Vai trò của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Vai trò của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Môn: Lớp liên thông (QTLT1.Đ20)
Trường: Đại học Công nghiệp Việt Trì
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 30964149 lOMoAR cPSD| 30964149
Lại Thị Hiếu -Vai trò của kinh tế tư nhân đối với sự
phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Lớp liên thông (Đại học Công nghiệp Việt Trì) lOMoAR cPSD| 30964149
VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
ThS. Lại Thị Hiếu - Đại học công nghiệp Việt Trì
Gmail: manhhung0102@gmail.com sdt: 0976598396 Tóm tắt
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, kinh
tế tư nhân đang ngày càng có vai trò quan trọng trở thành một trong những động lực phát triển nền kinh
tế. Trong giai đoạn hiện nay kinh tế tư nhân ngày càng có đóng góp lớn trong việc phát huy nguồn lực
cho phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm
và cải thiện đời sống cho nhân dân lao động. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế tư nhân trong những
năm qua cũng còn không ít những khó khăn, rào cản, đòi hỏi phải phân tích thực trạng phát triển tìm ra
các vấn đề tồn tại để tháo gỡ, giải quyết nhằm tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát huy được thế mạnh
góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Từ khóa: Kinh tế tư nhân, Khu vực kinh tế tư nhân, Động lực quan trọng MỞ ĐẦU
Kinh tế tư nhân ở Việt Nam đang ngày càng có vai trò quan trọng, đóng góp
không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sau 35 năm đổi mới đất nước
kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần,
số lượng các doanh nghiệp tư nhân không ngừng tăng, quy mô, chất lượng không ngừng
phát triển, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, phát huy
được nguồn lực của xã hội. Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có nhiều
quyết sách nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế
tư nhân ở nước ta vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Đòi hỏi phải có sự đánh giá những
thành tựu hạn chế để có giải pháp phù hợp thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân. NỘI DUNG
1. Sự phát triển trong tư duy lý luận về kinh tế tư nhân ở nước ta.
Nhận thức về kinh tế tư nhân ngày càng được sáng tỏ cùng với sự phát triển và
đóng góp to lớn của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kể
từ Đại hội VI tháng 12/1986 đến nay Đảng ta ngày càng làm rõ vai trò của kinh tế tư
nhân từ đó làm căn cứ cho những quyết sách quan trọng thúc đẩy kinh tế tư nhân phát
triển góp phần phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Tại đại hội VI, trên cơ sở phân tích tình hình cụ thể của nền kinh tế nước ta và vận
dụng chính sách Kinh tế mới - NEP của V.I.Lênin. Đại hội đã đưa ra quan điểm: “coi nền
kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ”. Trong có kinh
tế tư nhân được khẳng định là một thành phần kinh tế vừa độc lập vừa nằm trong mối
quan vừa hợp tác vừa cạnh tranh trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. Đến hội nghị
Trung ương 5 khóa IX tháng 3 năm 2002 nhấn mạnh thêm “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, lOMoAR cPSD| 30964149
chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”(1) trong đó đã đề cập
các giải pháp khuyến khích thành phần kinh tế này phát triển. lOMoAR cPSD| 30964149
Đến đại hội X năm 2006 kinh tế tư nhân chính thức được khẳng định là một trong
những động lực của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Đại hội khẳng định vai trò
quan trọng của kinh tế tư nhân: “là một trong những động lực của nền kinh tế”(2). Kinh
tế tư nhân được phát triển đa dạng, không giới hạn về quy mô và số lượng, có khả năng
cạnh tranh cao trên các lĩnh vực và được pháp luật bảo vệ kinh doanh trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, cần thực hiện Chiến lược quốc gia về
phát triển doanh nghiệp. Xây dựng một hệ thống doanh nghiệp Việt Nam nhiều về số
lượng, có sức cạnh tranh cao, có thương hiệu uy tín, trong đó chủ lực là một số tập đoàn
kinh tế lớn dựa trên hình thức cổ phần. Vấn đề đảng viên làm kinh tế cũng được thông
qua sau đó trong Quy định số 15-QĐ/TW, ngày 28-8-2006. Đại hội XI năm 2011, Đảng
đưa ra chủ trương nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển từ việc hoàn thiện cơ chế,
chính sách đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đến cải thiện môi trường
đầu tư, kinh doanh, áp dụng các hình thức thu hút đầu tư đa dạng, hấp dẫn để huy động
và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, thúc đẩy hình thành
các tập đoàn kinh tế tư nhân, khuyến khích tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà
nước. “Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế
theo quy hoạch và quy định của pháp luật. Tạo điều kiện hình thành một số tập đoàn kinh
tế tư nhân và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước”(3).
