Truyền thống, nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta và trách nhiệm của sinh viên trong thời kì mới | Tiểu luận HP1 đường lối quốc phòng an ninh

Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc. Nghệ thuật lấy nhỏ  đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh. Nghệ thuật đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, binh vận, ngoại giao. Nghệ thuật tổ chức và luyện tập các trận đánh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

1
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
-------------------------
TIỂU LUẬN
HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Truyền thống, nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta
và trách nhiệm của sinh viên trong thời kì mới
Sinh viên: ĐỖ QUỲNH ANH
Mã số sinh viên: 2156160001
Lớp GDQP&AN: 19
Lớp: TRUYỀN THÔNG MARKETING A1 K41
2
Hà nội, tháng 11 năm 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................3
Tính tất yếu của đề tài.............................................3
NỘI DUNG................................................................4
1. Khái niệm về nghệ thuật quân sự..........................4
2. Truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta5
2.1. Đất nước trong buổi đầu lịch sử............................5
2.2. Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ
thuật đánh giặc...............................................................6
3. Nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta....................7
3.1. Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến................................7
3.2. Về mưu kế đánh giặc..............................................9
3.3. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn
dân đánh giặc.................................................................. 9
3.4. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy
yếu chống mạnh............................................................10
3.5. Nghệ thuật đấu tranh giữa các mặt trận quân sự,
chính trị, binh vận, ngoại giao....................................11
3.6. Nghệ thuật tổ chức và luyện tập các trận đánh12
4. Trách nhiệm của sinh viên trong thời kì mới.........13
3
KẾT LUẬN...............................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................17
MỞ ĐẦU
TRUYỀN THỐNG, NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA TA
TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG THỜI KÌ MỚI
Tính tất yếu của đề tài
Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại, phát triển của dân tộc Việt
Nam. Trong suốt mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân ta luôn phải liên tục đấu tranh
chống kẻ thù xâm lược lớn hơn nhiều lần về kinh tế, quân sự để giành và giữ nền
độc lập dân tộc. Song, với lòng yêu nước, ý chí kiên cường, cách đánh mưu trí,
sáng tạo, cha ông ta đã đánh thắng tất cả kẻ thù xâm lược.
Nhìn lại lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân ta
đã anh dũng, kiên cường, bất khuất đấu tranh giành và giữ nền độc lập, giải
phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc
như chiến thắng Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chương Dương, Hàm Tử… Kế thừa,
phát triển từ nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới
sự lãnh đạo của Đảng đã không ngừng phát triển, và được phát huy lên một tầm
cao mới, gắn liền với thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ.
Thực tiễn lịch sử đã tạo nên truyền thống, khí phách hào hùng của dân tộc và để
lại nhiều di sản quân sự quý báu mà không mấy quốc gia có được. Trong thời đại
ngày nay, thời đại hòa bình cùng hợp tác phát triển, chúng ta phải đối mặt với
những cuộc chiến khốc liệt hơn, những cuộc chiến không có tiếng súng nhưng
vẫn đầy mất mát đau thương. Trong bài tiểu luận này, em xin bàn về truyền
thống và nghệ thuật quân sự độc đáo, đặc sắc của ông cha ta, đó là nghệ thuật
4
chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc; đồng thời bàn về trách
nhiệm của sinh viên trong với Tổ quốc trong thời kì mới.
NỘI DUNG
1. Khái niệm về nghệ thuật quân sự
- Nghệ thuật quân sự là cách đánh, cách dùng binh đã trở thành thông thạo, điêu
luyện trong một trận chiến đấu, một chiến dịch hay trên toàn bộ chiến trường,
nghệ thuật quân sự không có một khuôn mẫu cụ thể nào, nó có thể biến hòa khôn
lường muôn hình muôn vẻ.
- Tư tưởng về nghệ thuật quân sự của Hồ Chí Minh là sự kế thừa đầy sáng tạo
truyền thống đánh giặc giữ nước của ông cha ta và tư tưởng V.I.Lênin. Từ đó,
Người đã phát triển nghệ thuật quân sự Việt nam lên một tầm cao mới. Đỉnh cao
nghệ thuật quân sự Việt Nam đã được thể hiện ngay từ những buổi đầu dựng
nước giữ nước của cha ông, song được chứng minh bằng thắng lợi trong hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Đó sẽ mãi là ngọn
cờ chiến đấu và chiến thắng trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta
2.1. Đất nước trong buổi đầu lịch sử
- Từ rất lâu, cha ông ta đã nhận thức được mối quan hệ biện chứng, gắn bó giữa
dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Đó chính là tư tưởng “quốc phú, binh
cường”, “cử quốc nghênh địch”, “thái bình nên gắng sức, non sông vững ngàn
thu”... Ngay từ thời kì Văn Lang, khi bắt đầu đặt nền móng xây dựng một quốc
gia độc lập ,tổ tiên ta đã có ý thức phải giữ gìn lấy quốc gia ấy. Thục Phán An
Dương Vương vừa động viên trăm họ phát triển cây lúa nước, đồng thời lại vừa
5
huy động toàn dân đắp thành Cổ Loa, sửa sang giáo mác, rèn đúc tên đồng để
sẵn sàng bảo vệ đất nước. Trong những năm dài Bắc thuộc, ý chí đánh giặc cứu
nước và giữ nước chẳng những không bị tàn lụi mà trái lại, nó đã ngày càng phát
triển cao hơn.
- Bước vào thời kì Đại Việt, khi nền độc lập nước nhà được khôi phục và củng
cố, tư tưởng “dựng nước đi đôi với giữ nước” đã phát triển lên một bước mới tạo
thành nền tảng bền vững làm phong phú thêm chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Vào thời nhà Lý, “thế nước”, “thế lực” của nước Đại Việt đã khá vững mạnh.
Công cuộc “kiến quốc” và “thủ quốc” không ngừng được tăng cường.
- Nhà Trần sau hơn 30 năm xây dựng (1226-1257), nhờ có chính sách đúng đắn
trên cơ sở một nền văn hoá quân sự độc đáo của dân tộc và nỗ lực của toàn dân,
nên lực nước được tăng cường thêm sức mạnh, thế nước được phát triển thêm
vững chắc. Đó là điều kiện cơ bản để dân tộc ta ba lần đại thắng quân Nguyên -
Mông xâm lược. Trần Quốc Tuấn, Vị tướng quốc lừng danh, nhà quân sự kiệt
xuất đã khẳng định kế sách giữ nước là: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ
bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”.
- Thời nhà Lê, sau những chiến thắng Chi Lăng, Xương Giang lừng lẫy, nước
Đại Việt bước vào thời kì xây dựng mới. Những tư tưởng tiến bộ của Nguyễn
Trái đã giúp triều Lê dựng nên Nhà nước phong kiến Đại Việt hưng thịnh nhất
trong lịch sử dân tộc ta thời trung đại. Song ngay khi đất nước hưng thịnh, vua
Lê Thái Tổ đã nhắc nhở cháu con: “Lo giữ nước ngay từ lúc nước chưa nguy”.
