Vận chuyển hàng không - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam

Vận chuyển hàng không - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự do – Hạnh Phúc
Học Viện Hàng Không Việt Nam
Học phần: Tổng quan về HKDD
CHƯƠNG 6
VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG
HÀNG KHÔNG CHUNG
Trần Minh Hạnh
MỤC LỤC
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG
KHÔNG
1.1. Thị trường vận tải hàng không
1.2. Các loại hình kinh doanh vận chuyển hàng không
1.3. Sản phẩm vận tải hàng không
PHẦN II: DOANH NGHIỆP VẬN CHUYỂN HÀNG
KHÔNG
2.1. Khái quát về doanh nghiệp vận chuyển hàng không
2.2. Các mô hình hãng hàng không
2.3. Khai thác vận chuyển hàng không (quyền vận chuyển)
PHẦN III: HÀNG KHÔNG CHUNG
PHẦN IV: CÁC DOANH NGHIỆP VẬN CHUYỂN
HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM
4.1. Hãng hàng không quốc gia – Vietnam Airlines
4.2. Công ty hàng không cổ phần Pacific Airlines
4.3. Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO)
4.4. Các hãng hàng không tư nhân
4.5. Các hãng hàng không khác
2
Trần Minh Hạnh
PHẦN I
KHÁI QUÁT VỀ VẬN
CHUYỂN HÀNG KHÔNG
3
Trần Minh Hạnh
1.1. Thị trường vận tải hàng không
- Theo , thị trường vận tải ng không giữa hai điểm nào đó “bao gồm việc vậnICAO
chuyển đang hay dạng tiềm năng đối với hành khách hàng hóa chúng đang
được hoặc có thể được vận chuyển giữa các địa điểm này bằng dịch vụ hàng không
thương mại”.
- Trong định nghĩa này có một số điểm cần lưu ý sau:
Thứ nhất, khái niệm thị trường chỉ áp dụng với các chuyến bay thương mại;
Thứ hai, tại địa điểm đó phải có trả/hoặc nhận hành khách hoặc hàng hóa, nghĩa
là không tính đến điểm hạ cánh kỹ thuật;
Thứ ba, địa điểm được hiểu là một sân bay hay một nhóm sân bay nào đó.
- Thị trường vận tải hàng không phân thành thị trường trong nước và thị trường quốc tế:
Thị trường quốc tếthị trường nếu có ít nhất một điểm đi/đến không
nằm trên lãnh thổ của quốc gia mà nhà vận chuyển đăng ký.
Thị trường trong nước thị trường cả 2 địa điểm đi/đến đều nằm
trong lãnh thổ của quốc gia mà hãng hàng không đăng ký.
- Các chủ thể kinh tế của thị trường vận tải hàng không gồm có:
1) Các nhà vận chuyển hàng không thương mại (các hãng hàng không) đó
những người tạo nên “cung”
2) Các khách hàng, bao gồm những ngườinhu cầu (có khả năng thanh toán) đi
lại hoặc vận chuyển hàng hóa – đó là chủ thể tạo nên “cầu”;
3) Nhà chức trách hàng không người quy định chế hoạt động của thị trường
vận tải hàng không.
- Ở Việt Nam, thị trường trong nước hiện nay được chia thành thành các đường bay tuyến
trục nối giữa Hà Nội, Hải phòng – TP Hồ Chí Minh, Cần thơ vàNội, Hải phòng – Đà
nẵng – TP Hồ Chí Minh, Cần thơ; các đường bay tuyến lẻ theo kiểu trục nan nối giữa
Hà Nội, Đà nẵng, TP Hồ Chí Minh với các sân bay địa phương.
- Về thị trường quốc tế, căn cứ vào mức độ khai thác tính chất cạnh tranh, thị trường
quốc tế được chia thành:
4
Trần Minh Hạnh
+ Thị trường tiểu vùng CLMV
+ Thị trường khu vực (Đông Nam Á, trừ tiểu vùng CLMV, và Đông Bắc Á)
+ Thị trường xuyên lục địa (Úc, Châu Âu và Bắc Mỹ)
1.2. Các loại hình kinh doanh vận chuyển hàng không:
- Vận chuyển hàng không bao gồm việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu
phẩm, bưu kiện, thư bằng đường hàng không.
- Các loại hình kinh doanh vận tải hàng không được phân loại theo tính chất khai thác
phạm vi thị trường khai thác.
*Theo tính chất khai thác: gồm vận chuyển hàng không thường lệ vận chuyển hàng
không không thường lệ.
+ Vận chuyển hàng không thường lệ: bao gồm các chuyến bay được thực hiện
đều đặn, theo lịch bay được công bố được mở công khai cho công chúng sử
dụng. Đây những chuyến bay vận chuyển hành khách, hàng hóa của các hãng
hàng không theo lịch bay đã công bố.