Tới Đại hội XII, Đảng khẳng định, thị trường đóng vai trò chủ yếu với việc huy
động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực căn bản để giải phóng
sức sản xuất, trên cơ sở đó đặt ra nhiệm vụ tiếp tục phát triển đồng bộ và vận hành thông
suốt các loại thị trường, đồng thời ghi nhận kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng
của nền kinh tế. “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển
mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực
quan trọng của nền kinh tế… Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở
hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước”(4). Hội nghị Trung ương 5
khóa XII ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 3-6-2017, “Về phát triển kinh tế tư
nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa”, với các mục tiêu cụ thể và 5 nhóm giải pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân là
một động lực quan trọng của nền kinh tế, tạo niềm tin vững chắc cho kinh tế tư nhân phát
triển ổn định, lâu dài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập
sâu rộng vào nền kinh tế thế giới gắn với nhiệm vụ phát triển đất nước giai đoạn 2021 -
2026 và tầm nhìn 2030, 2045. “Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân của người Việt
Nam cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực
quan trọng trong phát triển kinh tế”(5). Có thể nhận thấy, so với Đại hội XII, Đại hội XIII
tiếp tục nhấn mạnh cần phải phát triển mạnh kinh tế tư nhân, Đảng đã nhận thấy rõ trong
phát triển kinh tế, sự phát triển của kinh tế tư nhân như là một xu thế tất yếu, là một
kênh quan trọng giúp Nhà nước thực thi nhiệm vụ kinh tế đã đề ra. Đây là chủ trương
lớn, nhất quán của Đảng vừa thúc đẩy kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển; đồng thời, là sự
khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát hơn quan điểm của Đảng khi coi kinh tế tư nhân thực sự lOMoAR cPSD| 30964149
trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Đảng xác định cần giải
quyết tốt hơn mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; từ đó, chỉ rõ cần phải đổi
mới mạnh mẽ phương thức quản lý của Nhà nước theo hướng chuyển giao những công
việc Nhà nước không nhất thiết phải làm cho các tổ chức xã hội. Nhà nước phải: “Tạo
mọi điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, lớn mạnh về quy
mô, nâng cao về chất lượng”(6). Khuyến khích hình thành, phát triển những tập đoàn
kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế. Phấn đấu
đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế
tư nhân vào GDP đạt 60 - 65%”(7). “Khuyến khích hình thành, phát triển những tập
đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế” (8).
Đây là thông điệp vô cùng quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng làm giàu của toàn xã
hội. Trên cơ sở đó, có thể huy động tối đa các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội,
củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
Kể từ khi đổi mới đất nước đặc biệt là từ năm 2010 đến nay, sự phát triển trong
nhận thức của Đảng về kinh tế tư nhân đã tạo cơ sở cho xây dựng hoàn thiện thể chế,
chính sách phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta. Trong tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần
kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế,
bình đẳng trước pháp luật cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Trong
đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng
được củng cố và phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế;
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược,
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội”(9).
