-
Thông tin
-
Quiz
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam: "Đảng là đạo đức, là văn minh" / Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh
Trong bài nói tại Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng (năm 1960), Hồ Chí Minh khẳng định: "Đảng ta là đạo đức, là văn minh". Người coi đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức của Đảng thể hiện trên những điểm sau đây. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (UEF) 19 tài liệu
Đại học Kinh Tế - Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh 191 tài liệu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam: "Đảng là đạo đức, là văn minh" / Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh
Trong bài nói tại Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng (năm 1960), Hồ Chí Minh khẳng định: "Đảng ta là đạo đức, là văn minh". Người coi đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức của Đảng thể hiện trên những điểm sau đây. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (UEF) 19 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế - Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh 191 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:


















Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế - Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
CQ61/30.02 - Nhóm 1
Nhóm trƣởng: Nguyễn Hữu Khang Duy
Nội dung: Nguyễn Phƣơng Anh Lƣơng Ngọc Dung Lê Văn Đạt
Power point: Huỳnh Ngọc Ánh Nguyễn Hải Đăng
Thuyết trình: Nguyễn Hữu Khang Duy Ngô Châu Anh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng là đạo đức, là văn minh
I. Đạo đức của Đảng.
Trong bài nói tại Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng (năm 1960), Hồ Chí
Minh khẳng định: "Đảng ta là đạo đức, là văn minh". Ngƣời coi đạo đức cách mạng là
gốc, là nền tảng của ngƣời cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức của Đảng thể hiện
trên những điểm sau đây:
1. Mục đích hoạt động của Đảng.
- Đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng
giai cấp, giải phóng con ngƣời.
- Đem lai cho nhân dân cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc thực sự,
đoàn kết hữu nghị với các dân tộc trên thế giới.
- Lãnh đạo toàn dân xây dựng đất nƣớc phát triển theo con đƣờng chủ nghĩa xã hội.
■=> Nhƣ chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “Mục tiêu hiện nay
của Đảng là đấu tranh thống nhất nước nhà, để thực hiện một
nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
mạnh; làm cho cả nước không còn ai bị bóc lột, xây dựng một xã
hội mới, trong đó mọi người được sung sướng, ấm no.”
2. Cương lĩnh, đường lối, chủ trương và mọi hoạt động của Đảng đều nhằm mục đích trên.
• Đảng cộng sản Việt Nam phải luôn trung thành với lợi ích của toàn dân tộc,
không có mục đích riêng. Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: là một Đảng chân chính cách mạng, Đảng trung thành
tuyệt đối với lợi ích của giai cấp công nhân, của toàn thể dân tộc và nhân dân Việt Nam.
• Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng 8 năm 1945, nhân dân ta giành đƣợc
chính quyền, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, là đội tiên phong của giai
cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và toàn thể dân tộc, với mục đích duy nhất là giữ vững độc lập,
tự do của Tổ quốc, giải phóng nhân dân khỏi mọi áp bức, bóc lột, đem lại
quyền lợi cho dân và xây dựng đất nƣớc hùng cƣờng , đi lên chủ nghĩa xã
hội. Đây cũng là lí do cho dự ra đời và phát triển của Đảng.
• Chính vì vậy, tại Đại hội Sản xuất tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), ngày
7/6/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: “Đảng ta là một đảng
cách mạng, ngoài lợi ích của công nhân và nông dân, Đảng ta không có lợi ích nào khác”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn tại Đại hội đại biều toàn quốc lần thứ III của Đảng ở Thủ đô Hà Nội.
■=> Nhƣ vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam không có lợi ích nào khác ngoài lợi
ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
3. Đội ngũ Đảng viên.
• Đội ngũ đàng viên phải luôn luôn thấm nhuần đạo đức cách mạng, ra sức
tu dƣỡng, rèn luyện, suốt đời phấn đấu cho lợi ích của dân, của nƣớc.
