-
Thông tin
-
Quiz
Văn bản Hán Văn Trung Quốc - Ngôn ngữ Trung Quốc | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Luận là một thể văn nhằm phân tích sự lí, phán đoán đúng sai.+ Dùng phương pháp luận lập logic để trình bày lí lẽ cần thiết nhằm tranh thủsự đồng tình của người đọc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Ngôn Ngữ Trung Quốc (D2021) 34 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Văn bản Hán Văn Trung Quốc - Ngôn ngữ Trung Quốc | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Luận là một thể văn nhằm phân tích sự lí, phán đoán đúng sai.+ Dùng phương pháp luận lập logic để trình bày lí lẽ cần thiết nhằm tranh thủsự đồng tình của người đọc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Ngôn Ngữ Trung Quốc (D2021) 34 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủ đô Hà Nội
Preview text:
Câu 1: Trình bày thể văn nghị luận viết bằng chữ Hán - Đặc trưng:
+ Luận là một thể văn nhằm phân tích sự lí, phán đoán đúng sai.
+ Dùng phương pháp luận lập logic để trình bày lí lẽ cần thiết nhằm tranh thủ
sự đồng tình của người đọc.
+ Do đó lập lập luận thường chặt chẽ, còn có sức hấp dẫn. Nội dung có lí lẽ sắc
bén, độc đáo, kết cấu nêu được khịa cạnh mới lạ, lời văn thường là súc tích nhưng đủ sáng tỏ. - Hình thức:
+ Tản văn nghị luận là tản văn lấy việc nói rõ đạo lí, biểu đạt điều mình nhìn
thấy làm nội dung chủ yếu, lấy nghị luận làm thủ pháp biểu hiện cơ bản.
+ Tản văn nghị luận bám chắc vào sự kiện, nhân vật, hiện tượng có ý nghĩa
điển hình phong phú trong đời sống, lấy sự đồng tình của bản thân nhà văn và
những tư tưởng, kiến giải, chủ trương làm cơ sở lập luận
+ Dùng ngôn ngữ sinh động giàu tính văn học, dùng cách viết trong sáng rõ
ràng để khái quát đặc điểm, chỉ rõ bản chất, làm nổi bật quy luật
Do đó tản văn nghị luận có tính khuynh hướng tư tưởng rõ ràng và sắc thái tình cảm mãnh liệt.
- Tản văn nghị luận bao gồm:
+ Luận: là thể loại nhằm bàn luận làm sáng tỏ một vấn đề còn nhiều khúc mắc,
nhiều băn khoăn như “Thiên hạ đại thế luận” của Nguyễn Trường Tộ
+ Thuyết: Là thể loại nhằm giải thích cho rõ một tình hình, một sự việc cụ thể
để chứng minh cho một chân lí, một giá trị nào đó hàm ngụ trong tình hình, sự
việc đó như “Phổ thuyết sắc thân” của Trần Nhân Tông
+ Biện: Là thể loại nhằm mục đích phân biệt phải trái, phản bác cái sai, Biện
cũng như Luận nhưng xuất hiện sau. Ví dụ như “Quần thủ khảo biện” của Lê Quý Đôn
+ Thư: Là thể loại trình bày quan điểm để trao đổi với nhau, đây là lối văn nghị
luận quan trọng như “Quân trung từ mệnh tập” của Nguyễn Trãi
+ Sách: Là thể loại có mục đích bàn bạc, đề ra một đường lối, một phương
pháp đúng đắn để giải quyết một tình hình khó khăn như “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi
+ Tán: đó là thể loại có khi chỉ là lời khen hoặc chê, lời đánh giá như “Hạng
Vũ bản kỉ tán trong “Sử kí” của Tư Mã Thiên
Xét về các thể loại nói tên thì trong văn học trung đại VN văn nghị luận viết
bằng chữ Hán chưa được phong phú.