2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân của Việt Nam
2.1. Kinh tế tư nhân ngày càng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế - xã hội
Thứ nhất, kinh tế tư nhân có sự phát triển mau chóng về số lượng, quy mô
doanh nghiệp tạo ra nguồn vốn lớn cho phát triển kinh tế
Những chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân
trong những năm qua cùng với những quyết sách kịp thời của nhà nước tạo đà cho sự
phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân, góp phần phát triển nền kinh tế, giải quyết việc
làm, phát huy tiềm năng, thế mạnh, nâng cao đời sống cho nhân dân.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/12/2021, cả nước có
718.697 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất, kinh doanh, trong đó có
694.181doanh nghiệp tư nhân(10), chiếm 96,59, tăng 5,2% so với năm 2020; doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là: 22.610 doanh nghiệp, giảm 1,6% so với cùng kỳ
năm 2020; doanh nghiệp nhà nước có 1906 doanh nghiệp, giảm 3% so với cùng kỳ năm
2020, chiếm 0,3% tổng số doanh nghiệp hoạt động. lOMoAR cPSD| 30964149
Doanh nghiệp tư nhân đã phát triển mạnh mẽ đến hầu hết các lĩnh vực trọng yếu
của nền kinh tế, như công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, sản xuất và lắp ráp ô tô, tài
chính - ngân hàng, nông nghiệp, vận tải, hàng không, bất động sản, công nghệ thông tin,
… Xuất hiện những thương hiệu mạnh, những doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn cả về
vốn và công nghệ cao, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Có
thể kể đến tập đoàn Vingroup, Sun Group, Hòa Phát, Trường Hải Thaco, T&T Group,
Vietjet, TH, Masan, FPT, Vinamilk, BRG, … Hơn thế nữa đã có những thương hiệu
không chỉ khẳng định vị trí trong nước mà còn vươn ra phát triển ở thị trường thế giới.
Nhiều doanh nghiệp tư nhân đạt kim ngạch xuất khẩu cao, đóng góp quan trọng vào tăng
trưởng kinh tế, thu ngân sách và giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Hiện nay,
Việt Nam có khoảng 29 doanh nghiệp tư nhân có giá trị vốn hóa trên thị trường chứng
khoán vượt con số 01 tỷ USD, có 06 tỷ phú tham gia vào câu lạc bộ tỷ phú thế giới năm 2021(11).
Sự phát triển của kinh tế tư nhân còn thể hiện ở sự tăng trưởng số lượng doanh
nghiệp. Trong giai đoạn 2010 - 2021, bình quân mỗi năm có trên 100 nghìn doanh nghiệp
được thành lập. Đặc biệt, giai đoạn 2018 - 2022, mỗi năm có hơn 130 nghìn doanh
nghiệp được thành lập mới. Tương ứng với đó, số vốn đăng ký hằng năm đạt trên 500
nghìn tỷ đồng. Giai đoạn 2018 - 2022, mỗi năm số vốn đăng ký mới đạt trên 150 nghìn tỷ đồng(12)
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2022 đạt 10,7
tỷ đồng. Nếu tính cả 3.172,7 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 50,4 nghìn doanh
nghiệp tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm 2022 là
4.763,5 nghìn tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm trước. Bên cạnh đó, còn có 59,8 nghìn
doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 38,8% so với năm 2021, nâng tổng số doanh
nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2022 lên 208,3
nghìn doanh nghiệp, tăng 30,3% so với năm 2021(13).
Như vậy, có thể thấy sự lớn mạnh của khu vực kinh tế tư nhân đóng góp vào sự
lớn mạnh của toàn bộ nền kinh tế. Nó cho phép phát huy tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực
của xã hội để thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế, đẩy nhanh sự phát triển của kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Thứ 2, kinh tế tư nhân đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế
Kinh tế tư nhân có đóng góp lớn vào GDP của cả nền kinh tế. Đến tháng 3 năm
2023 cả nước có trên 786 nghìn doanh nghiệp tư nhân trong tổng số hơn 800 nghìn doanh
nghiệp, chiếm 98%; trung bình mỗi năm doanh nghiệp tư nhân đóng góp 46,4% GDP của
cả nước trong giai đoạn 2016-2021. Riêng 2 năm 2020 và 2021 chiếm trên 50% GDP của cả nước.
