-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tư bản và các hình thức biểu hiện của tư bản trong nền kinh tế - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Học viện Hàng Không Việt Nam
Tư bản và các hình thức biểu hiện của tư bản trong nền kinh tế - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị Mác - Lênin (0101000747) 57 tài liệu
Học viện Hàng Không Việt Nam 556 tài liệu
Tư bản và các hình thức biểu hiện của tư bản trong nền kinh tế - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Học viện Hàng Không Việt Nam
Tư bản và các hình thức biểu hiện của tư bản trong nền kinh tế - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (0101000747) 57 tài liệu
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam 556 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Hàng Không Việt Nam
Preview text:
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
____________________________ TIỂU LUẬN MÔN:
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN ĐỀ TÀI
TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA TƯ BẢN TRONG NỀN KINH TẾ
Mã học phần: 011100074701
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Xuân Thể
Nhóm thực hiện: Nhóm 6 Tên Thành Viên Mã Số Sinh Viên Lưu Huỳnh Bảo Như 2105130013 Đoàn Dương Bình 2105130002 Nguyễn Lê Chí Thành 2105130023 Ngô Trương Thời Hiệp 2105130033 Đoàn Hồ Khoa 2105130040 Phan Trung Kiên 2105130043 Lê Minh Sang 2105130051
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 2
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………… Phần đánh giá: • Ý thức thực hiện: • Nội dung thực hiện:
• Hình thức trình bày : • Tổng hợp kết quả: Điểm bằng số: Điểm bằng chữ:
(Quy định về thang điểm và lấy điểm tròn theo quy định nhà trường)
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2022 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên) MỤC LỤC 3 1. TƯ BẢN 1.1) Tư bản là gì ?
1.2) Định nghĩa và ý nghĩa
a. Tư bản bất biến
b. Tư bản bất khả biến
c. Tư bản cố định
d. Tư bản lưu động 1.3) Bản chất tư bản
2. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA TƯ BẢN TRONG NỀN KINH TẾ
2.1) Tư bản thương nghiệp 2.2) Tư bản cho vay
2.3) Tư bản tồn tại dưới hình thức vốn cổ phần
2.4) Tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa 3. KẾT LUẬN 4 1. TƯ BẢN
1.1) Tư bản là gì ?
- Tư bản là biểu hiện của những hoạt động được tạo ra với các lĩnh vực hoặc
tính chất khác nhau, trong đó, ngoài hoạt động sử dụng vốn, việc sử dụng và
khai thác vốn cũng diễn ra dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau.
(Hình 1. Minh hoạ về tư bản)
Theo Các Mác : tư bản không phải là tiền tệ, không phải là máy móc, các
công cụ hay hàng hóa mà là một mối quan hệ sản xuất của xã hội hay là một giá
trị để tạo ra thứ gọi là giá trị thặng dư bằng cách bóc lột các công nhân làm
thuê. Trong đó các nhà tư bản có khả năng chi phối thị trường cùng với các giá
trị thặng dư thông qua sử dụng chúng gắn với các giá trị thặng dư. Người công
nhân bán hàng hóa là sức lao động của mình để mang lại thu nhập đó là tiền
lương. Khi đó nhà tư bản nhận về cho mình những lợi ích cho việc mở rộng quy
mô, đưa những giá trị tích lũy vào việc tái đầu tư.
Dưới góc nhìn của kinh tế học:
- Theo Từ điển Kinh Tế học, giải thích về tư bản là gì như sau: “Tư bản là một
thuật ngữ dùng để chỉ các yếu tố sản xuất do hệ thống kinh tế tạo ra. Tư liệu
sản xuất là hàng hóa do hệ thống kinh tế sản xuất ra, sau đó được sử dụng
làm yếu tố đầu vào của các quá trình sản xuất khác, chẳng hạn như máy 5
móc, thiết bị, nhà xưởng và nguyên liệu. Vì thuật ngữ này bao gồm thứ khác
nhau, nên việc xác định khối lượng vốn là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế.