Khi đi kiểm tra đất Hoà Bình (vùng chợ Bờ), Lê Thái Tổ đã cho khắc vào bia đá:
“Biên phòng cần có phương lược tốt/ Giữ nước nên có kế dài lâu”.
- Lời của vua Lê Thái Tổ như một phương hướng chiến lược giữ nước lâu bền,
nhắc nhủ muôn đời cho các thế hệ con cháu mai sau. Kế thừa những kinh
nghiệm truyền thống lịch sử và căn cứ vào điều kiện thực tiễn của thời đại mới,
6
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xác định: “Dựng nước đi đôi với giữ nước”
là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam.
2.2. Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ
thuật đánh giặc
- Về địa lí: Nước ta có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và
biển Đông. Chúng ta có hệ thống giao thông đường bộ, đường biển, đường sông,
đường không bảo đảm giao lưu trong khu vực châu Á và thế giới thuận lợi. Đã từ
lâu nhiều kẻ thù đã nhòm ngó, đe doạ và tiến công xâm lược nước ta.
- Về kinh tế: Kinh tế nước ta chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng trọt
chăn nuôi là chủ yếu. Nước ta xuất hiện trồng lúa nước rất sớm, trình độ canh tác
thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, mang tính tự cấp, tự túc. Với nền sản xuất nông
nghiệp, sản xuất ra lương thực, thực phẩm và thực hiện nhiều kế sách như: “phú
quốc binh cường”, “ngụ binh ư nông”, nền sản xuất này đáp ứng tốt cho chiến
tranh. Kinh tế tự cấp, tự túc, quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên rất linh hoạt trong mọi
hoàn cảnh, dù chiến tranh nhưng nền kinh tế đó vẫn tồn tại. Do đó ông cha ta chủ
trương đánh lâu dài, đồng thời tạo ra đức tính tự lực, tự cường. Kinh tế sản xuất
lúa nước nên tính cộng đồng, tính tổ chức của nhân dân ta rất cao vì trồng lúa
nước đòi hỏi sự cố kết của nhiều người.
- Về chính trị, văn hóa – xã hội: Ông cha ta đã sớm xây dựng chủ quyền lãnh thổ
tạo nên ý thức bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta được hình thành rất sớm. Dân tộc ta
đã sớm xây dựng nhà nước, tổ chức ra quân đội nên việc đánh giặc của dân tộc ta
có tổ chức, phát huy được sức mạnh đoàn kết của nhân dân. Nhà nước có tư duy
thương dân nên đã tập hợp được sức mạnh to lớn của dân tộc. Bên cạnh đó,
chúng ta có 54 dân tộc anh em chung sống hòa thuận, đoàn kết. Trong quá trình
dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã xây dựng được nền văn hóa truyền thống,
đoàn kết, yêu nước thương nòi, sống hòa thuận thủy chung, lao động cần cù,
sáng tạo, đấu tranh anh dũng kiên cường bất khuất.
7
3. Nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta
3.1. Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến
- Ông cha ta luôn nắm vững tư tưởng xuyên suốt là tích cực chủ động tiến công,
coi đó như một quy luật để dành thắng lợi trong suốt quá trình chiến tranh. Tư
tưởng đó thể hiện rất rõ trong đánh giá đúng kẻ thù, chủ động đề ra kế sách đánh,
phòng , khẩn trương chuẩn bị lực lượng kháng chiến, tìm mọi biện pháp làm cho
địch suy yếu, tạo ra thế và thời cơ có lợi để tiến hành phản công, tiến công…
- Các trận đánh tiêu biểu thể hiện tư tưởng tích cực chủ động tiến công:
+ Trong cuộc chiến tranh chống Tống xâm lược (1075 - 1077), thời nhà Lý đã
chủ động đánh bại kẻ thù ở phía Nam (quân Chiêm Thành). Lý Thường Kiệt đã
thực hiện tư tưởng quân sự “tiên phát chế nhân”, quân và dân Đại Việt đã chủ
động tiến công trước để triệt phá cơ sở chuẩn bị, làm giảm thiểu sức mạnh, ý chí
và hành động xâm lược của quân địch, tạo tiền đề cho việc giành thắng lợi trong
chiến tranh. Ông đã tận dụng thế " thiên hiểm " của địa hình, xây dựng tuyến
phòng thủ sông Như Nguyệt, thực hiện trận quyết chiến chiến lược, chủ động
chặn và đánh địch từ xa để bảo vệ Thăng Long. Tư tưởng nghệ thuật chỉ đạo
chiến tranh đặc sắc đó thể hiện trí sáng tạo tuyệt vời của dân tộc ta, cần tiếp tục
được nghiên cứu, phát huy trong điều kiện mới.
Tư tưởng “tiên phát chế nhân” trong cuộc chiến tranh chống Tống xâm lược (1075 - 1077)
8
+ Thời Trần, tư tưởng tích cực chủ động tiến công càng thể hiện rõ nét. Khi nhà
Nguyên cử sứ giả sang đưa yêu sách buộc ta phải đầu hàng, nhà Trần đã bắt giam
sứ giả, đồng thời chuẩn bị vật chất và xây dựng lực lượng quyết tâm đánh giặc.
Tổ chức Hội nghị Diên Hồng thể hiện tinh thần “quyết đánh”, tinh thần “sát
thát”, đã ba lần đánh thắng quân Nguyên, một thế lực hung hãn (vào các năm
1958, 1285, 1288). Trước thế giặc mạnh, nhà Trần đã chủ trương và dùng phục
binh ngăn chặn cuộc tiến công của đại binh giặc càng lâu càng tốt; đồng thời, sử
dụng kế sách “vườn không nhà trống”, bỏ ngỏ thành Thăng Long, rút lui về vùng
đất Thanh Hóa để bảo toàn lực lượng. Đó là một nét độc đáo trong nghệ thuật tác
chiến, chứ không phải là tư tưởng rút lui.
3.2. Về mưu kế đánh giặc
- Mưu kế đánh giặc là mưu mẹo của cha ông đã được tính toán kĩ khi đánh giặc,
để giành thắng lợi. Đặc điểm của mưu kế đánh giặc của dân tộc ta là không
những sáng tạo, mà còn hết sức mềm dẻo, khôn khéo đó là “biết tiến, biết thoái,
biết công, biết thủ”. Biết kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận,
ngoại giao, tạo thế mạnh cho ta , biết phá thế mạnh của giặc, trong đó tiến công
quân sự luôn giữ vai trò quyết định.
- Những mưu kế đánh giặc được vận dụng linh hoạt trong từng cuộc chiến tranh
tiêu biểu:
+ Mưu kế “tránh lúc ban mai, đánh lúc chiều tà” (tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu
của kẻ thù) được quân dân nhà Trần vận dụng hiệu quả trong cuộc kháng chiến
chống Nguyên lần 2: chủ động thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống” để
tránh thế mạnh của giặc lúc ban đầu, chủ động tổ chức phản công chiến lược để
tranh thủ suy yếu của giặc và giành thắng lợi.
