Tự luận ôn tập - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

Câu 1: Trình bày khái niệm, bản chất nhà nước, rút ra ý nghĩa phương pháp luận?Khái niệm: Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy thực hiện nhiệm vụ cưỡng chế đặc biệt và chức năng quản lý nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo vệ địa vị của quyền lực thống trị. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Câu 1: Trình bày khái niệm, bản chất nhà nước, rút ra ý nghĩa phương pháp luận?
Khái niệm: Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy thực
hiện nhiệm vụ cưỡng chế đặc biệt và chức năng quản lý nhằm duy trì trật tự xã hội
và bảo vệ địa vị của quyền lực thống trị
Bản chất của nhà nước được thể hiện của tính giai cấp và vai trò xã hội
- Tính giai cấp: Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp và bao
giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc, thể hiện ở chỗ nó là một bộ máy
cưỡng chế đặc biệt, là công cụ sắc bén nhất để thực hiện sự thống trị giai
cấp, duy trì trật tự xã hội
- Tính xã hội: Thể hiện dưới vai trò quản lý xã hội. Nhà nước phải giải quyết
tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã hội, bảo vệ lợi ích của toàn xã hội, thực
hiện các nhu cầu mang tính công như xây dựng trường học, bệnh viện, cầu
đường
Dấu hiệu đặc trưng của nhà nước
- Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt, tách biệt với dân cư, xã
hội. quyền lực công ở đây là quyền lực chính trị công
- Nhà nước phân chia dân cư thành các đơn vị hành chính lãnh thổ
- Nhà nước có chủ quyền quốc gia, đây là thuộc tính không thể tách rời với
nhà nước, thể hiện sự tối cao với nhà nước, các tổ chức và dân cư. Thể hiện
sự độc lập, bình đẳng giữa các quốc gia
- Nhà nước ban hành các bộ luât và thực hiện quản lý chung với mọi thành
viên trong xã hội
- Nhà nước quy định và tiến hành thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc
Câu 2: Khái niệm, bản chất, chức năng, kiểu pháp luật và thuộc tính pháp luật
Khái niệm: Pháp luật là hệ thống các quy phạm (Quy tắc xử sự hay quy tắc
hành vi) có tính bắt buộc chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội hay thừa
nhận ý chí nhà nước và được nhà nước đảm bảo hoạt động bằng nhiều biện
pháp khác nhau. Pháp luật là công cụ thể hiện quyền lực của nhà nước và là cơ
sở pháp lý của đời sống xã hội có nhà nước
Bản chất của pháp luật về cơ bản giống bản chất nhà nước, đều có tính giai cấp
và tính xã hội
- Tính giai cấp: Pháp luật là con đẻ của xã hội, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
quyền lực của nhà nước
+ Điều chỉnh quan hệ phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị
+ Thể hiện ý chí giai cấp thống trị
+ Bảo vệ, củng cố địa vị của giai cấp thống trị
- Tính xã hội:
+ Điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong xã hội
+ Thể hiện ý chí của các giai cấp khác trong xã hội
+ bảo vệ lợi ích mọi thành viên trong xã hội
+ Thực hiện tính công bằng khách quan
- Tính dân tộc: phản ánh phong tục tập quán, điều kiện lịch sử, văn hóa của
dân tộc
- Tính mở: sẵn sàng tiếp thu văn hóa , thành tựu văn minh của nhân loại để
làm giàu cho mình
Chức năng:
- Chức năng điều chỉnh: Pháp luật thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của các giai
cấp thống trị, các giai cấp thống trị qua từng thời kì của lịch sử sẽ khác nhau: vua,
chúa, chủ nô, nô lệ, tầng lớp quý tộc, giai cấp tư sản hay có thể là toàn bộ tầng lớp
nhân dân lao động
- Chức năng giáo dục: tác động vào ý thức của con người, hướng con người
đến cách xử sự được ghi trong quy phạm pháp luật, từ đó hướng con người
đến cách xử sự phù hợp với lợi ích của xã hội, nhà nước và bản thân.
- Chức năng bảo vệ: bảo vệ các quan hệ là nền tảng của nhà nước trước các vi
phạm. Quan hệ về thực tế là rất nhiều, do đó hành vi vi phạm phạm vi quan
hệ thường xảy ra. Khi đó nhà nước sử dụng các biện pháp cưỡng chế được
quy định trong chế tài pháp luật
Kiểu pháp luật
- Pháp luật chủ nô: Là chế độ sở hữu tư nhân tuyệt đối của giai cấp chủ nô đối
với các tư liệu sản xuất và của cải vật chất làm ra đến từ sự bóc lột và đàn áp
tàn bạo của giai cấp chủ nô đối với nô lệ
- Pháp luật phong kiến: Là ý chí của nhà nước phong kiến được đưa lên làm
luật mà nội dung của nó được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của
giai cấp phong kiến
- Pháp luật tư sản: Là tấm gương phản ánh kinh tế, xã hội tư bản chủ nghĩa.