Trong quá trình rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam để cho Đảng là đạo
đức, là văn minh, Hồ Chí Minh luôn chú trọng “rèn” đạo đức cho cán bộ,
đảng viên. Ngƣời cho rằng, đạo đức cách mạng sẽ tạo nội lực quan trọng
cho quá trình cách mạng, đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của ngƣời cách
mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nƣớc. Ngƣời từng
viết: “Cũng nhƣ sông thì có nguồn mới có nƣớc, không có nguồn thì sông
cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Ngƣời cách mạng phải có
đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo đƣợc
nhân dân”. Ngƣời chỉ rõ cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin, dân phục thì
phải nhớ rằng:“Trƣớc mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ
“cộng sản” mà ta đƣợc họ yêu mến. quần chúng chỉ quý mến những ngƣời tƣ cách, đạo đức”
“Cán bộ là cái gốc của công việc”
“Muôn việc thành công hoặc thất bại, đểu do cán bộ tốt hoặc kém”
CHỦTỊCH HỔ CHI MINH
Do đó, đảng viên càng phải là những ngƣời
có lòng nhân ái, "phải có tình đồng chí thƣơng yêu lẫn nhau"; trung với
Đảng, trung với nƣớc, hiếu với dân; có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính và
luôn luôn chí công vô tƣ; có tinh thần quốc tế trong sáng. Là những ngƣời mà:
+) Giàu sang không thể quyến rũ
+) Nghèo khó không thể chuyển lay
+) Uy lực không thể khuất phục
• Nhƣ trong bản Di chúc viết năm 1965, chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đảng ta
là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần
đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tƣ. Phải giữ
gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là ngƣời lãnh đạo, là ngƣời đầy II.
tớ trung thành của nhân dân”. Đảng văn minh.
Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam có đạo đức cách mạng cũng chính là xây
dựng một Đảng văn minh, hay thƣờng đƣợc Hồ Chí Minh gọi là ” một Đảng cách mạng chân chính”.
Nói tới “văn minh” trong trƣờng hợp này là nói tới trình độ lãnh đạo, quản lý của
một chính đảng, một nhà nƣớc, rộng hơn là các chủ thể quản trị quốc gia, mà thƣớc đo
đƣợc đánh giá ở tính ƣu việt, tiến bộ, vƣợt qua cái thoái bộ, lạc hậu.
Điều này thể hiện ở những nội dung sau:
1. Đảng văn minh là một Đảng tiêu biểu cho lương tâm, trí tuệ và danh dự dân tộc.
• Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, luôn “dĩ công vi thƣợng”, tức là đặt lợi
ích chung, lợi ích của dân, của nƣớc, đem lòng chí công vô tƣ mà đối xử với
ngƣời, với việc, không mảy may có chút chủ nghĩa cá nhân.
• Cán bộ gƣơng mẫu - yếu tố cơ bản bảo đảm Đảng là “trí tuệ, danh dự và
lƣơng tâm của thời đại”. Mỗi cán bộ, đảng viên, với tƣ cách là những ngƣời
ƣu tú nhất của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, phải là ngƣời
đáng để nhân dân tín nhiệm.
o thể hiện sự trung thành với tƣ tƣởng và mục tiêu của Đảng
o tích cực trau dồi tri thức, tƣ tƣởng và lý luận chính trị
o thể hiện lòng yêu nƣớc và bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhất là trong
bối cảnh biến động quốc tế.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - ngƣời cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt
Nam luôn là tấm gƣơng tiêu biểu mẫu mực, sáng ngời về lƣơng tâm,
trí tuệ và nêu cao danh dự đân tộc, có sức lan tỏa, lay động lòng
ngƣời, truyền cảm hứng mạnh mẽ, thôi thúc mọi cán bộ, đảng viên
và các tầng lớp nhân dân ta học tập, noi theo.
• Mối quan hệ Đảng - dân luôn bền chặt, tạo nên sức mạnh của khối đại đoàn
kết dân tộc góp phần không nhỏ vào cách mạng Việt Nam. Trong lịch sử,
hiếm có một đảng, tổ chức chính trị nào có mối quan hệ mật thiết và “sống
trong lòng nhân dân” nhƣ thế. Điều đó chỉ có thể có đƣợc khi Đảng thực sự
là “trí tuệ, danh dự và lƣơng tâm của thời đại”, khi cán bộ, đảng viên luôn
nêu cao tính tiền phong, gƣơng mẫu.