Bảng 1. Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo loại hình kinh tế Năm 2020 2021 Đơn vị Giá trị (tỷ % Giá trị (tỷ đồng) % đồng) lOMoAR cPSD| 30964149 Tổng số 8.044.385,73 100 8.479.666,50 100 Khu vực nhà nước 1.662.351,72 20,67 1.796.228,19 21,18 Khu vực ngoài nhà 4.067.451,27 50,56 4.243.095,57 50,04 nước
Khu vực có vốn đầu 1.609.113,00 20 1.697.903,95 20,02 tư nước ngoài
Nguồn tổng cục thống kê (https://www.gso.gov.vn/doanh-nghiep/#)
Trong bảng số liệu trên cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp tới 50% GDP
năm 2021 dù có giảm nhưng không đáng kể. Kinh tế tư nhân đã khẳng định vị trí vững
chắc trong phát triển kinh tế. Doanh nghiệp tư nhân gần như phủ kín các lĩnh vực của nền
kinh tế, từ quy mô lớn, đòi hỏi trình độ quản lý cao đến những doanh nghiệp vừa và nhỏ,
thậm chí siêu nhỏ, đáp ứng mọi nhu cầu của đời sống xã hội; từ lĩnh vực đòi hỏi trình độ
khoa học công nghệ cao đến sản xuất thủ công hay dịch vụ đơn giản nhất. Điều này cũng
khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân trong việc phát huy các tiềm năng,
nguồn lực khác nhau của xã hội vào việc phát triển kinh tế mà các khu vực kinh tế khác không có được.
Đặc biệt, các doanh nghiệp tư nhân lớn của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh
và đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế nói chung. Trong bảng xếp hạng Top 500 doanh
nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam do Vietnam Report công bố tháng 3/2023 thì
doanh nghiệp tư nhân chiếm đại đa số, tới 82,4%. Điều đáng chú ý là trong 3 năm trở lại
đây, tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân trong nhóm này khá ổn định năm 2021 chiếm 82,8%,
năm 2022 chiếm 84%. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đạt kim ngạch xuất khẩu cao, đóng
góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách và giải quyết việc làm, bảo đảm an
sinh xã hội. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 29 doanh nghiệp tư nhân có giá trị vốn hóa
trên thị trường chứng khoán vượt con số 01 tỷ USD, có 06 tỷ phú tham gia vào câu lạc bộ
tỷ phú thế giới năm 2021(14).
Thứ 3, kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm cho
người lao động
Từ thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân trong những năm qua, có thể khẳng định,
“kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa”, là một trong bốn trụ cột vững chắc của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước
ta hiện nay. Khu vực kinh tế tư nhân đang tạo ra 1 lượng lớn việc làm cho lao động cả
nước. Trong những năm gần đây số lao động làm việc trong khu vực này luôn chiếm trên
80% số lao động có việc làm của cả nước.
Khu vực kinh tế tư nhân với ưu thế là phát triển rộng khắp các vùng miền và hoạt
động đa dạng ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực cho nên không chỉ phát huy tốt
tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền, chủ thể kinh tế mà còn có thể thu hút một
lực lượng lao động đông đảo và đa dạng, kinh tế tư nhân có vai trò to lớn trong tạo lOMoAR cPSD| 30964149
việc làm và đảm bảo đời sống cho người lao động.
Bảng 2. Số lao động có việc làm trong nền kinh tế phân theo loại hình kinh tế Năm 2021 2022 Đơn vị Nghìn người % Nghìn người % Tổng số lao động 49.072,00 100 50.604,71 100
Lao động trong khu vực nhà 3.951,70 8,05 3.995,04 7,89 nước
Lao động trong khu vực ngoài 40.534,00 82,60 41.533,20 82,07 nhà nước
Lao động trong khu vực có 4.586,30 9,35 5.076,48 10,03
vốn đầu tư nước ngoài
Nguồn tổng cục thống kê (https://www.gso.gov.vn/doanh-nghiep/#)
Số liệu trên cho thấy trên 80% lực lượng lao động tại Việt Nam làm việc cho khu vực
kinh tế ngoài nhà nước, tập trung chủ yếu là các các doanh nghiệp tư nhân. Khu vực kinh
tế nhà nước được đầu tư 1 lượng lớn nguồn lực tài chính công tuy nhiên số lượng việc
làm mà khu vực này tạo ra chỉ chiếm khoảng 8% của cả nước. Khu vực kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài có xu thế tạo ra ngày càng nhiều việc làm hơn chiếm khoảng 10% tổng
số việc làm của cả nước. Kinh tế tư nhân có vai trò đặc biệt trong việc giải quyết việc
làm, tạo thu nhập từ đó nâng cao chất lượng sống cho người dân. Sự phát triển của kinh
tế tư nhân góp phần hình thành cơ cấu lao động hợp lý giữa các vùng, các ngành theo
hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường, thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước cũng như hội nhập kinh tế quốc tế.
