-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay | Văn mẫu lớp 9
Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có lịch sử hình thành từ hơn một nghìn năm trước, luôn khiến người dân tự hào với bản sắc văn hóa dân tộc đa dạng, đặc sắc và đậm nét riêng. Những bản sắc văn hóa ấy được thể hiện qua trang phục, ẩm thực, văn học, âm nhạc và cả lời ăn tiếng nói hằng ngày. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
của thế hệ trẻ ngày nay
Nghị luận xã hội về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
A. Viết đoạn văn ngắn về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc - Mẫu 1
Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có lịch sử hình thành từ hơn một nghìn năm trước, luôn
khiến người dân tự hào với bản sắc văn hóa dân tộc đa dạng, đặc sắc và đậm nét riêng.
Những bản sắc văn hóa ấy được thể hiện qua trang phục, ẩm thực, văn học, âm nhạc và cả
lời ăn tiếng nói hằng ngày. Chúng là những giá trị về tinh thần được gìn giữ, lưu truyền từ đời
này sang đời khác. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta đối mặt với làn sóng du
nhập mạnh mẽ của văn hóa các nước khác trên thế giới, khiến văn hóa truyền thống dân
tộc dần có hiện tượng lai căng, mai một. Trước nguy cơ đó, thế hệ trẻ Việt Nam lại càng phải
thêm vững vàng trong tư tưởng và thiết thực trong hành động. Chúng ta cần tiếp thu có
chọn lọc những nét văn hóa ngoại quốc trong tâm thế học hỏi, không để chúng lấn át hay
thay thế các nét văn hóa truyền thống vốn có. Bên cạnh đó, cũng cần phát huy và quảng bá
những nét văn hóa truyền thống dân tộc đến với bạn bè quốc tế. Điều này đã và đang được
làm rất tốt. Hình ảnh tà áo dài, các làn điệu dân ca, các món ăn, phong tục, lễ Tết của nước
ta đã được giới trẻ quảng bá rộng rãi trên các trang mạng xã hội, áp dụng cả vào trong cuộc
sống thường nhật. Giúp duy trì, củng cố và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời
đưa nó đến gần hơn với bạn bè quốc tế. Em rất vui và tự hào khi bản thân và các anh chị,
các bạn trong thế hệ trẻ hôm nay có thể góp sức mình vào công cuộc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đó. ADVERTISEMENT
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc - Mẫu 2
Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những trách nhiệm của mỗi công dân. Và
thế hệ trẻ - “mùa xuân của đất nước”, là những người tiên phong trong công cuộc ấy hiện
nay. Giữ gìn bản sắc văn hóa chính là bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền
thống của quốc gia, dân tộc. Điều đó thể hiện tình yêu quê hương, tinh thần tự tôn dân tộc,
ý thức rõ ràng về độc lập chủ quyền của đất nước. Trong thời đại công nghệ phát triển, xu
thế toàn cầu hóa ngày một mạnh mẽ thì việc bảo vệ truyền thống của dân tộc trên nhiều
bình diện càng cần được quan tâm. Là những con người giàu sức trẻ, nhiệt huyết và tinh
thần sáng tạo, các bạn trẻ có rất nhiều cách để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Những sản phẩm nghệ thuật của âm nhạc, hội họa, điện ảnh,…được những nghệ sĩ trẻ kết
hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống. Thị hiếu công chúng cũng ngày càng mặn mà với
những sản phẩm lấy cảm hứng từ chất liệu văn hóa dân gian. Không chỉ vậy, các bạn trẻ còn
biết tận dụng thế mạnh về ngoại ngữ của mình để giới thiệu cho bạn bè quốc tế những nét
đẹp về con người, cảnh quan, ẩm thực Việt. Ta có thể kể đến Vàng Thị Dế - cô gái người
Mông đã lan tỏa vẻ đẹp của vải lanh đến với đồng bào cả nước và bạn bè thế giới. Vải lanh
vốn được dệt thủ công từ cây lanh, là sản vật của đồng bào người Mông ở các tỉnh miền núi
phía Bắc. Khi xuống Thủ đô học Đại học, Dế đã chăm chỉ tìm tòi, tự lập website và fanpage