Đó là những yếu tố quyết định để Đảng ta trở thành biểu tƣợng của trí tuệ, danh
dự, lƣơng tâm, trách nhiệm; là thƣớc đo giá trị của một Đảng cầm quyền chân chính và liêm khiết.
2. Đảng ra đời là một tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển văn minh, tiến bộ
của dân tộc và nhân loại.
“Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách
mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức
lãnh đạo cách mạng. ” Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 10, NxbCTQG, H, 2000, Tr8.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:
• là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh với
phong trào công nhân và phong trào yêu nƣớc Việt Nam
• khẳng định dứt khoát nội dung, phƣơng hƣớng phát triển của xã hội Việt Nam
là gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội,
• chấm dứt sự khủng hoảng bế tắc về đƣờng lối cứu nƣớc của dân tộc ta trong hơn 9 thập kỉ.
Sự ra đời của ĐCS Việt Nam là sự lựa chọn đúng đắn của lịch sử. Bởi lẽ, trong tất
cả các trào lƣu có tính chất cách mạng (ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) để thúc đẩy
xã hội Việt Nam phát triển thì chỉ có trào lƣu cách mạng theo con đƣờng cách mạng
vô sản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin là phù hợp và phát triển mạnh mẽ. (Những con
đƣờng khác, nhƣ: phong trào Cần Vƣơng, trào lƣu tƣ sản và tiểu tƣ sản... đều không
đƣợc thực tế lịch sử Việt Nam chấp nhận, vì chúng hoàn toàn không đáp ứng đƣợc
yêu cầu phát triển của dân tộc.)
3. Đảng phải luôn luôn trong sạch vững mạnh, làm tròn sứ mệnh lịch sử là lãnh
đạo nhân dân giành độc lập cho Tổ quốc và đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
“Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” trích trong di chúc Hồ Chí Minh.
Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã công khai tuyên bố bản chất của mình gắn với mục đích xây dựng một nước
Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn
tình trạng người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối
cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Từ đó, khẳng định sứ mệnh của Đảng:
• là phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân,
• vì lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, vì tiến bộ xã hội,
• kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu nƣớc chân chính với chủ nghĩa quốc tế
trong sáng của giai cấp công nhân,
• góp phần xứng đáng vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội của nhân dân thế giới.
4. Đảng văn minh hoạt động trên khuôn khổ Hiên pháp và pháp luật, không
phải là tổ chức đứng trên dân tộc.
Là đảng duy nhất cầm quyền, nhƣng Đảng không cho phép bất cứ ai đứng trên
pháp luật, mọi tổ chức đảng và đảng viên luôn phải hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền nên Đảng xây dựng Nhà nƣớc, tổ chức
ra hệ thống chính trị, nhƣng không làm thay Nhà nƣớc.
Nhà nƣớc ta là nhà nƣớc pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân. Nhà nƣớc ban hành Hiến pháp và pháp luật để quản lý toàn xã hội.
• Đảng là một tổ chức chính trị trong xã hội, cho nên hoạt động của Đảng phải
tuân theo những quy định chung của Hiến pháp và pháp luật.
• Đảng cũng là một thành viên của hệ thống chính trị, nhƣng có vai trò lãnh đạo
các tổ chức của hệ thống chính trị, trong đó có Nhà nƣớc.
• Đảng lãnh đạo Nhà nƣớc không phải bằng mệnh lệnh hành chính, mà bằng
cƣơng lĩnh, quan điểm, đƣờng lối, bằng công tác cán bộ và hoạt động của tổ
chức đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các cơ quan nhà nƣớc. Trong
quá trình lãnh đạo, Đảng phải thực hiện nguyên tắc hoạt động trong khuôn khổ
Hiến pháp và pháp luật.
Vì vậy, tăng cƣờng trong đƣờng lối lãnh đạo của Đảng không khiến Đảng trở
thành tổ chức đứng trên dân tộc; đồng thời, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp và pháp luật không phải là hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng mà là một yêu cầu
khách quan, vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN
Việt Nam, vừa giúp xây dựng Đảng vững mạnh, thật sự xứng đáng là lực lƣợng lãnh
đạo Nhà nƣớc và xã hội.