Mỗi năm kinh tế tư nhân còn có số doanh nhiệp mới thành lập hoặc hoạt động trở
lại tương đối lớn, cùng với đó là số lượng việc làm mà số doanh nghiệp này tạo ra cho
nền kinh tế. Theo tổng cục thống kê năm 2022, cả nước có 148,5 nghìn doanh nghiệp
đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.590,9 nghìn tỷ đồng và tổng số lao
động đăng ký là 981,3 nghìn lao động, tăng 14,9% về số lao động so với năm trước(15).
Thứ tư, kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Dưới tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại cùng với yêu
cầu của hội nhập quốc tế và tác động củ cạnh tranh, các doanh nghiệp tư nhân đã ngày
càng quan tâm hơn đến việc đầu tư cho hiện đại hóa trang thiết bị sản xuất và đổi mới
sáng tạo. Đổi mới sáng tạo được đực biệt quan tâm ở các doanh nghiệp tư nhân lớn, theo
báo cáo VPE500 năm 2023, nhóm 500 doanh nghiệp tư nhân lớn có sự vượt trội so với
doanh nghiệp tư nhân còn lại và các loại hình doanh nghiệp khác về tỉ lệ thực hiện đổi
mới sáng tạo, tự động hóa.
Trong 500 doanh nghiệp tư nhân phát triển nhanh nhất có khoảng 43% có hoạt
động nghiên cứu và phát triển năm 2021, gấp gần 3 lần khu vực doanh nghiệp nhà nước; lOMoAR cPSD| 30964149
gấp 4 lần tỉ lệ của doanh nghiệp FDI. Đặc biệt việc đầu tư cho đổi mới hệ thống sản xuất
tiến tới hiện đại hóa sản xuất đã được quan tâm, có tới 44% doanh nghiệp có hệ thống tự
động hóa, cao gấp 20 lần tỉ lệ của doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Tuy nhiên, con số này còn khá khiêm tốn so với tổng số doanh nghiệp tư nhân
đang hoạt động trong nền kinh tế, điều này cũng cho thấy kinh tế tư nhân còn có những
hạn chế trong sự phát triển.
2.2. Một số hạn chế, vướng mắc trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân trong những năm qua đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển
kinh tế xã hội nói chung, tuy nhiên còn có nhiều hạn chế vướng mắc cần được giải quyết
để tạo đà cho sự phát triển trong thời gian tới.
Một là, kinh tế tư nhân có số lượng doanh nghiệp lớn nhưng quy mô nhỏ, hiệu
quả kinh tế chưa cao
Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2021, gần 73% doanh nghiệp tư nhân có
quy mô dưới 10 tỷ đồng và khoảng 81% doanh nghiệp tư nhân có dưới 10 lao động (16).
Số doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh có trình độ công nghệ cao, có năng lực tham gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu còn rất ít. Đóng góp vào xuất khẩu còn hạn chế. Phần lớn giá trị
xuất khẩu thuộc về khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong danh sách 10 doanh nghiệp đóng thuế cao nhất, không có sự xuất hiện của
doanh nghiệp tư nhân mà chỉ có 5 doanh nghiệp nhà nước, 5 doanh nghiệp FDI. Tổng tài
sản cố định và đầu tư dài hạn của khu vực kinh tế tư nhân chỉ chiếm khoảng 50% tổng số
tài sản cố định và đầu tư dài hạn của toàn bộ khối doanh nghiệp trong khi khối lượng
doanh nghiệp tư nhân chiếm đa số.