+ Nghệ thuật “nghi binh lừa địch” đặc sắc ở Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975:
tổ chức nghi binh, lừa địch, giấu đi hướng tiến công chủ yếu, khiến địch bất ngờ,
9
mất quyền chủ động đối phó. Từ kế hoạch nghi binh này, ông cha ta đã tạo được
thế để đánh bật địch khỏi Tây Nguyên, giải phóng “nóc nhà của Đông Dương”.
3.3. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn
dân đánh giặc
- Chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc là truyền thống, là nghệ thuật đánh
giặc độc đáo sáng tạo của dân tộc ta, được thể hiện cả trong khởi nghĩa và chiến
tranh giải phóng.
- Cơ sở hình thành nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc:
+ Các cuộc chiến tranh nhân dân ta tiến hành bảo vệ Tổ quốc là cuộc chiến tranh
chính nghĩa. Từ lời thề của Hai Bà Trưng và nghĩa quân: “Một xin rửa sạch
nước thù; Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng; Ba kẻo oan ức lòng chồng; Bốn
xin vẻn vẹn sở công lệnh này”, đến Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, nghệ thuật
“Lấy đại nghĩa thắng hung tàn , lấy chí nhân thay cường bạo”, thể hiện khát
vọng, ý chí của nhân dân, do đó nhân dân hăng hái tham gia.
+ Dân tộc ta có truyền thống yêu nước thương nòi, có tinh thần đoàn kết cộng
đồng, chung lưng đấu cật trong lao động sản xuất và trong chiến đấu, có tinh
thần bất khuất chống quân xâm lược.
+ Các triều đại phong kiến Việt Nam phần lớn có tư tưởng “trọng dân”, “an dân”,
“lấy dân làm gốc” luôn “khoan thư sức dân” để “vua tôi đồng lòng, anh em hòa
mục, cả nước chung sức”, do đó nhân dân tin tưởng trung thành với các nhà
nước phong kiến, nên “Lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà
nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”.
Nội dung cơ bản của thực hiện toàn dân đánh giặc là:
+ Về lực lượng đánh giặc: Lực lượng đánh giặc là toàn dân tộc, thực hiện “tận
dân vi binh” (trăm họ là binh), “bách tính giai binh” (mỗi người dân là một
người lính), đánh giặc theo cương vị, chức trách của mình.
10
+ Thế trận đánh giặc: Tổ chức thế trận là “Cử quốc nghênh địch” (cả nước là một
chiến trường) “Mỗi thôn, xóm, bản, làng là một pháo đài diệt giặc. Cả nước là
một chiến trường, tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân liên hoàn, vững chắc làm
cho địch đông mà hoá ít, mạnh mà hoá yếu, rơi vào trạng thái bị động, lúng túng
và bị sa lầy”.
+ Phương pháp đánh giặc: Ông cha ta đã tận dụng địa hình, xây dựng thế trận
làng, nước vững chắc, vận dụng sáng tạo cách đánh của nhiều lực lượng, nhiều
thứ quân. Vận dụng rộng rãi, sáng tạo nhiều hình thức đánh giặc để đạt hiệu quả
cao như: phòng ngự sông Cầu, phục kích Chi Lăng, phản công Chương Dương,
Hàm Tử, tiến công Ngọc Hồi, Đống Đa...
Toàn dân đánh giặc, cả nước đánh giặc là truyền thống, là nét độc đáo trong nghệ
thuật đánh giặc của tổ tiên ta. Với truyền thống đó, dân tộc ta đã đánh thắng
nhiều kẻ thù xâm lược, giữ gìn giang sơn gấm vóc. Đúng như nhà thiên tài quân
sự Trần Quốc Tuấn nhận xét: “Sở dĩ ta thắng được giặc ngoại xâm qua nhiều thời
đại là do ta biết đồng lòng đánh giặc, cả nước chung sức”.
3.4. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy
yếu chống mạnh
- Đây là nét đặc sắc và tất yếu trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta, khi dân
tộc ta luôn phải chống lại các đội quân xâm lược có quân số, vũ khí, trang bị lớn
hơn nhiều lần.
- Cơ sở hình thảnh nghệ thuật này là:
+ Thực tiễn nước ta là một đất nước không rộng, không đông dân, lại luôn phải
đối mặt với những thế lực xâm lược lớn mạnh hơn mình nhiều lần, để giành
chiến thắng ta buộc phải lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều.
+ Xuất phát từ quy luật giải quyết mối quan hệ “thế” và “lực”. Mặc dug lực ta có
thể nhỏ nhưng biết tạo thế tốt thì vẫn tạo được sức mạnh to lớn để đánh địch.
11
Ngược lại lực của địch mạnh nhưng ta đưa chúng vào thế yếu, thì lực đó khó
được phát huy.
+ Xuất phát từ quan niệm về sức mạnh có thể chuyển hóa, phát triển chứ không
đơn thuần là so sánh về quân số, trang bị của các bên tham chiến, do đó luôn tin
tưởng vào sức mình, từ đó dám đánh và đánh thắng.
Các trận đánh tiêu biểu thể hiện nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều,
lấy yếu chống mạnh:
+ Thời nhà Trần có khoảng 15 vạn quân, chống lại giặc Nguyên - Mông, lần thứ
2 là 60 vạn, lần 3 là khoảng 50 vạn. Nhà Trần đã “lấy đoản binh để chế trường
trận”, hạn chế sức mạnh của giặc, để đánh thắng giặc.
+ Cuộc khởi nghĩa của Lam Sơn, quân số lúc cao nhất có khoảng 10 vạn, nhưng
đã đánh thắng 80 vạn quân Minh xâm lược. Vì Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã vận dụng
“tránh thế ban mai, đánh lúc chiều tà” và vận dụng cách đánh “vây thành để diệt
viện”.
3.5. Nghệ thuật đấu tranh giữa các mặt trận quân sự,
chính trị, binh vận, ngoại giao
- Cơ sở hình thành:
+ Do chiến tranh là sự thử thách toàn diện đối với xã hội, do đó phải kết hợp chặt
chẽ các mặt trận, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, giành thắng lợi trong chiến tranh.
+ Kẻ thù khi tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, chúng cũng đánh ta trên
nhiều lĩnh vực, vì vậy ta phải đánh địch trên các mặt trận.
- Vị trí, nội dung, mối quan hệ giữa các mặt trận.
+ Mặt trận quân sự: Có tính chất quyết định trực tiếp tới thắng lợi của chiến
tranh, là quá trình tổ chức thực hành các phương thức tác chiến, huy động lực
lượng, các hình thức, biện pháp chiến đấu, nhằm tiêu diệt nhiều sinh lực địch, tạo
thế cho các mặt trận khác.
12
+ Mặt trận chính trị: Là cơ sở tạo thành sức mạnh của mặt trận quân sự, ngoại
giao, binh vận . Ông cha ta đã tập trung tuyên truyền cho tính chính nghĩa ở cuộc
kháng chiến của ta, tính phi nghĩa, xâm lược ở cuộc kháng chiến của ta do kẻ thù
gây ra. Tăng cường củng cố nhà nước phong kiến trung ương tập quyền để đủ
sức lãnh đạo kháng chiến.