Pháp luật là ý chí của giai cấp tư sản, đây là sự tiến bộ vượt bậc trong lịch sử
nhân loại
- Pháp luật XHCN: là pháp luật kiểu mới, nội dung của nó hoàn toàn phủ
nhận chế độ chủ nô, hạn chế và xóa bỏ chế độ tư hữu. thiết lập quan hệ tự
do, bình đẳng giữa người với người
Thuộc tính pháp luật
- Tính quy phạm phổ biến
- Tính chặt chẽ về mặt nội dung
- Tính cưỡng chế pháp luật
Câu 3: Khái niệm và các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật:
Khái niệm: Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội, xuất hiện
dưới sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật. Trong đó các bên tham gia quan hệ có
quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật ghi nhận và được nhà nước đảm
bảo hoạt động bằng các biện pháp như thuyết phục, giáo dục, tổ chức hay thậm chí
là cả cưỡng chế
Yếu tố cấu thành:
- Chủ thể: Là những cá nhân, tổ chức có khả năng tham gia quan hệ pháp luật,
có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý trên cơ sở quy phạm pháp luật
- Nội dung:
+ Quyền chủ thể: Là khả năng các cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ có
được và được quy phạm pháp luật quy định trước, đồng thời được nhà nước
bảo vệ bằng sự cưỡng chế
+ Nghĩa vụ pháp lý: Là quy tắc xử sự chung quy phạm pháp luật quy định
trước và khi đó, cá nhân, tổ chức này phải đáp ứng được quyền chủ thể của
bên kia
- Tính khách thể của quan hệ pháp luật: là của cải vật chất, tinh thần, những
giá trị xã hội mà tổ chức, cá nhân mong muốn
Câu 4: Vi phạm pháp luật?
Khái niệm: Là cơ sở để nảy sinh trách nhiệm pháp lý, không có vi phạm pháp luật
thì sẽ không có trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm pháp lý là hình thức phản ánh các
biện pháp cưỡng chế được nhà nước áp dụng tới các đối tượng vi phạm pháp luật
Yếu tố cấu thành
- Mặt khách quan: Là toàn bộ những dấu hiệu bên ngoài của nó gồm hành vi,
hậu quả của hành vi và các mối quan hệ giữa chúng
- Mặt chủ quan: là lỗi và những yếu tố liên quan đến lỗi, là động cơ để chủ thể
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
- Chủ thể: là những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
- Khách thể: là những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ
hành vi vi phạm làm xâm hại tới và gây ra thiệt hại, hoặc đe dọa trực tiếp
đến thiệt hại
Phân loại:
- Vi phạm hình sự: Là hành vi nguy hiểm nhất của xã hội. hành vi vi phạm
pháp luật không phải hình sự thì không phải tội phạm
- Vi phạm hành chính: đối tượng vi phạm bớt nguy hiểm hơn
- Vi phạm dân sự: Liên quan đến quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân
- Vi phạm kỉ luật: vi phạm trong phạm vi cơ quan đoàn thể
- Vi phạm công vụ: gây thiệt hại đến hoạt động công vụ
Câu 5: Quy phạm pháp luật:
Khái niệm: là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện,
thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động, qua đó điều chỉnh
những mối quan hệ của xã hội
Đặc điểm
- Thể hiện ý chí nhà nước
- Mang tính bắt buộc chung
- Được nhà nước thừa nhận và ban hành
- Được nhà nước đảm bảo thực hiện
Cấu trúc: 3 phần
- Giả định: Là thời gian, địa điểm, các chủ thể và các hoàn cảnh thực tế mà
trong đó các mệnh lệnh của quy phạm được thực hiện. tính xác định là tiêu
chuẩn hàng đầu của giả định
- Quy định: Là những quy tắc xử sự mà tất cả các chủ thể trong hoàn cảnh giả
định phải tuân theo. Là yếu tố trung tâm của quy phạm pháp luật vì thể hiện
ý chí, lợi ích của nhà nước, xã hội và các cá nhân trong việc điều chỉnh các
quan hệ xã hội
- Chế tài: Là một trong những phương tiện đảm bảo thực hiện các quy định
của quy phạm pháp luật. đây là hậu quả bất lợi đối với đối tượng vi phạm
pháp luật
Câu 7: Tham nhũng
Khái niệm: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ quyền hạn sử dụng