về vải lanh của riêng mình. Tấm vải quý giá nay không chỉ xuất hiện trên trang phục của
người phông mà còn được thiết kế thành túi, khăn, áo,… rất dễ ứng dụng trong đời sống
hằng ngày. Sự sáng tạo hài hòa giữa truyền thống và hiện đại này đã thu hút người mua. Từ
đó, Dế đã giúp nhiều gia đình Mông tăng thêm thu nhập. Nét đẹp núi rừng Việt Nam cũng
được đi xa hơn, được nhiều du khách yêu thích. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ
phận những người trẻ có tư tưởng sính ngoại, coi thường văn hóa truyền thống. Hoặc, có
những người lại có quan điểm sai lệch về bảo tồn văn hóa, cố thủ sự lạc hậu. Đây đều là
những hiện tượng cần loại trừ. Hai tiếng “Bản sắc” chính là chìa khóa để phân biệt dân tộc
này với dân tộc khác, là dấu “vân tay” nhận diện mỗi chúng ta. Chính vì vậy, hãy sử dụng tài
năng, sức trẻ và mọi cơ hội để bảo tồn và phát huy truyền thống văn hiến ngàn đời.
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc - Mẫu 3
Nhà văn khoa học viễn tưởng Mỹ Heinlein đã từng nói: “Một thế hệ ngoảnh mặt với lịch sử là
một thế hệ không có quá khứ - và cũng không có tương lai”. Mỗi đất nước, quốc gia đều
được tạo dựng bởi những truyền thống lịch sử, văn hóa,… làm nên bản sắc dân tộc riêng
biệt, điều mà thế hệ sau chúng ta nên làm là phải biết trân trọng những giá trị. Bản sắc dân
tộc là những yếu tố văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán,… do thế hệ đi trước gây
dựng, giữ gìn, lưu truyền và được kế thừa, phát huy. Trân trọng những bản sắc dân tộc chính
là những hành động để bày tỏ sự biết ơn, tri ân sâu sắc đến thế hệ đi trước - những người đã
đem công sức, mồ hôi, xương máu để kiến tạo, gìn giữ và lưu truyền đến đời sau. 78 năm
qua, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, chiến đấu với thế lực xâm lăng, thiên tai, bệnh dịch
hay những âm mưu đồng hóa, chính sách ngu dân của đế quốc, thực dân,… nhân dân ta
vẫn luôn kiên định, giữ vững nền văn hóa nước nhà. Chúng ta - những người trẻ tuổi sinh ra
trong thời bình, càng phải biết nhận thức, tự hào sâu sắc về những gì họ đã gắng sức để “giữ
và truyền” ấy. Mỗi cá nhân có ý thức trân trọng bản sắc dân tộc sẽ tạo nên khối đại đoàn kết
dân tộc, tạo thành sức mạnh nội tại để chống lại những âm mưu thù địch, những căn “bệnh
dịch” ngoại lai, nhất là trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Đồng thời, có ý thức trân trọng, con
người sẽ nhận thức được trách nhiệm của bản thân với những bản sắc văn hóa của dân tộc,
biết suy nghĩ và hành động đúng đắn để góp phần công sức riêng vào sự nghiệp chung của
Tổ quốc. Bằng tấm lòng yêu thương, trân trọng, dự án phi lợi nhuận Việt Sử kiêu hùng với sứ
mệnh kết nối những giá trị lịch sử của dân tộc với thế hệ người trẻ Việt đã được ra đời vào
tháng 6/2017 và gây quỹ thành công hơn 3 tỷ đồng, có được sự đón nhận từ hàng triệu khán
giả và là dự án có ảnh hưởng tích cực nhất được trao giải tại Wechoice Award 2020. Đó
không còn là dự án của một vài cá nhân mà tồn tại bởi sức mạnh cộng đồng, với khát khao
tìm lại và lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của cha ông, đóng góp một phần sức mình
cho những điều tốt đẹp. Những hành động thiết thực đó là minh chứng rõ nét cho một thế
hệ người Việt không bao giờ “ngoảnh mặt” với lịch sử, văn hóa dân tộc. Ở đâu đó vẫn còn
những người con sinh ra trên đất Việt nhưng vô tình quay lưng với truyền thống của dân tộc,
nhưng Tổ quốc Việt Nam, nhân dân Việt Nam với những trái tim bao dung sẽ luôn dang rộng
vòng tay, sẵn sàng đón nhận những người biết quay đầu trở lại, biết yêu đời, yêu người, yêu
truyền thống, văn hóa của nước nhà.
