Truyền thông về một số loại hình tội phạm trên mạng internet - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Ở Việt Nam hiện nay rất nhiều mạng xã hội đang được sử dụng công khaivới số lượng người sử dụng đông đảo như Facebook, Zalo, Instagram,… đó làđiều kiện cho các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tàisản. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI GIẢNG
MỘT SỐ DẤU HIỆU LỪA ĐẢO QUA MẠNG INTERNET
MẠNG VIỄN THÔNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
Họ tên: Ngô Quang Hiếu
Email: ngoquanghieu@gmail.com HÀ NỘI, 10/2022 1
Phần một: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích:
- Nhằm giới thiệu một số phương thức thủ đoạn lừa đảo qua mạng Internet,
mạng viễn thông và giải pháp phòng ngừa. 2. Yêu cầu
- Học viên tích cực tương tác cùng giảng viên
- Nghe, ghi chép bài đầy đủ, chấp hành đúng quy định của lớp học.
- Tích cực nghiên cứu tài liệu.
II. NỘI DUNG: Bài gFm 02 phần
Phần I. Một số thủ đoạn lừa đảo
Phần II. Biện pháp phòng ngừa III. ĐỐI TƯỢNG Giám đốc Siêu thị. Trưởng ca. IV. PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình kết hợp trình chiếu PowerPoint và học viên tương tác. IV. THỜI GIAN Lên lớp: 1 tiết giờ Thảo luận: 1 tiết VI. ĐỊA ĐIỂM
……………………………. VII. TÀI LIỆU
- Các tin, bài, clip của báo, đài: VTV, Thanh niên… 2 LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam hiện nay rất nhiều mạng xã hội đang được sử dụng công khai
với số lượng người sử dụng đông đảo như Facebook, Zalo, Instagram,… đó là
điều kiện cho các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tại một số đơn vị vừa qua đã bắt đầu xảy ra các vụ việc việc CBNV hoặc
người thân (Vợ, chồng) chơi cờ bạc, cá độ, đầu tư tiền ảo, chứng khoán, đầu tư
ngoài ngành, vay nóng, vay tín dụng đen… đặc biệt có trường hợp CBNV khi bị
thúc ép trả nợ dẫn đến cùng quẫn tự tử hoặc xảy ra mâu thuẫn trong gia đình dẫn
đến xô xát gây tử vong.
Vì vậy vấn đề cấp thiết được đặt ra đó là chúng ta cần có những nhận thức
về các phương thức, thủ đoạn của loại hình tội phạm này cũng như có những giải
pháp cụ thể để tăng cường tuyên truyền, giám sát CBNV trong thời gian tới. Phần hai: NỘI DUNG
I. Một số thủ đoạn lừa đảo qua mạng internet, mạng viễn thông.
Nhóm tội phạm lừa đảo thông qua không gian mạng là nhóm tội phạm mới
phát sinh, lợi dụng sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin trong đời sống
hàng ngày và trong giai đoạn người dân còn chưa có nhiều kỹ năng để tự bảo vệ
bản thân trên không gian mạng.
Với mục tiêu giúp chúng ta có thêm kiến thức để có thể nhận diện được các
tội phạm lừa đảo này. Trong phần đầu tiên của chuyên đề, tôi xin tập trung phân
tích một số phương thức, thủ đoạn các đối tượng thường được sử dụng bao gồm:
- Đầu tư tài chính Forex, tiền ảo:
Đối tượng lập ra các website đầu tư tài chính, các ứng dụng có giao diện
tương tự sàn đầu tư tài chính quốc tế,
Sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để thu hút, lôi kéo nhiều người tham
gia. Các sàn tiền ảo, đầu tư tài chính này cam kết người chơi sẽ được
hưởng mức lãi suất cao nhưng lại an toàn, có thể rút vốn bất kỳ lúc nào,
không cần đầu tư trí tuệ, thời gian;
Ban đầu khi người chơi nạp tiền đầu tư, các đối tượng cài đặt hệ thống để
người chơi thấy ngay việc đầu tư của mình đã sinh lời và để chứng minh
cho website không phải là lừa đảo, đối tượng chủ động đề nghị người chơi
rút tiền và người chơi có thể rút được tiền trong một số lần ban đầu nhằm tạo lòng tin.
Sau đó, bằng nhiều hình thức khác nhau, đối tượng lôi kéo người chơi nạp
thêm tiền như: Để thăng hạng VIP hoặc báo lỗi do chuyển tiền liên quốc gia…;
Khi huy động được lượng tiền đủ lớn, các đối tượng sẽ can thiệp vào các
giao dịch, điều chỉnh thắng thua hoặc báo lỗi, ngừng hoạt động (Sập sàn)
để chiếm đoạt tiền của người tham gia.... 3 Lưu ý:
+ Đối tượng làm quen trên website thường là nữ xinh đẹp có rất nhiều
following và like trên facebook khiến nạn nhân tin tưởng.
