-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tuyển tập bài giảng công nghệ tin học cuối học phần | Đại học Sư phạm Hà Nội
Tuyển tập bài giảng công nghệ tin học cuối học phần | Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Tin học đại cương(COMM10) 71 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Tuyển tập bài giảng công nghệ tin học cuối học phần | Đại học Sư phạm Hà Nội
Tuyển tập bài giảng công nghệ tin học cuối học phần | Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Tin học đại cương(COMM10) 71 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư Phạm Hà Nội
Preview text:
TẬP BÀI GIẢNG
PHẦN I: DẠY HỌC CÔNG NGHỆ Ở TIỂU HỌC
Chương 1: NỘI DUNG PHẦN CÔNG NGHỆ Ở TIỂU HỌC
1.1. Giới thiệu khái quát phần Công nghệ ở tiểu học
Công nghệ bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ.
Trong mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ thì khoa học hướng tới khám phá, tìm hiểu, giải thích thế giới; còn công nghệ,
dựa trên những thành tựu của khoa học, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ công nghệ để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn,
cải tạo thế giới, định hình môi trường sống của con người.
Trong Chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục công nghệ được thực hiện từ lớp 3 đến lớp 12 thông qua môn Tin học và
Công nghệ ở cấp tiểu học và môn Công nghệ ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông.
Công nghệ là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản; là môn học lựa chọn, thuộc nhóm môn Công nghệ và Nghệ
thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật) trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Nội dung giáo dục công nghệ rộng, đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ khác nhau. Trong dạy học công nghệ,
có những nội dung cơ bản, cốt lõi, phổ thông tất cả học sinh đều phải học. Bên cạnh đó, có những nội dung đặc thù, chuyên biệt
nhằm đáp ứng nguyện vọng, sở thích của học sinh, phù hợp với yêu cầu của từng địa phương, vùng miền.
Sự đa dạng về lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trong nội dung môn Công nghệ cũng mang lại ưu thế của môn học trong việc
lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp trong môn học thông qua các chủ đề về lựa chọn nghề nghiệp; các nội dung
giới thiệu về ngành nghề chủ yếu thuộc các lĩnh vực sản xuất môn Công nghệ đề cập; các hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp qua
các mô đun kĩ thuật, công nghệ tự chọn. 1
Cũng như các lĩnh vực giáo dục khác, giáo dục công nghệ góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng
lực chung được đề cập trong Chương trình tổng thể. Với việc coi trọng phát triển tư duy thiết kế, giáo dục công nghệ có ưu thế
trong hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Môn Công nghệ có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác, đặc biệt là với Toán học và Khoa học. Cùng với Toán
học, Khoa học tự nhiên, môn Công nghệ góp phần thúc đẩy giáo dục STEM – một trong những xu hướng giáo dục đang được coi
trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
1.2 Mục tiêu của môn Công nghệ ở Tiểu học
1.2.1. Mục tiêu giáo dục chung
Chương trình môn Công nghệ hình thành, phát triển ở học sinh năng lực công nghệ và những phẩm chất đặc thù trong lĩnh
vực kĩ thuật, công nghệ để học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường, xã hội và lựa chọn
ngành nghề thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ; đồng thời cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, góp phần hình
thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung; thực hiện các nội dung xuyên 7 chương trình như phát triển bền
vững, biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tài chính,...
1.2.2. Mục tiêu giáo dục ở cấp Tiểu học
Giáo dục công nghệ ở cấp tiểu học bước đầu hình thành và phát triển ở học sinh năng lực công nghệ trên cơ sở các mạch
nội dung về công nghệ và đời sống, thủ công kĩ thuật; khơi dậy hứng thú học tập và tìm hiểu công nghệ. Kết thúc tiểu học, học
sinh sử dụng được một số sản phẩm công nghệ thông dụng trong gia đình đúng cách, an toàn; thiết kế được sản phẩm thủ công kĩ
thuật đơn giản; trao đổi được một số thông tin đơn giản về các sản phẩm công nghệ trong phạm vi gia đình, nhà trường; nhận xét
được ở mức độ đơn giản về sản phẩm công nghệ thường gặp; nhận biết được vai trò của công nghệ đối với đời sống
trong gia đình, ở nhà trường.