Có thể nói Phật giáo đã mở đầu cho thể văn nghị luận triết học ở nước ta
Lê Văn Hưu là người mở đầu sử luận. Sử luận là dựa vào sự thực lịch sử mà
vạch ra ý nghĩa của nó. Ông không viết bài luận riêng song với tư cách nhà sử
học, ông lấy trách nhiệm của sử thần mà phát biểu ý kiến riêng và ý kiến này
có giá trị độc lập tương đối so với việc chép sử
Câu 2: Trình bày về văn xuôi lịch sử bằng chữ Hán
- Thể cách của văn xuôi lịch sử viết bằng chữ Hán bao gồm hai loại: Thể cách
biên niên là các việc đều chép theo thứ tự thời gian
- Thể cách cương mục được giải thích là “cương” là dây chính của lưới, “mục”
là dây nhỏ tạo lên mắt lưới. Cái mắt lưới bám vào dây chính do dây chính căng
lên. Nghĩa bóng biểu thị “cương” là tóm đại ý việc định chép trong một vài câu
ngắn nêu lên như một tiêu đề , sau đó mới sang hàng “mục” viết những lời tự
sự rõ hơn về việc ấy
- Văn xuôi lịch sử viết bằng chữ Hán mang nặng nhãn quan phong kiến. Sử thần
có cái nhìn chuyên hướng về hoàng gia, về triều đình, về chính trị. Quan niệm
thần quyền và thiên nhân tương dữ của Nho gia để kauh rĩ rệt trong cách chép sử.
- Tôn chỉ giáo huấn của văn xuôi lịch sử viết bằng chữ Hán là để giáo huấn hậu
thế. Chính vì mục đích giáo huấn mà bộ sử mới có tên là “Thông giám”. Cũng
vì lí do đó mà khi chép về mỗi việc, bên cạnh phần chép việc bao giờ cũng có
phần nghị luận của sử gia. Văn sử thường được viết như văn nghị luận chứ
không phải là văn thuật sự.
- Bút pháp của văn sử xưa thường hết sức giản ước, cách kể việc hết sức vắn tắt,
đó cũng là theo sử bút của Kinh Xuân thu
- Văn xuôi lịch sử viết bằng chữ Hán được chia thành 3 loại: chính sử, phụ sử và tư sử, dã sử:
+ Chính sử là loại sách sử chính thức do Nhà nước chủ trương biên soạn. Tài
liệu sử dụng đầy đủ và xác thực, do đó đáng tin cậy
+ Phụ sử là loại chép riêng về tưng vấn đề có thể giúp ta khảo cứu tường tận về
vấn đề đó gọi là phụ sử
+ Tư sử có công dụng bồ khuyết cho chính sử một vài điểm như sửa chữa quan
điểm thiên vị của những vấn đề của những sử thần, đưa ra thêm những chi tiết
xác thực hay có khi đem lại một cái nhìn khác về vấn đề.
+ Dã sử cũng do tư nhân soạn ra song ham điều truyền thuyết, chuộng sự kì lạ
nên không đáng tin cậy về mặt sự thật đích xác như những tập truyền kì, thần
phà, thần tích… tuy nhiên dã sử cũng có hữu ích cho sử học, khi có thể đem ại
một hình ảnh cụ thể về hạ tầng dân chúng là chỗ chính sử thường không đề cập đến.
Câu 3: Phiên âm, dịch nghĩa Thiên đô chiếu
Huống Cao Vương cố đô Đại La thành,
Huống chi thành Đại La đô cũ của Cao Vương,
trạch thiên địa khu vực chi trung,
ở giữa khu vực trời đất,
đắc long bàn hổ cứ chi thế,
được thế rồng cuộn hổ ngồi,
chính Nam Bắc Đông Tây chi vị,
chính giữa nam bắc đông tây
Tiện giang sơn hướng bội chi nghi;
tiện nghi núi sông sau trước;
kỳ địa quảng nhi thản bình,
vùng này mặt bằng đất rộng mà bằng phẳng,
quyết thổ cao nhi sảng khải,
thế đất cao mà sáng sủa,
dân cư miệt hôn điếm chi khốn,
dân cư không khổ thấp trũng tối tăm,
vạn vật cực phồn phụ chi phong.
muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh.
Biển lãm Việt bang, tư vi thắng địa,
Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.
Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội,
Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước
vi vạn thế đế vương chi thượng đô.
Cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế cương muôn đời.
Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư,
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở, khanh đẳng dĩ vi hà như? các khanh nghĩ thế nào?
