Vai trò của thực tiễn với nhận thức - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Sản xuất vật chất: là hd đầu tiên và căn bản nhất giúp cng hoàn thiện bản tính sinh học và xã hội.Hoạt động chính trị xã hội: nhằm biến đổi các qh xh mà đỉnh cao nhất là biến đổi các hình thái kt-xh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
1.Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử -xã hội của cng nhằm cải biến tự nhiên, xã hội.
Vd: xây dựng nên toà nhà cao, ở xứ nóng trồng dc cây ôn đới do cng biết tạo k gian,..
Biểu hiện bởi 3 hình thức:
Sản xuất vật chất: là hd đầu tiên và căn bản nhất giúp cng hoàn thiện bản tính sinh học và xã hội.
Hoạt động chính trị xã hội: nhằm biến đổi các qh xh mà đỉnh cao nhất là biến đổi các hình thái kt- xh
Thực nghiệm khoa học: là qtrinh mô phỏng hiện thực khách quan trong phòng thí nghiệm để hình
thành chân lý ( dùng chuột bạch thí nghiệm thuốc, mô hình máy bay thử nghiệm, đưa khỉ vào thí
nghiệm,…) qtrong vì nó ứng dụng trong thực tiễn thông qua thực nghiệm trước.
Trong đó, SXVC đóng vai trò cơ sở, nền tảng, quan trọng, quyết định các hình thức thực tiễn còn lại.
2.Nhận thức là 1 quá trình phản ứng tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người
trên cơ sở thực tiễn nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan.
3.Vai trò của thực tiễn dv nhận thức:
Thực tiễn là cơ sở (điểm xuất phát) của nhận thức:
-Thông qua sự tác động của cng dv thế giới, cng ( chủ thể nhận thức ) sẽ phát hiện ra được những mặt,
thuộc tính của svht, qua đó giúp cng hiểu được svht ngày càng sâu sắc hơn, từ đó cng có dc những tri thức
về svht, nhận thức được các quy luật vận động và phát triển của thế giới mọi tri thức của ng đều bắt nguồn từ thực tiễn.
-Nhờ có hd thực tiễn, các giác quan của cng ngày càng hoàn thiện hơn, năng lực tư duy logic của cng
ngày càng phát triển, cng tạo ra được các công cụ, phương tiện để giúp cng nối dài giác quan chứng
minh thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
-Thực tiễn cung cấp tài liệu, vật hiệu cho nhận thức của con nguời
VD: Sự ra đời của chủ nghĩa Mac-Lenin bắt nguồn từ thực tiễn mà cụ thể là điều kiện phát triển kinh tế-
xã hội của CNTB, cùng với đó là sự trưởng thành và phát triển của phong trào công nhân trên cơ sở phát triển của CNTB.
Do đó, nếu XA RỜI THỰC TIỄN, không dựa vào thực tiễn thì nhận thức sẽ xa rời cơ sở hiện
thực nuôi dưỡng sự phát sinh, tồn tại và phát triển của mình. Cũng vì thế, chủ thể nhận thức
KHÔNG THỂ có được những tri thức đúng đắn và sâu sắc về thế giới nến nó xa rời thực tiễn.
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán triệt thực quan điểm
tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dừa trên cơ sở thực tiễn,
đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Việc nghiên cứu lý phải luận liên
hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan,
duy ý chí, giáo điều, máy móc,
. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa quan liêu
vai trò của thực tiễn sẽ rơi
vào chủ nghĩa thực dụng và kinh nghiệm chủ nghĩa. Như vậy, nguyên tắc thống giữa nhất thực
tiễn và lý luận phải là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận; lý luận
mà không có thực tiễn làm cơ sở và tiêu chuẩn để xác định tính chân lý của nó thì đó chỉ là lý
luận suông, ngược lại, thực tiễn mà không có lý luận khoa học, cách mạng soi sáng thì nhất định
sẽ biến thành thực tiễn mù quáng.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
-Mục đích của nhận thức không phải chỉ để nhận thức mà còn giúp con người hoạt động thực tiễn nhằm
cải biến thế giới. Nhấn mạnh vai trò này, Lenin cho rằng: “ Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải
là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”.
-Nhận thức không chỉ thoả mãn nhu cầu hiểu biết mà còn đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực
hoạt động để đưa lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Thực tiễn
luôn vận động, phát triển nhờ đó, thực tiễn thúc đẩy nhận thức vận động, phát triển theo. Thực
tiễn đặt ra những vấn đề mà lý luận cần giải quyết.
-Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, thì tri thức con người mới thể hiện được sức mạnh của
mình, sự hiểu biết của con người mới có ý nghĩa. Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng
hay sai, khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại.
VD: mục đích bác sĩ, nhà nghiên cứu k ngừng tìm kiếm để tìm ra pp, thuốc vacxin là để chữa trị, phòng
chống dịch bệnh covid 19 ( thực tiễn ).
Kiến thức marketing giúp gì cho hoạt động tương lai?
Thực tiễn là động lực của nhận thức: để làm gì?
Hoạt động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng phản ánh nhạy bén, chính xác,
nhanh hơn; tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng năng lực phản ánh của con người đối với tự nhiên.
Những tri thức được áp dụng vào thực tiễn đem lại động lực kích thích quá trình nhận thức tiếp theo.
Thực tiễn làm cho các giác quan, tư duy của con người phát triển và hoàn thiện, từ đó giúp con người
nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về thế giới.
Trong hd thực tiễn, cng gặp nhiều khó khăn, thất bại, điều đó buộc cng phải giải đáp những câu hỏi do
thực tiễn đặt ra TT thúc đ
ẩy nhận thức, lý luận,.. phát triển.
VD: Do nhu cầu đi lại ngta phát minh ra phương tiện (xe, máy bay
,…) phục vụ thuận tiện hơn cho cng.
Hoạt động LDSX vất vả của nông dân chế tạo ra nhiều loại máy móc khác nhau ( m áy cày,..) giải
phóng sức lao dộng, tăng cao năng suất lao dộng THỰC TIỄN LÀ
ĐỘNG LỰC, THÔI THÚC TT LÍ LUẬN CẦN GIẢI QUYẾT.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí, kiểm tra tính chân lí của qtrinh nhận thức:
+ THỰC TIỄN LÀ TIÊU CHUẨN DUY NHẤT CỦA CHÂN LÝ
+ CHÂN LÝ CÓ TÍNH CỤ THỂ, CÓ ĐẶC TÍNH GẮN LIỀN VÀ PHÙ HỢP GIỮA
NỘI DUNG PHẢN ÁNH VỚI MỘT ĐỐI TƯỢNG NHẤT ĐỊNH CÙNG CÁC ĐIỀU
KIỆN, HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỤ THỂ
+ TIÊU CHUẨN THỰC TIỄN VỪA MANG TÍNH TUYỆT ĐỐI VỪA MANG TÍNH TƯƠNG ĐỐI.
-Thực tiễn là thước đo giá trị của tri thức đã đạt được trong nhận thức. Đồng thời, TT
k ngừng bổ sung, điều chỉnh, phát triển và hoàn thiện NT. Thực tiễn làm cho các
giác quan, tư duy của con người phát triển và hoàn thiện, từ đó giúp con người nhận
thức ngày càng sâu sắc hơn về thế giới.
-Mác đã từng khẳng định: .
VD: Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước chứng minh đường lối c m miền
nam do Đảng đề ra hoàn toàn đúng đắn.
1. Nhìn nhận thực tiễn thông qua việc nghiên cứu thị trường:
Nhờ nắm bắt được thực tiễn xã hôi, insight của người tiêu dùng mark eters có
thể đưa ra những hoạt định, chiến lược để quảng bá, tăng độ nhận diện, đẩy
mạnh sản phẩm đến với khách hàng thực tiễn đã tác động đến n hận thức, đề
ra được nhu cầu, mục tiêu , khuynh hướng vận động của nhận thức và dẫn đến
hành động đúng đắn. Là một marketer cần có cái nhìn tổng quan trong thị
trường, tránh xa rời thực tiễn để tránh những nhận thức lệch lạc, máy móc,…
đưa ra những chiến lược ko hiệu quả.
2. Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
Cần biết xu thế thị trường đang phát triển như thế nào để nắm bắt. Mỗi một
chiến lược marketing cần có mục đích rõ ràng thúc đẩy sản phẩm doanh
nghiệp, thoả mãn người tiêu dùng. VD: sữa dutch lady vn trong quá trình nghiên
cứu để phát triển sản phẩm mới thì họ đã lựa chọn phân khúc khách hàng chính
của mình là bà mẹ nông thôn và người tiêu dùng chính là trẻ em nông thôn. Họ
nhìn nhận và đánh giá thực tiễn là trẻ em ở đây cơ bản là đời sống vật chất chưa
cao, sự quan tâm chính của những bà mẹ chỉ đơn giản là muốn con mình khoẻ
mạnh, cao lớn. Đánh vào tâm lí đó dutch lady đã cho ra đời sản phẩm mới với
tên gọi chính là “ CAO, KHOẺ “. Mục đích là nhắm vào tâm lí, yêu cầu đơn giản
của khách hàng là những bà mẹ nông thôn. Nhờ thấu hiểu và nhận thức sâu sắc
thực tiễn một cách đúng đắn đã giúp cho sản phẩm này thành công ngoài mong
đợi. Ta thấy, mọi sự việc cần phải nhìn vào thực tiễn thì mới tạo động lưc, muc
đích cho nhận thức nhằm cải tạo xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
3. Thực tiễn là động lực quá trình phát triển tư duy marketing:
Đứng trước tình hình dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp và cửa hàng phải đóng cửa
tạo ra thách thức khó khăn trong khối ngành kinh tế. Tuy nhiên, đứng trước khó
khăn, bản thân là 1 marketer với đầu óc sáng tạo, đánh giá khách quan thực
tiễn, bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng đã tạo nên một bước chuyển mình vô cùng
lớn cho sự phát triển của dịch vụ số, ứng dụng di động và chợ ảo đa kênh, nơi
mang đến giá trị và niềm tin khi người dùng đang tìm kiếm sự an tâm giữa đại
dịch. Đại dịch cũng mang đến cơ hội cho các nhà marketing kiểu mới, đó là các
nhà marketing đủ can đảm để đón đầu sự thay đổi chóng mặt của thế giới và
chuyển đổi số, và đủ thấu hiểu để đảm bảo mọi hoạt động — từ lên nội dung
quảng cáo đến tiếp cận người dùng mục tiêu — đều mang tính nhân văn. Ấy mới
thấy, thực tiễn khó khăn lại là cơ hội vàng cho tư duy phát triển, đổi mới và tiến bộ hơn mỗi ngày.
4. Thực tiễn là chân lý trong quá trình làm ngành marketing:
Trong một chiến dịch quảng cáo nổi tiếng vào năm 2006, Sony đã kỷ niệm việc
phát hành thiết bị PSP màu trắng mới của họ với những biển quảng cáo khổng lồ
tưởng chừng như ấn tượng và nổi bật thì ngược lại đây lại là một bước đi sai lầm
để đời của Sony trong nhiều năm thực hiện các chiến dịch quảng cáo.Tất cả các
biển quảng cáo đều có chủ đề chính: một phụ nữ da trắng khuất phục một phụ
nữ da đen, đại diện cho sự thống trị của mẫu PSP màu trắng mới so với bảng
điều khiển di động màu đen cũ hơn. Mặc dù Sony không có ý định chiến dịch
quảng cáo là phân biệt chủng tộc, nhưng thực tế là rất nhiều người cảm thấy bị
xúc phạm khi xem biển quảng cáo này.Chiến dịch quảng cáo này ngày càng tồi
tệ hơn khi cách Sony xử lý tất cả những lời bình luận tiêu cực đến với họ. Thay vì
chỉ đơn giản là xin lỗi và trở lại với một chiến dịch khác, họ lại đáp trả công
chúng và bảo vệ các quảng cáo của mình rằng “stunningly photographed
imagery.” (hình ảnh này được chụp thật đẹp).
sự thất bại của chiến dịch đã chứng minh được sự thiếu xót của brand khi
chưa tinh tế trong việc vận dụng sáng tạo trong chiến dịch marketing của mình.
Hãy nhớ rằng khi bạn thể hiện cá tính và sự sáng tạo về mặt thẩm mỹ trong các
chiến dịch tiếp thị của mình, người khác có thể diễn giải thông điệp của bạn theo
cách khác. Khi bạn phải đối mặt với những lời lẽ chỉ trích tiêu cực từ công chúng,
hãy nhanh chóng đáp lại bằng sự khiêm tốn và thấu hiểu. Là người làm
marketing nên không ngừng học hỏi, tìm hiểu thực tiễn để đúc kết nên chân lí,
bài học cho bản thân để phát triển tôt hơn trong ngành, tìm hiểu case study thất
bại lẫn thành công để bản thân sau này có thể áp dụng tốt hơn cho mỗi chiến dịch của mình.