-
Thông tin
-
Quiz
Vai trò lipid đối với cơ thể còn thể hiện ở khả năng ngăn ngừa sự mất nhiệt dưới da | Tiểu luận môn Hóa sinh đại cương | Đại học Bách khoa hà nội
Vai trò lipid đối với cơ thể còn thể hiện ở khả năng ngăn ngừa sự mất nhiệt dưới da. Tài liệu trắc nghiệm môn Hóa sinh đại cương giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Hóa sinh đại dương 12 tài liệu
Đại học Bách Khoa Hà Nội 2.8 K tài liệu
Vai trò lipid đối với cơ thể còn thể hiện ở khả năng ngăn ngừa sự mất nhiệt dưới da | Tiểu luận môn Hóa sinh đại cương | Đại học Bách khoa hà nội
Vai trò lipid đối với cơ thể còn thể hiện ở khả năng ngăn ngừa sự mất nhiệt dưới da. Tài liệu trắc nghiệm môn Hóa sinh đại cương giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Hóa sinh đại dương 12 tài liệu
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội 2.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Bách Khoa Hà Nội
Preview text:
Lại Thị Hồng Nhung Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Khoảng chỉ số iode của mỡ động vật A. 30-70 B. 30-75 C. 50-70 D. 120-160
Câu 2: Chỉ số nào đanh giá mức độ không no của lipid?
A. Acid B. Xà phòng hóa C. Iode D. Lipid
Câu 3: Xác định chỉ số iode bằng phương pháp gì?
A. Wijs B. Hồ tinh bột C. Peoxit D. Este
Câu 4: Chỉ số xà phòng hóa là số mg KOH trung hòa các axit béo tự do và các axit
béo kết hợp trong bao nhiêu lượng chất béo? A. 1g B.100g C. 10g D. 1kg
Câu 5: Chỉ số xà phòng hóa càng cao chứng tỏ khối lượng phân tử trung bình của axit như nào?
A. Càng lớn B. Càng nhỏ C. Không đổi D. Không xác định được
Câu hỏi tự luận: Nêu tính chất vật lý của chất béo? Trả lời: Tính chất vật lý
- Ở nhiệt độ phòng, chất béo tồn tại ở trạng thái lỏng hoặc rắn. Trạng thái rắn lỏng phụ
thuộc vào tính chất nhóm R của acid béo
• Trạng thái rắn: trong phân tử chất béo có gốc hidrocacbon no.
VD: mỡ bò, mỡ cừu…
• Trạng thái lỏng: trong phân tử chất béo có gốc hidocacbon không no.
VD: dầu phộng, dầu vừng, dầu dừa, dầu cá…
- Nếu các acid béo không no được hydro hóa (cộng hợp hidro mạch cacbon để trở thành
dạng no) thì sau phản ứng sẽ chuyển lipid từ dạng lỏng thành dạng rắn, người ta ứng
dụng công đoạn này để sản xuất shoterning hay magarinr.
- Tính tan: chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước (và tách thành lớp) nhưng
tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. VD: clorofom, ete, hexan, benzene
- Nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào gốc R: sự có mặt của các acd béo mạch ngắn hoặc
acid béo, acid béo không no. Dạng đồng phân cis hoặc trans. Vị trí acid béo trên
glycerine. Acid béo có nhiều nối đôi thì nhiệt độ nóng chảy thấp và ngược lại. Đặng Thị Nhàn
• Câu hỏi trắc nghiệm
1. Chất béo nào là chất béo không tốt làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ?
A. Chất béo bão hòa C. Chất béo Trans
B. Chất béo không bão hòa đơn D. Chất béo không bão hòa đa
Giải thích : chất béo trans làm gia tăng tỷ trọng LDL cholesterol, hay còn gọi
cholesterol xấu trong cơ thể con người. Và hơn thế nữa, chúng còn làm giảm tỷ
trọng HDL cholesterol còn gọi là cholesterol tốt. Chính vì vậy chúng làm tăng
nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
2. Lipid phức tạp có những loại nào ?
A. Triaxylglixerin, sáp (cerit), steroid
B. Photphoglycerid, sphingolipid, galactolipid và sufolipid
C. glyxeride, glixerophotpholipid và sáp (cerit)
D. Sufolipid, terpen, sterol và glyxeride
Giải thích : Lipid phức tạp là lipid có chứa các axit béo và rượu, ngoài ra còn có
các thành phần khác như axit photphoric, bazo nito, đường; và các chất trên đáp
ứng đủ các thành phần của 1 lipid phức tạp.