- Trong nền kinh tế học: Việc nhìn nhận về định nghĩa tư bản cũng hết sức đa
dạng. Mang đến nhận định khác nhau theo kinh tế, xã hội hay triết học. các
quan tâm được phản ánh trên nguồn vốn và giá trị kinh tế. Nói chung là khi
một chủ thể nhất định sở hữu càng nhiều những vật thể có giá trị thì chủ thể
đó mang đến sự nắm giữ quan trọng trong thị trường qua đó đo lường được
sự giàu có của họ. Tư bản được biểu hiện qua các mối quan tâm và sự đo
lường về tính chất vật chất với sở hữu của từng cá nhân hay xã hội. Với các
quan điểm trên, những người nắm giữ được hiểu là các nhà tư bản trong chủ nghĩa Mác.
- Trong kinh tế học cổ điển: Tư bản được hiểu là hàng hóa sẵn có được sử
dụng làm yếu tố sản xuất, đóng góp có giá trị vào sản xuất hoặc bất cứ thứ
gì khác làm tăng giá trị. Người lao động được coi là tác nhân tác động lên
các yếu tố sản xuất, do đó người lao động không phải là hàng hóa. Lao động
và đất đai không phải là yếu tố sản xuất do đó tư bản là tất cả mọi thứ như
tiền bạc, máy móc, công cụ, công việc, nhà cửa,….
Dưới góc nhìn của tài chính – kế toán
- Tư bản thường được sử dụng để ám chỉ những nguồn lực tài chính mà trong
đó là Dòng tiền hoặc Dòng luân chuyển vốn.
- Đối với lĩnh vực tài chính, kế toán: Chỉ ra các yếu tố phản ánh giá trị vật
chất của nguồn lực tài chính và các giá trị này cũng như tỷ trọng tích lũy
được tham gia vào các hoạt động đầu tư sau này. Cũng có thể hiểu tư bản
đóng vai trò là các nguồn lực trong tài chính nhằm đảm bảo trong việc duy
trì hoặc khởi sự kinh doanh Giá trị này đôi khi được gọi là dòng tiền hoặc
dòng luân chuyển vốn vì nó đáp ứng các nhu cầu cụ thể trong việc đảm bảo
các hoạt động tài chính.
1.2) Định nghĩa và ý nghĩa • ĐỊNH NGHĨA:
a. Tư bản bất biến
- Trong quá trình sản xuất, giá trị của tư liệu sản xuất được lao động cụ thể
của người công nhân chuyển vào sản phẩm mới, và lượng giá trị của chúng 6
không đổi so với trước khi đưa vào sản xuất. Bộ phận tư bản này được gọi là tư bản bất biến
b. Tư bản bất khả biến
- Đối với bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động trong quá trình sản xuất,
người công nhân thông qua lao động trừu tượng của mình tạo ra một giá trị
mới không những bù đắp đủ giá trị sức lao động của mình mà còn tạo ra
được sự tăng trưởng của giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Như thế, bộ phận tư
bản này đã có sự thay đổi về lượng và được xem như là tư bản khả biến.
- Bộ phận tư bản biến thành sức lao động không đại diện nhưng tăng lên
thông qua lao động làm công ăn lương trừu tượng, tức là sự thay đổi về lượng
c. Tư bản lưu động
- Là một bộ phận của tư bản sản xuất (nguyên nhiên liệu, sức lao động…)
được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được
chuyển toàn bộ vào sản phẩm trong quá trình sản xuất. Tư bản lưu động chu
chuyển nhanh hơn tư bản cố định và việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản
lưu động có ý nghĩa quan trọng. Nó giúp cho việc tiết kiệm được tư bản ứng
trước cũng như làm tăng tỷ suất giá trị thặng dư trong năm.
d. Tư bản cố định
- Tư bản cố định là bộ phận chủ yếu của tư bản sản xuất (máy móc, nhà
xưởng…) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó
không chuyển hết một lần vào sản phẩm mà chuyển dần từng phần theo mức
độ hao mòn của nó trong thời gian sản xuất. Có hai loại hao mòn là hao mòn
hữu hình (hao mòn về vật chất, hao mòn về giá trị sử dụng do tác động của
tự nhiên) và hao mòn vô hình (hao mòn tuần tuý về mặt giá trị do xuất hiện
những máy móc hiện đại hơn, rẻ hơn hoặc có công suất lớn hơn).
