-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc - Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | Trường Đại học Hà Nội
Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Đó là con đường cách mạng vô sản; tìm thấy hệ tư tưởng cách mạng khoa học, để làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng đó là chủ nghĩa Mác-Lênin. Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước, sau gần 10 năm nghiên cứu, khảo nghiệm, học tập, tìm tòi, hoạt động không ngừng ở nhiều quốc gia, ở hầu khắp các châu lục. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐHHN)
Trường: Đại học Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|46342985 lOMoARcPSD|46342985
1) Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Đó là con đường cách mạng vô sản;
tìm thấy hệ tư tưởng cách mạng khoa học, để làm nền tảng tư tưởng và kim
chỉ nam cho hành động của Đảng đó là chủ nghĩa Mác-Lênin.
a) Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước, sau gần 10 năm nghiên cứu,
khảo nghiệm, học tập, tìm tòi, hoạt động không ngừng ở nhiều quốc gia, ở hầu khắp các châu lục.
b) Tháng 7/1920, lần đầu tiên Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương
về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân Đạo số ra ngày 16 và 17/7/1920.
c) Tháng 6/1923, rời Pháp sang làm việc tại Quốc tế Cộng sản ở Mátxcơva, tham
gia nhiều hoạt động, đặc biệt lad dự và đọc thảo luận tại Đại hội V Quốc tế
Cộng sản, làm việc ở Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản.
Nguyễn Ái Quốc kết luận: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không
có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.
2) Chuẩn bị về mọi mặt cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam a) Về tư tưởng
i) Viết các sách báo tố cáo tội ác man rợ của bọn đế quốc thực dân qua đó thức
tỉnh các tầng lớp nhân dân đứng lên đấu tranh.
ii) Giới thiệu phổ biến, tuyên truyền những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác
Lê Nin, nội dung con đường và phương pháp cách mạng Việt Nam cho các
chiến sĩ yêu nước và nhân dân Việt Nam; xây dựng mối quan hệ giữa những
người Cộng sản với nhân dân Pháp và các nước thuộc địa.
iii) Năm 1921: NAQ tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa cùng 1 số nhà
cách mạng của các nước thuộc địa khác, sau đó sáng lập tờ báo Le Paria (Người cùng khổ)
iv) Năm 1922: Ban Nghiên cứu thuộc địa của ĐCS Pháp được thành lập, NAQ
được cử làm Trưởng Tiểu ban Nghiên cứu về Đông Dương
v) Năm 1925: Cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp” lần đầu xuất bản ở
Pari đã tố cáo, kết tội chế độ bóc lột, cai trị của Pháp đối với các nước thuộc địa b) Về chính trị
NAQ đưa ra những luận điểm quan trọng về cách mạng giải phóng dân tộc.
- Người khẳng định rằng, con đường cách mạng của các dân tộc bị áp bức là
giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, cả 2 cuộc giải phóng này chỉ có thể là
sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản.
- NAQ xác định, cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là 1 bộ
phận của cách mạng vô sản thế giới; giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở “chính quốc” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
c) Về tổ chức nhân sự:
- Tháng 11/1924: Người đến Quảng Châu (TQ), nơi có đông người Việt Nam
yêu nước hoạt động để xúc tiến các công việc tổ chức thành lập ĐCS.
- Tháng 2/1925, Nguyễn Ái Quốc lập ra nhóm Cộng sản đoàn lOMoARcPSD|46342985
i) Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên, nòng cốt là Cộng sản đoàn, ra báo Thanh niên, mở lớp đào tạo cán bộ
cách mạng cho 75 đồng chí. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã giúp
cho những người Việt Nam yêu nước xuất thân từ các thành phần, tầng lớp
dễ tiếp thu tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.
ii) 1927: Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản "Đường cách mệnh" (Nguyễn Ái Quốc)
3) Chủ động triệu tập và trực tiếp chỉ đạo hội nghị Hợp nhất thành lập Đảng
cộng sản Việt Nam (3-2-1930)
a) Năm 1929, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Xiêm (Thái Lan), mặc dù chưa
nhận được chỉ thị của Quốc tế cộng sản về yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng
sản ở Việt Nam, nhưng Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập Hội nghị hợp
nhất, thực hiện sứ mệnh lịch sử của người sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
b) Từ ngày 06/01/1930 đến ngày 07/02/1930, tại Cửu Long – Hồng Công (Trung
Quốc), Hội nghị hợp nhất đã được tiến hành dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc.
c) Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản để lập một chính đảng duy nhất của
Việt Nam, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
4) Soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược văn tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng.
a) Đây là bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên, hết sức đúng đắn của Đảng CSVN.
Nhờ vậy ngay tư khi ra đời Đảng đã có đường lối cách mạng rất đúng đắn, sáng
tạo để lãnh đạo dân tộc và cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.