Trước khi giành được độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ông cha ta đã phải trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước

Trước khi giành được độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ông cha ta đã phải trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước 

và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.

B GIO DC ĐO TO
ĐI HC HOA SEN
CẢM NHẬN VỀ QU TRÌNH CHỐNG NGOI XÂM
GINH ĐC LẬP DÂN TC V XÂY DỰNG CHỦ
NGHĨA XÃ HI
TP. H) CH* MINH, 05/2022
Trước khi giành được độc lập dân tộc xây dựng chủ nghĩa hội, ông cha ta đã phải
trải qua hàng nghìn năm dựng nước giữ nước, với biết bao mồ hôi, máu nước
mắt. Độc lập dân tộc là quyền tự chủ, tự quyết của nhân dân đối vi việc tổ chức các hoạt
động kinh tế, chính trị, văn hoá, hội… Một đất nước độc lập quyền chủ động thực
hiện các đường lối, chính sách và không phải chịu sự can thiệp hay chi phối từ bên ngoài.
Hơn thế nữa, độc lập còn có nghĩa là độc lập về chính trị, kinh tế, giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hoá dân tộc, giữ vững chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Chủ nghĩa hội mục tiêu, phương hướng của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Giữa phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa phong trào giải phóng dân tộc luôn luôn
sự gắn chặt chẽ hỗ trợ lẫn nhau để nhận lại được những thành quả to lớn trong
lịch sử và hiện tại. Độc lập dân tộc là tiền đề tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khi
chủ nghĩa hội được xây dựng vững mạnh thì độc lập dân tộc các giá trị của s
được củng cố bảo vệ một cách vững chắc. Bản chất của chủ nghĩa hội chính độc
lập dân tộc hạnh phúc của nhân dân, với mục tiêu giá trị độc lập, tự do, hạnh phúc
thông qua các cuộc giải phóng dân tộc, phát triển hội con người, nhân cộng
đồng.
Để thể giành được độc lập dân tộc xây dựng chủ nghĩa xã hội kết quả của những
trận đánh oanh liệt của dân tộc ta. Một trong những trận đánh điển hình trận đánh trên
sông Bạch Đằng vào năm 938 tại Quảng Ninh. Đây là trận thủy chiến do Ngô Quyền lãnh
đạo đã đập tan quân Nam Hán và đánh dấu đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Trận Bạch Đằng năm 938 (Quảng Ninh).
Tiếp đến chiến thắng quân Tống (1076 1077) do vị tướng Thường Kiệt lãnh đạo,
ông chọn bờ Nam sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến quân sự. Lí do ông chọn vị
trí đó mọi con đường quân Tống di chuyển từ phía Bắc xuống kinh đô Thăng
Long đều phải vượt qua con sông Như Nguyệt. Bên cạnh đó, Thường Kiệt còn cho
một cánh quân thủy chặn ở cửa sông Bạch Đằng và một cánh quân thủy chặn ở Vạn Xuân
vùng sông Lục Đầu để thể chặn quân Tống tiến quân bằng đường biển và đường sông
vào chiếm Kinh đô Thăng Long.
Chiến tranh Tống – Việt trên sông Như Nguyệt.
Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên một trong những trang sử hào hùng