5. Đảng văn minh còn thể hiện ở đội ngũ đảng viên ( từ những đảng viên giữ chức
vụ lãnh đạo quản lý chủ chốt trong bộ máy Đảng,nhà nƣớc, các quần thể.. .cho tới
những đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý)
Về phía cán bộ đảng viên:
• phải tu thân, chính tâm, rèn luyện, tu dƣỡng phẩm chất chính trị, đạo đức
• nâng cao, trau dồi, rèn luyện, bồi dƣỡng năng lực trí tuệ, bản lĩnh
• phải hằng ngày, suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ; trung
thành với nhân dân, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm
• đời tƣ trong sáng, nếp sống giản dị; trung thực, trách nhiệm, gắn bó với nhân dân
• Cán bộ, đảng viên thiếu gƣơng mẫu, không tận tâm, bàng quan, thờ ơ, thiếu
trách nhiệm; suy thoái, tham ô, tham nhũng, tiêu cực thì không thể có đƣợc
lòng tin nơi quần chúng, không thể hoàn thành đƣợc nhiệm vụ và trọng trách
của mình và tất yếu sẽ bị cách mạng đào thải, loại trừ
Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII đề ra các giải pháp trọng tâm là: “Tiếp tục xây
dựng đội ngũ cán bộ thật sự “trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, học dân, dựa vào
dân và có trách nhiệm với dân”; “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin. ” Về phía Đảng:
• Phải lựa chọn thật cẩn thận những cán bộ tốt cho cách mạng.
• Kiên quyết đấu tranh không khoan nhƣợng với tệ quan liêu, tham nhũng, bệnh
giáo điều, bệnh “kiêu ngạo cộng sản” và mọi biểu hiện suy thoái.
• Phải “đuổi ra khỏi đảng những kẻ gian giảo, những đảng viên cộng sản đã quan
liêu hóa, không trung thực, nhu nhƣợc”, những kẻ đã len lỏi vào đảng, cản trở
cuộc đấu tranh của Đảng.
• Tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, kỷ luật nghiêm minh, lấy
nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ tạo thành sức mạnh đoàn kết, thống nhất.
• Việc thƣờng xuyên chỉnh đốn và đổi mới nhằm làm cho Đảng ta trong sạch,
vững mạnh, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng đƣợc bồi dƣỡng,
nâng cao phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị và năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng,: “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì
chỉ như một người. Đó là nhờ kỷ luật ”
6. Đảng văn minh là Đảng có quan hệ quốc tế trong sáng, bảo vệ lợi ích của dân tộc Việt Nam.
• Tinh thần quốc tế trong sáng trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh:
Thứ nhất, đoàn kết với nhân dân các nƣớc vì mục tiêu giải phóng con ngƣời khỏi áp bức, bóc lột.
Thứ hai, đoàn kết với nhân loại tiến bộ, vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội
Thứ ba, kết hợp chủ nghĩa yêu nƣớc với chủ nghĩa quốc tế, chống mọi biểu hiện của kỳ thị dân tộc.
Bạn bè quốc tế chúc mừng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ sau khi Việt Nam trúng cử làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc với số phiếu gần như tuyệt đối (192/193). Ảnh: TTXVN
Khi bàn về mối quan hệ Việt - Trung, Bác nói: “Mối tình hữu nghị Việt - Trung/
Vừa là đồng chí vừa là anh em ”, nói về mối quan hệ Việt - Lào Bác đã khẳng định:
“Việt, Lào hai nước chúng ta/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”, nói về tình
anh em vô sản thế giới Ngƣời từng nhắc nhở “Quan san muôn dặm một nhà/ Bốn
phương vô sản đều là anh em ”.
• Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ
bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi” trong quan hệ đối ngoại
thời kỳ hội nhập quốc tế:
o sự cụ thể hóa tƣ duy mới của Đảng về đối tác, đối tƣợng trong tình hình mới,
o nền tảng bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định phục vụ phát triển bền vững,
o phải kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mƣu, thủ đoạn làm phƣơng
hại đến lợi ích quốc gia - dân tộc Việt Nam.
Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6-1991), nguyên tắc đảm bảo lợi
ích quốc gia - dân tộc tiếp tục đƣợc Đảng ta nêu rõ: “chủ trương hợp tác bình đẳng và
cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau
trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình”[tr.89]. “Việt Nam muốn là bạn với
tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [tr.14].
III. Xây dựng Đảng (tổng kết).
Nếu Đảng không đạo đức, văn minh thì Đảng sẽ bị mất quyền lãnh đạo và khi đó
Đảng chứng tỏ là một tổ chức không trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng
viên thoái hó , biến chất. Lúc đó, mọi thành quả của cách mạng Việt Nam sẽ bị tiêu
tan nhƣ điều Hồ Chí Minh đã từng cảnh cáo:
“ Một dân tộc , một đảng và mỗi con người , ngày hôm qua là vĩ đại , có sức hấp
đẫn lớn , không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca
ngợi , nếu lòng dạ không trong sáng nữa , nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân.”
Nhƣ vậy, xây dựng Đảng là đạo đức, là văn minh là một nội dung đặc sắc trong tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, là bƣớc phát triển sáng tạo của
Ngƣời đối với lý luận V.I.Lênin về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
Nếu Đảng Cộng sản Việt Nam không đƣợc xây dựng văn minh và đạo đức cách
mạng , có thể dẫn đến một số những hậu quả tiêu cực nhƣ sau:
1. Giảm lòng tin của nhân dân:
Nếu công tác xây dựng Đảng gặp hạn chế, yếu kém, hoặc có những khuyết điểm
kéo dài không đƣợc khắc phục, lòng tin của nhân dân đối với Đảng có thể giảm sút.
2. Thách thức vai trò lãnh đạo của Đảng:
Những khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng có thể tạo ra thách thức đối
với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ.
3. Suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống:
Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có thể suy thoái về tƣ tƣởng, chính trị,
đạo đức, lối sống, phai nhạt lí tƣởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỉ, cơ hội, tham
nhũng lãng phí, tùy tiện vô nguyên tắc.
• Để tránh những hậu quả này, việc xây dựng Đảng văn minh và đạo
đức là rất quan trọng.
Khi xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam văn minh và đạo đức cách mạng, có thể mang
lại những giá trị quan trọng:
• Tăng cường lòng tin của nhân dân:
Khi Đảng đƣợc xây dựng vững mạnh, trong sạch và hiệu quả, lòng tin của nhân
dân đối với Đảng sẽ đƣợc củng cố.
• Nâng cao chất lượng , năng lực lãnh đạo , sức chiến đấu của Đảng:
Đảng sẽ có khả năng lãnh đạo tốt hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đất nƣớc.
• Phát triển con người mới:
Văn hóa giáo dục, diệt giặc dốt, xóa mù chữ, với sứ mệnh “trồng ngƣời”, văn hóa
giáo dục đào tạo con ngƣời mới, cán bộ mới, nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho sự nghiệp cách mạng.
• Nâng cao phẩm giá, hướng con người tới các giá trị chân, thiện, mỹ:
Đạo đức là thƣớc đo “chất ngƣời', “trình độ con ngƣời”.
• Đảm bảo sự vững mạnh của Đảng:
Đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách
mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tƣ.
Niềm tin của dân = sức mạnh của Đảng
Khi niềm tin của Nhân dân với Đảng bị giảm sút, hay nguy hiểm hơn là “mất niềm
tin” thì mọi chủ trƣơng, đƣờng lối mục tiêu mà Đảng, Nhà nƣớc ta đề ra sẽ không thể
đạt đƣợc và đó sẽ là cơ sở để các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá, chia rẽ, gây mất
đoàn kết nội bộ, mà bài học xƣơng máu là sự sụp đổ của Liên Xô và các nƣớc Đông
Âu trƣớc đây đã và đang là một bài học lớn ở nƣớc ta hiện nay.
