-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tuyển tập câu hỏi ôn tập về tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tuyển tập câu hỏi ôn tập về tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Sư phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Lịch sử Đảng 92 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Tuyển tập câu hỏi ôn tập về tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tuyển tập câu hỏi ôn tập về tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Sư phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Lịch sử Đảng 92 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ÔN TẬP TƯ TƯỞNG HCM MỤC LỤC
1. Trình bày khái niệm tư tưởng HCM? Phân tích nội hàm khái niệm và đối tượng
nghiên cứu của môn học tư tưởng HCM? – 1, 3.................................................................2
2. Trình bày các nguyên tắc học tập, nghiên cứu môn tư tưởng HCM? Theo anh/chị
nguyên tắc nào là cơ bản và quan trọng nhất? Vì sao? – 4.................................................4
3. Nêu các nhóm nhân tố (Cơ sở) và phân tích sự tác động của chúng đến sự hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh? Theo anh chị, trong các cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh,
cơ sở nào đóng vai trò quyết định? Vì sao?........................................................................6
4. Bằng thực tiễn lịch sử, hãy làm rõ nhận xét của đồng chí Gớt Hôn, Tổng Bí thư Đảng
Cộng sản Mỹ: “Đồng chí HCM là con người cần thiết xuất hiện đúng lúc, đúng yêu cầu
của lịch sử, vào lúc mà lịch sử loài người đang ở bước ngoặt có tính cách mạng nhất”. – 6 11
5. Bằng những luận cứ khoa học, hãy chứng minh thời kỳ 1920-1930 là thời kỳ hình
thành những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam?..............13
6. Trên cơ sở giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, hãy làm sáng tỏ nhận định sau đây: “Tư
tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và
cách mạng Việt Nam”. – 12.............................................................................................13
7. Phân tích luận điểm sau đây của HCM: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”? – 17................................13
8. Nêu các luận điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc?
Phân tích làm sáng tỏ luận điểm: “Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm
phạm”............................................................................................................................... 14
9. Anh/ chị nêu các luận điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải
phóng dân tộc? Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp tiến hành cách
mạng giải phóng dân tộc? – 18, 20...................................................................................15 10.
Anh (chị) hãy nêu và phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ
giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội? – 32................................................................17 11.
Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về một số đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa
xã hội? Vì sao theo Người, đi lên CNXH ở Việt Nam là một tất yếu khách quan? – 24. .18 12.
Vì sao Hồ Chí Minh cho rằng: “cán bộ là gốc của mọi công việc”… “công việc
thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”? Ý nghĩa của vấn đề này đối với
công tác cán bộ của Đảng hiện nay. – 36.........................................................................19 1 13.
Anh chị hãy làm sáng tỏ nội dung bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta
theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Giải thích nhận nhận định: Cán bộ “vừa là người lãnh đạo,
vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân”. – 50.......................................................20 14.
Nêu và phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì
dân? -45............................................................................................................................ 21 15.
Vì sao Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ
lực lượng. Nếu không có chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường? Liên hệ thực tiễn
xây dựng nhà nước Việt Nam hiện nay?..........................................................................23 16.
Nêu và phân tích các yêu cầu chủ yếu về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên theo
tư tưởng Hồ Chí Minh?....................................................................................................24 17.
Trình bày vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam
theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Giải thích nhận định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết;
Thành công, thành công, đại thành công”? – 54..............................................................24 18.
Tại sao Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân.
Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Liên hệ thực tiễn
sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đối với xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay. – 73 26 19.
Anh/ chị hãy nêu và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về các chuẩn mực đạo
đức cách mạng? – 70........................................................................................................26 20.
Anh/ chị hiểu như thế nào về luận điểm sau đây của Hồ Chí Minh: Muốn xây dựng
chủ nghĩa xã hội trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa. Ý nghĩa của luận điểm đối
với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay? – 28.............................29 21.