+ Mặt trận ngoại giao: Kết hợp chặt chẽ với mặt trận chính trị, quân sự, đánh vào
ý chí xâm lược của kẻ thù, làm sáng tỏ giá trị nhân văn quân sự của ta. Tư tưởng
xuyên suốt trong đấu tranh ngoại giao là giữ vững nguyên tắc độc lập dân tộc.
Ngoại giao kết hợp với quân sự chính trị để giành thắng lợi càng sớm càng tốt.
+ Mặt trận binh vận: Cùng với phát huy thế mạnh của lĩnh vực quân sự, chính trị,
ngoại giao, tổ tiên ta đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa của cuộc chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc để đánh vào kẻ thù xâm lược, vạch trần tội ác, âm mưu thâm độc
của kẻ thù, làm cho chúng phân tán tư tưởng, giao động, chủ quan kiêu ngạo, tạo
cơ sở cho mặt trận quân sự giành thắng lợi. Kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị,
ngoại giao, binh vận trong chiến tranh là nét độc đáo, sáng tạo trong nghệ thuật
đánh giặc của dân tộc ta.
3.6. Nghệ thuật tổ chức và luyện tập các trận đánh
- Để đánh tan âm mưu xâm lược của kẻ thù, trong triều đại phong kiến, ông cha
ta đã tổ chức và tiến hành những trận đánh quyết định, giải phóng đất nước và
kết thúc chiến tranh. Các trận đánh lớn như: Bạch Đằng (3 lần), Như Nguyệt,
Chi Lăng, Đông Quan, Đống Đa, Rạch Gầm – Xoài Mút, Ngọc Hồi, Thăng
Long…
- Từ các trận đánh lớn, ta có thể rút ra những nét độc đáo trong nghệ thuật thực
hành các trận đánh lớn là:
+ Lựa chọn địa điểm, không gian tác chiến: Ông cha ta luôn chọn địa hình có lợi
cho ta, bất lợi cho địch, ta luôn làm chủ được không gian, địa hình, thời tiết.
13
+ Thời gian: Ta luôn chủ động chọn thời điểm phù hợp, khi quân địch chủ quan,
mệt mỏi suy yếu.
+ Cách đánh: Chủ động đánh theo cách của ta, đánh vào tư tưởng đánh nhanh
thắng nhanh của địch bằng cách đánh chắc tiến chắc, lừa dụ địch vào thế bất lợi,
bí mật tiến công, vào nơi sơ hở, mỏng yếu làm địch trở tay không kịp.
4. Trách nhiệm của sinh viên trong thời kì mới
Thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay luôn được sự quan tâm đặc biệt
của toàn xã hội, của Đảng và nhà nước vì thế càng phải hiểu rõ được trách nhiệm
của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay là như thế
nào.
Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà
nước ta luôn đánh giá rất cao vai trò của thanh niên trong công cuộc góp phần
xây dựng, phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Nghiên cứu nghệ thuật quân sự của các thế hệ ông cha ta, chúng ta có quyền tự
hào về tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường trong chống giặc ngoại xâm để bảo
vệ non sông đất nước. Ngày nay, đất nước đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới
dưới sự lãnh đạo của Đảng và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhưng kẻ
thù còn đó, chúng đang tìm mọi thủ đoạn để xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở
nước ta. Do vậy, trách nhiệm của sinh viên rất nặng nề đối với công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trước hết, mỗi sinh viên cần phát huy tinh thần tự lực, vượt qua khó khăn để
hoàn thành nhiệm vụ học tập; chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục
đích, động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học
tập tốt là yêu nước. Mặt khác, phải phấn đấu, tu dưỡng để trở thành những công
dân tốt, sẵn săng làm nhiệm vụ khi Tổ quốc cần. Ngoài ra, cần ích cực rèn luyện
đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội;
14
biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các
giá trị văn hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc. Bên cạnh đó, tích cực tham gia
góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng
như: tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm
nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng, tham gia những hoạt động mang tính xã hội
như hiến máu tình nguyện, làm tình nguyện viên… Đặc biệt là không ngừng bồi
đắp lòng yêu quê hương, đất nước.
Thực tế hiện nay, trong bối cảnh dịch Covid-19, có không ít những hoạt động,
phong trào tình nguyện được sinh viên hưởng ứng tham gia, có thể kể đến một số
hoạt động như:
Sinh viên hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm (nguồn ảnh: Báo Tuổi trẻ)
15
Sinh viên hỗ trợ các y bác sĩ đo thân nhiệt, khai báo y tế tại buổi lấy mẫu xét nghiệm. (nguồn
ảnh: Báo Tuổi trẻ)
Sinh viên hỗ trợ nhập liệu, khai báo y tế cho người dân. (nguồn ảnh: Báo Tuổi trẻ)
16
Sinh viên trao quà cho người vô gia cư trong “Đêm ấm Hà Nội” (nguồn ảnh: Người làm báo)
KẾT LUẬN
Từ những kinh nghiệm lịch sử trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước
của ông cha, ta thấy độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội mới bảo vệ được vững chắc độc lập dân tộc và có
giữ vững độc lập dân tộc mới xây dựng được chủ nghĩa xã hội. Trong thời đại
mới, ta đặt nhiệm vụ xây dựng đất nước lên hàng đầu, nhưng không bao giờ mất
cảnh giác, chệch phương hướng, tách rời bảo vệ độc lập dân tộc với bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa, tách rời dựng nước với giữ nước trên tất cả các mặt chính trị
ngoại giao, kinh tế, văn hoá, thương mại tài chính, quốc phòng, an ninh và đối
ngoại.
Ngày nay khi hòa bình lặp lại, chúng ta được sống trong môi trường tốt hơn, mọi
thứ đầy đủ và sung túc. Càng như vậy chúng ta càng phải thấm nhuần, biết ơn
những người đã hi sinh đi trước để bảo vệ Tổ quốc, mang lại cuộc sống bình yên.
17
Để cảm ơn những người anh hùng đã hi sinh, mỗi cá nhân đều mang trong mình
một sứ mệnh riêng, nhưng hơn tất cả, sứ mệnh chung của chúng ta, đặc biệt là
giới trẻ thì trách nhiệm đối với đất nước là một sứ mệnh vô cùng quan trọng.
Mỗi sinh viên cần ý thức được trách nhiệm của bản thân với Tổ quốc, chuẩn bị
tốt hành trang, giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần cho đất
nước vững bước tiến lên trong thời kỳ mới.
Tài liệu tham khảo
1, Giáo trCnh Giáo dc Quốc phFng - An ninh tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam
(2017).
2, TS Quang Ánh (chủ biên) (2019). Giáo trCnh tưởng Quân sự Hồ Chí
Minh, NXB Lý luận Chính trị.