quyền hạn của mình để làm trái pháp luật nhằm mưu cầu cá nhân
Đặc điểm:
- Là hành vi của người có chức vụ quyền hạn
- Khi thực hiện hành vi tham nhũng, người có chức vụ quyền lợi sử dụng
quyền lợi của mình để làm trái pháp luật nhằm mưu cầu lợi ích riêng. Đây là
dấu hiệu không thể thiếu của hành vi tham nhũng
- Động cơ của hành vi tham nhũng chủ yếu là vụ lợi
Hậu quả:
- Về chính trị: Tham nhũng làm phá hoại đội ngũ cán bộ, tầm thường hóa hệ
thống pháp luật và trực tiếp liên quan đến sự sống còn của nhà nước
+ Tham nhũng không chỉ gây thiệt hại về vật chất hàng ngàn tỉ đồng mà còn
làm tầm thường hóa hệ thống pháp luật nhà nước, kỷ cương xã hội bị lung
lay, gây mất đoàn kết nội bộ, giảm uy tín của nhà nước trước nhân dân và là
cơ hội cho các thế lực thù địch xâm lược
+ Tham nhũng là trở lực lớn gây cản trở quá trình phát triển xã hội, làm xói
mòn lòng tin của nhân dân đối với lãnh đạo nhà nước
- Về kinh tế:
+ Tham nhũng gây ra những thiệt hại trong xây dựng cơ bản. Làm thất thoát
nguồn thu nhập chính của ngân sách nhà nước thông qua thuế. Hành vi tham
nhũng đã biến số lượng lớn tài sản công trở thành tài sản tư của cán bộ, công
chức, viên chức
+ Tham nhũng gây ra hậu quả nghiêm trọng tới ngành xây dựng
+ Tham nhũng làm cản trở trong kinh doanh, suy giảm tính cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp và làm kìm hãm sự phát triển của xã hội
- Về xã hội: làm suy đồi đạo đức của công nhân viên chức
Câu 6: Văn bản quy định pháp luật
Khái niệm: Văn bản quy định pháp luật là văn bản có chứa tính quy phạm pháp
luật và được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự và thủ tục quy
định
Cấu tạo và thứ tự của văn bản quy định pháp luật
1. Hiến pháp
2. Nghị định quốc hội
3. Nghị định ủy ban thường vụ quốc hội
4. Quyết định của chủ tịch nước
5. Nghị định chính phủ
6. Nghị định liên tịch của ủy ban mặt trận tổ quốc
7. Quyết định của thủ tướng chính phủ
8. Nghị định của hội đồng tòa án nhân dân tối cao
9. Thông tư chánh án của tòa án nhân dân tối cao
10.Thông tư Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao
11.Thông tư Bộ trưởng các cơ quan ngang bộ
12. Nghị quyết liên tịch của 3 ngành 9,10,11
13.Văn bản của tổng kiểm toán nhà nước
14.Nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh
15.Quyết định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh
16.Văn bản quy phạm pháp luật cấp địa phương
17.Nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp huyện
18.Quyết định của ủy ban nhân dân cấp huyện
19.Nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp xã
20.Quyết định của ủy ban nhân dân cấp xã
Câu 12: Vi phạm hành chính?
Khái niệm: Là những hành vi có lỗi của cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm đến
quy định của pháp luật, nghĩa là hành vi ấy đi ngược lại với quy định của pháp
luật, có thể hành vi bị pháp luật hành chính cấm hoặc không được thực hiện hành
động mà pháp luật buộc phải thực hiện
Yếu tố cấu thành:
- Khách quan: Là yếu tố bên ngoài thế giới khách quan của hành vi
- Chủ quan: là yếu tố tâm lý bên trong của chủ thể thực hiện hành vi
- Chủ thể: chỉ những cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính.
Nghĩa là nếu vi phạm hành chính, những đối tượng này sẽ phải chịu những
hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật
- Khách thể: Là những quan hệ xã hội được pháp luật hành chính bảo vệ, bị vi
phạm pháp luật xâm hại và gây ra thiệt hại
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Là hành động mà người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, những
biện pháp khắc phục hậu quả mà cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành
chính gây ra theo quy định của pháp luật. bao gồm
- Cảnh cáo
- Phạt tiền
- Tước quyền sử dụng giấy phép
- Thu hổi tang vật vi phạm
- Trục xuất
Câu 13: Tội phạm?