(Hình 2. Sơ đồ minh hoạ về tư bản bất biến, khả biến, cố định, lưu động) 7 • Ý NGHĨA
- Việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến là công lao to
lớn của C.Mác, sự phân chia này chỉ ra rằng nguồn gốc giá trị thặng dư thực
tế là do tư bản khả biến tạo ra, còn tư bản bất biến không phải là nguồn gốc
của giá trị thặng dư mà là một yếu tố tất yếu. Như vậy C. Mác đã chỉ ra vai
trò khác nhau của các bộ phận của tư bản.trong quá trình tạo ra giá trị của bộ phận này.
- Việc phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến là dựa vào vai trò của từng
bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư còn việc phân chia
tư bản cố định và tư bản lưu động là dựa vào phương thức chuyển dịch giá
trị của chúng vào sản phẩm trong quá trình sản xuất hay dựa vào tính chất chu chuyển của tư bản.
Việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến phản ánh
được nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư. Trong quá trình sản xuất, tư bản bất
biến chỉ là điều kiện để sinh ra giá trị thặng dư còn tư bản khả biến mới là
nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
- Việc phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động tuy không phản ánh nguồn
gốc sinh ra giá trị thặng dư nhưng lại có ý nghĩa quan trong trong việc quản
lý kinh tế. Nó là cơ sở để quản lý, sử dụng vốn cố định và vốn lưu động một cách có hiệu quả cao.
1.3) Bản chất của tư bản
- Tư bản vận động theo công thức: T – H – T’ và các hình thái tư bản đều vận
động theo công thức này; trong đó T’ = T + t (t>0).
- Bản thân các nhà kinh tế học tư sản thường cho rằng mọi công cụ lao động,
mọi tư liệu sản xuất đều là tư bản. Thực ra chính bản thân tư liệu sản xuất
không phải là tư bản, nó chỉ đơn giản là yếu tố cơ bản của sản xuất trong bất
cứ xã hội nào. Vì vậy Tư liệu sản xuất chỉ trở thành tư bản khi nó trở thành
tài sản của các nhà tư bản và được dùng để bóc lột lao động làm thuê. Khi
chế độ tư bản bị xoá bỏ thì tư liệu sản xuất sẽ không còn là tư bản nữa.
- Như vậy, tư bản không phải chỉ đơn thuần là một vật, mà là một mối quan hệ
sản xuất xã hội nhất định giữa người với người trong quá trình sản xuất, chỉ
mang tính chất tạm thời trong lịch sử.
- Tư bản là thứ giá trị đem lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột giới công nhân làm thuê. 8
=> Bản chất của tư bản cũng chỉ là quan hệ bóc lột trong đó giai cấp tư sản đã
chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra.
Bóc lột lao động của nhà tư bản – Cơ chế bóc lột tư bản chủ nghĩa:
- Bóc lột phản ánh rõ với tính chất lợi ích trả lại cho người trực tiếp lao động.
Khi các giá trị tạo ra từ lao động là những giá trị thặng dư. Tuy nhiên lợi ích
đó phần lớn chi trả cho nhà tư bản. Và mang đến giá trị thặng dư trong khối
tài sản lớn của họ. Người lao động không có trong tay vốn hay tư liệu sản
xuất. Họ chỉ có thể bán đi hàng hóa sức lao động để tìm kiếm lợi ích. Từ đó
phục vụ cho những nhu cầu tiêu dùng thiết yếu. Không có cơ hội hay khả
năng tìm đến lợi ích lớn hơn.
- Quan hệ mua bán thể hiện bản chất của mua bán hàng hóa sức lao động. Các
giá trị vật chất quyết định rất lớn đến khả năng có thể trên thị trường. Với
những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nhà tư bản càng phản ánh rõ lợi thế của
mình. Họ có được nhiều giá trị khai thác tốt hơn. Càng như vậy giá trị của
người lao động càng được đánh giá thấp. Tính chất bóc lột càng mang đến
mức độ phản ánh nghiêm trọng.