+ Các trang Web này thường có: Tên miền mới được tạo; lượng người
dùng thấp; admin ẩn toàn bộ thông tin về trang web.
Đối tượng giả danh là cán bộ Ngân hàng gọi điện cho bị hại thông báo bị
hại có người chuyển tiền vào tải khoản nhưng do bị lỗi nên chưa chuyển
được hoặc thông báo phần mềm chuyển tiền Internet Banking của khách
hàng bị lỗi...nên yêu cầu khách hàng cung cấp mã số thẻ và mã OTP để
kiểm tra. Các đối tượng sử dụng thông tin bị hại cung cấp để truy cập vào
tài khoản và rút tiền của bị hại.
Đối tượng gửi tin nhắn SMS giả mạo thông báo của ngân hàng để lừa
khách hàng truy cập vào đường link giả, sau đó yêu cầu cung cấp các
thông tin bảo mật như tên, mật khẩu đăng nhập, mã OTP, thông tin
thẻ,...khi có được các thông tin này, đối tượng sẽ rút tiền trong tài khoản của khách hàng.
Lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các đối tượng
lừa đảo gửi thư điện tử và tệp đính kèm hoặc liên kết dẫn đến các nội
dung về cập nhật tình hình dịch bệnh. Khi mở tệp đính kèm hay nhấp vào
liên kết, máy tính của nạn nhân sẽ bị tấn công bởi các mã độc, từ đó để lộ
thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng.
Lợi dụng sơ hở của người dân trong việc chia sẻ hình ảnh căn cước công
dân, chứng minh nhân dân, hộ khẩu trên mạng xã hội (Zalo, Facebook...)
và sử dụng vào việc đăng ký sử dụng các dịch vụ online (Mua hàng, xin
việc, vay tiền) hoặc lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, đối tượng
đưa ra nhiều lý do, xin chụp ảnh chân dung, chụp ảnh căn cước công dân,
chứng minh nhân dân để đánh cắp thông tin cá nhân của người dân.
Sau khi có thông tin dữ liệu cá nhân, tài khoản ngân hàng của người dân,
các đối tượng bán thông tin cho các đối tượng khác (Kể cả người nước
ngoài) để sử dụng vào mục đích phạm tội, vi phạm pháp luật như: Làm
giấy tờ giả để mở tài khoản lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua các
khoản vay vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty tài chính;
chuyển nhận tiền đánh bạc, tổ chức đánh bạc; giả mạo, giả danh cán bộ
Công an, Toà án, Viện Kiểm sát, Hải quan, thuế...
Trong thời gian qua Tập đoàn, Công ty đã phối hợp với Cơ quan chức
năng giải quyết một số vụ án, trong đó thủ đoạn của đối tượng là sử dụng 4
CCCD, CMND giả (Thay ảnh đối tượng vào CMND của KH hoặc căn cứ
theo thông tin trên CCCD, CMND có được, đối tượng làm giả CCCD,
CMND với hình ảnh là hình ảnh của đối tượng) đến thực hiện đổi sim, khi
có sim đối tượng thực hiện chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của
khách hàng hoặc thực hiện vay tiền của các dịch vụ cho vay qua mạng.
Tự xưng là cơ quan chức năng (Thường giả danh cán bộ Công an, Viện
kiểm sát, Tòa án hoặc giả mạo Cổng thông tin điện tử của Công an) gọi
điện thông báo bị hại có liên quan đến các vụ án đang bị điều tra hoặc
thông báo phạt nguội về giao thông.... Sau đó, khai thác các thông tin cá
nhân, tài khoản ngân hàng và yêu cầu chuyển toàn bộ tiền trong tài khoản
của bị hại vào các tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp với lý do để
phục vụ công tác điều tra rồi chiếm đoạt.
Đối tượng sử dụng thông tin cá nhân, hình ảnh của các lãnh đạo các cơ
quan chính quyền, đoàn thể... để thiết lập tài khoản mạng xã hội (Zalo,
facebook...) mạo danh. Sau đó, các đối tượng sử dụng tài khoản mạo danh
để kết bạn, nhắn tin trao đổi vay, mượn tiền của bạn bè, người thân, đồng
nghiệp, cấp dưới... và chiếm đoạt tiền của các bị hại chuyển đến.
Các đối tượng lừa đảo tự giới thiệu là người nước ngoài, kết bạn, liên lạc
để tạo mối quan hệ với bị hại thông qua mạng xã hội. Sau một thời gian
làm quen, đối tượng thông báo gửi quà là tiền mặt hoặc tài sản có giá trị
rất lớn qua đường hàng không.
