Tuy vậy - Practical contest - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

vTuy vậy - Practical contest - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen à thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.

Môn:

David (1234) 11 tài liệu

Trường:

Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu

Thông tin:
5 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tuy vậy - Practical contest - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

vTuy vậy - Practical contest - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen à thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.

28 14 lượt tải Tải xuống
Tuy vậy, việc lớn cũng để lại những mặt trái như giảng viên thưởng
trường này lại "âm thầm" đứng tên bài báo trường khác để nhận
thưởng.
200 triệu đồng/bài
Cách đây ba năm, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đưa ra chính sách khen
thưởng cho giảng viên có bài báo công bố quốc tế. Mức thưởng cao
nhất 200 triệu đồng/bài. Số lượng bài báo công bố quốc tế của trường
cũng tăng dần đều trong những năm gần đây. Trong đó, năm 2016 có
44 bài, 2017 là 57 bài, 2018 là 60 bài và năm 2019 có 82 bài.
GS.TS Nguyễn Trọng Hoài - phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM -
cho biết chính sách khuyến khích cũng phần nào giúp gia tăng bài báo
quốc tế của trường bên cạnh các quy định về nghiên cứu khoa học bắt
buộc đối với giảng viên, số tiến sĩ tăng, thành lập các nhóm nghiên cứu
mạnh. Kinh phí thưởng tối đa mỗi năm khoảng 2 tỉ đồng.
Trong khi đó, số bài báo công bố quốc tế của Trường ĐH Mở TP.HCM
tăng từ 16 bài năm 2017 lên 62 bài năm 2018. PGS.TS Nguyễn Minh
Hà, hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường bắt đầu chính sách thưởng
công bố quốc tế từ năm 2017 và có điều chỉnh mức thưởng theo hướng
tăng lên. Mức thưởng dao động từ 40-100 triệu đồng/bài tùy loại tạp
chí.
Theo ông Hà, số bài báo quốc tế tăng lên có tác động rất lớn từ chính
sách khuyến khích của trường.
"Nếu không tự chủ, trường sẽ khó có thể đưa ra chính sách khuyến
khích với mức thưởng như vậy do tài chính và các quy định liên quan.
Việc thưởng tuy chưa nhiều nhưng đã tạo động lực cho giảng viên,
nghiên cứu sinh chú ý hơn đến việc công bố. Giảng viên cũng chú ý kết
nối với các giáo sư ở các trường nước ngoài".
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cũng áp dụng chính sách thưởng
công bố quốc tế cách đây 5 năm. Tuy nhiên lúc đầu chỉ ở mức 10, 20
triệu đồng và hiện nay mức cao nhất là 100 triệu đồng cho tác giả
đứng đầu bài báo ISI.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, hiệu trưởng, cho biết chính sách khuyến khích
này đã có tác động tích cực khi số lượng công bố quốc tế của trường
tăng theo từng năm. Năm 2018 trường chỉ có 50 bài, năm 2019 tăng
lên 92 bài.
Với các trường công lập, mức thưởng tuy thấp hơn nhưng cũng có tác
động tích cực. Tại Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, mức cao nhất 40 triệu