+ Vận chuyển hàng không không thường lệ: việc vận chuyển bằng đường hàng
không không có đủ các yếu tố của vận chuyển hàng không thường lệ. Thường đây
là những chuyến bay thuê chuyến ( ), chuyến bay theo những yêu cầu riêngcharter
của khách hàng...
*Theo phạm vi thị trường khai thác: bao gồm vận chuyển hàng không nội địa vận
chuyển hàng không quốc tế.
+ Vận chuyển hàng không nội địa: việc vận chuyển bằng đường hàng không trong
lãnh thổ của một quốc gia.
+ Vận chuyển hàng không quốc tế: việc vận chuyển bằng đường hàng không qua
lãnh thổ của hơn một quốc gia.
1.3. Sản phẩm vận tải hàng không
5
Trần Minh Hạnh
1.3.1. Đặc trưng của sản phẩm vận chuyển hàng không
- Có những đặc trưng chung của ngành dịch vụ như: Tính vô hình, tính không đồng nhất,
quá trình sản xuất đồng thời là quá trình tiêu thụ, dễ hỏng….
- Sản phẩm vận tải không sản phẩm tồn kho việc thực hiện đồng thời giữa
sản xuất tiêu thụ. Điều đó cũng nghĩa những sản phẩm vận tải được tạo ra nhưng
không được tiêu thụ ngay trong quá trình tạo ra thì sản phẩm này cũng mất đi
không giúp ích gì cho bất kỳ ai.
- Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá kết quả vận chuyển là khối lượng vận chuyển (số hành khách
vận chuyển hay số tấn hàng hóa vận chuyển) khối lượng luân chuyển (Hành khách-
Km hay Tấn-Km).
- Chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả khai thác hệ số sử dụng ghế, tải
(Passenger/Weight Load Factor) - đó tỷ số giữa hành khách-km thực hiện và ghế-km
cung ứng đối với vận chuyển hành khách hay tỷ số giữa tấn-km thực hiện và tấn-km cung
ứng đối với vận chuyển chung (cả hành khách, hàng hoá và bưu kiện).
- Bên cạnh những đặc điểm chung về sản phẩm của các phương thức vận chuyển, sản
phẩm vận tải hàng không những đặc trưng riêng so với các phương thức vận tải khác
sau:
+ Về tầm vận chuyển: Tầm vận chuyển của vận tải hàng không thường lớn hơn rõ
rệt vì vận tải hàng không chỉ có ý nghĩa khi thực hiện việc vận chuyển tầm xa. Với
khoảng cách gần, việc đi bằng hàng không phiền phức tốn kém hơn nhiều so
với các phương tiện khác.
+ Về tốc độ vận chuyển: Vận tải hàng không vượt trội một cách rõ rệt về tốc độ và
tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, do các cảng hàng không nhìn chung nằm tương đối
xa so với trung tâm dân nên ngoài thời gian vận chuyển trên máy bay còn cả
thời gian vận chuyển mặt đất đến cảng hàng không và ngược lại. Vì vậy yếu tố tiết
kiệm thời gian của vận tải hàng không chỉ thực sự phát huy thế mạnh đối với các
đường bay tầm càng xa càng tốt.
6
Lo i máy ba
D ch v
d i m t đấấtướ
L ch
bay
D ch v trên chuyêấn bay
Đ ng bayườ
(đi m đi, đếến)
S n ph m hi n th c
S n ph m lõi
M c
b o
hi m
Liên kêất
khách s n, du l ch
Nốấi
chuyêấn
Đói gói, l u kho
ư
Ch ng trình khách ươ
hàng th ng xuyênườ
Hình
nh,
danh
têấng
S n ph m b sung
Trần Minh Hạnh
+ Về mức độ tiện nghi: Vận tải hàng không mức độ tiện nghi tốt nhất trong số
các phương thức vận tải. Trong cuộc cạnh tranh gay gắt với nhau và với các phương
thức vận tải khác, các hãng hàng không đều cố gắng bảo đảm mức tiện nghi tối đa
cho hành khách, từ khâu đặt giữ chỗ, mua vé, các dịch vụ tại cảng hàng không
các dịch vụ trên máy bay.
+ Về chi phí vận chuyển: Vận tải hàng không có chi phí bằng tiền cao nhất trong số
các phương tiện vận tải công cộng với cùng một độ dài vận chuyển. Đây một bất
lợi của vận tải hàng không.
1.3.2. Các yếu tố cấu thành sản phẩm vận chuyển hàng không:
Sản phẩm vận chuyển hàng không cũng được chia làm 3 cấp độ
1) Cấp độ 1 - Sản phẩm lõi (Core product). Đây là lợi ích cốt lõi của sản phẩm đem
lại cho khách hàng. Đối với sản phẩm vận tải hàng không chính là sự thay đổi
không gian vận chuyển được thể hiện thông qua sản phẩm đường bay (điểm đi
và điểm đến).
