại xã hội từ đơn giản đến phức tạp.
Ví dụ: Từ tổ tiên chung là những loài bò sát hay động vật cổ xưa mà đã tiến hóa thành
rất nhiều loài khác nhau tồn tại hiện nay, tạo nên xã hội động vật vô cùng phong phú và phức tạp.
- Tiến bộ: là một quá trình biến đổi hướng tới cải thiện thực trạng xã hội từ chỗ chưa
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn so với thời điểm ban đầu, đề cập đến sự phát triển có giá trị tích cực.
Ví dụ: Sự tiến bộ của của khoa học công nghệ giúp con người xử lí công việc trở nên 1
dễ dàng hơn, chính xác hơn, hiệu quả cao hơn. Quan điểm siêu hình:
- Phủ nhận sự phát triển, tuyệt đối hóa mặt ổn định của sự vật, hiện tượng.
- Phát triển ở đây chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi về mặt lượng, chỉ là sự tuần hoàn, lặp đi,
lặp lại mà không có sự thay đổi về chất, không có sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới. Quan điểm biện chứng:
- Coi sự phát triển là sự vận động đi lên, là quá trình tiến lên thông qua bước nhảy; sự
vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế.
- Chỉ ra nguồn gốc bên trong của sự vận động, phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối
lập bên trong sự vật, hiện tượng
- Đặc điểm chung của sự phát triển là tính tiến lên theo đường xoáy ốc, có kế thừa, có sự
dường như lặp lại sự vật, hiện tượng cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. Quá trình đó diễn ra
vừa dần dần, vừa có những bước nhảy vọt... làm cho sự phát triển mang tính quanh co,
phức tạp, có thể có những bước thụt lùi tương đối trong sự tiến lên. Giải thích:
- Các mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm,… mà trong quá
trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau: Ví dụ:
+ Mỗi sinh vật đều có mặt đồng hóa và dị hóa. Đồng hóa là quá trình trao đổi làm cho các tế
bào được nảy sinh, còn dị hóa là ngược lại.
+ Mỗi hoạt động kinh tế đều có mặt sản xuất và tiêu thụ. Hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm,
hoạt động tiêu thụ lại triệt tiêu sản phẩm.
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau giữa các mặt đối lập trong
cùng 1 sự vật, hiện tượng. lOMoAR cPSD| 35966235 Ví dụ:
+ Sự đấu tranh giữa điện tích âm và điện tích dương trong nguyên tử
+ Sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và bị trị trong xã hội mâu thuẫn giai cấp
Vì sao nói rằng nguồn gốc bên trong của sự vận động, phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối
lập bên trong sự vật, hiện tượng? Vì sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật và hiện
tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ. Kết quả là mâu thuẫn cũ mất đi, mẫu thuẫn mới hình
thành, sự vật và hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới. Quá trình này tạo nên
sự vận động và phát triển vô tận của thế giới khách quan. Chính vì vậy, nguồn gốc bên trong của
sự vận động, phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: sự đấu tranh giữa giai cấp nô lệ với giai cấp chủ nô đã làm cho xã hội chiếm hữu nô lệ
tiêu vong, hình thành nên xã hội phong kiến với mâu thuẫn mới là giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân.
Ví dụ cho sự phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà quanh co,mà là là tính tiến lên theo
đường xoáy ốc: Nền kinh tế Việt Nam sau khi đổi mới đã có sự phát triển chung, đó là khuynh
hướng đi lên. Nhưng trong nền kinh tế, không phải tất cả các thành phần kinh tế đều phát triển
mà tồn tại trong đó những công ty, những doanh nghiệp làm ăn cầm chừng, thâm chí phá sản. KT
Việt Nam phát triển không đồng nhất rằng mọi yếu tố trong nền KT Việt Nam phát triển nhưng
kết quả cuối cùng vẫn chính là sự tiến lên và phát triển của nền KT Việt Nam. 2. Tính chất:
- Tính khách quan: nguồn gốc của sự vật, hiện tượng nằm trong chính bản thân sự vật,
hiện tượng đó, chứ không phải do tác động từ bên ngoài và đặc biệt không phụ thuộc
vào ý thích, ý muốn chủ quan của con người.
