Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc | Bài tập nhóm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45734214
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN BÀI TẬP NHÓM
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc Nhóm 1 : Nguyễn Thị Vân Anh : 11216224 Lê Phương Anh : 11210417 Đồng Minh Dương : 11216728 Phạm Thị Quỳnh Hoa : 11216752 Nguyễn Bích Ngọc : 11224695 Ngô Thế Nguyên : 11224811 Nguyễn Đức Long : 11224811 Nguyễn Thị Thanh : 11216675 Minh Nguyễn Đàm Linh : 11223527 Nguyễn Văn Kiên : 11223165 Lớp học phần : LLTT1101(223)_07 Giảng viên : Nguyễn Thùy Linh
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................3 lOMoAR cPSD| 45734214 2
NỘI DUNG...........................................................................................................4
I. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cáchmạng vô
sản......................................................................................................4
1. Cơ sở hình thành quan điểm .....................................................................4
2. Nội dung của quan điểm ...........................................................................5
3. Ý nghĩa của quan điểm .............................................................................5
II. Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam, muốn thắnglợi phải do đảng cộng sản lãnh
đạo...................................................................5
1. Cơ sở hình thành quan điểm .....................................................................5
2. Nội dung của quan điểm ...........................................................................6
3. Ý nghĩa của quan điểm .............................................................................7
III. Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết toàndân
tộc, lấy liên minh công – nông làm nền tảng..............................................7 1 Cơ
sở hình thành quan điểm .....................................................................7
2. Nội dung của quan điểm ...........................................................................8
3 Ý nghĩa của quan điểm ..............................................................................8
IV. Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giànhthắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính
quốc................................................8
1. Cơ sở hình thành quan điểm .....................................................................8
2. Nội dung của quan điểm ...........................................................................9
3. Ý nghĩa của quan điểm .............................................................................9
V. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạolực cách
mạng.................................................................................................10
1. Cơ sở hình thành quan điểm ...................................................................10
2. Nội dung của quan điểm..........................................................................10
3. Ý nghĩa của quan điểm ...........................................................................11
KẾT LUẬN ........................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................12 LỜI MỞ ĐẦU lOMoAR cPSD| 45734214 3
Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, sẵn sàng đấu tranh vì độc lập,
tự do của Tổ quốc. Trong lịch sử hànng ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha
ta đã nhiều lần phải đương đầu với kẻ thù xâm lược mạnh hơn mình gấp bội và từ
thực tiễn đấu tranh chống ngoại xâm, đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm và bài
học quý báu. Trí tuệ đánh giặc, giữ nước là một trong những đỉnh cao của trí tuệ Việt Nam.
Xuyên suốt chặng đường của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đầy
gian khổ hào hùng, đã có rất nhiều những con người mang lòng yêu nước cùng
ước mong giải phóng dân tộc, họ đã tìm ra và khởi xướng ngọn cờ khởi nghĩa theo
hệ tư tưởng phong kiến, hệ tư tưởng tư sản. Tuy nhiên, các cuộc cách mạng đều
thất bại. Hồ Chí Minh rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối đi
trước, nhưng Bác lại không tán thành với cách làm của họ. Bác cho rằng muốn
đánh đuổi kẻ thù thì phải tìm hiểu những gì ẩn giấu sau sức mạnh của kẻ thù và
học hỏi kinh nghiệm của cách mạng của thế giới. Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ
Chí Minh mang theo hành trang truyền thống, bản lĩnh và trí tuệ của dân tộc. Người
đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm hiểu thêm tư tưởng của một số nhà yêu
nước lỗi lạc trên thế giới, nâng lên tầm cao mới của thời đại, gắn quyện thành tư
tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. NỘI DUNG
I. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản
1. Cơ sở hình thành quan điểm
Về cơ sở lý luận
Tháng 7 năm 1920, Hồ Chí Minh được đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. V.I.Lênin khẳng định: “điều
quan trọng nhất trong chính sách của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn
đề thuộc địa phải là làm cho vô sản và quần chúng lao động của tất cả các dân tộc
và tất cả các nước gần gũi nhau để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chung nhằm
lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư sản. Bởi vì chỉ có sự gần gũi ấy mới bảo đảm việc
chiến thắng chủ nghĩa tư bản, nếu không có chiến thắng đó thì không thể thủ tiêu
được ách áp bức dân tộc và tình trạng bất bình đẳng”. lOMoAR cPSD| 45734214 4
[V.I.Lênin: Toàn tập, t.41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tr.199].