3, Nghệ thuật quân sự Việt Nam: Độc đáo và đặc săc (Trung tâm báo chí thành
phố Hồ Chí Minh)
https://ttbc-hcm.gov.vn/nghe-thuat-quan-su-viet-nam-doc-dao-va-dac-sac-
10709.html
| 1/17

Preview text:

1
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
------------------------- TIỂU LUẬN
HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Truyền thống, nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta
và trách nhiệm của sinh viên trong thời kì mới
Sinh viên: ĐỖ QUỲNH ANH
Mã số sinh viên: 2156160001
Lớp GDQP&AN: 19
Lớp: TRUYỀN THÔNG MARKETING A1 K41
2
Hà nội, tháng 11 năm 2021 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................3
Tính tất yếu của đề tài.............................................3
NỘI DUNG................................................................4
1. Khái niệm về nghệ thuật quân sự..........................4
2. Truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta5
2.1. Đất nước trong buổi đầu lịch sử............................5
2.2. Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ
thuật đánh giặc
...............................................................6
3. Nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta....................7
3.1. Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến................................7
3.2. Về mưu kế đánh giặc..............................................9
3.3. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn
dân đánh giặc
..................................................................9
3.4. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy
yếu chống mạnh
............................................................10
3.5. Nghệ thuật đấu tranh giữa các mặt trận quân sự,
chính trị, binh vận, ngoại giao
....................................11
3.6. Nghệ thuật tổ chức và luyện tập các trận đánh12
4. Trách nhiệm của sinh viên trong thời kì mới.........13 3
KẾT LUẬN...............................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................17 MỞ ĐẦU
TRUYỀN THỐNG, NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA TA VÀ
TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG THỜI KÌ MỚI
Tính tất yếu của đề tài
Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại, phát triển của dân tộc Việt
Nam. Trong suốt mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân ta luôn phải liên tục đấu tranh
chống kẻ thù xâm lược lớn hơn nhiều lần về kinh tế, quân sự để giành và giữ nền
độc lập dân tộc. Song, với lòng yêu nước, ý chí kiên cường, cách đánh mưu trí,
sáng tạo, cha ông ta đã đánh thắng tất cả kẻ thù xâm lược.
Nhìn lại lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân ta
đã anh dũng, kiên cường, bất khuất đấu tranh giành và giữ nền độc lập, giải
phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc
như chiến thắng Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chương Dương, Hàm Tử… Kế thừa,
phát triển từ nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới
sự lãnh đạo của Đảng đã không ngừng phát triển, và được phát huy lên một tầm
cao mới, gắn liền với thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ.
Thực tiễn lịch sử đã tạo nên truyền thống, khí phách hào hùng của dân tộc và để
lại nhiều di sản quân sự quý báu mà không mấy quốc gia có được. Trong thời đại
ngày nay, thời đại hòa bình cùng hợp tác phát triển, chúng ta phải đối mặt với
những cuộc chiến khốc liệt hơn, những cuộc chiến không có tiếng súng nhưng
vẫn đầy mất mát đau thương. Trong bài tiểu luận này, em xin bàn về truyền
thống và nghệ thuật quân sự độc đáo, đặc sắc của ông cha ta, đó là nghệ thuật 4
chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc; đồng thời bàn về trách
nhiệm của sinh viên trong với Tổ quốc trong thời kì mới. NỘI DUNG
1. Khái niệm về nghệ thuật quân sự
- Nghệ thuật quân sự là cách đánh, cách dùng binh đã trở thành thông thạo, điêu
luyện trong một trận chiến đấu, một chiến dịch hay trên toàn bộ chiến trường,
nghệ thuật quân sự không có một khuôn mẫu cụ thể nào, nó có thể biến hòa khôn
lường muôn hình muôn vẻ.
- Tư tưởng về nghệ thuật quân sự của Hồ Chí Minh là sự kế thừa đầy sáng tạo
truyền thống đánh giặc giữ nước của ông cha ta và tư tưởng V.I.Lênin. Từ đó,
Người đã phát triển nghệ thuật quân sự Việt nam lên một tầm cao mới. Đỉnh cao
nghệ thuật quân sự Việt Nam đã được thể hiện ngay từ những buổi đầu dựng
nước giữ nước của cha ông, song được chứng minh bằng thắng lợi trong hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Đó sẽ mãi là ngọn
cờ chiến đấu và chiến thắng trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta
2.1. Đất nước trong buổi đầu lịch sử
- Từ rất lâu, cha ông ta đã nhận thức được mối quan hệ biện chứng, gắn bó giữa
dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Đó chính là tư tưởng “quốc phú, binh
cường”, “cử quốc nghênh địch”, “thái bình nên gắng sức, non sông vững ngàn
thu”... Ngay từ thời kì Văn Lang, khi bắt đầu đặt nền móng xây dựng một quốc
gia độc lập ,tổ tiên ta đã có ý thức phải giữ gìn lấy quốc gia ấy. Thục Phán An
Dương Vương vừa động viên trăm họ phát triển cây lúa nước, đồng thời lại vừa 5
huy động toàn dân đắp thành Cổ Loa, sửa sang giáo mác, rèn đúc tên đồng để
sẵn sàng bảo vệ đất nước. Trong những năm dài Bắc thuộc, ý chí đánh giặc cứu
nước và giữ nước chẳng những không bị tàn lụi mà trái lại, nó đã ngày càng phát triển cao hơn.
- Bước vào thời kì Đại Việt, khi nền độc lập nước nhà được khôi phục và củng
cố, tư tưởng “dựng nước đi đôi với giữ nước” đã phát triển lên một bước mới tạo
thành nền tảng bền vững làm phong phú thêm chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Vào thời nhà Lý, “thế nước”, “thế lực” của nước Đại Việt đã khá vững mạnh.
Công cuộc “kiến quốc” và “thủ quốc” không ngừng được tăng cường.
- Nhà Trần sau hơn 30 năm xây dựng (1226-1257), nhờ có chính sách đúng đắn
trên cơ sở một nền văn hoá quân sự độc đáo của dân tộc và nỗ lực của toàn dân,
nên lực nước được tăng cường thêm sức mạnh, thế nước được phát triển thêm
vững chắc. Đó là điều kiện cơ bản để dân tộc ta ba lần đại thắng quân Nguyên -
Mông xâm lược. Trần Quốc Tuấn, Vị tướng quốc lừng danh, nhà quân sự kiệt
xuất đã khẳng định kế sách giữ nước là: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ
bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”.
- Thời nhà Lê, sau những chiến thắng Chi Lăng, Xương Giang lừng lẫy, nước
Đại Việt bước vào thời kì xây dựng mới. Những tư tưởng tiến bộ của Nguyễn
Trái đã giúp triều Lê dựng nên Nhà nước phong kiến Đại Việt hưng thịnh nhất
trong lịch sử dân tộc ta thời trung đại. Song ngay khi đất nước hưng thịnh, vua
Lê Thái Tổ đã nhắc nhở cháu con: “Lo giữ nước ngay từ lúc nước chưa nguy”.