Khái niệm: Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật
hình sự. những hành vi vi phạm pháp luật không được quy định trong bộ luật hình
sự thì không được gọi là tội phạm
Phân loại
1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm mà tính nguy hiểm cho xã hội là
không nhiều. hình phạt cao nhất cho khung hình phạt theo bộ luật hình sự
năm 2015 là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 3 năm
2. Tội phạm nghiêm trọng: tính nguy hiểm cao, hình phạt cao nhất là từ 3-7
năm
3. Tội phạm rất nghiêm trọng: Tính nguy hiệm rất cao, hình phạt cao nhất là từ
7-15 năm
4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: tính nguy hiểm đặc biệt cao, hình phạt cao
nhất từ 15-20 năm, chung thân hoặc tử hình
Dấu hiệu:
- Là hành vi của con người, ý thức, tư tưởng chưa biểu hiện ra thành hành vi
vi phạm thì không thể coi là hành vi vi phạm pháp luật
- Có tính chất trái pháp luật, đi ngược lại những yêu cầu của quy phạm pháp
luật hay đi ngược lại với tinh thần của pháp luật
- Có lỗi nghĩa là vi phạm pháp luật, hành vi trái pháp luật được thực hiện bởi
chủ thể có khả năng nhận thưc việc làm của mình là vi phạm pháp luật, biết
hậu quả của hành vi ấy đối với xã hội nhưng vẫn làm
Yếu tố cấu thành
- Khách thể: Là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. bị tội phạm gây
hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại
- Chủ thể: chỉ đối tượng thực hiện hành vi phạm tội mà theo quy định của
pháp luật hình sự, họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Chủ thể
của tội phạm phải đủ tuổi và đủ khả năng nhận thức
- Khách quan: Là yếu tố bên ngoài của tội phạm như hành vi phạm tội, hậu
quả gây ra,…
- Chủ quan: Là yếu tố tâm lý bên trong tội phạm, bao gồm lỗi, động cơ thực
hiện hành vi,…
Câu 14: So sách tội phạm và vi phạm hành chính
Giống: đối tượng đều là các cá nhân, tổ chức
Khác
Vi phạm hành chính Tội phạm
Định nghĩa Là hành vi do lỗi cá nhân hoặc
tổ chức thực hiện vi phạm quy
định của pháp luật. Nghĩa là
hành vi được thực hiện đi
ngược lại với quy định của
pháp luật. Có thể là hành động
bị pháp luật hành chính cấm
hoặc không thực hiện hành
động mà pháp luật buộc phải
thực hiện
Là hành vi có lỗi của cá nhân
hoặc tổ chức gây nguy hiểm cho
xã hội và được quy định trong bộ
luật hình sự. những hành vi vi
phạm pháp luật mà không có
trong bộ luật hình sự thì không
phải tội phạm
Mức độ
nguy hiểm
Thấp Cao
Cơ quan xã
hội có thẩm
quyền xử lý
- Thường là cơ quan hành
chính nhà nước
- Tòa án cũng có tham
gia nhưng thường là
trong phạm vi rất hẹp
Chỉ có thể do tòa án xét xử
Thủ tục xử
Phần nhiều mang tính quyền
lực đơn phương
Tội phạm được bào chữa bởi luật
sư, xét xử công bằng để đưa đến
hình phạt thích đáng
Xử phạt Thường đánh nặng về tài
chính và vật chất
Thường xét đến việc tước đi
quyền tự do của con người
Yếu tố cấu
thành
- Vi phạm có 2 hình thức:
Lỗi vô ý và cố ý. Nếu vi
phạm lỗi cố ý trực tiếp
hoặc gián tiếp hay lỗi
vô ý do quá tự tin hay
cẩu thả thì đều được xử
lý như nhau
- Khách thể của vi phạm
là những quan hệ xã hội
được pháp luật hành
chính bảo vệ, bị hành vi
- Có 4 hình thức: Trực tiếp,
gián tiếp, vô ý do quá tự
tin và vô ý do quá cẩu thả.
Mỗi 1 hình thức vi phạm
sẽ có cách xử lý khác nhau
- Khách thể của tội phạm là
những quan hệ xã hội
được pháp luật hình sự
bảo vệ, bị tội phạm gây ra
vi phạm hành chính
xâm hại và gây ra thiệt
hại
- Chủ thể của vi phạm
hành chính không chỉ
có cá nhân mà còn có
các tổ chức
thiệt hại hoặc đe dọa gây
ra thiệt hại
- Chủ thể của tội phạm là
các cá nhân và pháp nhân
thương mại
Câu 17: Khái niệm, quy định của pháp luật về quyền sở hữu
Khái niệm: Là 1 phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ về sở hữu trong 1 chế độ
sở hữu nhất định, bao gồm các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ
sở hữu trong xã hội. Quy phạm pháp luật về sở hữu xác nhận, quy định, bảo vệ
quyền lợi chủ sở hữu trong việc chiếm dụng, định đoạt lại tài sản
| 1/10

Preview text:

Câu 1: Trình bày khái niệm, bản chất nhà nước, rút ra ý nghĩa phương pháp luận?