nhất trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Để giữ vững quyền độc lập tự
chủ của đất nước, nhà Trần đã ba lần đánh thắng quân Mông Nguyên hùng mạnh
hung hãn. Thắng lợi của cuộc kháng chiến này còn là bài học của sự đoàn kết, trí tuệ tuyệt
vời của ông cha ta trong chống gic ngoại xâm, bảo vệ độc lập nước nhà.
Lược đồ kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
Từ sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã chấm dứt chế
độ quân chủ phong kiến Việt Nam. Nhân dân Việt Nam trở thành người dân một nước
độc lập được quyết định vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa
nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do dân chủ. Cũng chính nhờ vào thng
lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cổ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc các
nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. Và khẳng định được một điều rằng
trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng của giai cấp
công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công ở một nước tư bản kém phát triển mà còn
thể thành công ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu, đưa cả dân tộc đó
đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội.
Sau khi hội được tham quan Bảo tàng Lịch sử, em đã được tìm hiểu biết thêm
nhiều về chiến công của ông cha ta trong thời chống giặc ngoại xâm. Em cũng phần
nào đó hiểu được những gian khổ, thiếu thốn vất vả của những vị tướng, những người
lính đã tham gia chống giặc trong khoảng thời gian ấy. Theo em, quá trình dựng nước
giữ nước sgắn chặt chẽ với nhau. Chúng ta phải xây dựng được đất nước hùng
mạnh về mọi mặt thì mới khả năng chiến thắng các thế lực thù địch phải giữ được
nước thì mới có điều kiện để xây dựng và phát triển đất nước.
Ngoài ra, để thể giành được những chiến thắng vẻ vang thì dân tộc ta cần sự đoàn
kết, đồng cam, cộng khổ, hỗ trợ, tin tưởng giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc khó khăn
nhất. Nếu như không có sự đồng lòng giữa những người dân cùng một dòng máu thì có lẽ
những chiến thắng vang dội ấy đã không thể xảy ra. Đồng thời, lòng yêu nước nồng nàn
và ý chiến kiên cường cũng là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình chống giặc ngoại
xâm, bảo vệ đất nước. Truyền thống yêu nước là truyền thống đã có từ lâu đời của dân tộc
ta và vẫn được kế thừa qua nhiều thế hệ sau y.
Công cuộc chống giặc ngoại xâm giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội còn
để lại cho các thế hệ mai sau nhiều bài học giá trị, đặc biệt đối với thanh niên. Ai cũng
biết thanh niên bộ phận cùng quan trọng của dân tộc, bởi trong sức mạnh của dân
tộc chính sức mạnh của thanh niên. thế, một thanh niên, em nghĩ mình cần cố
gắng trau dồi kiến thức để góp phần phát triển đất nước, học tập làm theo lời Bác, kế
thừa phát huy những truyền thống tốt đẹp. Chỉ như thế thì mới xứng đáng với
những gì mà ông cha ta đã gìn giữ và bảo vệ.
| 1/5