3. Vai trò duy trì nhiệt độ và bảo vệ cơ thể của lipid thể hiện ở:
A. Khả năng hấp thu các vitamin
B. Khả năng cấu thành các tổ chức trong cơ thể
C. Khả năng ngăn ngừa mất nhiệt dưới da
D. Khả năng cung cấp năng lượng
Giải thích : Vai trò lipid đối với cơ thể còn thể hiện ở khả năng ngăn ngừa sự
mất nhiệt dưới da, nó giúp giữ nhiệt hiệu quả và đồng thời làm cho lượng
nhiệt ở bên ngoài đã được hấp thu không thể truyền dẫn vào bên trong cơ thể.
Trên thực tế, lipid là thành phần không được phân bố đều trong cơ thể người
với tổng hàm lượng khoảng 10%, chúng chủ yếu tập trung ở các tổ chức
dưới da để tạo thành lượng mỡ dự trữ để cơ thể có thể sử dụng khi cần thiết
và bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác động bất lợi của môi trường thời tiết..
4. Chất béo nào có trong các loại rau quả ?
A. Chất béo bão hòa B. Chất béo Trans C. Chất béo không bão hòa
Giải thích : Chất béo không bão hòa đều được tìm thấy trong các loại rau quả
như quả bơ, quả óc chó, ngô, đậu tương, dầu cải, dầu đậu phộng,....
5. Axit béo omega-3 có lợi gì cho cơ thể ?
A. Duy trì nhiệt độ cho cơ thể
B. Thúc đẩy hấp thu các vitamin tan trong chất béo
C. Cấu thành các tổ chức trong cơ thể
D. Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Giải thích : Axit béo omega-3 có thể làm giảm sự tăng lên của chất béo trung
tính ( chất béo không tốt), vì vậy giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
• Câu hỏi tự luận
Axit béo Omega-3 có những tác dụng tích cực nào đối với sức khỏe con người? Trả lời : Đối với trẻ nhỏ:
• DHA đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thị giác và thần
kinh, giúp bé thông minh, học tốt hơn và tăng cường sức đề kháng .
• Bệnh tăng động ở trẻ: Một số nghiên cứu cho thấy dầu cá có thể làm giảm
các triệu chứng ở một số trẻ tăng động và giúp cải thiện các biểu hiện về
tinh thần, bao gồm khả năng suy nghĩ, ghi nhớ và học tập
Đối với người lớn, nếu thường xuyên cung cấp Omega-3 cũng sẽ có nhiều tác dụng tích cực bao gồm: •
Giảm đau cứng khớp buổi sáng cho người mắc viêm khớp dạng thấp; •
Ngăn ngừa các bệnh về tim như: viêm hoặc suy tim và rối loạn nhịp tim; •
Hạ mức cholesterol toàn phần; •
Chống lại bệnh mạch vành, hỗ trợ lưu thông máu; •
Điều hòa huyết áp ổn định. Nguyễn Lê Thảo Câu hỏi: I, Trắc nghiệm
1.Các lipid có thể chứa các vitamin nào sau đây ? A. Vitamin A,C,K B. Vitamin B1,B2 C. Vitamin A,E,B1,PP D. Vitamin A,D,E,K - Đáp án: D
2. Chất nào là tiền chất của vitamin D3 ? A. Cholesterol B. β-Caroten C. 7- Dehydrocholesterol D. Phospholipid - Đáp án: C
- Giải thích: Vitamin D3 (cholecalciferol) được tổng hợp từ tác động của bức
xạ tia cực tím (UV) trên tiền chất 7-dehydrocholesterol của nó.
3. Nhóm chất nào sau đây chỉ gồm phospholipid ?
A. Cephaline, serine phosphatide, cerebroside
B. Lecithine, sterid, cerebroside
C. Lecithine, sphingomyelin, sulfated
D, Lecithine, cephaline, sphingomyelin - Đáp án: D 4. Lipoprotein ?