Về cơ sở thực tiễn
Ở Việt Nam: Trước khi Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, hàng
loạt những phong trào yêu nước đã nổ ra tuy anh dũng nhưng không thành công.
Điều này đã nói lên sự khủng hoảng, bế tắc về giai cấp lãnh đạo và đường lối cách
mạng: con đường của Phan Bội Châu: “Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”; con
đường của Phan Chu Trinh: “Xin giặc rủ lòng thương”; con đường của Hoàng Hoa
Thám: “ Còn mang nặng cốt cách phong kiến”. Sau khi chứng kiến các phong trào
cứu nước ấy, Hồ Chí Minh tuy rất khâm phục tinh thần yêu nước của cha ông ta,
nhưng người không đồng ý với con đường của họ.
Trên thế giới: Khi ra nước ngoài tìm đường cứu nước, Hồ chí Minh đã để
tâm nghiên cứu nhiều cuộc cách mạng lớn như cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ.
Người đánh giá cao tinh thần cách mạng của nhân dân tại các nước này nhưng cũng
sớm thấy rõ các cuộc cách mạng này là những cuộc cách mạng không triệt để do
chúng chỉ mang lại lợi ích cho thiểu số (tư sản), quần chúng nhân dân không được
hưởng lợi gì. Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga - cuộc cách mạng vô sản -
đã nổ ra và thắng lợi. Hồ Chí Minh đã có những nhận xét rất sâu sắc, toàn diện về
cách mạng Tháng Mười Nga: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã
thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc
tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa
Pháp khoe khoang bên An Nam”.[Hồ Chí Minh:
Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.2, tr. 304].
Từ những sự kiện thực tiễn và lý luận quan trọng này, Hồ Chí Minh đã tìm
thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, con đường giải phóng dân tộc
theo cách mạng vô sản - con đường mà Cách mạng Tháng 10 đã vạch ra.
2. Nội dung của quan điểm
Mâu thuẫn cơ bản của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc tại Việt Nam là
mâu thuẫn dân tộc. “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường
nào khác con đường cách mạng vô sản”. Con đường cách mạng vô sản là con
đường cách mạng triệt để nhất, phù hợp nhất với yêu cầu của cách mạng Việt Nam
và xu thế phát triển của thời đại. Vì thế tính chất của cuộc cách mạng phải mang
tính chất cuộc cách mạng vô sản.
Giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, trong đó giải phóng dân
tộc là trên hết. Do hoàn cảnh lịch sử - chính trị mà ở Việt Nam cách mạng vô sản
phải đi theo con đường khác: giải phóng dân tộc - giải phóng xã hội - giải phóng
giai cấp - giải phóng con người.
Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong chánh cương vắn
tắt của Đảng năm 1930 có viết về phương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam:
làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
Cách mạng tư sản dân quyền trước hết là phải đánh đổ đế quốc và bọn phong kiến,
làm cho nước nam hoàn toàn độc lập. Cũng theo Quốc tế Cộng sản, nhiệm vụ lOMoAR cPSD| 45734214 5
chống đế quốc và chống phong kiến phải được thực hiện đồng thời, khăng khít.
Song từ hoàn cảnh của đất nước mà Hồ Chí Minh không coi hai nhiệm vụ đó phải
thực hiện ngang nhau và nhiệm vụ đặt lên hàng đầu là chống đế quốc, giải phóng
dân tộc còn nhiệm vụ chống phong kiến sẽ từng bước thực hiện.
3. Ý nghĩa của quan điểm
Đối với Việt Nam, luận điểm về giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản của
Hồ Chí Minh đã đáp ứng được đòi hỏi bức xúc của lịch sử dân tộc là phải giải
quyết triệt để mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp để đưa dân tộc thoát ra khỏi
xiềng xích nô lệ và đưa người lao động thoát ra khỏi mọi ách áp bức. Từ đó, giúp
Việt Nam giành độc lập dân tộc, giành thắng lợi Cách mạng tháng Tám.