đồng, thấp nhất 6 triệu đồng. Số bài công bố quốc tế ISI, Scopus của
trường cũng tăng mạnh từ 16 bài năm 2017 lên 62 bài năm 2019.
Đại diện một trường ĐH công lập khác cho biết hai năm nay trường mới
tiến hành thưởng công bố quốc tế với giá trị 10 triệu đồng/bài ISI,
Scopus. Đó cũng là nỗ lực của trường nhằm khuyến khích giảng viên
tham gia công bố quốc tế vì tác động đến uy tín và xếp hạng của
trường trong các bảng đánh giá quốc tế.
Tôi biết có trường ký hợp đồng với giảng viên cơ hữu trường khác, trả
phí và khi công bố chỉ đứng tên trường mình. Đó là hình thức mua bài
báo khoa học.
PGS.TS NGUYỄN ĐỨC TRUNG (phó hiệu trưởng Trường ĐH
Ngân hàng TP.HCM)
Những mặt trái...
Với chính sách thưởng tiền lớn, bên cạnh yếu tố thúc đẩy giảng viên
nghiên cứu khoa học còn để lại những mặt trái.
Theo ông Nguyễn Đức Trung - phó hiệu trưởng ĐH Ngân hàng TP.HCM,
mức thưởng của trường chưa cao khiến một số giảng viên trong trường
khi công bố quốc tế đã đứng tên trường ĐH khác.
"Tôi biết mức thưởng trường ấy chi cho một bài báo như vậy là 100
triệu đồng. Tôi biết có trường ký hợp đồng với giảng viên cơ hữu trường
khác, trả phí và khi công bố chỉ đứng tên trường mình. Đó là hình thức
mua bài báo khoa học".
Ông Trung đánh giá việc giảng viên trường này kết hợp với giảng viên
trường khác trong và ngoài nước nghiên cứu, công bố là điều bình
thường bởi nghiên cứu khoa học đòi hỏi một nhóm người mới có thể
thực hiện được.
"Tuy nhiên, làm giảng viên cơ hữu trường này nhưng nhận tiền và đứng
tên công bố ở trường khác là hành vi gian dối. Chúng tôi đã cảnh báo
giảng viên của trường về vấn đề này" - ông Trung nói.
Theo PGS.TS Nguyễn Minh Hà, ở các nước, trường ĐH cũng có quỹ
nghiên cứu nhưng giáo sư đóng vai trò rất quan trọng trong việc tự tìm
các dự án của doanh nghiệp, nhà nước đem về trường nghiên cứu.
Ngoài đem kinh phí về cho trường, giáo sư sẽ tìm người cùng thực hiện
dự án với mình, mua sắm máy móc phục vụ việc nghiên cứu. Sau khi
hoàn thành, công bố, số máy móc này trở thành tài sản của trường.
Đó là cách nghiên cứu và chuyển giao mà chúng ta cần học hỏi, vừa
đem lại kinh phí, máy móc thí nghiệm hiện đại cho trường, vừa thúc
đẩy hoạt động nghiên cứu cũng như chuyển giao công nghệ.
"Trước mắt trường thưởng để tạo động lực giảng viên nghiên cứu. Khi
đội ngũ đủ mạnh, trường khuyến khích giảng viên tìm dự án bên ngoài
để triển khai nghiên cứu trong trường" - ông Hà nói thêm.
Buộc thôi việc giảng viên đứng tên công bố ở trường khác
PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết đã buộc thôi việc một giảng viên cơ hữu
đứng tên công bố quốc tế ở trường khác.
GS.TS Nguyễn Trọng Hoài cũng cho hay chính sách khuyến khích của
trường chỉ áp dụng đối với giảng viên, người của trường, không áp
dụng cho người bên ngoài. Nếu học giả bên ngoài có hợp tác nghiên
cứu với giảng viên của trường phải có hợp đồng, đăng ký với trường.
| 1/5