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc - Mẫu 4
Việt Nam được biết đến là đất nước nghìn năm văn hiến với nhiều bản sắc văn hóa dân tộc
độc đáo, riêng biệt. Việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy những bản sắc đó là trách nhiệm của
mọi công dân nói chung đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Bản sắc văn hóa dân tộc được hiểu là
những giá trị truyền thống văn hóa riêng biệt vốn có của một vùng lãng thổ, một quốc gia đã
có từ lâu đời được con người bảo vệ, giữ gìn và phát huy. Bản sắc văn hóa vô cùng quan
trọng đối với mỗi quốc gia nói chung và đối với con người nói riêng. Có bản sắc văn hóa dân
tộc, con người mới có thể phân biệt được vùng, miền, lãng thổ; từ đó có ý thức bảo vệ, giữ
gìn quê hương, mảnh đất của mình và giúp nó phát triển bền đẹp, vững mạnh hơn. Có bản
sắc văn hóa dân tộc, con người mới có sự giao lưu, hòa hợp với nhau trong cuộc sống thông
qua những phong tục tập quán. Bả sắc văn hóa dân tộc quan trọng là thế, chúng ta không
thể phủ nhận. Là những người công dân trẻ của đất nước, chúng ta cần có ý thức tìm tòi,
học hỏi, tiếp thu những giá trị bản sắc văn hóa vốn có, từ đó có ý thức giữ gìn và phát huy
những giá trị đó ngày càng đẹp đẽ hơn, vươn xa hơn, không ngừng quảng bá đến bạn bè
năm châu. Bên cạnh đó, ta cũng cần thẳng thắn phê phán, chỉ trích những người có lối sống
lai căng, pha tạp, chạy theo những giá trị văn hóa phương tây mà bỏ quên đi truyền thống
của quê hương, đất nước mình. Một lần được sống, hãy làm tròn bổn phận của một người
công dân bằng cách giữ cho đất nước được trọn vẹn giá trị tốt đẹp đã được gây dựng từ
trước. Đất nước này là của chúng ta, nền văn hóa này là của chúng ta, hãy sớm thức tỉnh và
làm nhiều điều có ích hơn nữa để quê hương ngày càng giàu đẹp, vững mạnh hơn.
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc - Mẫu 5
Chúng ta được sinh ra và lớn lên không chỉ dựa vào những vật chất bên ngoài mà cả những
giá trị tinh thần bên trong. Chính vì thế, giới trẻ chúng ta ngày nay cần có ý thức giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc chính là những nét văn hóa từ lâu đời của
dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán,
những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta. Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị tạo
nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con
người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống. Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể
hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của
quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa chan hòa sau. Bản sắc văn
hóa dân tộc là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho đất nước mình
không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác. Trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc là trách nhiệm chung của mọi người đặc biết là với giới trẻ. Mỗi người học sinh chúng ta
phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị
đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động
để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học
sinh chúng ta cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, ngoài
ra ta cần tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
Mỗi ngày nỗ lực hơn một chút, nâng cao ý thức hơn một chút ta sẽ tiến bộ hơn từng ngày và
những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc sẽ được bảo vệ, giữ gìn, đất nước cũng từ đó phát triển hưng thịnh hơn.