Trình bày nội dung sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh? Liên hệ với bản thân. – 72.....................................................................................30 22.
Hãy nêu quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hoá? Phân tích các vai trò của văn
hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh? – 62, 64........................................................................33 23.
Anh chị hiểu thế nào về nhận định sau đây “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
Liên hệ vai trò của bản thân trong xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện
nay. – 66........................................................................................................................... 35 2
1. Trình bày khái niệm tư tưởng HCM? Phân tích nội hàm khái niệm và đối
tượng nghiên cứu của môn học tư tưởng HCM? – 1, 3
Khái niệm: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Marx – Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản
tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự
nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.”
Nội hàm khái niệm:
- Một là, khái niệm này đã nêu rõ bản chất khoa học và cách mạng cũng như nội
dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là hệ thống quan điểm toàn diện và
sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ đó phản ánh những
vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ
thống những quan điểm về: mục tiêu, con đường phát triển của dân tộc Việt Nam
là chủ nghĩa cộng sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; xây dựng một
nước Việt Nam độc lập, thống nhất và giàu mạnh, đi lên chủ nghĩa xã hội. Mục
tiêu và con đường này hoàn toàn theo lý luận Marx – Lenin; khẳng định vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước Việt Nam
mới; xác định lực lượng cách mạng là toàn thể nhân dân Việt Nam yêu nước, xây
dựng con người Việt Nam có năng lực và phẩm chất đạo đức cách mạng kết hợp
sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế với quan hệ quốc tế hòa bình,
hợp tác, hữu nghị cùng phát triển; với phương pháp cách mạng phù hợp...
- Hai là, nêu lên cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Marx – Lenin
– giá trị cơ bản nhất trong quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng đó; đồng
thời, tư tưởng Hồ Chí Minh còn là kết quả của việc Người tiếp thu các giá trị
truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Ba là, khái niệm đó đã phản ánh kết quả quá trình nhận thức của Đảng; đồng thời,
nêu lên ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là
tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi
đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Cùng với chủ nghĩa Marx –
Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành của nền tảng tư tưởng và
kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu: 3
- Đối tượng nghiên cứu của môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là toàn bộ những quan
điểm của Hồ Chí Minh thể hiện trong di sản mà Người để lại. Đó là hệ thống quan
điểm toàn diện và sâu sắc về sự phát triển của dân tộc Việt Nam và đối với sự phát
triển văn minh, tiến bộ của nhân loại. Hệ thống quan điểm đó của Hồ Chí Minh
phản ánh trong những bài nói và bài viết. trong hoạt động cách mạng và trong
cuộc sống hằng ngày của Người. Đó là những vấn đề lý luận và thực tiễn được rút
ra từ cuộc đời hoạt động rất phong phú ở cả trong nước và trên thế giới của Hồ Chí
Minh phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng không những ở tầm dân tộc Việt Nam
mà còn ở tầm thế giới: giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
- Đối tượng nghiên cứu của môn Tư tưởng Hồ Chí Minh còn là quá trình vận động
hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về sự phát triển của dân tộc Việt Nam và
đối với sự phát triển văn minh, tiến bộ của nhân loại khi hệ thống quan điểm này
đi vào thực tiễn. Hay nói cách khác, đó là quá trình “hiện thực hoá” hệ thống quan
điểm của Hồ Chí Minh trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa
Marx – Lenin có một quá trình được các đảng cộng sản vận dụng phù hợp với
những điều kiện cụ thể của dân tộc mình và của thời đại. Quá trình này chính là sự
thể hiện chủ nghĩa Marx Lenin luôn luôn được nạp thêm năng lượng mới từ cuộc
sống Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như thế. Trong quá trình hiện thực hoá hệ thống
quan điểm của Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam luôn luôn vận dụng một cách
sáng tạo và phát triển hệ thống quan điểm đó trong những điều kiện mới.