Khái niệm: Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy thực
hiện nhiệm vụ cưỡng chế đặc biệt và chức năng quản lý nhằm duy trì trật tự xã hội
và bảo vệ địa vị của quyền lực thống trị
Bản chất của nhà nước được thể hiện của tính giai cấp và vai trò xã hội
- Tính giai cấp: Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp và bao
giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc, thể hiện ở chỗ nó là một bộ máy
cưỡng chế đặc biệt, là công cụ sắc bén nhất để thực hiện sự thống trị giai
cấp, duy trì trật tự xã hội
- Tính xã hội: Thể hiện dưới vai trò quản lý xã hội. Nhà nước phải giải quyết
tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã hội, bảo vệ lợi ích của toàn xã hội, thực
hiện các nhu cầu mang tính công như xây dựng trường học, bệnh viện, cầu đường
Dấu hiệu đặc trưng của nhà nước
- Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt, tách biệt với dân cư, xã
hội. quyền lực công ở đây là quyền lực chính trị công
- Nhà nước phân chia dân cư thành các đơn vị hành chính lãnh thổ
- Nhà nước có chủ quyền quốc gia, đây là thuộc tính không thể tách rời với
nhà nước, thể hiện sự tối cao với nhà nước, các tổ chức và dân cư. Thể hiện
sự độc lập, bình đẳng giữa các quốc gia
- Nhà nước ban hành các bộ luât và thực hiện quản lý chung với mọi thành viên trong xã hội
- Nhà nước quy định và tiến hành thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc
Câu 2: Khái niệm, bản chất, chức năng, kiểu pháp luật và thuộc tính pháp luật
Khái niệm: Pháp luật là hệ thống các quy phạm (Quy tắc xử sự hay quy tắc
hành vi) có tính bắt buộc chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội hay thừa
nhận ý chí nhà nước và được nhà nước đảm bảo hoạt động bằng nhiều biện
pháp khác nhau. Pháp luật là công cụ thể hiện quyền lực của nhà nước và là cơ
sở pháp lý của đời sống xã hội có nhà nước
Bản chất của pháp luật về cơ bản giống bản chất nhà nước, đều có tính giai cấp và tính xã hội
- Tính giai cấp: Pháp luật là con đẻ của xã hội, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
quyền lực của nhà nước
+ Điều chỉnh quan hệ phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị
+ Thể hiện ý chí giai cấp thống trị
+ Bảo vệ, củng cố địa vị của giai cấp thống trị - Tính xã hội:
+ Điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong xã hội
+ Thể hiện ý chí của các giai cấp khác trong xã hội
+ bảo vệ lợi ích mọi thành viên trong xã hội
+ Thực hiện tính công bằng khách quan
- Tính dân tộc: phản ánh phong tục tập quán, điều kiện lịch sử, văn hóa của dân tộc
- Tính mở: sẵn sàng tiếp thu văn hóa , thành tựu văn minh của nhân loại để làm giàu cho mình Chức năng:
- Chức năng điều chỉnh: Pháp luật thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của các giai
cấp thống trị, các giai cấp thống trị qua từng thời kì của lịch sử sẽ khác nhau: vua,
chúa, chủ nô, nô lệ, tầng lớp quý tộc, giai cấp tư sản hay có thể là toàn bộ tầng lớp nhân dân lao động
- Chức năng giáo dục: tác động vào ý thức của con người, hướng con người
đến cách xử sự được ghi trong quy phạm pháp luật, từ đó hướng con người
đến cách xử sự phù hợp với lợi ích của xã hội, nhà nước và bản thân.
- Chức năng bảo vệ: bảo vệ các quan hệ là nền tảng của nhà nước trước các vi
phạm. Quan hệ về thực tế là rất nhiều, do đó hành vi vi phạm phạm vi quan
hệ thường xảy ra. Khi đó nhà nước sử dụng các biện pháp cưỡng chế được
quy định trong chế tài pháp luật Kiểu pháp luật
- Pháp luật chủ nô: Là chế độ sở hữu tư nhân tuyệt đối của giai cấp chủ nô đối
với các tư liệu sản xuất và của cải vật chất làm ra đến từ sự bóc lột và đàn áp
tàn bạo của giai cấp chủ nô đối với nô lệ
- Pháp luật phong kiến: Là ý chí của nhà nước phong kiến được đưa lên làm
luật mà nội dung của nó được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp phong kiến
- Pháp luật tư sản: Là tấm gương phản ánh kinh tế, xã hội tư bản chủ nghĩa.