a, Cấu tạo từ lipid và protein b, Không tan trong nước c, Tan trong nước
d, Vận chuyển lipid trong máu e, Là lipid thuần Chọn tập hợp đúng
A. a,b,e B.a,b,d C.a,c,d D.a,c,e E.c,d,e - Đáp án : C - Giải thích:
+ Lipoprotein cấu tạo 2 lớp, gồm lõi trung tâm (lipid kị nước và triglyceride và
cholesterol) và lớp áo bề mặt (các protein và lipid phân cực, cholesterol và phospholipid)
+ Lipoprotein đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển lipid trong cơ
thể. lipid không tan trong nước, nhưng sau khi kết hợp với protein phần kị nước
của lipid cuộn vào trong, phần apoprotein tạo thành lớp vỏ bọc xung quanh, do
đó nó có thể được vận chuyển trong môi trường dịch thể, ví dụ như máu
5. Tryglycerid được vận chuyển từ gan đến các mô nhờ ? A. VLDL B. LDL C. HDL
D. Tất cả các đáp án trên đều sai - Đáp án: A II, Lí thuyết
1. Nêu khái niệm , chức năng của HDL, LDL, VLDL? Để tránh nguy cơ các bệnh
liên quan đến các chỉ số này nên làm gì?
- HDL-Cholesterol là viết tắt của High Density Lipoprotein Cholesterol nghĩa là
cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao. Một trong các loại lipoprotein được tổng hợp
tại gan và có chức năng vận chuyển cholesterol trong máu. HDL-Cholesterol có
chức năng quan trọng là vận chuyển cholesterol dư thừa từ các mô, cơ quan,
mạch máu về gan để xử lý, tại gan các cholesterol sẽ được chuyển hóa và thải ra
khỏi cơ thể, do đó HDL-Cholesterol làm giảm tích tụ cholesterol trong máu và
trong các mô. Đây là lý do nó được gọi là mỡ tốt.
- LDL là lipoprotein mật độ thấp (low density lipoprotein cholesterol), có khoảng
25% là protein và 75 % lipid. LDL có vai trò vận chuyển cholesterol tới mô và
tương tác với receptor – LDL trên màng tế bào, sau đó được vận chuyển vào
trong tế bào. Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng nó chuyên chở vào khoảng 70 %
tổng lượng cholesterol trong huyết tương. Sự điều hòa này theo cơ chế kiểm soát
ngược, tránh cho tế bào không bị quá tải cholesterol và giữ được hàm lượng
cholesterol trong tế bào hằng định. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó gây ra sự đột
biến gen mã hóa receptor LDL, hậu quả làm giảm lượng receptor dẫn đến tăng
thời gian tồn lưu LDL trong huyết tương và dẫn đến tăng LDL trong máu. Các
nghiên cứu đã chứng minh rằng LDL còn là lipoprotein chính gây xơ vữa động
mạch. Cholesterol trong LDL còn được gọi là cholesterol xấu.
- VLDL là lipoprotein với mật độ rất thấp. VLDL và LDL thường khác nhau do
tỉ lệ của cholesterol, triglyceride và protein để tạo nên mỗi lipoprotein. Trong đó,
VLDL được xác định chứa nhiều triglyceride, còn LDL thì chứa nhiều cholesterol.
* Để tránh nguy cơ các bệnh liên quan đến các chỉ số này nên :
✔ Chế độ ăn nhiều rau, trái cây, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt.
✔ Hạn chế chất béo bão hòa, thực phẩm chiên, muối và đồ ngọt.
✔ Kiểm tra cholesterol ít nhất 5 năm một lần, hoặc theo khuyến nghị của bác sĩ..