Đối với thế giới, cổ vũ tinh thần đấu tranh của người dân các nước thuộc địa trên toàn thế giới.
II. Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam, muốn
thắng lợi phải do đảng cộng sản lãnh đạo
1. Cơ sở hình thành của quan điểm
Về cơ sở lý luận
Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa và vận dụng sáng tạo luận điểm chủ nghĩa Mác-
Lênin: “Cách mạng vô sản chỉ có thể giành thắng lợi khi có Đảng Cộng sản, chính
đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo”[ Nguyễn Đình Bắc, 2022] ngay từ rất sớm,
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định vai trò to lớn, có ý nghĩa quyết định bởi sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam.
Về cơ sở thực tiễn
Ở Việt Nam: Các phong trào yêu nước diễn ra liên tục là sự tiếp nối truyền
thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử.
Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn và tổ chức lãnh đạo thống nhất các lực lượng
nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại.
Trên thế giới: Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Nhà nước Xô-viết
ra đời, đã làm cho học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành hiện
thực sinh động, cổ vũ giai cấp vô sản các nước trên thế giới trong sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội. Cách mạng Tháng
Mười đã để lại cho cách mạng thế giới những bài học kinh nghiệm có giá trị thực
tiễn sâu sắc, và một trong số đó là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đảng
Bônsêvích Nga, chính đảng cách mạng của giai cấp vô sản do V.I.Lênin sáng lập
và lãnh đạo là nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga.
Đầu năm 1930, Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một chính
Đảng của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin “làm lOMoAR cPSD| 45734214 6
cốt”, có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh và mật thiết liên lạc với quần chúng.
Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân,của
nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Và từ đó, Đảng đã nắm ngọn cờ lãnh
đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam và trở thành nhân tố hàng đầu bảo đảm
cho mọi thắng lợi của cách mạng.
2. Nội dung của quan điểm
Cách mạng muốn thành công trước hết phải có Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Đảng Cộng sản vừa là đội tiên phong của giai cấp công nhân, vừa là đội tiên phong
của nhân dân lao động, kiên quyết nhất , hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm
tận lực phụng sự Tổ quốc. Đảng Cộng sản là đảng của cả dân tộc Việt Nam vì đó
là Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động. “Đảng có vững thì cách mệnh
mới thành công”; “Cách mệnh muốn thành công trước hết phải có đảng cách mệnh
để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức
và vô sản giai cấp mọi nơi”.[Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, H. 2002, tr.
267, 268]. Đảng cộng sản phải: Hoạch định đường lối chiến lược, sách lược cách
mạng, giác ngộ, tổ chức, tập hợp quần chúng, liên lạc, đoàn kết với giai cấp vô sản
và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
3. Ý nghĩa của quan điểm
Đối với Việt Nam, đó là cơ sở để xây dựng, củng cố, phát triển Đảng Cộng sản
Việt Nam, tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Nhờ đó, ngay từ khi mới ra đời,
Đảng đã nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam và trở thành
nhân tố hàng đầu đảm bảo cho mọi thắng lợi của cách mạng.
Đối với thế giới, quan điểm của bác là tấm gương cho các nước thuộc địa noi theo.
III. Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết
toàn dân tộc, lấy liên minh công – nông làm nền tảng
1. Cơ sở hình thành quan điểm
Về cơ sở lý luận
Chủ nghĩa Mác-Lênin: triết học Mác-Lênin nói về vai trò của quần chúng
nhân dân: Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, giữ vai
trò quyết định đối với tiến trình lịch sử.
Về cơ sở thực tiễn
Trên thế giới: Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Công
xã Paris là vấn đề liên minh giai cấp. Lực lượng của Công xã chủ yếu chỉ là công
nhân và binh lính mà thiếu đi một lực lượng hùng hậu với sức mạnh lớn lao đó là
nông dân. Đây chính là hạn chế cơ bản về lực lượng mà sau này V.I.Lênin đã bổ lOMoAR cPSD| 45734214 7
sung trong lực lượng vô sản của cách mạng Tháng Mười và từ đó góp phần tạo nên
sự thành công của cuộc cách mạng.