2. Trình bày các nguyên tắc học tập, nghiên cứu môn tư tưởng HCM? Theo
anh/chị nguyên tắc nào là cơ bản và quan trọng nhất? Vì sao? – 4
Nguyên tắc nghiên cứu, học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Thống nhất nguyên tắc tính đảng và tính khoa học
Nội dung chủ yếu của phương pháp luận này là ở chỗ phải đứng trên lập trường
giai cấp công nhân, đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin; quán triệt
cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam để nhận thức và
phân tích những quan điểm của Hồ Chí Minh. Đồng thời, phải bảo đảm tính khách
quan, khoa học của các luận đề nêu ra.
Ở xã hội cộng sản (mà Hồ Chí Minh đã ghi thành mục tiêu của cách mạng Việt
Nam khi xác lập cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu
năm 1930) thi con người được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, con người
làm chủ xã hội, con người sống trong tự do thật sự. Cho nên, vấn đề có tính
phương pháp luận Hồ Chí Minh là ở chỗ, mọi suy nghĩ và hành động, mọi lúc, mọi 4
nơi, người cách mạng đều phải hướng tới mục tiêu giải phóng con người. Tất cả
các công cuộc giải phóng trước đó đều chỉ là mục tiêu của từng chặng đường. Chỉ
khi con người được giải phóng toàn diện thì mới thực sự là mục tiêu cuối cùng và
cao cả nhất. Chính vì thế, thước đo duy nhất để nhận rõ hiệu quả tư duy và hành
động của người cách mạng và tổ chức cách mạng Việt Nam là ở chỗ tư duy và
hành động đó có đưa lại quyền lợi chính đáng cho nhân dân không. Mọi suy nghĩ
và hành động trái với lợi ích của nhân dân đều là yếu tố có tính chất đi ngược lại
với nguyên tắc phương pháp luận Hồ Chí Minh
- Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
Ở Hồ Chí Minh, tư duy và hành động kết hợp một cách nhuần nhuyễn với nhau; lý
luận và thực tiễn luôn luôn đi cùng nhau, trong lí luận có chất thực tiễn đóng kết ở
đó và trong thực tiễn có sự chỉ đạo của lý luận. Chính vì thế, trong di sản của Hồ
Chí Minh hay nêu lên những cặp chính thể như học đi đôi với hành, nói đi đôi với
làm, lí luận kết hợp với thực tiễn... Hồ Chí Minh vừa coi trọng lý luận vừa coi
trọng thực tiễn, vì thực tiễn khái quát nên lý luận và chính lý luận lại chỉ đạo thực
tiễn. Đây là vòng xoáy của hai yếu tố luôn luôn tương tác với nhau để làm cho
chúng ngày cũng hoàn thiện. Ở Hồ Chí Minh, không có sự tuyệt đối hóa mặt nào
giữa chúng. Thậm chí, nhìn xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh thì trong lí luận đã
có thực tiễn, trong thực tiễn đã có lí luận, chúng như hình với bóng; chỉ khi nghiên
cứu thật sâu với tư cách là một yếu tố chuyên biệt thì chúng ta mới có thể cắt lát
riêng ra, nhưng việc phân tách này cũng chỉ là tạm thời trong một động thái nào đó
của thao tác nghiên cứu, còn bản chất của nội dung phương pháp luận này là sự thống nhất biện chứng.
- Quan điểm lịch sử cụ thể
Cùng với chủ nghĩa duy vật biện chứng, cần vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử
vào việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong vấn đề phương pháp luận này,
cần vận dụng quan điểm của V.I. Lenin về mối liên hệ biện chứng khi xem xét sự
vật và hiện tượng trong mối liên hệ lịch sử căn bản, xem sự vật, hiện tượng đỏ đã
xuất hiện trong lịch sử như thế nào, trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu
nào; đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xem xét hiện nay nó đã trở thành
như thế nào. Nếu nắm vững quan điểm này, người nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh sẽ nhận thức được bản chất tư tưởng đó mang đậm dấu ấn của quá trình phát
triển lịch sử, quy trình phát triển sáng tạo, đổi mới.