Preview text:

B GIO DC ĐO TO ĐI HC HOA SEN
CẢM NHẬN VỀ QU TRÌNH CHỐNG NGOI XÂM
GINH ĐC LẬP DÂN TC V XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HI
TP. H) CH* MINH, 05/2022
Trước khi giành được độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, ông cha ta đã phải
trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, với biết bao là mồ hôi, máu và nước
mắt. Độc lập dân tộc là quyền tự chủ, tự quyết của nhân dân đối với việc tổ chức các hoạt
động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… Một đất nước độc lập có quyền chủ động thực
hiện các đường lối, chính sách và không phải chịu sự can thiệp hay chi phối từ bên ngoài.
Hơn thế nữa, độc lập còn có nghĩa là độc lập về chính trị, kinh tế, giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hoá dân tộc, giữ vững chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, phương hướng của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Giữa phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc luôn luôn
có sự gắn bó chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau để nhận lại được những thành quả to lớn trong
lịch sử và hiện tại. Độc lập dân tộc là tiền đề tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khi
chủ nghĩa xã hội được xây dựng vững mạnh thì độc lập dân tộc và các giá trị của nó sẽ
được củng cố và bảo vệ một cách vững chắc. Bản chất của chủ nghĩa xã hội chính là độc
lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân, với mục tiêu là giá trị độc lập, tự do, hạnh phúc
thông qua các cuộc giải phóng dân tộc, phát triển xã hội và con người, cá nhân và cộng đồng.
Để có thể giành được độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội là kết quả của những
trận đánh oanh liệt của dân tộc ta. Một trong những trận đánh điển hình là trận đánh trên
sông Bạch Đằng vào năm 938 tại Quảng Ninh. Đây là trận thủy chiến do Ngô Quyền lãnh
đạo đã đập tan quân Nam Hán và đánh dấu đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Trận Bạch Đằng năm 938 (Quảng Ninh).
Tiếp đến là chiến thắng quân Tống (1076 – 1077) do vị tướng Lý Thường Kiệt lãnh đạo,
ông chọn bờ Nam sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến quân sự. Lí do ông chọn vị
trí đó là vì mọi con đường mà quân Tống di chuyển từ phía Bắc xuống kinh đô Thăng
Long đều phải vượt qua con sông Như Nguyệt. Bên cạnh đó, Lý Thường Kiệt còn cho
một cánh quân thủy chặn ở cửa sông Bạch Đằng và một cánh quân thủy chặn ở Vạn Xuân
vùng sông Lục Đầu để có thể chặn quân Tống tiến quân bằng đường biển và đường sông
vào chiếm Kinh đô Thăng Long.
Chiến tranh Tống – Việt trên sông Như Nguyệt.
Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên là một trong những trang sử hào hùng
nhất trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Để giữ vững quyền độc lập tự
chủ của đất nước, nhà Trần đã ba lần đánh thắng quân Mông – Nguyên hùng mạnh và
hung hãn. Thắng lợi của cuộc kháng chiến này còn là bài học của sự đoàn kết, trí tuệ tuyệt
vời của ông cha ta trong chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập nước nhà.
Lược đồ kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
Từ sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã chấm dứt chế
độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam. Nhân dân Việt Nam trở thành người dân một nước
độc lập và được quyết định vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa
nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Cũng chính nhờ vào thắng
lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các
nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. Và khẳng định được một điều rằng
trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng của giai cấp
công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công ở một nước tư bản kém phát triển mà còn
có thể thành công ở ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu, đưa cả dân tộc đó
đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội.
Sau khi có cơ hội được tham quan Bảo tàng Lịch sử, em đã được tìm hiểu và biết thêm
nhiều về chiến công của ông cha ta trong thời kì chống giặc ngoại xâm. Em cũng phần
nào đó hiểu được những gian khổ, thiếu thốn và vất vả của những vị tướng, những người
lính đã tham gia chống giặc trong khoảng thời gian ấy. Theo em, quá trình dựng nước và
giữ nước có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Chúng ta phải xây dựng được đất nước hùng
mạnh về mọi mặt thì mới có khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ được
nước thì mới có điều kiện để xây dựng và phát triển đất nước.
Ngoài ra, để có thể giành được những chiến thắng vẻ vang thì dân tộc ta cần có sự đoàn
kết, đồng cam, cộng khổ, hỗ trợ, tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc khó khăn
nhất. Nếu như không có sự đồng lòng giữa những người dân cùng một dòng máu thì có lẽ
những chiến thắng vang dội ấy đã không thể xảy ra. Đồng thời, lòng yêu nước nồng nàn
và ý chiến kiên cường cũng là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình chống giặc ngoại
xâm, bảo vệ đất nước. Truyền thống yêu nước là truyền thống đã có từ lâu đời của dân tộc
ta và vẫn được kế thừa qua nhiều thế hệ sau này.
Công cuộc chống giặc ngoại xâm giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội còn
để lại cho các thế hệ mai sau nhiều bài học giá trị, đặc biệt là đối với thanh niên. Ai cũng
biết thanh niên là bộ phận vô cùng quan trọng của dân tộc, bởi trong sức mạnh của dân
tộc chính là sức mạnh của thanh niên. Vì thế, là một thanh niên, em nghĩ mình cần cố
gắng trau dồi kiến thức để góp phần phát triển đất nước, học tập và làm theo lời Bác, kế
thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp. Chỉ có như thế thì mới xứng đáng với
những gì mà ông cha ta đã gìn giữ và bảo vệ.