(Hình 3. Sự bóc lột của tư bản) 9
Phân hóa xã hội. Đào sâu sự phân cực xã hội – hệ quả tất yếu của quy luật bóc
lột tư bản chủ nghĩa:
- Phản ánh rõ với hai giai cấp. Với một giai cấp không thực hiện trực tiếp các
hoạt động lao động. Tuy nhiên họ lại có phần lớn các lợi ích vật chất. Sự
nắm giữ này mang tính ổn định và bền vững. Khi họ có khả năng xây dựng
cho giá trị của mình ngày càng lớn. Bên cạnh sự giàu có là quyền lực, sự
thống trị, áp bức đa số người trong xã hội.
- Giai cấp thứ là những người thực hiện hoạt động lao động trực tiếp. Họ bán
sức lao động nhưng giá trị nhận lại thấp so với giá trị thực tế tạo ra. Cho nên
những người này không được đảm bảo với giá trị vật chất, là người nghèo
khổ. Bên cạnh đó họ còn bi tước mọi quyền và bị áp lực. Sự phân hóa ngày
càng rõ rệt khi nhà tư bản thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm giá trị thặng dư của mình.
- Sự phân hóa giàu – nghèo đẩy tới cực độ mang đến sự phân cực xã hội vô cùng sâu sắc.
(Hình 4. Sự phân hoá giàu nghèo nghiêm trọng của tư bản) 10
2. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA TƯ BẢN TRONG NỀN KINH TẾ
2.1) Tư bản thương nghiệp:
- Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp là một bộ phận biệt lập của tư
bản công nghiệp chuyên lưu thông hàng hóa nên hoạt động của tư bản
thương nghiệp chỉ là hoạt động phục vụ cho quá trình thực và thể hiện giá
trị thương mại của tư bản công nghiệp.
- Tư bản thương nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Nó tồn tại trên cơ sở
lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ. Trước chủ nghĩa tư bản, lợi nhuận
của tư bản thương nghiệp chủ yếu là do mua rẻ, bán đắt.
- Là một bộ phận của tư bản công nghiệp, với tính chất của giai đoạn kinh
doanh. Khi đó các nhu cầu trong tìm kiếm giá trị thặng dư được thực hiện
trong thị trường. Được tách ra làm nhiệm vụ bán hàng để mang đến hàng
hóa cho người tiêu dùng. Đồng thời nhà tư bản nhận về giá trị thặng dư sau
khi đã trừ đi những chi phí bỏ ra. Nhằm mục địch tăng hiệu quả cho quá
trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Bởi đến thời điểm này, các lợi ích mới
được tìm kiếm và phản ánh rõ rệt nhất.
2.2) Tư bản cho vay:
- Tư bản cho vay là một hình thức tư bản xuất hiện từ trước chủ nghĩa tư bản.
Điều kiện tồn tại của tư bản cho vay là sản phẩm trở thành hàng hóa và tiền
tệ đã phát triển các chức năng của mình. Trước chủ nghĩa tư bản, hình thức
đặc trưng của tư bản cho vay là tư bản cho vay nặng lãi.
- Tính chất trong sản xuất kinh doanh cần được đảm bảo ổn định theo thời
gian. Do đó mà hình thái này ra đời nhằm huy động vốn để mở rộng sản
xuất. Với các nhu cầu và tiềm năng nhà tư bản đánh giá trong hoạt động của
mình. Phù hợp với sự phát triển của quan hệ hàng hóa – tiền tệ khi cần thiết
có những cơ hội mới. Mang đến sự phát triển của nguồn cung đảm bảo với
nhu cầu trên thị trường. Và các giá trị đi vay phản ánh nhu cầu cao hơn của
nhà tư bản. Khi đến trình độ nào đó xuất hiện việc thừa hoặc thiếu tiền.
2.3) Tư bản tồn tại dưới hình thức vốn cổ phần: 11
- Tính chất trong nguồn vốn tham gia vào sản xuất hay kinh doanh phản ánh
hiệu quả khi có sự hợp tác. Cần thiết với huy động vốn từ nhiều nhà tư bản
khác nhau với tiềm lực của họ. Do đó mà lợi ích cũng được phân chia hợp lý
với những đóng góp. Các hợp tác tạo ra sức mạnh mới cho nhà tư bản, thông
qua hiệu quả của nhiều nguồn tiềm năng.