- Quan điểm toàn diện và hệ thống 5
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc. về cách
mạng Việt Nam, có quan hệ thống nhất biện chứng nội tại của nó Một yêu cầu về
lí luận khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trên bình diện tổng thể hay từng bộ
phận là phải luôn luôn quán triệt mối liên hệ qua lại của các yếu tố, các bộ phận
khác nhau trong sự gắn kết tất yếu của hệ thống tư tưởng đó xung quanh hạt nhân
cốt lõi là tư tưởng độc lập, tự do, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Nếu tách rời một
yếu tố nào đó khỏi hệ thống sẽ khiến hiểu sai tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh luôn nhìn sự vật, hiện tượng trong một tổng thể vận động với những
cái chung và cả những cái riêng, trong sự vận động cụ thể của điều kiện hoàn cảnh
nhất định nào đó và xem xét chủng trong xu thế chung. Vì coi tính bao quát là một
nguyên tắc tư duy và hành động như là một phương pháp luận, cho nên Hồ Chí
Minh xem xét cách mạng Việt Nam trong quan hệ tổng thể với cách mạng thế
giới. Trong khi nhìn bao quát, phương pháp luận này còn chỉ rõ điểm nhấn, bộ
phận nào có tính trọng điểm để hướng hành động một cách tập trung ưu tiên vào đó.
- Quan điểm kế thừa và phát triển
Việc nghiên cứu, học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ đòi hỏi biết kế
thừa, vận dụng mà còn phải biết phát triển sáng tạo tư tưởng của Người trong điều
kiện lịch sử mới, trong bối cảnh cụ thể của đất nước và quốc tế.
Nguyên tắc quan trọng nhất
Sự kết hợp chặt chẽ giữa tính đảng và tính khoa học là nguyên tắc cơ bản và quan trọng
nhất trong phương pháp luận nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì, nguyên tắc này giúp
tránh việc phủ định và cường điệu hoá tư tưởng Hồ Chí Minh. Chỉ trên cơ sở thống nhất
nguyên tắc tính đảng và tính khoa học, người nghiên cứu, học tập mới hiểu rõ và hiểu sâu
sắc tư tưởng của Người.
3. Nêu các nhóm nhân tố (Cơ sở) và phân tích sự tác động của chúng đến sự hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Theo anh chị, trong các cơ sở hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở nào đóng vai trò quyết định? Vì sao?
Nhóm nhân tố tác động đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh: - Cơ sở khách quan:
+ Về mặt thực tiễn: Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh: 6
• Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, sự xuất hiện của chủ nghĩa đế quốc đã khiến cho công
cuộc xâm lược thuộc địa của các nước từ bản được đẩy mạnh hơn. Mâu thuẫn mới xuất
hiện đòi hỏi phải giải quyết: mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc thuộc địa.
• Cách mạng tháng Mười Nga thành công (năm 1917) mở ra thời đại mới — thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Đồng thời, cuộc cách mạng ấy đã tạo
ra cơ hội mới cho các dân tộc thuộc địa về sự lựa chọn về con đường cứu nước.
• Quốc tế Cộng sản ra đời (năm 1919) đã đoàn kết và thúc đẩy phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế phát triển. Nó tạo ra sức mạnh cho phong trào cách mạng thế giới,
trong đó có phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
• Bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của
Lênin ra đời (năm 1920) ảnh hưởng lớn tới phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa,
trong đó có Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu: Với tác phẩm này, lần đầu tiên, vấn đề
thuộc địa được đề cập đến một cách có hệ thống.
• Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược và từng bước thôn tính Việt Nam (lúc đó,
Việt Nam đang ở chế độ phong kiến độc lập).