1.3 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực học sinh đối với môn Công nghệ ở Tiểu học
1.3.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung 2
Môn Công nghệ góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù
hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Với đặc điểm, nội dung và tính chất của môn học, môn công nghệ có nhiều cơ hội và lợi thế góp phần hình thành và phát triển
phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
1.3.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực công nghệ
a) Năng lực công nghệ
Môn Công nghệ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực công nghệ, bao gồm các năng lực thành phần sau:
Hình 2.1: Mô hình năng lực công nghệ
– Nhận thức công nghệ (a):
Là năng lực làm chủ kiến thức phổ thông cốt lõi về công nghệ trên các phương diện bản chất của công nghệ; mối quan hệ
giữa công nghệ, con người, xã hội; một số công nghệ phổ biến, các quá trình sản xuất chủ yếu có ảnh hưởng và tác động lớn tới
kinh tế, xã hội trong hiện tại và tương lai; phát triển và đổi mới công nghệ; nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp trong lĩnh
vực kĩ thuật, công nghệ chủ yếu ở Việt Nam.
– Giao tiếp công nghệ (b): 3
Là năng lực lập, đọc, trao đổi tài liệu kĩ thuật về các sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ trong sử dụng, đánh giá công
nghệ và thiết kế kĩ thuật.
– Sử dụng công nghệ (c):
Là năng lực khai thác sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ đúng chức năng, đúng kĩ thuật, an toàn và hiệu quả; tạo ra sản phẩm công nghệ.
– Đánh giá công nghệ (d):
Là năng lực đưa ra những nhận định về một sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ với góc nhìn đa chiều về vai trò, chức
năng, chất lượng, kinh tế – tài chính, tác động môi trường và những mặt trái của kĩ thuật, công nghệ.
– Thiết kế kĩ thuật (e):
Là năng lực phát hiện nhu cầu, vấn đề cần giải quyết, cần đổi mới trong thực tiễn; đề xuất giải pháp kĩ thuật, công nghệ đáp
ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề đặt ra; hiện thực hoá giải pháp kĩ thuật, công nghệ; thử nghiệm và đánh giá mức độ đáp ứng nhu
cầu, vấn đề đặt ra. Quá trình trên được thực hiện trên cơ sở xem xét đầy đủ các khía cạnh về tài nguyên, môi trường, kinh tế và nhân văn.
b) Yêu cầu cần đạt về năng lực công nghệ cấp tiểu học TIỂU HỌC
a1. Nhận thức công nghệ
a1.1 Nhận ra được sự khác biệt của môi trường tự nhiên và môi trường sống do con người tạo ra.
a1.2 Thấy được vai trò của các sản phẩm công nghệ trong đời sống gia đình, nhà trường.
a1.3 Kể được về một số nhà sáng chế tiêu biểu cùng các sản phẩm sáng chế nổi tiếng có tác động lớn tới cuộc sống của con người.
a1.4 Nhận biết được sở thích, khả năng của bản thân đối với các hoạt động kĩ thuật, công nghệ đơn giản.
a1.5 Trình bày được quy trình làm một số sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản. 4 b1. Giao tiếp công nghệ
b1.1 Nói, vẽ hoặc viết để mô tả được những thiết bị, sản phẩm công nghệ trong gia đình.
b1.2 Phác thảo bằng hình vẽ cho người khác hiểu được ý tưởng thiết kế một sản phẩm công nghệ đơn giản. c1. Sử dụng công nghệ
c1.1 Thực hiện được một số thao tác kĩ thuật đơn giản với các dụng cụ kĩ thuật trong gia đình.