Preview text:

Tuy vậy, việc thưởng lớn cũng để lại những mặt trái như giảng viên
trường này lại "âm thầm" đứng tên bài báo trường khác để nhận thưởng.
200 triệu đồng/bài
Cách đây ba năm, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đưa ra chính sách khen
thưởng cho giảng viên có bài báo công bố quốc tế. Mức thưởng cao
nhất 200 triệu đồng/bài. Số lượng bài báo công bố quốc tế của trường
cũng tăng dần đều trong những năm gần đây. Trong đó, năm 2016 có
44 bài, 2017 là 57 bài, 2018 là 60 bài và năm 2019 có 82 bài.
GS.TS Nguyễn Trọng Hoài - phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM -
cho biết chính sách khuyến khích cũng phần nào giúp gia tăng bài báo
quốc tế của trường bên cạnh các quy định về nghiên cứu khoa học bắt
buộc đối với giảng viên, số tiến sĩ tăng, thành lập các nhóm nghiên cứu
mạnh. Kinh phí thưởng tối đa mỗi năm khoảng 2 tỉ đồng.
Trong khi đó, số bài báo công bố quốc tế của Trường ĐH Mở TP.HCM
tăng từ 16 bài năm 2017 lên 62 bài năm 2018. PGS.TS Nguyễn Minh
Hà, hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường bắt đầu chính sách thưởng
công bố quốc tế từ năm 2017 và có điều chỉnh mức thưởng theo hướng
tăng lên. Mức thưởng dao động từ 40-100 triệu đồng/bài tùy loại tạp chí.
Theo ông Hà, số bài báo quốc tế tăng lên có tác động rất lớn từ chính
sách khuyến khích của trường.
"Nếu không tự chủ, trường sẽ khó có thể đưa ra chính sách khuyến
khích với mức thưởng như vậy do tài chính và các quy định liên quan.
Việc thưởng tuy chưa nhiều nhưng đã tạo động lực cho giảng viên,
nghiên cứu sinh chú ý hơn đến việc công bố. Giảng viên cũng chú ý kết
nối với các giáo sư ở các trường nước ngoài".
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cũng áp dụng chính sách thưởng
công bố quốc tế cách đây 5 năm. Tuy nhiên lúc đầu chỉ ở mức 10, 20
triệu đồng và hiện nay mức cao nhất là 100 triệu đồng cho tác giả đứng đầu bài báo ISI.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, hiệu trưởng, cho biết chính sách khuyến khích
này đã có tác động tích cực khi số lượng công bố quốc tế của trường
tăng theo từng năm. Năm 2018 trường chỉ có 50 bài, năm 2019 tăng lên 92 bài.
Với các trường công lập, mức thưởng tuy thấp hơn nhưng cũng có tác
động tích cực. Tại Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, mức cao nhất 40 triệu
đồng, thấp nhất 6 triệu đồng. Số bài công bố quốc tế ISI, Scopus của
trường cũng tăng mạnh từ 16 bài năm 2017 lên 62 bài năm 2019.
Đại diện một trường ĐH công lập khác cho biết hai năm nay trường mới
tiến hành thưởng công bố quốc tế với giá trị 10 triệu đồng/bài ISI,
Scopus. Đó cũng là nỗ lực của trường nhằm khuyến khích giảng viên
tham gia công bố quốc tế vì tác động đến uy tín và xếp hạng của
trường trong các bảng đánh giá quốc tế.
Tôi biết có trường ký hợp đồng với giảng viên cơ hữu trường khác, trả
phí và khi công bố chỉ đứng tên trường mình. Đó là hình thức mua bài báo khoa học.
PGS.TS NGUYỄN ĐỨC TRUNG (phó hiệu trưởng Trường ĐH
Ngân hàng TP.HCM) Những mặt trái...
Với chính sách thưởng tiền lớn, bên cạnh yếu tố thúc đẩy giảng viên
nghiên cứu khoa học còn để lại những mặt trái.
Theo ông Nguyễn Đức Trung - phó hiệu trưởng ĐH Ngân hàng TP.HCM,
mức thưởng của trường chưa cao khiến một số giảng viên trong trường
khi công bố quốc tế đã đứng tên trường ĐH khác.
"Tôi biết mức thưởng trường ấy chi cho một bài báo như vậy là 100
triệu đồng. Tôi biết có trường ký hợp đồng với giảng viên cơ hữu trường
khác, trả phí và khi công bố chỉ đứng tên trường mình. Đó là hình thức mua bài báo khoa học".
Ông Trung đánh giá việc giảng viên trường này kết hợp với giảng viên
trường khác trong và ngoài nước nghiên cứu, công bố là điều bình
thường bởi nghiên cứu khoa học đòi hỏi một nhóm người mới có thể thực hiện được.
"Tuy nhiên, làm giảng viên cơ hữu trường này nhưng nhận tiền và đứng
tên công bố ở trường khác là hành vi gian dối. Chúng tôi đã cảnh báo
giảng viên của trường về vấn đề này" - ông Trung nói.
Theo PGS.TS Nguyễn Minh Hà, ở các nước, trường ĐH cũng có quỹ
nghiên cứu nhưng giáo sư đóng vai trò rất quan trọng trong việc tự tìm
các dự án của doanh nghiệp, nhà nước đem về trường nghiên cứu.
Ngoài đem kinh phí về cho trường, giáo sư sẽ tìm người cùng thực hiện
dự án với mình, mua sắm máy móc phục vụ việc nghiên cứu. Sau khi
hoàn thành, công bố, số máy móc này trở thành tài sản của trường.
Đó là cách nghiên cứu và chuyển giao mà chúng ta cần học hỏi, vừa
đem lại kinh phí, máy móc thí nghiệm hiện đại cho trường, vừa thúc
đẩy hoạt động nghiên cứu cũng như chuyển giao công nghệ.
"Trước mắt trường thưởng để tạo động lực giảng viên nghiên cứu. Khi
đội ngũ đủ mạnh, trường khuyến khích giảng viên tìm dự án bên ngoài
để triển khai nghiên cứu trong trường" - ông Hà nói thêm.
Buộc thôi việc giảng viên đứng tên công bố ở trường khác
PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết đã buộc thôi việc một giảng viên cơ hữu
đứng tên công bố quốc tế ở trường khác.
GS.TS Nguyễn Trọng Hoài cũng cho hay chính sách khuyến khích của
trường chỉ áp dụng đối với giảng viên, người của trường, không áp
dụng cho người bên ngoài. Nếu học giả bên ngoài có hợp tác nghiên
cứu với giảng viên của trường phải có hợp đồng, đăng ký với trường.