-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tư tưởng câu hỏi cá nhân - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Tư tưởng câu hỏi cá nhân - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (POLI1208) 88 tài liệu
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Tư tưởng câu hỏi cá nhân - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Tư tưởng câu hỏi cá nhân - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (POLI1208) 88 tài liệu
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
CÂU 1 : Chủ nghĩa yêu nước là gì? Điểm khác nhau giữa
chủ nghĩa yêu nước truyền thống và chủ nghĩa yêu nước
Hồ Chí Minh. Liên hệ thực tiễn Việt Nam
I. Chủ nghĩa yêu nước là:
- Lòng yêu nước (ái quốc), cảm xúc, tình cảm, tinh thần yêu
thương, tích cực về quê hương, đất nước. Thể hiện sự tự hào
với văn hóa, lịch sử, và truyền thống của đất nước, cũng như sự
quan tâm, trách nhiệm và hỗ trợ xây dựng cộng đồng dân tộc.
II. Điểm khác nhau giữa chủ nghĩa yêu nước truyền thống và
chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh:
1.Phạm vi và ý nghĩa của yêu nước :
- Chủ nghĩa yêu nước truyền thống thường tập trung vào tình
yêu và lòng trung thành với đất nước, thường là sự yêu thương
quê hương, lòng tự hào về văn hóa, lịch sử và truyền thống.
Đây thường là tư tưởng cơ bản của mỗi công dân đối với quốc gia mình.
- Chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh: Bao gồm cả lòng yêu
nước và tình cảm quê hương, nhưng còn chứa đựng ý nghĩa
sâu sắc hơn về việc xây dựng xã hội công bằng, độc lập, và sự tự chủ cho đất nước.
QQQQQQQQQQQ2.Xây dựng xã hội công bằng và công lý:
QQQQQ+ Chủ nghĩa yêu nước truyền thống: Thường tập trung vào
việc duy trì sự ổn định và tự hào quốc gia mà không nhất thiết
phải cân nhắc đến việc cải thiện xã hội hoặc đem lại công bằng xã hội.
QQQQ+Q Q Chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh: Đề cao việc xây
dựng một xã hội công bằng và công lý, quan tâm đến việc cải
thiện điều kiện sống của người dân, và khuyến khích sự công bằng trong xã hội.
QQQQQQQQQQQQ3. Tầm nhìn về độc lập và tự chủ:
+ Chủ nghĩa yêu nước truyền thống: Tập trung vào việc duy trì
quyền lợi và tự do của quốc gia mà không nhất thiết là sự tự
chủ và tự lực của đất nước.
+ Chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh: Hướng tới sự độc lập,
tự chủ và tự quyết định cho đất nước mình mà không bị chi
phối bởi các nước khác.
QQQQQQQQQQQQ4.Sự đoàn kết dân tộc và tầm nhìn toàn cầu: 1
+ Chủ nghĩa yêu nước truyền thống: Thường coi trọng việc duy
trì sự thống nhất và đoàn kết nội bộ quốc gia.
+ Chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh: Khuyến khích sự đoàn
kết, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các tầng lớp xã hội và
dân tộc, cũng như hướng tới tầm nhìn toàn cầu và hợp tác quốc tế.
- Nhìn chung, chủ nghĩa yêu nước theo Hồ Chí Minh không chỉ
tập trung vào tình yêu và lòng trung thành với quê hương mà
còn bao gồm các yếu tố xã hội, độc lập, tự chủ và tầm nhìn
toàn cầu để xây dựng một cộng đồng và thế giới tốt đẹp hơn.
QQIII. Liên hệ thực tiễn:
- Tưởng tượng rằng chủ nghĩa yêu nước truyền thống có thể tập
trung vào việc bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử và truyền thống dân tộc.
*Ví dụ, việc tổ chức các lễ hội truyền thống, bảo vệ di tích lịch
sử, và duy trì các nghi lễ tôn vinh các vị anh hùng dân tộc có
thể là những cách thể hiện chủ nghĩa yêu nước truyền thống.
- Trong khi đó, chủ nghĩa yêu nước theo Hồ Chí Minh có thể thể
hiện qua việc khuyến khích sự học hỏi và tiến bộ, không chỉ
trong việc bảo tồn di sản văn hóa mà còn trong việc xây dựng
cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế.