Ở Việt Nam: Với tuyệt đại đa số dân số là nông dân, Hồ Chí Minh cho
rằng, nông dân là những người chịu nhiều tầng áp bức, bị bần cùng hóa nên họ
luôn có ý thức phản kháng, sẵn sàng tham gia cách mạng. Do đó, cách mạng giải
phóng dân tộc phải có sự tham gia của giai cấp nông dân và là sự nghiệp của toàn
dân. Đồng thời, đồng bào nông dân sẵn có lực lượng to lớn, sẵn có lòng nồng nàn
yêu nước, sẵn có chí khí kiên quyết đấu tranh và hy sinh. Nông dân vừa là động
lực, vừa là lực lượng đông đảo, nòng cốt, và cũng là đối tượng vận động của cách mạng.
Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (12-1946), Người viết: “bất kì đàn ông,
đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là
người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”[Hồ Chí Minh, 1946].
2. Nội dung của quan điểm
Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Theo Lê-nin: “Không
có sự đồng tình ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động đối với đội tiên phong của
mình tức là đối với giai cấp vô sản thì cách mạng vô sản không thể thực hiện
được”.[V.I.Lênin: Toàn tập, tập 39, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, tr.251]. Cách mạng
là sự nghiệp của quần chúng nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, có dân là có tất cả, trên đời này không gì quý bằng
lòng dân, được lòng dân thì được tất cả. Người khẳng định cách mệnh là việc của
tất cả dân chúng vì vậy dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp tức sĩ, công,
nông, thương đều nhất chí chống lại cường quyền. Lực lượng giải phóng là toàn
dân tộc: Thu phục đại bộ phận giai cấp công nhân, tập hợp đại bộ phận dân cày,
dựa vào dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng; liên lạc tiểu tư sản, trí thức, trung
nông… để lôi kéo họ về phía vô sản giai cấp; còn đối với phú nông, tiểu tư sản,
trung, tiểu địa chủ và tư sản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải
lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ về phía trung lập.
Cách mạng là của toàn dân song Công nông là người chủ cách mệnh, là
gốc cách mệnh do công nhân và nông dân là giai cấp và tầng lớp đông đảo nhất
và bị bóc lột nặng nề nhất.
3. Ý nghĩa của quan điểm
Đối với Việt Nam, đại đoàn kết dân tộc là một giá trị tinh thần to lớn, một
truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, được hun đúc trong suốt mấy ngàn
năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là cơ sở để tập hợp, đoàn kết các tầng
lớp nhân dân, tạo nên sức mạnh to lớn của cách mạng, là cơ sở để xây dựng, củng lOMoAR cPSD| 45734214 8
cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là cơ sở để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng.
Đối với thế giới, là tấm gương cho các nước thuộc địa noi theo.
IV. Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng
giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
1. Cơ sở hình thành quan điểm
Quan điểm của Mác – Ăngghen: Cách mạng vô sản chỉ có thể nổ ra và
giành thắng lợi đồng thời ở các nước tư bản phát triển.
Đại hội VI Quốc tế Cộng sản (1928): “Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công
cuộc giải phóng các nước thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các
nước tư bản tiên tiến”[ Những luận cương về Nghị quyết Ðại hội VI Quốc tế Cộng sản, Sđd, tr.78-79.].
Quan điểm của Lênin: Cách mạng vô sản có thể nổ ra và giành thắng lợi
ở “khâu yếu nhất” của chủ nghĩa đế quốc.
Những quan điểm này có tác động không tốt, làm giảm đi tính chủ động,
sáng tạo của nhân dân các nước thuộc địa trong công cuộc đấu tranh chống thực
dân, đế quốc, giành độc lập cho dân tộc. Từ đó, quán triệt tư tưởng của V.I.Lênin,
từ rất sớm Hồ Chí Minh chỉ rõ mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau
giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc - mối quan hệ bình
đẳng, không lệ thuộc, phụ thuộc vào nhau: Thuộc địa có một vị trí, vai trò, tầm
quan trọng đặc biệt đối với chủ nghĩa đế quốc, là nơi duy trì sự tồn tại, phát triển,
là món mồi “béo bở” cho chủ nghĩa đế quốc; Tinh thần đấu tranh cách mạng hết
sức quyết liệt của các dân tộc thuộc địa; Luận điểm của Các Mác về khả năng tự
giải phóng của giai cấp công nhân.