- Tính phổ biến: sự phát triển có mặt ở khắp mọi nơi trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Tính kế thừa: sự vật, hiện tượng mới ra đời không thể là sự phủ định tuyệt đối, phủ
định sạch trơn, đoạn tuyệt một cách siêu hình đối với sự vật, hiện tượng cũ mà thay vào
đó là gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời của cái cũ, đồng thời giữ lại những yếu tố
tích cực thích hợp để phát triển cái mới. Tính kế thừa là tất yếu và khách quan, đảm bảo
cho sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng là liên tục không ngừng. Ví dụ:
+ Các giống loài phát triển theo qui luật di truyền. Thế hệ con cái kế thừa những yếu tố 3
tích cực của thế hệ bố mẹ, gạt bỏ những yếu tố không còn thích hợp với hoàn cảnh mới.
+ Chế độ xã hội chủ nghĩa ra đời từ xã hội cũ, không xóa bỏ “sạch trơn” xã hội cũ mà
là tiếp thu, kế thừa những tinh hoa, những điểm tích cực, chọn lọc những thành quả mà
nhân loại đạt được dưới chế độ xã hội cũ.
- Tính đa dạng, phong phú:
+ Sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy, nhưng mỗi sự vật,
hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau.
+Tính đa dạng và phong phú của sự phát triển còn phụ thuộc vào không gian và thời
gian, vào các yếu tố, điều kiện tác động lên sự phát triển đó. Ví dụ:
+ Cùng học 1 thầy cô nhưng cách suy nghĩ, sự phát triển của mỗi học sinh là khác nhau.
+ Cùng bắt nguồn từ tổ tiên chung nhưng mỗi loài lại có sự phát triển khác nhau.
3. Nguyên tắc của sự phát triển
- Thứ nhất, khi xem xét sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong khuynh hướng vận động,
biến đổi, chuyển hóa nhằm phát hiện ra xu hướng biến đổi của nó. Điều này có nghĩa
rằng khi ta cần xem xét, nhận thức nó không chỉ ở trạng thái hiện tại mà còn ở quá khứ
để xem cách nó được sinh ra. Từ đó dự báo được khuynh hướng phát triển của nó trong
tương lai. Dự báo đúng sẽ giúp ta đi tới thành công, còn sai sẽ đi đến thất bại, và khi dự
báo về sự phát triển của sự vật, hiện tượng, cần vạch ra 1 số xu hướng chủ yếu để
không trở nên bị động trong hành động. Nói cách khác, khi dự đoán, ta phải có phương án dự phòng. lOMoAR cPSD| 35966235
- Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, mỗi
giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức, phương
pháp tác động phù hợp để hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển đó.
- Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó
phát triển; chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến. Vì sự vật, hiện tượng luôn
luôn thay đổi, luôn luôn vận động. Cũng chính vì vậy, cách tư duy của chúng ta với sự
vật, hiện tượng phải luôn linh hoạt, mềm dẻo, tránh bảo thủ, trì trệ, định kiến vì điều
này đi ngược với sự phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng, vi phạm qui tắc phát triển.
- Thứ tư, biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển chúng trong điều kiện mới.
Muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu
cần “phải xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động... trong sự biến đổi của nó”.
- Sự vận dụng đồng thởi nội dung của hai nguyên lý: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và
nguyên lý về sự phát triển dựa vào hoạt động nhận thức và thực tiễn cần tuân theo nguyên tắc
lịch sử - cụ thể. Bản chất của nguyên tắc này là khi nhận thức sự vật, hiện tượng trong sự vận
động, trong sự chuyển hóa qua lại của nó, phải tái tạo lại được sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng ấy.
Nội dung nguyên tắc lịch sử - cụ thể này theo V.I.Lênin: “Xem xét sự vật trong sự phát
triển, trong sự tự vận động ... trong sự tự biến đổi của nó”. Nguyên tắc lịch sử không chỉ dừng lại
ở chỗ liệt kê những giai đoạn phát triển lịch sử mà khách thể nhận thức đã trải qua, mà còn đòi
hỏi chủ thể nhận thức phải vạch ra được tính tất yếu và các quy luật chi phối sự thay thế lẫn nhau
của các khách thể nhận thức, ), đặc biệt là phải tách ra được “cái cơ bản nhất trong chiều hướng
phát triển, hay trong cái dây xích phát triển” của khách thể nhận thức.
Nhận thức về một khách thể nào đó, nhất là trong lĩnh vực xã hội, dù cho nhận
thức đó đã là chân lý, cũng không phải là một cái gì cứng nhắc, luôn luôn đúng trong mọi
biến cố của lịch sử. 5