Trong bối cảnh, tình hình thế giới và các nƣớc trong khu vực hiện nay đang có
những diễn biến phức tạp khó lƣờng; các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mƣu
"Diễn biến hòa bình", với chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" và xúi giục thúc đẩy các
hoạt động "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" gây mất ổn định an ninh, chính trị; lợi dụng
việc Đảng và Nhà nƣớc ta phát huy nguyên tắc tập trung dân chủ, quyền làm chủ của
nhân dân, công khai hóa ý kiến nguyện vọng của nhân dân để "mƣợn danh" góp ý cho
Đảng, có lúc lại "đổi giọng" sang "kiến nghị với Đảng" phải điều chỉnh, hay chuyển
hƣớng cách mạng cho phù hợp với tình hình thời đại hiện nay... qua đó đã ít nhiều tác
động, ảnh hƣởng, làm suy giảm lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, với Nhà nƣớc và
con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta lựa chọn.
Tổng Bí thƣ, Chủ tịch nƣớc Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định "Một trong những
nhiệm vụ quan trọng hiện nay là củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Cần thẳng thắn thừa nhận, trong bộ máy Nhà nước ta hiện nay có một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên chưa làm tròn trách nhiệm... làm giảm sút
lòng tin của Nhân dân vào bộ máy của Đảng, Nhà nước, làm mất uy tín, tổn hại danh
dự của Đảng, thậm chí đe dọa đến sự tồn vong của Đảng"...
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, điều đầu tiên khi xây dựng lực lƣợng đại đoàn kết dân
tộc là phải: Tin vào dân, dựa vào dân. Hồ Chí Minh cho rằng dân là gốc rễ, là nền tảng
của khối đại đoàn kết. Do đó khi trở thành ngƣời lãnh đạo, Bác đặt niềm tin tuyệt đối
vào Nhân dân, ngay cả khi cách mạng đang trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc, Ngƣời
vẫn một lòng tin tƣởng vào Nhân dân. Ngƣời tin rằng “có dân sẽ có tất cả”, “có dân
việc gì cũng làm được” và Ngƣời thƣờng động viên, nhắc nhở “Chúng ta phải ghi tạc
vào đầu cái chân lý này: dân rất tốt. Lúc họ đã hiểu thì việc khó khăn mấy họ cũng
làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ”.
Với kinh nghiệm hoạt động cách mạng phong phú, Bác nhận thấy rằng dân chúng
tai mắt họ nhiều, việc gì họ cũng nghe, cũng thấy. “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng
làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”. Bác nói: “Trong
bầu trời không gì quý bằng Nhân dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng lực
lượng đoàn kết của Nhân dân”. Đặc biệt, Bác luôn nhắc lại câu ca dao của bà con
Quảng Bình khi nói đến vai trò của nhân dân: “Dễ mười lần không dân cũng chịu.
Khó trăm lần dân liệu cũng xong”.
■=> Mỗi liên hệ giữa nhân dân và đảng luôn là vấn đề trọng yếu
NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA TỔ
CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG LÀ GÓP PHẦN TĂNG CƢỜNG BẢO VỆ ĐẢNG,
NHÂN DÂN VÀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
Năng lực lãnh đạo của Tổ chức cơ sở Đảng là khả năng quán triệt đƣờng lối, chủ
trƣơng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, chỉ thị, nghị quyết của cấp
ủy cấp trên; khả năng vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt các chủ trƣơng, đƣờng
lối, chính sách và chỉ thị, nghị quyết đó vào điều kiện cụ thể của địa phƣơng, đơn vị,
cơ quan mình, đề ra phƣơng hƣớng và giải pháp đúng đắn thực hiện hiệu quả; có biện
pháp thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình; là khả năng thuyết phục, vận động và
tổ chức các lực lƣợng ở địa phƣơng, cơ quan, đơn vị và của Tổ chức cơ sở Đảng.
Sức chiến đấu của Tổ chức cơ sở Đảng là sức mạnh tổng hợp về chính trị, tƣ
tƣởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ của tổ chức cơ sở Đảng, là sự thống nhất về ý chí và
hành động vƣợt qua khó khăn, thách thức, những tiêu cực ở địa phƣơng, cơ quan, đơn
vị thậm chí trong nội bộ Tổ chức cơ sở Đảng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị
của Tổ chức cơ sở Đảng.