Khi đi kiểm tra đất Hoà Bình (vùng chợ Bờ), Lê Thái Tổ đã cho khắc vào bia đá:
“Biên phòng cần có phương lược tốt/ Giữ nước nên có kế dài lâu”.
- Lời của vua Lê Thái Tổ như một phương hướng chiến lược giữ nước lâu bền,
nhắc nhủ muôn đời cho các thế hệ con cháu mai sau. Kế thừa những kinh
nghiệm truyền thống lịch sử và căn cứ vào điều kiện thực tiễn của thời đại mới, 6
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xác định: “Dựng nước đi đôi với giữ nước”
là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam.
2.2. Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc
- Về địa lí: Nước ta có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và
biển Đông. Chúng ta có hệ thống giao thông đường bộ, đường biển, đường sông,
đường không bảo đảm giao lưu trong khu vực châu Á và thế giới thuận lợi. Đã từ
lâu nhiều kẻ thù đã nhòm ngó, đe doạ và tiến công xâm lược nước ta.
- Về kinh tế: Kinh tế nước ta chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng trọt
chăn nuôi là chủ yếu. Nước ta xuất hiện trồng lúa nước rất sớm, trình độ canh tác
thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, mang tính tự cấp, tự túc. Với nền sản xuất nông
nghiệp, sản xuất ra lương thực, thực phẩm và thực hiện nhiều kế sách như: “phú
quốc binh cường”, “ngụ binh ư nông”, nền sản xuất này đáp ứng tốt cho chiến
tranh. Kinh tế tự cấp, tự túc, quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên rất linh hoạt trong mọi
hoàn cảnh, dù chiến tranh nhưng nền kinh tế đó vẫn tồn tại. Do đó ông cha ta chủ
trương đánh lâu dài, đồng thời tạo ra đức tính tự lực, tự cường. Kinh tế sản xuất
lúa nước nên tính cộng đồng, tính tổ chức của nhân dân ta rất cao vì trồng lúa
nước đòi hỏi sự cố kết của nhiều người.
- Về chính trị, văn hóa – xã hội: Ông cha ta đã sớm xây dựng chủ quyền lãnh thổ
tạo nên ý thức bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta được hình thành rất sớm. Dân tộc ta
đã sớm xây dựng nhà nước, tổ chức ra quân đội nên việc đánh giặc của dân tộc ta
có tổ chức, phát huy được sức mạnh đoàn kết của nhân dân. Nhà nước có tư duy
thương dân nên đã tập hợp được sức mạnh to lớn của dân tộc. Bên cạnh đó,
chúng ta có 54 dân tộc anh em chung sống hòa thuận, đoàn kết. Trong quá trình
dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã xây dựng được nền văn hóa truyền thống,
đoàn kết, yêu nước thương nòi, sống hòa thuận thủy chung, lao động cần cù,
sáng tạo, đấu tranh anh dũng kiên cường bất khuất. 7
3. Nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta
3.1. Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến

- Ông cha ta luôn nắm vững tư tưởng xuyên suốt là tích cực chủ động tiến công,
coi đó như một quy luật để dành thắng lợi trong suốt quá trình chiến tranh. Tư
tưởng đó thể hiện rất rõ trong đánh giá đúng kẻ thù, chủ động đề ra kế sách đánh,
phòng , khẩn trương chuẩn bị lực lượng kháng chiến, tìm mọi biện pháp làm cho
địch suy yếu, tạo ra thế và thời cơ có lợi để tiến hành phản công, tiến công…
- Các trận đánh tiêu biểu thể hiện tư tưởng tích cực chủ động tiến công:
+ Trong cuộc chiến tranh chống Tống xâm lược (1075 - 1077), thời nhà Lý đã
chủ động đánh bại kẻ thù ở phía Nam (quân Chiêm Thành). Lý Thường Kiệt đã
thực hiện tư tưởng quân sự “tiên phát chế nhân”, quân và dân Đại Việt đã chủ
động tiến công trước để triệt phá cơ sở chuẩn bị, làm giảm thiểu sức mạnh, ý chí
và hành động xâm lược của quân địch, tạo tiền đề cho việc giành thắng lợi trong
chiến tranh. Ông đã tận dụng thế " thiên hiểm " của địa hình, xây dựng tuyến
phòng thủ sông Như Nguyệt, thực hiện trận quyết chiến chiến lược, chủ động
chặn và đánh địch từ xa để bảo vệ Thăng Long. Tư tưởng nghệ thuật chỉ đạo
chiến tranh đặc sắc đó thể hiện trí sáng tạo tuyệt vời của dân tộc ta, cần tiếp tục
được nghiên cứu, phát huy trong điều kiện mới.
Tư tưởng “tiên phát chế nhân” trong cuộc chiến tranh chống Tống xâm lược (1075 - 1077) 8
+ Thời Trần, tư tưởng tích cực chủ động tiến công càng thể hiện rõ nét. Khi nhà
Nguyên cử sứ giả sang đưa yêu sách buộc ta phải đầu hàng, nhà Trần đã bắt giam
sứ giả, đồng thời chuẩn bị vật chất và xây dựng lực lượng quyết tâm đánh giặc.
Tổ chức Hội nghị Diên Hồng thể hiện tinh thần “quyết đánh”, tinh thần “sát
thát”, đã ba lần đánh thắng quân Nguyên, một thế lực hung hãn (vào các năm
1958, 1285, 1288). Trước thế giặc mạnh, nhà Trần đã chủ trương và dùng phục
binh ngăn chặn cuộc tiến công của đại binh giặc càng lâu càng tốt; đồng thời, sử
dụng kế sách “vườn không nhà trống”, bỏ ngỏ thành Thăng Long, rút lui về vùng
đất Thanh Hóa để bảo toàn lực lượng. Đó là một nét độc đáo trong nghệ thuật tác
chiến, chứ không phải là tư tưởng rút lui.
3.2. Về mưu kế đánh giặc
- Mưu kế đánh giặc là mưu mẹo của cha ông đã được tính toán kĩ khi đánh giặc,
để giành thắng lợi. Đặc điểm của mưu kế đánh giặc của dân tộc ta là không
những sáng tạo, mà còn hết sức mềm dẻo, khôn khéo đó là “biết tiến, biết thoái,
biết công, biết thủ”. Biết kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận,
ngoại giao, tạo thế mạnh cho ta , biết phá thế mạnh của giặc, trong đó tiến công
quân sự luôn giữ vai trò quyết định.
- Những mưu kế đánh giặc được vận dụng linh hoạt trong từng cuộc chiến tranh tiêu biểu:
+ Mưu kế “tránh lúc ban mai, đánh lúc chiều tà” (tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu
của kẻ thù) được quân dân nhà Trần vận dụng hiệu quả trong cuộc kháng chiến
chống Nguyên lần 2: chủ động thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống” để
tránh thế mạnh của giặc lúc ban đầu, chủ động tổ chức phản công chiến lược để
tranh thủ suy yếu của giặc và giành thắng lợi.