2. Nội dung quan điểm
Cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ
khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau – mối quan hệ bình đẳng, không lệ thuộc vào
nhau. Hồ Chí Minh có viết: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân Châu Á bị tàn sát
và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham
không đáy, họ sẽ hình thành lực lượng khổng lồ và trong khi thủ tiêu những điều
kiện tồn tại của chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp những người anh em mình ở phương Tây.”
Thuộc địa có vai trò và vị trí quan trọng đặc biệt đối với chủ nghĩa đế quốc,
là nơi duy trì sự tồn tại, phát triển. Nếu thờ ơ về vấn đề cách mạng ở thuộc địa thì
như “Đánh chết rắn đằng đuôi”. Sức sống của nước đế quốc là nằm ở thuộc địa,
các nước thuộc địa sẽ là “Khâu yếu nhất” của chủ nghĩa đế quốc. lOMoAR cPSD| 45734214 9
Tinh thần đấu tranh cách mạng của các dân tộc thuộc địa hết sức quyết liệt
mà theo Người, nó sẽ bùng lên mạnh mẽ thành một “lực lượng khổng lồ” khi được
tập hợp, hướng dẫn và giác ngộ Cách mạng.
3. Ý nghĩa của quan điểm
Đối với Việt Nam, Là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam nắm bắt thời cơ
cách mạng, giành thắng lợi.
Đối với thế giới, Là động lực thúc đẩy cách mạng vô sản trên thế giới.
V. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp
bạo lực cách mạng
1. Cơ sở hình thành quan điểm:
Về cơ sở lý luận:
Lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin: Mác khẳng định: “Bạo lực là bà đỡ của
một xã hội cũ đang thai nghén một chế độ mới”[C.Mác và Ph.Ăng Ghen Toàn tập,
Nx.b Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội1993, tập 23, tr. 1043]. Năm 1878, Ph.Ăng
ghen nhắc lại: “ Bạo lực còn đóng một vai trò khác trong lịch sử, vai trò cách mạng;
nói theo Mác, bạo lực còn là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội
mới; bạo lực là công cụ mà sự vận động xã hội dùng để tự mở đường cho mình và
đập tan những hình thức chính trị đã hóa đá và chết cứng”[C.Mác và Ph.Ăngghen:
Toàn tập, t.20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 259.].
Về cơ sở thực tiễn:
Rút ra từ kinh nghiệm các cuộc Cách mạng tháng 10 Nga và cách mạng thế
giới. Sau khi xâm chiếm các nước thuộc địa, bọn thực dân đế quốc đã thực hiện
chế độ cai trị vô cùng tàn bạo; dùng bạo lực để đàn áp dã man các phong trào yêu
nước, thủ tiêu mọi quyền tự do, dân chủ của nhân dân, bóc lột và đẩy người dân
thuộc địa vào bước đường cùng. Vì vậy muốn đánh đổ thực dân - phong kiến giành
độc lập dân tộc thì tất yếu phải sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng, dùng bạo
lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù.
2. Nội dung của quan điểm
Từ quan điểm về bạo lực cách mạng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã sáng tạo vận dụng sao cho phù hợp với thực tiễn nhà
nước Việt Nam. Dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng mới
giành được chính quyền và bảo vệ chính quyền. Chính các nước đế quốc, thực dân
đã sử dụng hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu. Sau khi xâm chiếm,
thực dân và đế quốc đã dùng những chế độ cai trị vô cùng dã man để đàn áp, thủ
tiêu mọi quyền tự do. Chính vì vậy muốn đánh đổ thực dân phong kiến giành độc
lập thì tất yếu phải sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng. lOMoAR cPSD| 45734214 10
Về hình thức bạo lực cách mạng, bạo lực cách mạng ở đây là bạo lực quần
chúng, thực hiện với hai lực lượng là chính trị và quân sự, hai hình thức đấu tranh
là đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Chính trị và đấu tranh chính trị là cơ
sở cho việc xây dựng lực lượng vũ trang; đấu tranh vũ trang có ý nghĩa quyết định
tới việc tiêu diệt lực lượng quân sự và âm mưu thôn tính của chủ nghĩa đế quốc.