Nhƣ vậy, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng là
vấn đề có tính quy luật, là yêu cầu tất yếu khách quan trong xây dựng Đảng, xây dựng
các tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của tổ chức cơ sở đảng đƣợc tiến hành trong mọi lĩnh vực hoạt động, ở tất cả các
khâu, các bƣớc, các mối quan hệ trong quá trình xây dựng và lãnh đạo của tổ chức cơ
sở đảng, với nhiều biện pháp phong phú sinh động.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt”, “Đảng mạnh là do
các chi bộ mạnh, chi bộ mạnh là do các đảng viên hăng hái, gương mẫu”. Trong bất
kỳ giai đoạn nào, cũng cần phải quan tâm đúng mức việc củng cố và xây dựng chi bộ
trong sạch vững mạnh, có đội ngũ đảng viên tốt để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Tổ chức cơ sở Đảng.
■=> Phát triển con ngƣời toàn diện, một định hƣớng tiến bộ.
Trong thời kỳ đổi mới, con người vẫn luôn là trung tâm của sự phát triển
Phát triển con ngƣời mới là một quá trình toàn diện, liên tục và sâu rộng, nhằm nâng
cao phẩm chất và năng lực của con ngƣời. Sau đây là một số khía cạnh quan trọng:
1. Phát triển toàn diện: Con ngƣời mới cần phải phát triển toàn diện về thể chất, trí
tuệ, đạo đức và thẩm mỹ.
2. Giáo dục và đào tạo: Giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc phát
triển con ngƣời mới. Qua quá trình học tập, con ngƣời có thể nâng cao kiến thức, kỹ
năng và hiểu biết về thế giới xung quanh.
3. Gìn giữ và phát huy giá trị, văn hóa người Việt Nam:Phát triển văn hóa, con
ngƣời Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh
mẽ mở ra nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi, tuy nhiên cũng phải đối diện với không ít
khó khăn, thách thức, nhất là trƣớc sự xuất hiện của không ít luồng tƣ tƣởng ngoại lai
và những trào lƣu xấu độc. Nhận diện những vấn đề đang đặt ra, từ đó có giải pháp
hữu hiệu để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hƣng và phát triển nền văn hóa dân tộc là
việc làm cần thiết, cấp bách trong bối cảnh hiện nay.
■=> Trên hết là không ngừng nâng cao trách nhiệm và nhận thức của ngƣời dân về Đảng.
■=>Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc xây dựng tổ chức, xây dựng con ngƣời
"Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước
và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa . Xây dựng, phát triển,
tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm
tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí
tuệ , phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan
trọng nhất của đất nước”. (Nghị quyết Đại hội XIII của Đáng)
Để đảm bảo sự vững mạnh của Đảng mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần
đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tƣ. NGƯỜI CÁCH MẠNG CẦN PHẢI CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH CHÍ CÔNG VÔ Tư
ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG ĐẠO ĐỨC Hố CHÍ MINH
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đáp ứng nguyện vọng bức thiết của lịch sử là:
Cứu dân, cứu nƣớc khỏi vòng nô lệ của thực dân và ách áp bức của phong kiến; giải
phóng dân tộc, thực hiện khẩu hiệu “ngƣời cày có ruộng”; đi lên chủ nghĩa xã hội,
đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Mục
tiêu hiện nay của Đảng là đấu tranh thống nhất nước nhà, để thực hiện một nước Việt
Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh; làm cho cả nước không
còn ai bị bóc lột, xây dựng một xã hội mới, trong đó mọi người được sung sướng, ấm
no”. Mục tiêu đó là đạo đức, là văn minh.
Đảng Cộng sản Việt Nam không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động. Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: là một Đảng chân chính cách
mạng, Đảng trung thành tuyệt đối với lợi ích của giai cấp công nhân, của toàn thể dân
tộc và nhân dân Việt Nam.
Với những lí tƣởng cao đẹp đó mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần
đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tƣ. Phải giữ gìn Đảng ta
thật trong sạch, phải xứng đáng là ngƣời lãnh đạo, là ngƣời đầy tớ thật trung thành của
nhân dân. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh - nhân tố quyết định sự ổn định và
phát triển bền vững chế độ chính trị ở Việt Nam.