✔ Tập thể dục trong 30 phút, bốn đến năm lần mỗi tuần. ✔ Không hút thuốc. Nguyễn Đức Quân
I, Câu hỏi trắc nghiệm
1, Rối loạn Lipid trong máu xảy ra khi nào:
A. Giảm Triglyceride trong màu B. Giảm HDL-cholesteron C. Giảm LDL-cholesteron
D. Giảm Cholesteron toàn phần trong máu Đáp án B
2, Dạng lipid chính của thực vật: A. Glycerolipid B. Glycerophospholipid C. Steroid D. Sphingolipid Đáp án A 3, HDL là gì
A. Lipoprotein mật độ cao
B. Lipoprotein mật độ thấp
C. Lipoprotein mật độ trung bình
D. Lipoprotein mật độ rất thấp Đáp án A 4, LDL là gì
A. Lipoprotein mật độ cao
B. Lipoprotein mật độ thấp
C. Lipoprotein mật độ trung bình
D. Lipoprotein mật độ rất thấp Đáp án B 5, VLDL là gì
A. Lipoprotein mật độ cao
B. Lipoprotein mật độ thấp
C. Lipoprotein mật độ trung bình
D. Lipoprotein mật độ rất thấp Đáp án D II, Câu hỏi tự luận
Câu 1: Quá trình chuyển hoá lipid là gì? Nêu trình tự diễn ra thường có của một
quá trình chuyển hoá lipid. Câu trả lời
- Chuyển hoá lipid là sự tổng hợp và phân huỷ lipid trong tế bào, liên quan
đến việc phân huỷ hoặc lưu trữ chất béo để tạo năng lượng và tổng hợp các
lipid cấu trúc và chức năng, chẳng hạn như những chất tham gia vào việc xây dựng màng tế bào
- Trình tự diễn ra của quá trình chuyển hoá:
+ Tiêu hoá lipid: tiêu hoá là bước đầu để chuyển hoá lipid và nó là quá
trình phá vỡ chất béo trung tính thành các đơn vị monoglycerid nhỏ hơn
với sự trợ giúp của các enzym lipase. Quá trình tiêu hoá chất béo bắt đầu
trong miệng thông qua quá trình tiêu hoá hoá học. Cholesterol ăn vào
không bị phân huỷ bởi lipase và vẫn còn nguyên vẹn cho đến khi đi vào tế
bào biểu mô của ruột non. Sau đó, lipid tiếp tục đến dạ dày, nơi quá trình
tiêu hoá hoá tiếp tục bởi lipase dạ dày và quá trình hoá cơ học bắt đầu. Tuy
nhiên, phần lớn quá trình tiêu hoá và hấp thụ lipid xảy ra khi chất béo đến
ruột non. Hoá chất từ tuyến tuỵ được tiết vào ruột non để giúp phân huỷ
chất béo trung tính, cùng với quá trình tiêu hoá cơ học hơn nữa cho đến khi
chúng là các đơn vị axit béo riêng lẻ có thể được hấp thụ vào các tế bào
biểu mô của ruột non. Chính lipase của tuyến tuỵ chịu trách nhiệm truyền
tín hiệu vào cho quá trình thuỷ phân chất béo trung tính thành các axit béo
tự do và các đơn vị glycerol riêng biệt.
+ Hấp thụ lipid: bước thứ hai trong quá tình chuyển hoá lipid là chấp thụ
chất béo. Các axit béo chuỗi ngắn có thể được hấp thụ trong dạ dày, trong
khi hầu hết sự hấp thụ chất béo chỉ xảy ra ở ruột non. Một khi chất béo
trung tính được phân huỷ thành các axit béo và glycerol riêng lẻ, cùng với
cholesterol, chúng sẽ kết tụ lại thành các cấu trúc được gọi là mixen. Axiit
béo và monoglycerid rời khỏi mixen và khuyếch tán qua màng để đi vào tế
bào biểu mô ruột. Trong dịch bào của tế bào biểu mô, các axit béo và
monoglycerid được tái tổ hợp trở lại thành triglycerid. Trong dịch bào của
tế bào mô, chất béo trung tính và cholesterol được đóng gói thành các hạt
lớn hơn gọi là chylomicrons là những cấu trúc lưỡng tính có chức năng vận
chuyển lipid đã tiêu hoá. Chylomicrons sẽ đi qua máu để đi vào mô mỡ và
các mô khác trong cơ thể
+ Vận chuyển lipid: do tính chất kỵ nước của chất béo màng, chất béo trung
tính và cholesterol, chúng đòi hỏi các protein vận chuyển đặc biệt gọi là
lipoprotein. Cấu trúc lưỡng tính của lipoprotein cho phép chất béo trung
tính và cholesterol được vận chuyển qua máu. Chylomicrons là một nhóm
nhỏ các lipoprotein có chức năng vận chuyển lipid đã tiêu hoá từ ruột non
đến phần còn lại của cơ thể. Mật độ khác nhau giữa các loại lipoprotein là
đặc trưng cho các loại chất béo mà chúng vận chuyển.
+ Dị hoá lipid: Một khi chylomicrons di chuyển qua các mô, các phần tử
này sẽ bị phân huỷ bởi lipoprotein lipase ở bề mặt sáng của tế bào nội mô
trong mao mạch để giải phóng chất béo trung tính. Triglycerid sẽ bị phân
huỷ thành axit béo và glycerol trước khi đi vào tế bào và cholesterol còn
lại sẽ lại đi qua máu đến gan.