Pháp luật là ý chí của giai cấp tư sản, đây là sự tiến bộ vượt bậc trong lịch sử nhân loại
- Pháp luật XHCN: là pháp luật kiểu mới, nội dung của nó hoàn toàn phủ
nhận chế độ chủ nô, hạn chế và xóa bỏ chế độ tư hữu. thiết lập quan hệ tự
do, bình đẳng giữa người với người Thuộc tính pháp luật
- Tính quy phạm phổ biến
- Tính chặt chẽ về mặt nội dung
- Tính cưỡng chế pháp luật
Câu 3: Khái niệm và các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật:
Khái niệm: Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội, xuất hiện
dưới sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật. Trong đó các bên tham gia quan hệ có
quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật ghi nhận và được nhà nước đảm
bảo hoạt động bằng các biện pháp như thuyết phục, giáo dục, tổ chức hay thậm chí là cả cưỡng chế Yếu tố cấu thành:
- Chủ thể: Là những cá nhân, tổ chức có khả năng tham gia quan hệ pháp luật,
có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý trên cơ sở quy phạm pháp luật - Nội dung:
+ Quyền chủ thể: Là khả năng các cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ có
được và được quy phạm pháp luật quy định trước, đồng thời được nhà nước
bảo vệ bằng sự cưỡng chế
+ Nghĩa vụ pháp lý: Là quy tắc xử sự chung quy phạm pháp luật quy định
trước và khi đó, cá nhân, tổ chức này phải đáp ứng được quyền chủ thể của bên kia
- Tính khách thể của quan hệ pháp luật: là của cải vật chất, tinh thần, những
giá trị xã hội mà tổ chức, cá nhân mong muốn
Câu 4: Vi phạm pháp luật?
Khái niệm: Là cơ sở để nảy sinh trách nhiệm pháp lý, không có vi phạm pháp luật
thì sẽ không có trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm pháp lý là hình thức phản ánh các
biện pháp cưỡng chế được nhà nước áp dụng tới các đối tượng vi phạm pháp luật Yếu tố cấu thành
- Mặt khách quan: Là toàn bộ những dấu hiệu bên ngoài của nó gồm hành vi,
hậu quả của hành vi và các mối quan hệ giữa chúng
- Mặt chủ quan: là lỗi và những yếu tố liên quan đến lỗi, là động cơ để chủ thể
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
- Chủ thể: là những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
- Khách thể: là những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ
hành vi vi phạm làm xâm hại tới và gây ra thiệt hại, hoặc đe dọa trực tiếp đến thiệt hại Phân loại:
- Vi phạm hình sự: Là hành vi nguy hiểm nhất của xã hội. hành vi vi phạm
pháp luật không phải hình sự thì không phải tội phạm
- Vi phạm hành chính: đối tượng vi phạm bớt nguy hiểm hơn
- Vi phạm dân sự: Liên quan đến quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân
- Vi phạm kỉ luật: vi phạm trong phạm vi cơ quan đoàn thể
- Vi phạm công vụ: gây thiệt hại đến hoạt động công vụ
Câu 5: Quy phạm pháp luật:
Khái niệm: là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện,
thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động, qua đó điều chỉnh
những mối quan hệ của xã hội Đặc điểm
- Thể hiện ý chí nhà nước
- Mang tính bắt buộc chung
- Được nhà nước thừa nhận và ban hành
- Được nhà nước đảm bảo thực hiện Cấu trúc: 3 phần
- Giả định: Là thời gian, địa điểm, các chủ thể và các hoàn cảnh thực tế mà
trong đó các mệnh lệnh của quy phạm được thực hiện. tính xác định là tiêu
chuẩn hàng đầu của giả định
- Quy định: Là những quy tắc xử sự mà tất cả các chủ thể trong hoàn cảnh giả
định phải tuân theo. Là yếu tố trung tâm của quy phạm pháp luật vì thể hiện
ý chí, lợi ích của nhà nước, xã hội và các cá nhân trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội
- Chế tài: Là một trong những phương tiện đảm bảo thực hiện các quy định
của quy phạm pháp luật. đây là hậu quả bất lợi đối với đối tượng vi phạm pháp luật Câu 7: Tham nhũng
Khái niệm: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ quyền hạn sử dụng