- Bộ phận tư bản này mang lại cho người chủ sở hữu nó khoản thu nhập của
công ty. Các thu nhập cần phân chia phù hợp cho tính chất đóng góp. Từ đó
mà cổ phần được hình thành để đo lường. Vốn ban đầu vẫn được tham gia
trong các nhu cầu tìm kiếm giá trị thặng dư. Và đó là giá trị doanh nghiệp
nhận được. Và nhà tư bản được chia lợi tức cổ phần – nguồn gốc từ giá trị thặng dư.
(Hình 5. Góp vốn vào công ty để lấy cổ phần) 12
2.4) Tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa
- Tư bản không chỉ hoạt động và thống trị trong lĩnh vực công nghiệp,
thương nghiệp… mà còn đẩy mạnh sự hoạt động của nó sang lĩnh vực nông
nghiệp - tiếp tục chi phối một trong những ngành sản xuất vật chất cơ bản
của xã hội. Quá trình này đã từng bước xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp.
- Do vậy về mặt logic quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong
nông nghiệp muộn hơn trong công nghiệp và thương nghiệp. Sự ra đời của
chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp được qui định bởi các tác nhân kinh tế
và phi kinh tế. Bởi lẽ một mặt dưới tác động của qui luật giá trị làm phân
hoá những người nông dân sản xuất nhỏ, hình thành tầng lớp giầu có (phú,
nông, tư bản nông nghiệp) kinh doanh nông nghiệp theo phương thức tư bản chủ nghĩa.
- Mặt khác, được nhà nước thống trị tạo điều kiện, tư bản đã đẩy nhanh quá
trình xâm nhập vào nông nghiệp để kinh doanh, thúc đẩy sự ra đời của
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Đặc điểm nổi bật của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp
là chế độ độc quyền sở hữu và độc quyền kinh doanh ruộng đất. Cả hai
loại độc quyền đã ngăn cản sự tự do cạnh tranh trong nông nghiệp. Có độc
quyền tư hữu ruộng đất là do hình thái đặc thù, lịch sử chuyển hoá quan hệ
sở hữu tư nhân dưới ảnh hưởng của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Có độc quyền kinh doanh ruộng đất của tư bản là do xuất phát từ tình
trạng đại bộ phận những người tư hữu nhỏ bị phá sản, phải bán sức lao
động và bị lệ thuộc vào tư bản kinh doanh nông nghiệp.
- Khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành, trong nông nghiệp
có ba giai cấp cơ bản gắn bó chặt chẽ với nhau gồm: Địa chủ (độc quyền
sở hữu ruộng đất); Tư bản kinh doanh nông nghiệp (độc quyền kinh doanh
ruộng đất) và giai cấp công nhân nông nghiệp. “Đó là ba giai cấp lớn của xã
hội hiện đại dựa trên phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa”.
• Đặc điểm của tư bản kinh doanh nông nghiệp là có ba giai cấp tham gia:
- Chủ tư bản kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp: Với các tiềm năng và
lợi thế. Họ có vốn, có tư liệu sản xuất cùng với khả năng lãnh đạo. Hoặc chỉ
đơn giản là không phải chủ đất, nhưng họ là người kinh doanh. Khi đó,
người công nhân được thuê lao và trả lương cho sức lao động. Thời điểm
này, phát triển hướng đến các giá trị tìm kiếm từ đất đai trong lĩnh vực nông
nghiệp. Và người lao động mang đến các giải quyết đối với công việc. 13
- Công nhân nông nghiệp: Là người được thuê để bán hàng hóa sức lao động.
Làm việc theo phân công của chủ tư bản để mang đến lợi ích cho họ. Người
công nhân được nhận lương cho việc làm của mình.
- Chủ đất: Người có đất nhưng không trực tiếp khai thác lợi ích nông nghiệp.