3. Ý nghĩa của quan điểm
Đối với Việt Nam, là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng, phát
triển lực lượng vũ trang nhân dân, làm nòng cốt cho cách mạng. Trong cuộc Cách
mạng tháng Tám 1945, với hình thức tổng khởi nghĩa của quần chúng nhân dân
trong cả nước, chủ yếu dựa vào lực lượng chính trị, kết hợp với lực lượng vũ trang,
nhân dân ta đã thắng lợi, giành chính quyền về tay nhân dân
Đối với thế giới, là tấm gương cho các nước thuộc địa noi theo. KẾT LUẬN
Thực tiễn lãnh đạo toàn dân tộc đấu tranh giành độc lập và kháng chiến chống
chiến tranh xâm lược đã làm phong phú thêm lý luận của Người về cách mạng giải
phóng dân tộc. Từ đó, có thể khẳng định, những cống hiến sáng tạo của Hồ Chí
Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, cả thực tiễn và lý luận đã bổ sung cho kho
tàng lý luận cách mạng thế giới, kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như
truyền thống dựng nước và giữ nước đầy tự hào của dân tộc Việt Nam.
Những sáng tạo lý luận của Bác về cách mạng giải phóng dân tộc mang tính thời
đại thể hiện đậm nét ở chỗ, nó đã tác động sâu sắc đến phong trào giải phóng dân
tộc trên thế giới. Nếu như thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thức
tỉnh các dân tộc trên thế giới về quyền tự do, độc lập của mỗi dân tộc, thì thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với đỉnh cao là chiến thắng
Điện Biên Phủ đã làm “chấn động địa cầu”, thức tỉnh các dân tộc ở châu Á, châu
Phi và châu Mỹ - Latinh vùng lên đánh đuổi thực dân, đế quốc, giành độc lập dân tộc.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã kiên định con đường cách mạng mà
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn là: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kiên trì
mục tiêu: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Hiện nay, tư tưởng của Người vẫn soi
sáng con đường đi lên của cách mạng Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu xây dựng
một nước Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vấn đề
quan trọng nhất được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là: Kiên định mục tiêu
độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
Để đạt được điều đó, hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải nắm chắc hạt nhân tư
tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng con người, nắm vững lOMoAR cPSD| 45734214 11
phương thức giải quyết mối quan hệ dân tộc - con người trên cơ sở nhận thức chính
xác đặc điểm của dân tộc và sự vận động, phát triển của thời đại. Đó là một trong
những điều kiện quan trọng nhất bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam
trong hiện tại và tương lai. PHỤ LỤC 1.
Đảng Cộng Sản Việt Nam, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (2022), NXB
Chính trị Quốc gia Sự thật. 2.
PGS, TS Trần Minh Trưởng (2021), “Những sáng tạo của Hồ Chí Minh về
vấn đề dân tộc thuộc địa và cách mạng giải phóng dân tộc”.
https://nhandan.vn/nhung-sang-tao-cua-ho-chi-minh-ve-van-de-dan-toc-
thuocdia-va-cach-mang-giai-phong-dan-toc-post649326.html 3.
Đảng Cộng Sản Việt Nam , C.Mác và Ph.Ăng Ghen Toàn tập – Tập 23
(1993), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. 4.
Đảng Cộng Sản Việt Nam , C.Mác và Ph.Ăng Ghen Toàn tập – Tập 20
(2002), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. 5.
Đảng Cộng Sản Việt Nam , Hồ Chí Minh Toàn Tập – Tập 4 (2011), NXB
Chính trị Quốc gia Sự thật. 6.
PGS.TS Nguyễn Đình Bắc (2022), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam trong tình hình mới” .
https://tcnn.vn/news/detail/53602/Van-dung-tu-tuong-Ho-Chi-Minh-ve-
vaitrolanh-dao-cua-Dang-Cong-san-doi-voi-cach-mang-Viet-Nam-trong- tinhhinhmoi.html