quyền hạn của mình để làm trái pháp luật nhằm mưu cầu cá nhân Đặc điểm:
- Là hành vi của người có chức vụ quyền hạn
- Khi thực hiện hành vi tham nhũng, người có chức vụ quyền lợi sử dụng
quyền lợi của mình để làm trái pháp luật nhằm mưu cầu lợi ích riêng. Đây là
dấu hiệu không thể thiếu của hành vi tham nhũng
- Động cơ của hành vi tham nhũng chủ yếu là vụ lợi Hậu quả:
- Về chính trị: Tham nhũng làm phá hoại đội ngũ cán bộ, tầm thường hóa hệ
thống pháp luật và trực tiếp liên quan đến sự sống còn của nhà nước
+ Tham nhũng không chỉ gây thiệt hại về vật chất hàng ngàn tỉ đồng mà còn
làm tầm thường hóa hệ thống pháp luật nhà nước, kỷ cương xã hội bị lung
lay, gây mất đoàn kết nội bộ, giảm uy tín của nhà nước trước nhân dân và là
cơ hội cho các thế lực thù địch xâm lược
+ Tham nhũng là trở lực lớn gây cản trở quá trình phát triển xã hội, làm xói
mòn lòng tin của nhân dân đối với lãnh đạo nhà nước - Về kinh tế:
+ Tham nhũng gây ra những thiệt hại trong xây dựng cơ bản. Làm thất thoát
nguồn thu nhập chính của ngân sách nhà nước thông qua thuế. Hành vi tham
nhũng đã biến số lượng lớn tài sản công trở thành tài sản tư của cán bộ, công chức, viên chức
+ Tham nhũng gây ra hậu quả nghiêm trọng tới ngành xây dựng
+ Tham nhũng làm cản trở trong kinh doanh, suy giảm tính cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp và làm kìm hãm sự phát triển của xã hội
- Về xã hội: làm suy đồi đạo đức của công nhân viên chức
Câu 6: Văn bản quy định pháp luật
Khái niệm: Văn bản quy định pháp luật là văn bản có chứa tính quy phạm pháp
luật và được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự và thủ tục quy định
Cấu tạo và thứ tự của văn bản quy định pháp luật 1. Hiến pháp 2. Nghị định quốc hội
3. Nghị định ủy ban thường vụ quốc hội
4. Quyết định của chủ tịch nước 5. Nghị định chính phủ
6. Nghị định liên tịch của ủy ban mặt trận tổ quốc
7. Quyết định của thủ tướng chính phủ
8. Nghị định của hội đồng tòa án nhân dân tối cao
9. Thông tư chánh án của tòa án nhân dân tối cao
10.Thông tư Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao
11.Thông tư Bộ trưởng các cơ quan ngang bộ
12. Nghị quyết liên tịch của 3 ngành 9,10,11
13.Văn bản của tổng kiểm toán nhà nước
14.Nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh
15.Quyết định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh
16.Văn bản quy phạm pháp luật cấp địa phương
17.Nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp huyện
18.Quyết định của ủy ban nhân dân cấp huyện
19.Nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp xã
20.Quyết định của ủy ban nhân dân cấp xã
Câu 12: Vi phạm hành chính?
Khái niệm: Là những hành vi có lỗi của cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm đến
quy định của pháp luật, nghĩa là hành vi ấy đi ngược lại với quy định của pháp
luật, có thể hành vi bị pháp luật hành chính cấm hoặc không được thực hiện hành
động mà pháp luật buộc phải thực hiện Yếu tố cấu thành:
- Khách quan: Là yếu tố bên ngoài thế giới khách quan của hành vi
- Chủ quan: là yếu tố tâm lý bên trong của chủ thể thực hiện hành vi
- Chủ thể: chỉ những cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính.
Nghĩa là nếu vi phạm hành chính, những đối tượng này sẽ phải chịu những
hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật
- Khách thể: Là những quan hệ xã hội được pháp luật hành chính bảo vệ, bị vi
phạm pháp luật xâm hại và gây ra thiệt hại
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Là hành động mà người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, những
biện pháp khắc phục hậu quả mà cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành
chính gây ra theo quy định của pháp luật. bao gồm - Cảnh cáo - Phạt tiền
- Tước quyền sử dụng giấy phép
- Thu hổi tang vật vi phạm - Trục xuất Câu 13: Tội phạm?