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc - Mẫu 6
Con người không tự dưng mà khôn lớn, mà trưởng thành cả về thể chất và tinh thần. Chúng
ta cần trải qua quá trình tôi luyện bản thân và học hỏi nhiều điều hay lẽ phải từ cuộc sống,
từ xã hội, đặc biệt là từ những bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì thế, người trẻ chúng ta cần
có trách nhiệm trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc là
những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành
những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta. Bản sắc văn
hóa dân tộc là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối
sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống. Trước
hết, bản sắc văn hóa chính là hồn cốt của dân tộc. Một dân tộc có giữ gìn được bản sắc văn
hóa mới có thể giữ được đất nước, mới giúp cho đất nước mình không bị lẫn với bất kì nơi
nào trên thế giới. Trong hàng trăm quốc gia trên thế giới, thì bản sắc văn hóa chính là cái
riêng biệt, không thể trộn lẫn với bất kỳ nơi nào khác. Bản sắc văn hóa dân tộc còn đem lại
những lợi ích to lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Nó không chỉ nuôi
dưỡng tâm hồn con người mà còn là tài nguyên thu hút một lượng khách du lịch rất lớn trên
thế giới - những người yêu thích du lịch, khám phá văn hóa đến với Việt Nam. Đây là cơ hội
rất lớn để phát triển đất nước và giúp đất nước hội nhập. Chúng ta - thế hệ được kế thừa
những bản sắc văn hóa tốt đẹp đó cần phải có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị đó với
bạn bè năm châu. Ngoài ra, ta cũng cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của
nước nhà. Hãy cùng chung tay vì một đất nước giàu đẹp, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc - Mẫu 7
Đất nước Việt Nam ta bao đời nay được biết đến là một quốc gia có lịch sử lâu đời với nhiều
bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo. Là công dân của đất nước, chúng ta cần có ý thức và
trách nhiệm giữ gìn những bản sắc đó. Bản sắc văn hóa dân tộc: là những nét văn hóa từ lâu
đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập
quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta. Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá
trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể
của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống. Trách nhiệm giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc của giới trẻ là việc giới trẻ tìm hiểu, có vốn kiến thức về văn hóa của dân
tộc, đất nước mình, từ đó có ý thức giữ gìn, quảng bá nét đẹp đó ra rộng rãi hơn. Trong vô
vàn những quốc gia tồn tại bình đẳng với bức tranh đa dạng và muôn màu sắc, bản sắc
chính là một trong những yếu tố làm nên đặc trưng riêng, không thể hòa lẫn, hợp nhất giữa
các đất nước. Bản sắc văn hóa có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với mỗi một quốc gia, dân
tộc. Trước hết, bản sắc chính là cái gốc, cái hồn cốt lõi khẳng định sự tồn tại của mỗi một
quốc gia, dân tộc. Không chỉ dừng lại ở đó, bản sắc còn là cái nôi nuôi dưỡng ý thức về
quyền độc lập và ý thức gìn giữ non sông, đất nước đối với mỗi một con người. Những người
học sinh chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần phải tìm hiểu và có vốn
kiến thức nhất định về bản sắc văn hóa dân tộc của đất nước mình. Bên cạnh đó, tích cực
quảng bá những nét đẹp văn hóa đó đến với bạn bè năm châu để mọi người được biết đến.
Mỗi người một hành động nhỏ cùng chung tay bảo vệ, giữ gìn bản sắc một chút thì đất nước
ngày càng phát triển tốt đẹp hơn.
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc - Mẫu 8
Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập các nền văn hóa, kinh tế của nước ngoài. Kèm theo
đó, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là rất quan trọng.
Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, tiêu biểu nhất, bản chất nhất, được
hình thành và phát triển suốt quá trình phát triển đất nước, là nền tảng mang tính trường
tồn, bền vững, mang tính dân tộc sâu sắc. Nó được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách
sống, lối sống, ăn ở, suy nghĩ. Vậy tại sao phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc? Vì bản sắc
văn hóa dân tộc là một trong những giá trị tạo nên vị thế, nét đặc sắc riêng của dân tộc. Mà
trong thời kì hội nhập, nền văn hóa dân tộc đã bị pha trộn khá nhiều. Việc giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc Việt Nam của một số bộ phận giới trẻ hiện nay là hoàn toàn sống với cái
được gọi là "nền tảng mang tính trường tồn" như: lười biếng, lãng phí, bỏ bê học hành, chạy
đua theo những dòng "mốt", đua đòi. Những việc làm đó làm phai nhạt, dần đánh mất bản
sắc văn hóa dân tộc. Vậy nên thế hệ trẻ ngày nay cần trang bị cho mình những kiến thức
toàn diện, tích cực tiếp thu khoa học kỹ thuật. Luôn đề cao văn hóa dân tộc, giữ gìn những
truyền thống văn hóa tốt đẹp, không bắt chước van hóa dân tộc nước ngoài. Cần tạo ra một
môi trường văn hóa lành mạnh, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Biết tiết kiệm, trân trọng giá
trị lao động và đặc biệt là cần xây dựng cho mình lối sống giản dị cao đẹp. Theo đó, học sinh
cần có ý thức học hỏi, rèn luyện để không ngừng tạo lập cho mình một phong cách sống,
phong cách học tập, làm việc cao đẹp, phì hợp với yêu cầu của cuộc sống ngày nay, đặc
biệt giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một dần.
B. Dàn ý suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ
Dàn ý Trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc - Mẫu 1
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân. 2. Thân bài a. Giải thích
• Bản sắc văn hóa dân tộc: những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ
đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng
miền của cả đất nước ta.
• Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự
phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống.
b. Tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc
• Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao
lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người
gắn kết với nhau, vui đùa chan hòa sau.
• Bản sắc văn hóa dân tộc là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm
cho đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác.
c. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
• Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn
có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu.
• Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho
học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc.
• Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu.
• Tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
3. Kết bài: Khẳng định lại tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế
hệ trẻ ngày nay; đồng thời rút ra bài học cho bản thân.
Dàn ý Trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc - Mẫu 2
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc của giới trẻ hiện nay.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân. 2. Thân bài a. Thực trạng
• Xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập với
nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
• Nhiều bản sắc văn hóa của dân tộc đang ngày bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan
tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. b. Hậu quả
• Những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và
đang dần mất đi, giới trẻ bị thu hẹp tầm hiểu biết về những truyền thống tất yếu của dân tộc mình.
• Con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình. c. Giải pháp
• Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn
có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu.
• Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho
học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc.
• Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu.
• Tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận: việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của giới trẻ hiện nay; đồng thời rút ra bài học cho bản thân, cho các bạn trẻ
Dàn ý Trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc - Mẫu 3
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ. 2. Thân bài
a. Giải thích khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc
• Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?
• Biểu hiện, đặc trưng bản sắc của dân tộc Việt Nam.
b. Vai trò, ý nghĩa của bản sắc văn hóa dân tộc
• Bản sắc chính là cái gốc, cái hồn cốt lõi khẳng định sự tồn tại của mỗi một quốc gia, dân tộc.
• Bản sắc còn là cái nôi nuôi dưỡng ý thức về quyền độc lập và ý thức gìn giữ non
sông, đất nước đối với mỗi một con người.
• Bản sắc chính là một trong những yếu tố làm nên nét đặc trưng riêng, không thể hòa
lẫn, hợp nhất giữa các đất nước.
c. Bàn luận về vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ
• Về mặt tích cực: Thế hệ thanh thiếu niên học sinh Việt Nam đã và đang phát huy bản
sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực.
• Về mặt tiêu cực: Những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với
những giá trị truyền thống ở cả lĩnh vực vật chất và tinh thần; và đề cao những giá trị
văn hóa du nhập ở nước ngoài qua việc thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép.
d. Bài học nhận thức và hành động
• Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc.
• Cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực, bảo lưu, phát huy những giá trị
đậm đà bản sắc dân tộc.
• Cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc.
3. Kết bài: Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc.
C. Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay
Trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc - Mẫu 1
Trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa, Bác Hồ đã căn dặn: “Văn hóa nghệ
thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Quả thực, đấu tranh
cho bản sắc dân tộc cũng là một khía cạnh của bảo vệ độc lập của đất nước. Việc giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc chính là nhiệm vụ hàng đầu của thế hệ trẻ ngày nay.