c1.2 Sử dụng được một số sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình.
c1.3 Nhận biết và phòng tránh được những tình huống nguy hiểm trong môi trường công nghệ ở gia đình.
c1.4 Thực hiện được một số công việc chăm sóc hoa và cây cảnh trong gia đình. d1. Đánh giá công nghệ
d1.1 Đưa ra được lí do thích hay không thích một sản phẩm công nghệ.
d1.2 Bước đầu so sánh và nhận xét được về các sản phẩm công nghệ có cùng chức năng. e1. Thiết kế kĩ thuật
e1.1 Nhận thức được muốn tạo ra sản phẩm công nghệ cần phải thiết kế; thiết kế là một quá trình sáng tạo.
e1.2 Kể được tên các công việc chính trong thiết kế.
e1.3 Nêu ý tưởng và làm được một số đồ vật đơn giản từ những vật liệu thông dụng theo gợi ý, hướng dẫn.
c) Yêu cầu cần đạt về năng lực công nghệ theo từng lớp
Phần Công nghệ cấp tiểu học được học từ lớp 3 đến lớp 5 với hai mạch nội dung xuyên suốt đó là: Công nghệ và đời sống – Thủ công kĩ thuật
Các yêu cầu cần đạt trong các mạch nội dung là biểu hiện của các thành phần năng lực công nghệ được đề cập và hướng
đến hình thành và phát triển cho học sinh cấp tiểu học, có thể mô tả trong bảng sau:
Bảng 2.1. Biểu hiện năng lực Công nghệ trong yêu cầu cần đạt của chương trình 5 Mạch nội dung
Yêu cầu cần đạt trong chương trình
Biểu hiện phẩm chất, năng lực Công nghệ hướng đến LỚP 3
Công nghệ và đời sống
– Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản - Nhận thức công nghệ phẩm công nghệ.
– Nêu được tác dụng của một số sản phẩm công - Nhận thức công nghệ Tự nhiên và công nghệ nghệ trong gia đình.
– Có ý thức giữ gìn sản phẩm công nghệ trong - Trách nhiệm gia đình.
– Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ - Nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ
phận chính của đèn học.
– Nhận biết được một số loại đèn học thông - Nhận thức công nghệ dụng. Sử dụng đèn học
– Xác định vị trí đặt đèn; bật, tắt, điều chỉnh - Sử dụng công nghệ
được độ sáng của đèn học.
– Nhận biết và phòng tránh được những tình - Sử dụng công nghệ
huống mất an toàn khi sử dụng đèn học.
– Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ - Nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ
phận chính của quạt điện.
– Nhận biết được một số loại quạt điện thông - Giao tiếp công nghệ dụng. 6 Mạch nội dung
Yêu cầu cần đạt trong chương trình
Biểu hiện phẩm chất, năng lực Công nghệ hướng đến
– Xác định vị trí đặt quạt; bật, tắt, điều chỉnh - Sử dụng công nghệ Sử dụng quạt điện
được tốc độ quạt phù hợp với yêu cầu sử dụng.
– Nhận biết và phòng tránh được những tình - Sử dụng công nghệ
huống mất an toàn khi sử dụng quạt
– Nêu được tác dụng của máy thu thanh. - Nhận thức công nghệ
– Dựa vào sơ đồ khối, mô tả được mối quan hệ - Giao tiếp công nghệ
đơn giản giữa đài phát thanh và máy thu thanh.
– Kể tên và nêu được nội dung phát thanh của - Nhận thức công nghệ - giao tiếp công nghệ
một số chương trình phù hợp với lứa tuổi học Sử dụng máy thu thanh sinh trên đài phát thanh.
– Chọn được kênh phát thanh, thay đổi âm - Sử dụng công nghệ lượng theo ý muốn.