Khái niệm: Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật
hình sự. những hành vi vi phạm pháp luật không được quy định trong bộ luật hình
sự thì không được gọi là tội phạm Phân loại
1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm mà tính nguy hiểm cho xã hội là
không nhiều. hình phạt cao nhất cho khung hình phạt theo bộ luật hình sự
năm 2015 là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 3 năm
2. Tội phạm nghiêm trọng: tính nguy hiểm cao, hình phạt cao nhất là từ 3-7 năm
3. Tội phạm rất nghiêm trọng: Tính nguy hiệm rất cao, hình phạt cao nhất là từ 7-15 năm
4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: tính nguy hiểm đặc biệt cao, hình phạt cao
nhất từ 15-20 năm, chung thân hoặc tử hình Dấu hiệu:
- Là hành vi của con người, ý thức, tư tưởng chưa biểu hiện ra thành hành vi
vi phạm thì không thể coi là hành vi vi phạm pháp luật
- Có tính chất trái pháp luật, đi ngược lại những yêu cầu của quy phạm pháp
luật hay đi ngược lại với tinh thần của pháp luật
- Có lỗi nghĩa là vi phạm pháp luật, hành vi trái pháp luật được thực hiện bởi
chủ thể có khả năng nhận thưc việc làm của mình là vi phạm pháp luật, biết
hậu quả của hành vi ấy đối với xã hội nhưng vẫn làm Yếu tố cấu thành
- Khách thể: Là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. bị tội phạm gây
hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại
- Chủ thể: chỉ đối tượng thực hiện hành vi phạm tội mà theo quy định của
pháp luật hình sự, họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Chủ thể
của tội phạm phải đủ tuổi và đủ khả năng nhận thức
- Khách quan: Là yếu tố bên ngoài của tội phạm như hành vi phạm tội, hậu quả gây ra,…
- Chủ quan: Là yếu tố tâm lý bên trong tội phạm, bao gồm lỗi, động cơ thực hiện hành vi,…
Câu 14: So sách tội phạm và vi phạm hành chính
Giống: đối tượng đều là các cá nhân, tổ chức Khác Vi phạm hành chính Tội phạm Định nghĩa
Là hành vi do lỗi cá nhân hoặc Là hành vi có lỗi của cá nhân
tổ chức thực hiện vi phạm quy hoặc tổ chức gây nguy hiểm cho
định của pháp luật. Nghĩa là
xã hội và được quy định trong bộ
hành vi được thực hiện đi
luật hình sự. những hành vi vi
ngược lại với quy định của
phạm pháp luật mà không có
pháp luật. Có thể là hành động trong bộ luật hình sự thì không
bị pháp luật hành chính cấm phải tội phạm
hoặc không thực hiện hành
động mà pháp luật buộc phải thực hiện Mức độ Thấp Cao nguy hiểm Cơ quan xã
- Thường là cơ quan hành Chỉ có thể do tòa án xét xử hội có thẩm chính nhà nước quyền xử lý - Tòa án cũng có tham gia nhưng thường là trong phạm vi rất hẹp Thủ tục xử
Phần nhiều mang tính quyền
Tội phạm được bào chữa bởi luật lý lực đơn phương
sư, xét xử công bằng để đưa đến hình phạt thích đáng Xử phạt
Thường đánh nặng về tài
Thường xét đến việc tước đi chính và vật chất
quyền tự do của con người Yếu tố cấu
- Vi phạm có 2 hình thức:
- Có 4 hình thức: Trực tiếp, thành
Lỗi vô ý và cố ý. Nếu vi
gián tiếp, vô ý do quá tự
phạm lỗi cố ý trực tiếp
tin và vô ý do quá cẩu thả. hoặc gián tiếp hay lỗi
Mỗi 1 hình thức vi phạm vô ý do quá tự tin hay
sẽ có cách xử lý khác nhau
cẩu thả thì đều được xử lý như nhau
- Khách thể của vi phạm
- Khách thể của tội phạm là
là những quan hệ xã hội những quan hệ xã hội được pháp luật hành
được pháp luật hình sự
chính bảo vệ, bị hành vi
bảo vệ, bị tội phạm gây ra vi phạm hành chính
thiệt hại hoặc đe dọa gây
xâm hại và gây ra thiệt ra thiệt hại hại
- Chủ thể của tội phạm là - Chủ thể của vi phạm
các cá nhân và pháp nhân hành chính không chỉ thương mại có cá nhân mà còn có các tổ chức
Câu 17: Khái niệm, quy định của pháp luật về quyền sở hữu
Khái niệm: Là 1 phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ về sở hữu trong 1 chế độ
sở hữu nhất định, bao gồm các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ
sở hữu trong xã hội. Quy phạm pháp luật về sở hữu xác nhận, quy định, bảo vệ
quyền lợi chủ sở hữu trong việc chiếm dụng, định đoạt lại tài sản