• Các phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX bùng nổ mạnh mẽ, những lần lượt
thất bại. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại là thiếu một tổ chức cách mạng, chân
chính với một đường lối lãnh đạo đúng đắn, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo
quần chúng nhân dân lao bị áp bức. Phong trào cách mạng “như đi trong đêm tôi không lối ra”.
Trúc yêu cầu đòi hỏi của lịch sử dân tộc và sự xuất hiện những yếu tố mới của thời đại,
những người yêu nước có chỉ hưởng lớn ở Việt Nam đã đi tìm đường chi nước, trong số
đó có Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh. + Về mặt lý luận:
• Giá trị truyền thống dân tộc: Theo Từ điển tiếng Việt, “Truyền thống là thói quen hình
thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ
khác". Lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm của nhân dân Việt Nam đã tạo nên
nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Điển hình phải kể đến:
Chủ nghĩa yêu nước là tinh thần dựng nước, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất vì
độc lập tự do của dân tộc; tinh thần phát triển đất nước cường thịnh: lòng tự hào, tự tôn
dân tộc và căm thù giặc ngoại xâm.. 7
Tinh thần đoàn kết là đoàn kết trong gia đình, làng, nước, như thuỷ chung, thương yêu
nhau, giúp đỡ nhau. Đoàn kết để chế ngự thiên nhiên, đoàn kết để chống giặc ngoại xâm,
đoàn kết để xây dựng, phát triển đất nước.
Đạo đức dân tộc: là có tinh thần và hành động nhân nghĩa, nhân văn, yêu thương con người, yêu hoà bình...
Trí tuệ dân tộc: thể hiện ở việc người Việt Nam rất ham học, cầu thị, thông minh và sáng tạo trong mọi lĩnh vực.
Tinh thần vượt khó: thể hiện ở việc người Việt Nam cần cù, chăm chỉ, chịu khó, dũng
cảm và có ý chí vươn lên.
• Tinh hoa văn hoá nhân loại: Ngay từ thời niên thiếu, Hồ Chí Minh đã sớm tiếp xúc với
văn hoá của một số nước phương Đông và phương Tây, điển hình là Trung Quốc và
Pháp. Từ năm 1911 trở đi, Người đến nhiều nơi trên thế giới, tiếp xúc với nhiều hạng
người cũng như các nền văn hoá khác nhau. Người đã tiếp thu có chọn lọc và cải biến các
giá trị văn hoá của nhân loại để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam. Cụ thể như:
Tinh hoa văn hóa phương Đông: Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những giá trị
của Phật giáo, Nho giáo, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn...
Tinh hoa văn hóa phương Tây: Hồ Chí Minh đã từng đi rất nhiều nơi trên thế giới, làm
nhiều nghề để sống, và hoạt động cách mạng, tiếp xúc với nhiều tầng lớp người và các
nền văn hoá khác nhau. Ở phương Tây, ngoài những giá trị nhân văn, bác ái của Thiên
Chúa giáo, như Người từng nổi: Điểm tốt của tôn giáo chúa Giêsu là "lòng nhân ái cao
cả" và "cũng như Khổng Tử, Marx. Tôn Đặt Tiên, Giêsu cũng muốn mưu chữ hạnh phúc
cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội". Người con chịu ảnh hưởng bởi những giá
trị của nền văn hóa Phục hưng (thế kỉ XIV ... XVI); tư tưởng Khai sáng Pháp, nhất là từ
trường "bình đẳng tự do. bác ái, tinh thần của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
của Cách mạng tư sản Pháp năm 1779; Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1770.
Chủ nghĩa Marx Lenin: Chủ nghĩa Marx – Lenin là nguồn gốc lý luận quan trọng đặc biệt
góp phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Nó trang bị thế giới quan và phương pháp
luận khoa học cho tư tưởng Hồ Chí Minh. "Chủ nghĩa Lênin là cái cấm nàng thần kì".
Trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Marx — Lenin vừa làm công tác thực tế,
dần dần Hồ Chí Mình hiểu được rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới
giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới: “Bây giờ học
thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách
mạng nhất là chủ nghĩa Lênin" và "Chính do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lênin 8
một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam mà chúng tôi đã chiến đấu và giành
được thắng lợi to lớn”.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã kế thừa những tinh hoa tư tưởng, triết học. văn hoá cả cổ kim,
Đông Tây, làm giàu cho tư tưởng của mình. Tất cả những tri thức ấy đã góp phần quan
trọng vào việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh sau này. - Nhân tố chủ quan
+ Phẩm chất của Hồ Chí Minh:
• Về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh: Ngoài những giá trị đạo đức truyền thống vốn
có, dưới tác động của hoàn cảnh lịch sử và hệ tư tưởng marxist, ở Hồ Chí Minh đã sớm
hình thành những chuẩn mực đạo đức cách mạng. Điển hình là lỏng yêu nước, thương
dân, sống có nghĩa tình, yêu thương con người, trách nhiệm với quốc tế. Đạo đức đó
không phải vì danh vọng cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng.
• Về ý chí và bản lĩnh phi thường của Hồ Chí Minh: Chứng kiến nỗi đau mất nước, cuộc
sống lầm than của nhân dân và sự bế tắc của các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX,
đầu thế kỉ XX, tinh thần yêu nước ở Hồ Minh đã nhanh chóng biến thành ý chí cứu nước,
cứu dân và thể hiện bảng hành động ra nước ngoài xem họ làm gì để sau đó về giúp đồng
bảo mình. Mặc dù đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách nghiệt ngã trên hành trình
tìm đường cứu nước và hoạt động cách mạng (nhiều lần bị đế quốc thực dân cầm tù; thậm
chí, có thời gian bị Quốc tế Cộng sản và một số đồng chí trong Ban chấp hành Trung
ương Đảng hiểu lầm) nhưng Hồ Chí Minh trước sau một lòng vì nước, vì dân và sự
nghiệp cách mạng quốc tế, nhất quán với quan điểm cách mạng, khoa học, chân chính của mình.
+ Tài năng của Hồ Chí Minh:
• Về trí tuệ của Hồ Chí Minh: Không chỉ là một người am hiểu sâu sắc, uyên bác trong
mọi lĩnh vực, mà Người còn luôn chủ động, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề của thực
tiễn. Có thể nói, Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọn lọc thành tựu văn hoá, tư tưởng, lý
luận, nhất là tư tưởng, lí luận marxist (dựa vào tư tưởng và lý luận sẵn có). Mặt khác, trên
cơ sở kế thừa lí luận đi trước và tổng kết thực tiễn, Người đã sáng tạo ra lý luận mới phù
hợp với hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam. Tư tưởng của Hồ Chí Minh là sản phẩm của
thực tiễn, đồng thời Người cũng góp phần quan trọng vào việc sáng tạo ra thực tiễn.
• Về năng lực thực tiễn của Hồ Chí Minh: Tư tưởng của Hồ Chí Minh là sản phẩm của
thực tiễn, nhưng Người cũng làm thực tiễn thay đổi có tính chất cách mạng. Người luôn 9
thực hành nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều, thậm chí không nói mà luôn làm, với
phương châm: việc gì có lợi cho dân thì nhất định phải làm, việc gì có hại cho dân thì
nhất định phải tránh. Hồ Chí Minh là con người của hành động thực tiễn, có sự trải
nghiệm, và đập thực tiễn sâu sắc, có sự am hiểu và kinh nghiệm thực tiễn phi thường. Vì
vậy, Người có năng lực xuất chúng trong việc giải quyết các tình huống do thực tiễn cuộc
sống và cách mạng đặt ra.