+ Nghệ thuật “nghi binh lừa địch” đặc sắc ở Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975:
tổ chức nghi binh, lừa địch, giấu đi hướng tiến công chủ yếu, khiến địch bất ngờ, 9
mất quyền chủ động đối phó. Từ kế hoạch nghi binh này, ông cha ta đã tạo được
thế để đánh bật địch khỏi Tây Nguyên, giải phóng “nóc nhà của Đông Dương”.
3.3. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc
- Chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc là truyền thống, là nghệ thuật đánh
giặc độc đáo sáng tạo của dân tộc ta, được thể hiện cả trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng.
- Cơ sở hình thành nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc:
+ Các cuộc chiến tranh nhân dân ta tiến hành bảo vệ Tổ quốc là cuộc chiến tranh
chính nghĩa. Từ lời thề của Hai Bà Trưng và nghĩa quân: “Một xin rửa sạch
nước thù; Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng; Ba kẻo oan ức lòng chồng; Bốn
xin vẻn vẹn sở công lệnh này”, đến Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, nghệ thuật
“Lấy đại nghĩa thắng hung tàn , lấy chí nhân thay cường bạo”, thể hiện khát
vọng, ý chí của nhân dân, do đó nhân dân hăng hái tham gia.
+ Dân tộc ta có truyền thống yêu nước thương nòi, có tinh thần đoàn kết cộng
đồng, chung lưng đấu cật trong lao động sản xuất và trong chiến đấu, có tinh
thần bất khuất chống quân xâm lược.
+ Các triều đại phong kiến Việt Nam phần lớn có tư tưởng “trọng dân”, “an dân”,
“lấy dân làm gốc” luôn “khoan thư sức dân” để “vua tôi đồng lòng, anh em hòa
mục, cả nước chung sức”, do đó nhân dân tin tưởng trung thành với các nhà
nước phong kiến, nên “Lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà
nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”.
Nội dung cơ bản của thực hiện toàn dân đánh giặc là:
+ Về lực lượng đánh giặc: Lực lượng đánh giặc là toàn dân tộc, thực hiện “tận
dân vi binh” (trăm họ là binh), “bách tính giai binh” (mỗi người dân là một
người lính), đánh giặc theo cương vị, chức trách của mình. 10
+ Thế trận đánh giặc: Tổ chức thế trận là “Cử quốc nghênh địch” (cả nước là một
chiến trường) “Mỗi thôn, xóm, bản, làng là một pháo đài diệt giặc. Cả nước là
một chiến trường, tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân liên hoàn, vững chắc làm
cho địch đông mà hoá ít, mạnh mà hoá yếu, rơi vào trạng thái bị động, lúng túng và bị sa lầy”.
+ Phương pháp đánh giặc: Ông cha ta đã tận dụng địa hình, xây dựng thế trận
làng, nước vững chắc, vận dụng sáng tạo cách đánh của nhiều lực lượng, nhiều
thứ quân. Vận dụng rộng rãi, sáng tạo nhiều hình thức đánh giặc để đạt hiệu quả
cao như: phòng ngự sông Cầu, phục kích Chi Lăng, phản công Chương Dương,
Hàm Tử, tiến công Ngọc Hồi, Đống Đa...
Toàn dân đánh giặc, cả nước đánh giặc là truyền thống, là nét độc đáo trong nghệ
thuật đánh giặc của tổ tiên ta. Với truyền thống đó, dân tộc ta đã đánh thắng
nhiều kẻ thù xâm lược, giữ gìn giang sơn gấm vóc. Đúng như nhà thiên tài quân
sự Trần Quốc Tuấn nhận xét: “Sở dĩ ta thắng được giặc ngoại xâm qua nhiều thời
đại là do ta biết đồng lòng đánh giặc, cả nước chung sức”.
3.4. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh
- Đây là nét đặc sắc và tất yếu trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta, khi dân
tộc ta luôn phải chống lại các đội quân xâm lược có quân số, vũ khí, trang bị lớn hơn nhiều lần.
- Cơ sở hình thảnh nghệ thuật này là:
+ Thực tiễn nước ta là một đất nước không rộng, không đông dân, lại luôn phải
đối mặt với những thế lực xâm lược lớn mạnh hơn mình nhiều lần, để giành
chiến thắng ta buộc phải lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều.
+ Xuất phát từ quy luật giải quyết mối quan hệ “thế” và “lực”. Mặc dug lực ta có
thể nhỏ nhưng biết tạo thế tốt thì vẫn tạo được sức mạnh to lớn để đánh địch. 11
Ngược lại lực của địch mạnh nhưng ta đưa chúng vào thế yếu, thì lực đó khó được phát huy.
+ Xuất phát từ quan niệm về sức mạnh có thể chuyển hóa, phát triển chứ không
đơn thuần là so sánh về quân số, trang bị của các bên tham chiến, do đó luôn tin
tưởng vào sức mình, từ đó dám đánh và đánh thắng.
Các trận đánh tiêu biểu thể hiện nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh:
+ Thời nhà Trần có khoảng 15 vạn quân, chống lại giặc Nguyên - Mông, lần thứ
2 là 60 vạn, lần 3 là khoảng 50 vạn. Nhà Trần đã “lấy đoản binh để chế trường
trận”, hạn chế sức mạnh của giặc, để đánh thắng giặc.
+ Cuộc khởi nghĩa của Lam Sơn, quân số lúc cao nhất có khoảng 10 vạn, nhưng
đã đánh thắng 80 vạn quân Minh xâm lược. Vì Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã vận dụng
“tránh thế ban mai, đánh lúc chiều tà” và vận dụng cách đánh “vây thành để diệt viện”.
3.5. Nghệ thuật đấu tranh giữa các mặt trận quân sự,
chính trị, binh vận, ngoại giao
- Cơ sở hình thành:
+ Do chiến tranh là sự thử thách toàn diện đối với xã hội, do đó phải kết hợp chặt
chẽ các mặt trận, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, giành thắng lợi trong chiến tranh.
+ Kẻ thù khi tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, chúng cũng đánh ta trên
nhiều lĩnh vực, vì vậy ta phải đánh địch trên các mặt trận.
- Vị trí, nội dung, mối quan hệ giữa các mặt trận.
+ Mặt trận quân sự: Có tính chất quyết định trực tiếp tới thắng lợi của chiến
tranh, là quá trình tổ chức thực hành các phương thức tác chiến, huy động lực
lượng, các hình thức, biện pháp chiến đấu, nhằm tiêu diệt nhiều sinh lực địch, tạo
thế cho các mặt trận khác. 12
+ Mặt trận chính trị: Là cơ sở tạo thành sức mạnh của mặt trận quân sự, ngoại
giao, binh vận . Ông cha ta đã tập trung tuyên truyền cho tính chính nghĩa ở cuộc
kháng chiến của ta, tính phi nghĩa, xâm lược ở cuộc kháng chiến của ta do kẻ thù
gây ra. Tăng cường củng cố nhà nước phong kiến trung ương tập quyền để đủ
sức lãnh đạo kháng chiến.