– Trình bày được tác dụng của máy thu hình (ti - Nhận thức công nghệ vi) trong gia đình.
– Dựa vào sơ đồ khối, mô tả được mối quan hệ - Giao tiếp công nghệ
đơn giản giữa đài truyền hình và ti vi.
– Kể được tên và nêu được nội dung của một số - Nhận thức công nghệ
kênh truyền hình phổ biến, phù hợp với học - Giao tiếp công nghệ 7 Mạch nội dung
Yêu cầu cần đạt trong chương trình
Biểu hiện phẩm chất, năng lực Công nghệ hướng đến sinh. Sử dụng máy thu hình
– Lựa chọn được vị trí ngồi đảm bảo góc nhìn - Sử dụng công nghệ
và khoảng cách hợp lí khi xem ti vi.
– Chọn được kênh, điều chỉnh được âm thanh - Sử dụng công nghệ của ti vi theo ý muốn.
– Nhận biết và phòng tránh được một số tình - Sử dụng công nghệ
huống không an toàn (Ví dụ: các tình huống
liên quan đến điện, nhiệt, khói, khí ga, các
đồ vật sắc, nhọn,…) cho người từ môi An toàn với môi trường
trường công nghệ trong gia đình. công nghệ trong gia đình
– Báo cho người lớn biết khi có sự cố, tình - Sử dụng công nghệ
huống mất an toàn xảy ra.
Đối với lớp 4 và lớp 5 cũng tương tự, các năng lực đặc thù của phần Công nghệ được biểu hiện trong các YCCĐ của
chương trình, còn các phẩm chất và năng lực chung sẽ hình thành và phát triển cho HS trong quá trình GV tổ chức các hoạt động học tập.
1.4. Mạch nội dung phần Công nghệ ở tiểu học
Có thể tóm tắt nội dung chính của phần Công nghệ ở cấp tiểu học như sau:
- Phần Công nghệ lớp 3 bao gồm các nội dung: Tự nhiên và Công nghệ; Sử dụng đèn học, quạt điện, máy thu thanh, máy
thu hình; An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình; Làm dụng cụ học tập, biển báo giao thông, đồ chơi đơn giản
- Phần Công nghệ lớp 4 bao gồm các nội dung: Hoa và cây cảnh trong đời sống; Trồng hoa và cây cảnh trong chậu; Lắp 8
ghép mô hình kĩ thuât; Làm đồ chơi dân gian.
- Phần Công nghệ lớp 5 bao gồm các nội dung: Vai trò của công nghệ; Nhà sáng chế; Tìm hiểu thiết kế; Sử dụng điện thoại,
tủ lạnh; Lắp ráp mô hình xe điện, máy phát điện gió, điện mặt trời.
Với nội dung phần Công nghệ ở 3 lớp như đã trình bày ở trên, có thể chia nội dung phần Công nghệ ở tiểu học ra thành một số nhóm như sau:
- Nhóm kiến thức chung, bao gồm: Tự nhiên và Công nghệ; An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình; Vai trò của
công nghệ; Nhà sáng chế; Tìm hiểu thiết kế.
- Nhóm kiến thức về công nghiệp, bao gồm: Sử dụng đèn học, quạt điện, máy thu thanh, máy thu hình, điện thoại, tủ lạnh.
- Nhóm kiến thức về nông nghiệp, bao gồm: Hoa và cây cảnh trong đời sống; Trồng hoa và cây cảnh trong chậu.
- Nhóm thủ công kĩ thuật, bao gồm: Làm dụng cụ học tập, biển báo giao thông, đồ chơi; Lắp ghép mô hình kĩ thuât, mô hình
xe điện, máy phát điện gió, điện mặt trời.