Văn hóa là một phạm trù rất rộng, bao gồm cả những giá trị vật chất và tinh thần của con
người. Ngôn ngữ, trang phục, hội họa, âm nhạc, phong cách sống,…đều là văn hóa. Bản sắc
văn hóa dân tộc chính là những nét riêng trong đời sống văn hóa, giúp phân biệt dân tộc này
với dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc đồng nghĩa với trân trọng, gìn giữ và phát huy những nét
đẹp văn hóa truyền thống.
Việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm của mỗi con người trong bất cứ thời
đại nào. Tuy nhiên, hiện nay điều này đang trở thành nhiệm vụ cấp bách hơn bao giờ hết.
Toàn cầu hóa đang nối liền các nền văn hóa trên thế giới, cho con người cơ hội giao lưu, cởi
mở. Để có thể tiếp thu tinh hoa tri thức nhân loại mà không trở thành những kẻ “mất gốc”,
sính ngoại, cực đoan thì ta cần biết phát huy lòng tự tôn dân tộc, đề cao bản sắc. Giữ gìn
bản sắc cho thấy tình yêu quê hương đất nước, tinh thần trách nhiệm, lòng biết ơn của mỗi
con người. Đó là cách ta khẳng định vị thế quốc gia và của chính bản thân mình khi đứng
trước thế giới rộng lớn. Văn hóa dễ đi vào lòng người, hấp dẫn công chúng nên đấu tranh
trên mặt trận văn hóa cũng vô cùng cam go.
Ngày nay, đa phần các bạn trẻ đều ý thức được nghĩa vụ của mình trong việc giữ gìn bản sắc
dân tộc. Người trẻ biết đề cao tinh thần đoàn kết dân tộc, tận dụng mọi lợi thế để quảng bá
vẻ đẹp của quê hương, xây dựng hình ảnh con người Việt Nam thân thiện – tài giỏi trong mắt
bạn bè quốc tế. Thế hệ trẻ có quan điểm rõ ràng trong việc tiếp thu văn hóa nước ngoài, dựa
trên gốc rễ dân tộc mà học tập. Văn hóa dân gian ngày càng được đề cao, làm mới mà
không mất đi giá trị cốt lõi. Trong chương trình Rap Việt, các rapper như Mikelodic,
Double2T đã đưa hình ảnh làng quê, vùng núi của Việt Nam vào những tiết mục của mình
và nhận được sự ủng hộ của khán giả. Ngược lại, vẫn có một bộ phận người trẻ có tư duy
bảo thủ, không chịu đổi mới hoặc coi thường truyền thống, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục.
Hành trình phát triển của đất nước là câu chuyện hàng ngàn năm. Đất nước độc lập, tự do
thì con người mới hạnh phúc. Chính vì vậy, mỗi cá nhân cần nhận thức rõ ràng về trách
nhiệm của mình trong việc bảo vệ, nâng tầm bản sắc văn hóa dân tộc.
Trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc - Mẫu 2
Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Học sinh chúng ta có nhiều cơ
hội hơn để được trau dồi, tiếp thu kiến thức, mở mang tầm hiểu biết và hội nhập với thế giới.
Tuy nhiên, để hoàn thiện bản thân mình hơn trong cách sống cũng như tâm hồn, chúng ta
cần phải tích cực tìm hiểu, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Một thực trạng mà ai cũng nhận thấy đó là xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập, cởi mở hơn với những nền văn hóa mới của nhiều
quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại quên đi, bỏ bê nét đẹp, truyền thống văn
hóa của chính đất nước mà chúng ta sinh ra, lớn lên. Nhiều bản sắc đã bị mai một, giới trẻ
ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống, bản sắc đó.
Từ sự vô tâm, vô tư đó mà những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi,
nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Những lễ hội, nhưng cuộc thi dân gian không còn
nhận được nhiều sự quan tâm của con người hoặc chỉ mang dáng dấp hình thức. Đối với
những bạn trẻ hiện nay, họ không quá mặn mà với những truyền thống, bản sắc đó mà họ
hướng đến những thứ hướng ngoại hơn, hiện đại hơn. Chính những điều này đã làm con
người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.