Sau đó, có đối tượng người Việt Nam giả danh nhân viên sân bay, Hải
quan, Thuế... yêu cầu bị hại nộp tiền để nhận được quà. Các đối tượng giả
danh tạo rất nhiều lý do chưa nhận được quà để bị hại chuyển tiền làm
nhiều lần vào các tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp. Khi bị hại
không còn khả năng tiếp tục chuyển tiền, đối tượng xóa ngay tài khoản
Facebook, Zalo... và các số điện thoại đã sử dụng để liên lạc; bị hại không
liên lạc được với đối tượng thì mới phát hiện mình bị lừa. Tóm lại Phần I:
- Đã giới thiệu 05 loại hình tội phạm và các dấu hiệu nhận biết
- Đã giới thiệu một số kết quả đấu tranh phòng chống loại tội phạm này 5
II. Biện pháp phòng ngừa
Để không mắc bẫy lừa đảo từ các đối tượng xấu, mỗi CBNV trước hết cần
nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình; đồng thời
tuyên truyền cho người thân và khách hàng phòng tránh, nội dung cần cảnh giác:
- Nâng cao cảnh giác với các cuộc điện thoại từ số máy lạ, đặc biệt là các
số máy có đầu số nước ngoài (Cuộc gọi mà số gọi đến dài hơn 10 số).
- Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ tổ chức, cá nhân
nào khi chưa biết họ là ai và sử dụng vào mục đích gì (Lưu ý: các Cơ quan chức
năng như Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án không làm việc với cá nhân vi phạm
thông qua gọi điện thoại hoặc qua mạng xã hội…).
- Không mua, bán, cho mượn Giấy chứng minh thư nhân dân/Căn cước
công dân, tài khoản cá nhân, tài khoản ngân hàng, các loại thẻ tín dụng do ngân
hàng cấp, phát, không đưa lên mạng xã hội.
- Không truy cập vào các đường link gắn kèm trong nội dung tin nhắn lạ;
không thực hiện thao tác trên điện thoại theo các cú pháp được hướng dẫn bởi người
lạ. Giữ bí mật, không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, thông tin về tài
khoản ngân hàng... cho bất kỳ người lạ nào gọi đến.
- Không thực hiện các yêu cầu chuyển tiền thông qua tin nhắn của các trang
mạng xã hội, kể là của người thân, bạn bè. Cần gọi điện xác nhận nếu người
nhận không nghe máy hoặc viện lý do không tiện nói chuyện thì kiên quyết
không chuyển khoản tránh trường hợp người thân, bạn bè bị hack tài khoản mạng xã hội.
- Không chuyển, nộp tiền cho bất kỳ tài khoản cá nhân, tổ chức nào khi
chưa biết rõ họ là ai. Tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho người khác; hạn
chế công khai ngày sinh, số Căn cước công dân, số điện thoại, số tài khoản ngân
hàng trên không gian mạng.
- Không tin, không tham gia vào những chiêu trò nhận thưởng qua mạng
với yêu cầu nạp tiền bằng thẻ điện thoại hoặc chuyển tiền qua tài khoản ngân
hàng để nộp thuế hoặc làm thủ tục nhận thưởng.
- Khi tài khoản bỗng dưng nhận được một khoản tiền “chuyển nhầm” thì tuyệt
đối không được sử dụng số tiền này; đồng thời, liên lạc với ngân hàng hoặc trình
báo công an nơi gần nhất để được hướng dẫn giải quyết.
- Không để các đối tượng lôi kéo, dụ dỗ tham gia đầu tư vào các sàn giao
dịch tiền ảo, sàn giao dịch ngoại hối... Không tham gia vào chương trình tuyển
dụng làm cộng tác viên xử lý đơn hàng trên mạng.
III. Phát vấn và giải đáp 6
1. Câu hỏi phát vấn
- Bạn biết về hình thức lừa đảo qua mạng nào?
- Nguyên nhân chủ quan là gì? - Thời gian: 02 phút.
2. Giải đáp các thắc mắc của học viên KẾT LUẬN BÀI
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin trong thời gian tới, vấn đề
lừa đảo qua mạng internet, mạng viễn thông vẫn được đánh giá là tiếp tục có
những diễn biến phức tạp hơn nữa, có nhiều phương thức thủ đoạn lừa đảo ngày
càng tinh vi hơn nữa. Hệ quả của nó sẽ vô cùng nặng nề nếu mỗi CBNV chúng
ta không nhận diện được đầy đủ nguy cơ, mức độ phức tạp của vấn đề.
Không ai khác, chính mỗi người phải tự nâng cao cảnh giác, trình độ hiểu
biết pháp luật, công nghệ để tránh bị lừa.
Thông qua bài giảng này, tôi mong muốn cung cấp cho chúng ta có thêm
một số kiến thức và giải pháp của vấn đề đặt ra và hy vọng sẽ được các đồng chí
đưa vào thực tiễn trong công tác hàng ngày. Xin trân trọng cảm ơn! Ngày 19 tháng 10 năm 2022
NGƯỜI SOẠN BÀI GIẢNG Ngô Quang Hiếu
Email: ngoquanghieu@gmail.com 7