Họ cho chủ tư bản thuê để thực hiện kinh doanh. Chủ đất nhận được những
lợi ích nhất định và đảm bảo theo thỏa thuận của hai bên.
- Nghiên cứu tư bản kinh doanh nông nghiệp ở đây là nghiên cứu bộ phận tư
bản tồn tại dưới dạng giá trị ruộng đất của chủ đất. Nó đem lai cho chủ sở
hữu phần thu nhập gọi là địa tô . 14 KẾT LUẬN
Về cơ bản thì chủ nghĩa tư bản ở hiện nay đã có khá nhiều sự thay đổi. Tuy
nhiên nó vẫn là một hệ thống kinh tế rất có ảnh hưởng đến thời điểm hiện
tại. Chủ nghĩa tư bản ngày nay vẫn còn. Sức sống, quan hệ sản xuất tue bản
chủ nghĩa còn có sự tự điều chỉnh và trong giới hạn nhất định nó còn có thể
thích ứng với từng nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất và thúc đẩy xã
hội tư bản chủ nghĩa ngày một lớn mạnh hơn. Dù vậy chúng ta cũng có thể
dễ dàng nhận ra tính tất yếu của việc chủ nghũa tư bản sẽ không thoát khỏi
sự phủ định cũng giống như chính nó đã phủ định chế độ phong kiến trong
lịch sử một cách triệt để.
Chủ nghĩa tư bản ngày nay đang thực hiện quá trình đổi mới và cải cách để
phù hợp, thích nghi hơn với điều kiện lịch sử mới do tác động của cuộc cách
mạng khoa hojc và công nghệ mang lại. Hiện nay các nước theo chế độ tư
bản chủ nghĩa đang đề cập và dần thực hiện cải cách để khắc phục từng
bước những khiếm khuyết của tư bản chủ nghĩa cũng như của nền kinh tế thị
trường. Tích cực tạo ra một bước đổi mới cho nền kinh tế thị trường – một
nền kinh tế dân chủ, bình đẳng đáp ứng những nhu cầu cơ bản về quyền con
người hơn trong chuẩn mực nhất định.
Nhà nước tư bản với tư cách là người đứng đầu và lãnh đạo đã và đang từng
bước thực hiện nhiều biện pháp chãy chữa những khiếm khuyết của kinh tế
thị trường và ngày một cải tiến nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hơn.
Và lời cuối chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Xuân
Thể đã hướng dẫn và dạy bảo bọn em tận tình suốt một học kì qua. Chúng
em xin gửi lời cảm ơn các thầy cô đã đọc và chấm điểm bài tiểu luận này của nhóm em. 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://sukhacnhau.com/lich-su/tu-ban-bat-bien-tu-ban-kha-bien-va- y-nghia/
2. https://luatduonggia.vn/tu-ban-la-gi-ban-chat-va-cac-hinh-thai-cua- chu-nghia-tu-ban/
3. https://loigiaihay.com/ban-chat-cua-tu-ban-c126a20482.html
4. https://accgroup.vn/tu-ban-la-gi/
5. https://vietnambiz.vn/tu-ban-thuong-nghiep-commercial-capital-la-
gi-loi-nhuan-cua-tu-ban-thuong-nghiep-20191013125655879.htm
6. https://8910x.com/tu-ban-thuong-nghiep-va-loi-nhuan-thuong- nghiep/
7. https://tailieu.vn/doc/tu-ban-kinh-doanh-trong-nong-nghiep-va-dia-
to-tu-ban-chu-nghia-1884027.html
8. https://vietnambiz.vn/tu-ban-cho-vay-loan-capital-va-loi-tuc-cho-
vay-loan-income-la-gi-20191023001159496.htm
9. http://quantri.vn/dict/details/9078-cac-hinh-thai-tu-ban-va-loi- nhuan-cua-chung
10. https://text.123docz.net/document/4311071-tieu-luan-mon-chu-
nghia-tu-ban-hien-dai-nhung-bieu-hien-moi-cua-chu-nghia-tu-ban-
hien-dai-va-y-nghia-cua-viec-nghien-cuu-van-de-do-o-nuoc-ta-hien- nay.htm 16