Các nội dung trên đây cho thấy chúng có một số đặc điểm nổi bật sau:
a) Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của môn học:
- Đối tượng nghiên cứu có tính đa chức năng, có nghĩa là một sản phẩm kĩ thuật có thể thực hiện được một số chức năng
khác nhau. Ví dụ đèn điện có thể dùng để chiếu sáng, dùng để sưởi ấm, dùng để trang trí, ... quạt điện có thể dùng để quạt mát
cho người, có thể dùng để tạo gió cho lò than, ...
- Đối tượng nghiên cứu có tính đa phương án, có nghĩa là một sản phẩm kĩ thuật có thể được tạo nên từ nhiều PP, qui trình,
cách thức khác nhau. Ví dụ: đèn điện có nhiều loại như đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn Led, ... hoa có thể trồng bằng nhiều
cách khác nhau như gieo hạt, dâm cành, ...
Trong quá trình dạy học, GV nên khai thác các đặc điểm này để xác định các PP, phương tiện dạy học thích hợp, hiệu quả
nhằm thực hiện mục tiêu của bài dạy; giúp HS thấy rõ phạm vi ứng dụng của đối tượng, cách khai thác chức năng của đối tượng; 9
đưa ra hoặc hướng dẫn HS đề xuất các giải pháp kĩ thuật và lựa chọn giải pháp hợp lí, tối ưu. Chính các đặc điểm này là tiền đề
tốt để kích thích HS hình thành, rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo, NL giải quyết vấn đề.
- Đối tượng nghiên cứu có tính tiêu chuẩn hoá, có nghĩa là các sản phẩm kĩ thuật và quá trình sản xuất, ... ra chúng phải tuân
theo những qui ước, qui định nghiêm ngặt đã được thống nhất từ trước.
Với đặc điểm này, trong quá trình dạy học, GV nên giáo dục HS thấy rõ được ý nghĩa của việc coi trọng và tuân thủ các tiêu
chuẩn, qui trình kĩ thuật; biết sử dụng sản phẩm kĩ thuật theo đúng qui định. Làm tốt khâu này, GV còn giáo dục tác phong công nghiệp cho HS.
- Đối tượng nghiên cứu có tính kinh tế, có nghĩa là trong quá trình nghiên cứu chế tạo, sản xuất, vận hành, bảo dưỡng, ... các
sản phẩm kĩ thuật phải luôn chú trọng tới hiệu quả kinh tế.
Sản xuất kĩ thuật phải chú trọng năng suất, hiệu quả và chất lượng. Chính vì vậy, tính kinh tế luôn được quan tâm, nhất là
khi sản xuất mang tính cạnh tranh cao. Với đặc điểm này, trong quá trình dạy học, GV nên giáo dục HS luôn quan tâm đến hiệu
quả kinh tế và các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong lao động kĩ thuật như thực hiện đúng qui trình, lựa chọn phương án
thích hợp hoặc tối ưu dưới góc độ đảm bảo hiệu quả kinh tế nhất.
b) Đặc điểm của nội dung kiến thức của môn học:
- Nội dung phần Công nghệ vừa có tính cụ thể vừa có tính trừu tượng. Các sản phẩm kĩ thuật là các vật phẩm cụ thể nhưng
các khái niệm kĩ thuật, nguyên lí kĩ thuật của sản phẩm lại thường mang tính trừu tượng. Có những đối tượng như đèn, quạt, máy
thu hình, ... HS có thể trực tiếp tri giác được như nhìn thấy được, cầm nắm được nhưng nguyên lí làm việc của quạt điện, tủ lạnh,
... lại là những nội dung mà HS không thể tri giác trực tiếp được.
Với đặc điểm này, trong quá trình dạy học, GV nên tìm cách diễn đạt sao cho HS dễ hiểu; sử dụng hiệu quả PPDH trực
quan; khai thác tốt phương tiện dạy học; cụ thể hoá các nội dung trừu tượng bằng việc tìm các ví dụ minh họa, ứng dụng công
nghệ thông tin để mô phỏng các diễn biến, nguyên lí kĩ thuật có sự trừu tượng cao. 10