Câu 4: Phiên âm, dịch nghĩa Bình Ngô đại cáo
Đại thiên hành hoá hoàng thượng nhược viết:
Thay trời tiến hành thay đổi nhà vua phán rằng: Cái văn Ttừng nghe:
Nhân nghĩa chi cử yếu tại an dân
Lòng yêu thương lẽ phải của hành động quan trọng là ở làm cho dân yên
Điếu phạt chi sư mạc tiên khử bạo
Thương xót dân trừng trị cái ác của quân đội không gì đầu tiên bằng loại bỏ bạo ngược
Duy ngã Đại Việt chi quốc,
Xét thấy ta nước Đại Việt của ta (Ta xét thấy nước Đại Việt của ta)
thực vi văn hiến chi bang (sách vở và người tài của nước có nền văn hiến).
Quả thật là có sách vở và người tài của nước (Quả thật nước ta có nền văn hiến)
Sơn xuyên chi phong vực ký thù,
Núi sông của khu vực đã phân biệt
Nam bắc chi phongtục diệc dị.
Phương Nam, phương Bắc mà nếp sống thói quen cũng khác.
Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc,
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần (cách triều đại phong kiến VN) thì bắt đầu tạo dựng nước ta,
Dữ (Cùng với) Hán, Đường, Tống, Nguyên (triều đại phong kiến Trung Quốc) nhi
(mà) các (các bên) đế (làm vua) nhất phương (một phương).
Cùng với Hán, Đường, Tống, Nguyên (triều đại phong kiến TQ) mà các bên làm vua một phương
Tuy cường nhược thời hữu bất đồng,
Tuy rằng mạnh yếu lúc có không giống nhau,
nhi hào kiệt thế vị thường phạp (chưa từng thiếu).
nhưng người tài giỏi các đời chưa từng thiếu.
Cố Lưu Cung tham công dĩ thủ bại,
Cho nên Lưu Cung (vua Nam Hán) tham lam công lao chuốc lấy thất bại
nhi Triệu Tiết (viên tướng) hiếu (thích) đại (lớn) dĩ (để) xúc (nhanh chóng dẫn đến) vong (chết).
và Triệu Tiết (viên tướng) thích lớn để nhanh chóng dẫn đến chết
Toa Đô ký cầm ư Hàm Tử quan,
Toa Đô đã bị bắt ở cửa Hàm Tử,
Ô Mã hựu ế ư Bạch Đằng hải.
Ô Mã Nhi lại chết ở sông Bạch Đằng.
Kê (Đưa ra) chư (các chuyện) vãng (đã qua) cổ (cũ) quyết (này) hữu (có) minh (rõ ràng) trưng (chứng cứ).
Đưa ra các chuyện đã qua cũ này có rõ ràng chứng cứ.
Câu 5: Viết chữ Hán, dịch nghĩa Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
黃 鶴 樓 送 孟 浩 然 之 廣 陵
Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng 李白( Lý Bạch) 故 人 西 辭 黃 鶴 樓 ,
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu
Bạn cũ từ biệt tại Hoàng hạc lâu đi về phía tây 煙 花 三 月 下 揚 州 。
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Tháng ba hoa khói xuống Dương Châu. 孤 帆 遠 影 碧 空 盡,
Cô phàm viễn ảnh bách khôn tận,
Bóng chiếc buồm lẻ phía xa dần khuất vào trong nền trời xanh 惟 見 長 江 天 際 流 。
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
Chỉ còn thấy dòng Trường Giang vẫn chảy bên trời.
Câu 6: Viết chữ Hán, dịch nghĩa Xuân Vọng 春 望 Xuân vọng 杜甫(Đỗ Phủ) 國 破 山 河 在 ,
Quốc phá sơn hà tại,/Núi sông còn đó mà nước mất rồi, 城 春 草 木 深。
Thành xuân thảo mộc thâm. /Thành ngày xuân hoang toàn, cỏ cây rậm rạp. 感 時 花 濺 淚 ,
Cảm thì hoa tiễn lệ,/Cảm thương thời thế mà hoa ướt lệ, 恨 別 鳥 驚 心。
Hận biệt điểu kinh tâm./Như con chim bị tên, kinh sợ sự chia lìa. 烽 火 連 三 月 ,
Phong hoả liên tam nguyệt,/Khói lửa báo giặc giã cháy suốt ba tháng liền. 家 書 抵 萬 金 。
Gia thư để vạn kim./Thư nhà lúc này đáng vạn đồng. 白 頭 搔 更 短 ,
Bạch đầu tao cánh đoản,/Gãi mái đầu bạc thấy càng thêm thưa, ngắn, 渾 欲 不 勝 簪 。
Hồn dục bất thăng trâm./Muốn cài trâm mà chẳng được.