*Ví dụ, Hồ Chí Minh không chỉ nỗ lực độc lập cho Việt Nam mà
còn quan tâm đến việc phát triển nền kinh tế, cải thiện chất
lượng cuộc sống, và nâng cao trình độ dân trí. QQ Q Q Q 2
CÂU 2 :/ Dựa trên cơ sở nào Hồ Chí Minh khẳng định
“Cách mạng trước hết phải có Đảng”
- Trong tác phẩm Đường cách mệnh (năm 1927), Hồ Chí Minh
khẳng định: Cách mạng “Trước hết phải có đảng cách mệnh,
để trong thì vận động và tổ chức dân chúng,ngoài thì liên lạc
với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững,
cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững
thuyền mới chạy”.Khẳng định đảng cộng sản “như người cầm
lái” cho con thuyền cách mạng là quan điểm nhất quán của Hồ
Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong suốt quá trình cách mạng, cả trong cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu, vai trò
lãnh đạo của Đảng cũng là một tất yếu - điều đó xuất phát từ
yêu cầu phát triển của dân tộc Việt Nam. Thực tế quá trình vận
dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, việc
bảo đảm, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong suốt tiến trình phát triển của đất nước theo mục
tiêu chủ nghĩa xã hội là một nguyên tắc vận hành của xã hội
Việt Nam từ khi có Đảng.Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí
Minh sáng lập và rèn luyện là một đảng chính trị tồn tại và
phát triển theo những quan điểm của V.I. Lênin về đảng kiểu
mới của giai cấp vô sản.Hồ Chí Minh là người trung thành với
học thuyết Mác - Lênin, trong đó có lý luận của V.I. Lênin về
đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, đồng thời vận dụng sáng
tạo và phát triển lý luận đó vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Học thuyết Mác - Lênin cho rằng, sự ra đời của đảng cộng sản
là sản phẩm của sự kết hợp của chủ nghĩa xã hội khoa học với
phong trào công nhân. Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận
định: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự
kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. 3
- Hồ Chí Minh giải thích: “cách mạng muốn thắng lợi thì phải có
một Đảng lãnh đạo, Đảng phải làm cho quần chúng giác ngộ vì
đâu mà họ bị áp bức bóc lột; phải dạy cho quần chúng hiểu các
quy luật phát triển của xã hội, để họ nhận rõ mục đích gì mà
đấu tranh, chỉ rõ con đường giải phóng cho quần chúng...".
Vì theo Người: Cách mạng là sự nghiệp của “cả dân chúng chứ
không phải của một hai người”, nhưng sức mạnh của dân
chúng chỉ trở thành vô địch và “không một quân lính, súng ống
nào thắng nổi” khi được giác ngộ, được tổ chức, được lãnh đạo.
- Quan điểm của Hồ Chí Minh hoàn toàn phù hợp với xã hội
thuộc địa và phong kiến như Việt Nam, khi mọi giai cấp, tầng
lớp, trừ tư sản mại bản và đại địa chủ, đều có mâu thuẫn dân
tộc. Đó là mâu thuẫn cơ bản giữa toàn thể nhân dân Việt Nam
với các thế lực đế quốc và tay sai. Trong thực tế, những phong
trào đấu tranh của công nhân đã kết hợp được rất nhuần
nhuyễn với phong trào yêu nước. Một số người Việt Nam yêu
nước lúc đầu đi theo xu hướng dân chủ tư sản, nhưng qua thực
tế, dưới sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, đã dần dần
chuyển sang xu hướng cộng sản, rõ nhất là từ năm 1925 rở đi.
Hàng loạt tổ chức yêu nước ra đời, trong đó tiêu biểu nhất là tổ
chức Hội Việt Nam Cách mệnh Thanh niên do Hồ Chí Minh lập 4
ra. Đấu tranh giai cấp hòa quyện với đấu tranh dân tộc. Các
phong trào đó tuy khác nhau về lực lượng, phương thức, khẩu
hiệu đấu tranh nhưng cùng chung mục tiêu giành độc lập, tự
do cho dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tồn tại và phát
triển chính là do nhu cầu tất yếu của xã hội Việt Nam từ đầu
năm 1930 trở đi. Đảng đã được toàn dân tộc trao cho sứ mệnh
lãnh đạo đất nước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội
- Tư tưởng và những chỉ dẫn quý báu của Hồ Chí Minh về Đảng
Cộng sản Việt Nam và xây dựng Đảng cầm quyền, là đường lối,
phương châm khoa học, cách mạng, để Đảng và Nhân dân ta
xây dựng Đảng của mình trở thành Đảng cách mạng chân
chính, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao,
đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam đi tới thành công. 5