Hai là, năng suất lao động của khu vực kinh tế tư nhân còn thấp
Năng suất lao động của kinh tế tư nhân trong những năm qua còn thấp. Thu nhập
bình quân lao động khu vực doanh nghiệp tư nhân mặc dù có xu hướng tăng liên tục qua
các năm, song vẫn ở mức thấp nhất trong 3 khu vực, từ 3,4 đến 7,5 triệu
đồng/người/tháng trong giai đoạn 2010 - 2021, bằng khoảng 49 - 82,15% so với lao động
trong khu vực kinh tế nhà nước và 73 - 90,1% so với lao động trong khu vực kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài(17)
Trong năm 2022, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 73,8 nghìn
doanh nghiệp, tăng 34,3% so với năm 2021; gần 50,8 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt
động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 5,5%; 18,6 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải
thể, tăng 11,2%(18). Bình quân một tháng có 11,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị
trường. Việc các doanh nghiệp rút khỏi thị trưởng với số lượng lớn cho thấy các doanh
nghiệp tư nhân còn gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh, sản xuất kinh doanh của 1 số
doanh nghiệp còn mang tính ngắn hạn chưa bền vững.
Ba là, kinh tế tư nhân còn thiếu đầu tư cho đổi mới sáng tạo, thiếu tính liên kết,
còn ít các doanh nghiệp đầu tàu. lOMoAR cPSD| 30964149
Các chủ thể của kinh tế tư nhân thiếu năng lực cho đổi mới sáng tạo, phát triển các
công nghệ, quy trình sản xuất mới. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chi phí cho
nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều cải thiện. Đầu tư
của doanh nghiệp cho đổi mới công nghệ chỉ chiếm 0,3% doanh thu, thấp hơn nhiều so
với các nước như Ấn Độ (5%), Hàn Quốc (10%).
Các doanh nghiệp tư nhân của nước ta chưa chú trọng cải thiện khả năng liên kết,
nâng cao năng lực cạnh tranh để tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, chỉ có
khoảng 21% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia được một phần chuỗi giá trị toàn cầu,
14% thành công trong việc liên kết với đối tác nước ngoài(19).
Bốn là, khung pháp luật, cơ chế chính sách và sự quản lý của nhà nước còn
nhiều bất cập hạn chế
Khung pháp luật, cơ chế, chính sách vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa thực sự tạo
thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế tư nhân. Chính sách cạnh
tranh chưa hiệu quả, còn thiếu bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực giữa các thành phần
kinh tế. Chính sách bảo vệ sản xuất trong nước, chống buôn lậu và gian lận thương mại
chưa phù hợp và còn nhiều hạn chế.
Quản lý của nhà nước đã có những thay đổi tạo thuận lới cho kinh tế tư nhân phát
triển nhưng cũng còn hạn chế trong việc triển khai các quy định, chính sách, hiệu lực,
hiệu quả thấp, chưa có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân
đổi mới sáng tạo, tạo ra sản phẩm cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thủ tục còn rườm
rà, chồng chéo ở nhiều khâu. Hoạt động hỗ trợ còn dàn trải, đôi khi không đúng mục
đích, đối tượng, hiệu quả thấp.
3. Những vấn đề cần giải quyết nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển
Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta trong những năm qua đặt ra yêu
cầu phải giải quyết nhằm tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển khẳng định vai trò là
động lực của nền kinh tế.
Các chủ thế kinh tế tư nhân phải nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lý, kinh
doanh, dự báo thị trường. Tích cực đầu tư cho cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ sản xuất,
từng bước nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm khẳng định vị trí của doanh nghiệp từng
bước tham gia vào chuỗi giá trị. Các doanh nghiệp tư nhân đầu tàu cần phát huy trách
nhiệm xã hội tạo ra sự liên kết, chia sẻ giữa các doanh nghiệp tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp nhỏ hơn có điều kiện khẳng định mình.
Tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tiếp cận công nghệ hiện đại, trang bị mới cơ sở
vật chất, tăng cường liên kết đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên sâu
cho các nhà quản lý, chuyên gia; nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân để làm chủ
được công việc trong thời đại công nghiệp 4.0, nền kinh tế số. Cải tiến kỹ thuật, sáng tạo
trong lao động để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chí phí sản xuất, nâng cao khả năng
cạnh tranh trên thương trường và hội nhập quốc tế lOMoAR cPSD| 30964149
Nâng cao tính nhất quán trong các văn bản luật, cơ chế, chính sách của cơ quan
quản lý nhà nước, quản lý chuyên môn và chính quyền địa phương về các hoạt động kinh
doanh, dịch vụ của kinh tế tư nhân. Khắc phục tình trạng chồng chéo trong cơ chế, chính
sách, quy định cùng với đó là xóa bỏ tình trạng buông lỏng quản lý gây phiền hà khó
khăn cho doanh nghiệp. Nhà nước cần tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp trong
tiếp cận đất đai, sự khác biệt giá đất giữa các địa phương, vốn tín dụng ngân hàng, tạo
điều kiện để doanh nghiệp tư nhân xây dựng nhà ở tập thể và các điều kiện sinh hoạt cần
thiết cho người lao động ở các doanh nghiệp quy mô lớn.
Giải quyết và tạo mối quan hệ hài hòa giữa Nhà nước, thị trường và xã hội để kinh
tế tư nhân được tham gia nhiều ngành nghề, lĩnh vực với số lượng, quy mô không hạn
chế. Tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
càn cắt giảm thuế, nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội, tham gia giải quyết việc
làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới thành công. KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, phát triển kinh tế tư nhân góp phần
phát huy tối đa nguồn lực xã hội phục vụ cho phát triển kinh tế. Với những chủ trương
đúng đắn của Đảng cùng cơ chế chính sách phù hợp của nhà nước, kinh tế tư nhân đã có
sự phát triển mạnh mẽ. Nhưng trước mắt cũng còn không ít khó khăn rào cản đòi hỏi phải
có sự vươn lên tự thân mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư nhân thể hiện khát vọng của
người Việt, khát vọng dân tộc Việt. Bên cạnh đó, cần có thự thay đổi mạnh mẽ trong cơ
chế, chính sách nhằm tháo gỡ những vướng mắc, rào cản từ phía Nhà nước. Thạo ra môi
trường pháp lý ổn định, thông thoáng, công bằng thúc đẩy kinh tế tư nhân vươn tầm
mạnh mẽ không chỉ trong nước mà còn hội nhập với thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung
ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.55
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.83, 83 và 84
(3) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.74
(4) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb
Chính tri quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.107 – 108
(5) , (6), (7), (8) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, t.1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.25, 45 và 240 lOMoAR cPSD| 30964149
(9) Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr. 26
(11), (19) Minh Hương: “Kinh tế tư nhân - Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam”,
Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính, ngày 25/9/2023
(10), (12), (13), (15), (18) Tổng cục thống kê, truy cập 17/9/2023,
https://www.gso.gov.vn/doanh-nghiep/
(14) Nguyễn Hoàng Hiệp, Phát huy vai trò doanh nghiệp tư nhân trong công tác bảo vệ
nền tảng của Đảng, báo Đại biểu nhân dân điện tử, truy cập ngày 19/9/2023,
https://daibieunhandan.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-dang/phat-huy-vai-tro-doanh-
nghiep-tu-nhan-trong-cong-tac-bao-ve-nen-tang-cua-dang-i344905/
(16) Tổng cục thống kê, https://www.gso.gov.vn/lao-dong/
(17) Anh Thư: “Tiền lương bình quân của người lao động trong năm qua”, báo Lao
Động điện tử, truy cập ngày 19/9/2023, https://laodong.vn/cong-doan/tien-luong-binh-
quan-cua-nguoi-lao-dong-trong-nam-qua-997894.ldo