+ Mặt trận ngoại giao: Kết hợp chặt chẽ với mặt trận chính trị, quân sự, đánh vào
ý chí xâm lược của kẻ thù, làm sáng tỏ giá trị nhân văn quân sự của ta. Tư tưởng
xuyên suốt trong đấu tranh ngoại giao là giữ vững nguyên tắc độc lập dân tộc.
Ngoại giao kết hợp với quân sự chính trị để giành thắng lợi càng sớm càng tốt.
+ Mặt trận binh vận: Cùng với phát huy thế mạnh của lĩnh vực quân sự, chính trị,
ngoại giao, tổ tiên ta đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa của cuộc chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc để đánh vào kẻ thù xâm lược, vạch trần tội ác, âm mưu thâm độc
của kẻ thù, làm cho chúng phân tán tư tưởng, giao động, chủ quan kiêu ngạo, tạo
cơ sở cho mặt trận quân sự giành thắng lợi. Kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị,
ngoại giao, binh vận trong chiến tranh là nét độc đáo, sáng tạo trong nghệ thuật
đánh giặc của dân tộc ta.
3.6. Nghệ thuật tổ chức và luyện tập các trận đánh
- Để đánh tan âm mưu xâm lược của kẻ thù, trong triều đại phong kiến, ông cha
ta đã tổ chức và tiến hành những trận đánh quyết định, giải phóng đất nước và
kết thúc chiến tranh. Các trận đánh lớn như: Bạch Đằng (3 lần), Như Nguyệt,
Chi Lăng, Đông Quan, Đống Đa, Rạch Gầm – Xoài Mút, Ngọc Hồi, Thăng Long…
- Từ các trận đánh lớn, ta có thể rút ra những nét độc đáo trong nghệ thuật thực
hành các trận đánh lớn là:
+ Lựa chọn địa điểm, không gian tác chiến: Ông cha ta luôn chọn địa hình có lợi
cho ta, bất lợi cho địch, ta luôn làm chủ được không gian, địa hình, thời tiết. 13
+ Thời gian: Ta luôn chủ động chọn thời điểm phù hợp, khi quân địch chủ quan, mệt mỏi suy yếu.
+ Cách đánh: Chủ động đánh theo cách của ta, đánh vào tư tưởng đánh nhanh
thắng nhanh của địch bằng cách đánh chắc tiến chắc, lừa dụ địch vào thế bất lợi,
bí mật tiến công, vào nơi sơ hở, mỏng yếu làm địch trở tay không kịp.
4. Trách nhiệm của sinh viên trong thời kì mới
Thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay luôn được sự quan tâm đặc biệt
của toàn xã hội, của Đảng và nhà nước vì thế càng phải hiểu rõ được trách nhiệm
của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay là như thế nào.
Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà
nước ta luôn đánh giá rất cao vai trò của thanh niên trong công cuộc góp phần
xây dựng, phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nghiên cứu nghệ thuật quân sự của các thế hệ ông cha ta, chúng ta có quyền tự
hào về tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường trong chống giặc ngoại xâm để bảo
vệ non sông đất nước. Ngày nay, đất nước đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới
dưới sự lãnh đạo của Đảng và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhưng kẻ
thù còn đó, chúng đang tìm mọi thủ đoạn để xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở
nước ta. Do vậy, trách nhiệm của sinh viên rất nặng nề đối với công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trước hết, mỗi sinh viên cần phát huy tinh thần tự lực, vượt qua khó khăn để
hoàn thành nhiệm vụ học tập; chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục
đích, động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học
tập tốt là yêu nước. Mặt khác, phải phấn đấu, tu dưỡng để trở thành những công
dân tốt, sẵn săng làm nhiệm vụ khi Tổ quốc cần. Ngoài ra, cần ích cực rèn luyện
đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; 14
biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các
giá trị văn hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc. Bên cạnh đó, tích cực tham gia
góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng
như: tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm
nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng, tham gia những hoạt động mang tính xã hội
như hiến máu tình nguyện, làm tình nguyện viên… Đặc biệt là không ngừng bồi
đắp lòng yêu quê hương, đất nước.
Thực tế hiện nay, trong bối cảnh dịch Covid-19, có không ít những hoạt động,
phong trào tình nguyện được sinh viên hưởng ứng tham gia, có thể kể đến một số hoạt động như:
Sinh viên hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm (nguồn ảnh: Báo Tuổi trẻ) 15
Sinh viên hỗ trợ các y bác sĩ đo thân nhiệt, khai báo y tế tại buổi lấy mẫu xét nghiệm. (nguồn
ảnh: Báo Tuổi trẻ)
Sinh viên hỗ trợ nhập liệu, khai báo y tế cho người dân. (nguồn ảnh: Báo Tuổi trẻ) 16
Sinh viên trao quà cho người vô gia cư trong “Đêm ấm Hà Nội” (nguồn ảnh: Người làm báo) KẾT LUẬN
Từ những kinh nghiệm lịch sử trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước
của ông cha, ta thấy độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội mới bảo vệ được vững chắc độc lập dân tộc và có
giữ vững độc lập dân tộc mới xây dựng được chủ nghĩa xã hội. Trong thời đại
mới, ta đặt nhiệm vụ xây dựng đất nước lên hàng đầu, nhưng không bao giờ mất
cảnh giác, chệch phương hướng, tách rời bảo vệ độc lập dân tộc với bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa, tách rời dựng nước với giữ nước trên tất cả các mặt chính trị
ngoại giao, kinh tế, văn hoá, thương mại tài chính, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Ngày nay khi hòa bình lặp lại, chúng ta được sống trong môi trường tốt hơn, mọi
thứ đầy đủ và sung túc. Càng như vậy chúng ta càng phải thấm nhuần, biết ơn
những người đã hi sinh đi trước để bảo vệ Tổ quốc, mang lại cuộc sống bình yên. 17
Để cảm ơn những người anh hùng đã hi sinh, mỗi cá nhân đều mang trong mình
một sứ mệnh riêng, nhưng hơn tất cả, sứ mệnh chung của chúng ta, đặc biệt là
giới trẻ thì trách nhiệm đối với đất nước là một sứ mệnh vô cùng quan trọng.
Mỗi sinh viên cần ý thức được trách nhiệm của bản thân với Tổ quốc, chuẩn bị
tốt hành trang, giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần cho đất
nước vững bước tiến lên trong thời kỳ mới. Tài liệu tham khảo
1, Giáo trCnh Giáo d甃⌀c Quốc phFng - An ninh tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam (2017).
2, TS Vũ Quang Ánh (chủ biên) (2019). Giáo trCnh tư tưởng Quân sự Hồ Chí
Minh, NXB Lý luận Chính trị.
3, Nghệ thuật quân sự Việt Nam: Độc đáo và đặc săc (Trung tâm báo chí thành phố Hồ Chí Minh)
https://ttbc-hcm.gov.vn/nghe-thuat-quan-su-viet-nam-doc-dao-va-dac-sac- 10709.html