Để giải quyết thực trạng trên, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những
bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm
châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền,
mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh chúng ta cần
phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu
biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. Có như vậy, những bản sắc
văn hóa dân tộc mới được giữ gìn và duy trì tốt đẹp.
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả những con người Việt Nam
mang dòng máu đỏ da vàng chúng ta. Chính vì thế, ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy
những truyền thống đó để nó ngày càng đẹp đẽ và phát triển rộng rãi hơn.
Trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc - Mẫu 3
Để có thể đưa đất nước Việt Nam giống như lời chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “bước tới đài
vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” thì bên cạnh việc phát triển kinh tế,
chúng ta cần phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
“Bản sắc văn hóa dân tộc” - một cụm từ nghe có vẻ trừu tượng nhưng thực ra nếu hiểu đơn
giản thì đó chính là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần cốt lõi của một dân tộc. Văn
hóa có thể hiện hữu bằng sản phẩm thuộc về vật chất như những món ăn của dân tộc, trang
phục truyền thống, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử… Và cũng có thể vô hình qua những
giá trị tinh thần: tiếng nói, truyền thống của dân tộc (yêu nước, hiếu học, thủy chung…), tác
phẩm văn học, những nét đẹp trong phong tục tập quán… Quả thật, với hàng nghìn năm
dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam là một dân tộc đậm đà bản sắc văn hóa.
Bản sắc văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trước hết, bản
sắc văn hóa chính là hồn cốt của dân tộc. Một dân tộc có giữ gìn được bản sắc văn hóa mới
có thể giữ được đất nước. Vì thế mà suốt bốn nghìn năm Bắc thuộc, người phương Bắc luôn
tìm cách đồng hóa nhân dân Đại Việt để biến nước ta thuộc quyền sở hữu của chúng. Cũng
vì thế mà người Pháp đã gọi dân tộc ta là “An Nam mít” và chúng là “nước mẹ vĩ đại” sang
khai thông văn hóa cho người dân của ta. Sau đó, văn hóa còn đem lại những lợi ích to lớn,
ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Những danh lam thắng cảnh, những di
tích lịch sử chẳng phải là những địa điểm du lịch thu hút khách nước ngoài. Những món ăn
đậm đà hương vị dân tộc nổi tiếng ở nước ngoài đã đem đến lòng tự hào, cùng lợi ích kinh tế
to lớn… Cuối cùng, trong hàng trăm quốc gia trên thế giới, thì bản sắc văn hóa chính là cái
riêng biệt, không thể trộn lẫn với bất kỳ nơi nào khác.
Với tầm quan trọng to lớn như vậy, cần phải có những biện pháp nào để giữ gìn bản sắc văn
hóa. Có lẽ đầu tiên cần phải nói đến ý thức của mỗi cá nhân. Mỗi người dân, từ người già
đến trẻ nhỏ, đều cần ý thức được vai trò to lớn của bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, biết bảo
vệ giữ gìn chúng không bị mai một đi theo thời gian. Ví dụ như, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ
theo đuổi những loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian như: ca trù, cải lương, chèo… Sau
đó, cần phải có sự vào cuộc của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhà nước cần
đầu tư trùng tu lại những sản phẩm văn hóa thuộc về vật chất cũng như bảo vệ những sản
phẩm văn hóa thuộc về tinh thần… Đôi khi, việc giữ gìn bản sắc văn hóa cũng đến từ những
hành động vô cùng nhỏ bé: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mặc áo dài trong những
ngày lễ lớn của đất nước… Tuy hành động đó là nhỏ bé, nhưng lại vô cùng ý nghĩa.
Tóm lại, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một việc làm quan trọng đối với mỗi quốc gia.
Thế hệ trẻ hôm nay - những con người luôn dễ dàng tiếp thu với cái mới, hãy sống có ý thức
bảo vệ những nét đẹp chân quý của đất nước.
Trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc - Mẫu 4
Mỗi dân tộc đều có những bản sắc riêng, đó có thể là văn hóa, lối sống, cách hành xử hay
chỉ đơn thuần là những lời ăn tiếng nói, trang phục mình mặc và nhen nhóm cả trong suy
nghĩ đến hành động. Tất cả đều tạo nên tâm hồn, phong thái Việt Nam rất riêng biệt.
Mỗi dân tộc đều tự hào về những bản sắc, những phong tục của riêng mình. Nếu như Trung
Quốc hãnh diện vì nền văn hóa mấy ngàn năm đồ sộ, người Nhật lại khiêm tốn, đoàn kết
trong khó khăn thì Việt Nam hoàn toàn có quyền tự hào về lịch sử hào hùng của cha ông mà
ít dân tộc nào có được. Chúng ta có tinh thần dân tộc, đoàn kết một lòng, gan góc, dũng
cảm chống lại kẻ thù xâm lược. Điều đó đã được Hồ chủ tịch khẳng định: “Dân ta có một
lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ
quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,
to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Đến nay, tinh thần ấy vẫn luôn hiện hữu trong sâu thẳm tâm hồn người Việt Nam. Đó còn là
sự đoàn kết, sẻ chia, tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”. Thế nhưng, hơi thở của
cuộc sống hiện đại dường như đang ảnh hưởng không ít đến bản sắc văn hóa dân tộc. Thế
hệ trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn. Nhưng trong cái năng động,
hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm. Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như
đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo
phim nước ngoài, theo các diễn viên, ca sĩ nổi tiếng. Những mái tóc nhuộm nhiều màu,
những bộ quần áo cộc cỡn, những cử chỉ đầy kiểu cách, những câu nói lẫn lộn Anh - Việt …
đó là biểu hiện của một thứ văn hóa đua đòi phù phiếm. Sự chân phương, giản dị mà lịch
lãm, trang nhã vốn là biểu hiện truyền thống của người Việt Nam đã không được nhiều bạn
trẻ quan tâm, để ý. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng
lại với bản sắc văn hóa dân tộc, ở một chiều sâu khó thấy hơn là quan niệm, cách nghĩ, lối
sống. Điều đó thật đáng buồn và đáng lên án.
Để bản sắc dân tộc không bị mai một và thái hóa, trước hết phải từ sự tự ý thức của mỗi
người, phải thực sự thấy được giá trị của văn hóa dân tộc - đã và đang ăn sâu vào máu thịt
của mỗi người dân máu đỏ da vàng. Gia đình, cộng đồng cũng phải chung sức, chung lòng
để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hóa đó trong sự trà trộn của những luồng văn hóa
khác. Nhưng giữ gìn ở đây không đồng nghĩa với ôm khư khư lấy những cái cổ hủ, lạc hậu.
Phải biết chắt lọc, kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp nhất, hãy bắt đầu ngay từ việc
điều chỉnh hành vi, ý thức của bản thân mình.
Trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc - Mẫu 5
Ngày nay, khi giới trẻ được làm quen và tiếp cận với những nền văn minh mới hiện đại và
tiên tiến hơn thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở nên cần thiết và cấp bách hơn bất cứ khi nào hết.
Xã hội hiện nay đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa
nhập. Nhiều bản sắc bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thay vào đó, giới trẻ có xu hướng theo đuổi những và ưa
chuộng những văn hóa của các nước khác.
Hậu quả của việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau là những giá trị truyền thống tốt
đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Nhiều đứa trẻ hiện
nay không hiểu nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của thế giới.
Những điều này sớm muộn gì cũng khiến cho con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.
Để khắc phục tình trạng trên, trước hết mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm
hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn
bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên
truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh cần
phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu và tích cực trau dồi hiểu
biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
Mỗi con người một hành động nhỏ sẽ đem lại những giá trị to lớn cho đất nước. Chính vì thế
chúng ta cần có ý thức đúng đắn và bắt tay vào hành động để giữ gìn những truyền thống
văn hóa đẹp đẽ của đất nước Việt Nam này, khiến đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.