Cơ sở quyết định tới việc ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh:
Trong hai yếu tố khách quan và chủ quan kể trên, yếu tố chủ quan gì quyết định bản chất
cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là phẩm chất, tài năng hoạt động,
tổng kết thực tiễn, phát hiện và phát triển lý luận của Hồ Chí Minh. Mặc dù chủ nghĩa
Marx - Lenin là một yếu tố khách quan , rất đặc biệt và quan trọng, những chưa hắn đã có
"vai trò quyết định trong việc hình thành", cũng như bản chất cách mạng và khoa học của
tư tưởng Hồ Chí Minh. Bởi vì: Nếu Hồ Chí Minh không có những phẩm chất trí tuệ, năng
lực xuất sắc thì Người cũng khó nhận ra những ưu việt, giá trị của chủ nghĩa Marx —
Lenin, và càng khó để phát triển và vận dụng chủ nghĩa ấy một cách phù hợp vào điều
kiện, hoàn cảnh của Việt Nam. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tư tưởng cách mạng
của Hồ Chí Minh cũng không xuất hiện. Hơn nữa trong cùng thời điểm ấy, một số trí
thức yêu nước ở Việt Nam cũng tiếp xúc với chủ nghĩa Marx – Lenin, như Phan Chu
Trinh, Phan Bội Châu... nhưng không xuất hiện tư tưởng chính trị ở những cá nhân ấy với
tư cách là học thuyết cách mạng theo khuynh hướng vô sản. Mặt khác, những yếu tố chủ
quan thuộc về Hồ Chí Minh không có ở những cả nhân khác. Vì vậy, chỉ duy nhất một
học thuyết cách mạng theo khuynh hướng vô sản là tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời và phát
triển ở Việt Nam trong hoàn cảnh đó.
Nhờ những yếu tố chủ quan kể trên, Hồ Chí Minh nhanh chóng hiểu và nắm bắt được
những tín hiệu chuyển mình của thời đại khi nghe tin Cách mạng tháng Mười Nga thành
công (năm 1917); đồng thời, định hướng cho dân tộc đi theo tín hiệu đúng đắn, khách
quan này. Đó là điều khác biệt giữa Hồ Chí Minh với các nhà yêu nước trước và cùng
thời với Người. Như vậy, nhân tố chủ quan là cơ sở quyết định việc hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh và giải thích cho chúng ta rõ vì sao yếu tố chủ quan lại quyết định tới việc
hình thành tư tưởng của Người.
4. Bằng thực tiễn lịch sử, hãy làm rõ nhận xét của đồng chí Gớt Hôn, Tổng Bí
thư Đảng Cộng sản Mỹ: “Đồng chí HCM là con người cần thiết xuất hiện
đúng lúc, đúng yêu cầu của lịch sử, vào lúc mà lịch sử loài người đang ở bước
ngoặt có tính cách mạng nhất”. – 6 Trả lời: 10
- Bối cảnh thời đại (quốc tế) cuối XIX, đầu XX:
+ Sự xuất hiện của chủ nghĩa đế quốc đã khiến cho công cuộc xâm lược thuộc địa
của các nước tư bản được đẩy mạnh hơn. Mâu thuẫn mới xuất hiện đòi hỏi phải
giải quyết mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc thuộc địa.
+ Cách mạng tháng Mười Nga thành công (năm 1917) mở ra thời đại mới — thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Đồng thời, cuộc cách
mạng ấy đã tạo ra cơ hội mới cho các dân tộc thuộc địa trong sự lựa chọn về con đường cứu nước.
+ Quốc tế Cộng sản ra đời (năm 1919) đã đoàn kết các lực lượng cách mạng và
thúc đẩy phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển. Nó tạo ra sức mạnh
cho phong trào cách mạng thế giới, trong đó có phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
+ Bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc
địa của Lênin ra đời (năm 1920) đã ảnh hưởng lớn tới phong trào cách mạng ở các
nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu: Với tác phẩm
này, lần đầu tiên vấn đề thuộc địa được đề cập đến một cách có hệ thống.
- Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:
+ Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam (lúc đó, Việt Nam đang ở
chế độ phong kiến độc lập).
+ Triều đình nhà Nguyễn cùng nhân dân ta đứng dậy kháng chiến chống thực dân
Pháp. Phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi khắp cả nước, điển hình là
phong trào Cần Vương (1885 – 1896) và cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913).
+ Đầu thế kỉ XX, do tác động bởi cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực
dân Pháp, Việt Nam có sự chuyển biến lớn về mọi mặt, đặc biệt là kinh tế, xã hội.
Các giai tầng mới xuất hiện như: giai cấp công nhân, tư sản, tầng lớp tiểu tư sản.
Các giai cấp cũ như: nông dân, địa chủ bị phân hoá thành nhiều bộ phận khác
nhau. Các “tân văn”, “tân thư và tư tưởng cải cách xã hội của Khang Hữu Vi,
Lương Khải Siêu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Các phong trào yêu nước vì thế
tiếp tục diễn ra sôi nổi, đa dạng nhất là phong trào đấu tranh theo khuynh hướng
dân chủ tư sản như Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục, Việt Nam Quang phục hội...
+ Các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX lần lượt bị thất bại. Nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến sự thất bại là thiếu một tổ chức cách mạng, chân chính với một đường
lối lãnh đạo đúng đắn, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân
dân lao động bị áp bức. Phong trào cách mạng “như đi trong đêm tối không lối ra". 11
Đây cũng là khát vọng thiết tha và quan trọng nhất của nhân dân Việt Nam ở thời
điểm ấy. Đó là “yêu cầu của lịch sử" dân tộc đặt ra và cần phải được giải quyết.
+ Trước yêu cầu đòi hỏi của lịch sử dân tộc và sự xuất hiện những yếu tố mới của
thời đại, những người yêu nước có chí hướng lớn ở Việt Nam đã ra đi tìm đường
cứu nước, trong số đó có Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh).
+ Năm 1920, sau khi đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn
đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin; tham dự Đại hội Tua, tham gia sáng lập
Đảng Cộng sản Pháp, ủng hộ Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III), Hồ Chí Minh đã tìm
thấy con đường cứu nước mới và đúng đắn cho dân tộc.
+ Hồ Chí Minh là người đảng viên cộng sản đầu tiên của Việt Nam và là người
duy nhất bấy giờ tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đúng lúc cho cách mạng
Việt Nam — con đường cách mạng vô sản.
Như vậy, bối cảnh lịch sử trên cho thấy, những thay đổi bước ngoặt có tính cách
mạng nhất trong thời điểm ấy là sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học, đặc biệt
là Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa
của V.I. Lenin sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917; sự xuất
hiện của Quốc tế Cộng sản; sự xuất hiện của chủ nghĩa đế quốc kéo theo sự xâm
lược, thống trị và bóc lột tàn bạo nhân dân thuộc địa, và chính quốc đã đẩy phong
trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ khắp nơi thế giới.
Trước những yêu cầu, đòi hỏi của lịch sử dân tộc về con đường cứu nước mới
đúng đắn, phù hợp, Hồ Chí Minh đã ra nước ngoài và bắt gặp ánh sáng của thời
đại (chủ nghĩa Marx – Lenin), cùng những thay đổi bước ngoặt “có tính cách
mạng nhất”. Người đã tìm thấy con đường cách mạng “đến nơi”, phù hợp với khát
vọng của nhân dân Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản.
5. Bằng những luận cứ khoa học, hãy chứng minh thời kỳ 1920-1930 là thời kỳ
hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam?
Đây là thời kỳ mục tiêu, phương hướng cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam từng
bước được cụ thể hóa, thể hiện rõ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Hồ Chí Minh đã tìm thấy và xác định rõ phương hướng đấu tranh giải phóng dân
tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản qua nghiên cứu "Sơ thảo lần thứ 12