7
Trần Minh Hạnh
Nguồn: Phát triển từ mô hình của The University of Newcastle [14]
Hình 6.3: Ba cấp độ của sản phẩm vận tải hàng không
2) Cấp độ 2 - Sản phẩm hiện thực (Actual product): là những yếu tố phản ánh sự tồn tại
của sản phẩm, những yếu tố thể hiện chất lượng của sản phẩm cung cấp cho khách
hàng như lịch bay, loại máy bay, dịch vụ trên chuyến bay, dịch vụ trước sau chuyến
bay, dịch vụ đặt giữ chỗ…
- Lịch bay: Thể hiện thời điểm, mức độ thường xuyên của sản phẩm. Lịch bay
thường phản ánh các yếu tố như tần suất (số lượng chuyến bay/ngày hoặc tuần),
ngày, giờ bay, thời gian bay. Sản phẩm vận chuyển có ưu thế cạnh tranh khi lịch bay
có tần suất cao, giờ đi, đến thuận lợi cho hành khách.
- Loại máy bay: Quyết định rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Loại máy bay sử
dụng không chỉ quyết định đến mức độ tiện nghi, thoải mái trên chuyến bay mà còn
ảnh hưởng đến thời gian bay, mức độ an toàn, thiết kế khoảng cánh ghế ngồi, trang
bị các thiết bị giải trí trên chuyến bay…
- Dịch vụ trên chuyến bay: Thể hiện những khác biệt của sản phẩm vận chuyển
hàng không như hạng ghế khoảng cách ghế; trang thiết bị an tòan tiện nghi
cho hành khách (chăn, gối, khăn, vệ sinh…); dịch vụ giải trí trên chuyến bay; báo,
tạp chí; dịch vụ ăn uống và phục vụ của nhân viên trên máy bay (năng lực phục vụ,
thái độ, tính thân thiện, khả năng đáp ứng yêu cầu hành khách, trợ giúp bố, mẹ
trẻ em, kỹ năng ngôn ngữ…).
- Dịch vụ dưới mặt đất: Thể hiện thống qua các yếu tố như hệ thống đặt, giữ chỗ;
thủ tục trước sau chuyến bay; dịch vụ chuyển tiếp, dịch vụ tại phòng chờ, vận
chuyển lên máy bay…
3) Cấp độ 3 - Sản phẩm bổ sung (Augmented product: là những yếu tố hỗ trợ hoặc làm
tăng giá trị của sản phẩm vận chuyển hàng không. Tùy theo chính sách phát triển sản
phẩm, các dịch vụ này có thể gồm:
- Mức bảo hiểm cho hành khách, hàng hóa, hành lý.
8
Trần Minh Hạnh
- Dịch vụ đóng gói, lưu kho hàng hóa
- Dịch vụ nối chuyến ( ) với các đường bay và các phương tiện vận chuyểninterlines
khác để đáp ứng nhu cầu đi lại hoặc vận chuyển hàng hóa của khách hàng.
- Dịch vụ liên kết với du lịch, khách sạn
- Chương trình cho khách hàng thường xuyên…
- Ngoài ra các dịch vụ để đảm bảo an toàn, an ninh, nâng cao hệ số tin cậy khai
thác (khai thác đúng lịch bay) thì hình ảnh danh tiếng của hãng không chỉ các
yếu tố nâng cao chất lượng dịch vụ còn tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm
vận chuyển của hãng hàng không.
9
Trần Minh Hạnh
PHẦN II
DOANH NGHIỆP VẬN
CHUYỂN HÀNG KHÔNG
10
Trần Minh Hạnh
2.1. Khái quát về doanh nghiệp vận chuyển hàng không
- Doanh nghiệp vận chuyển hàng không (hãng hàng không) doanh nghiệp kinh doanh
vận chuyển hàng không, bao gồm: vận chuyển hàng không, quảng cáo, tiếp thị, bán sản
phẩm vận chuyển hàng không trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
- Ở nước ta, theo quy định của Pháp luật hiện hành, doanh nghiệp muốn kinh doanh vận
chuyển hàng không phải giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không do Bộ GTVT
cấp.
- Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không:
1) Giấy chứng nhận đăng kinh doanh ngành kinh doanh chính vận
chuyển hàng không.
2) Có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác.
3) tổ chức bộ máy, nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp bảo
đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển hàng không.
4) Đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ.
5) phương án kinh doanh chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng
không phù hợp với nhu cầu của thị trường quy hoạch, định hướng phát triển
ngành hàng không.
6) Có trụ sở chính và địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam.
- Vốn pháp định đối với hãng hàng không kinh doanh vận chuyển hàng không được quy
định như sau:
1) Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay 500 tỷ đồng đối với vận chuyển hàng không
quốc tế hoặc 200 tỷ đồng đối với vận chuyển hàng không nội địa;
2) Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay 800 tỷ đồng đối với vận chuyển hàng không
quốc tế hoặc 400 tỷ đồng đối với vận chuyển hàng không nội địa;
3) Khai thác trên 30 tàu bay là 1.000 tỷ đồng đối với vận chuyển hàng không quốc
tế hoặc 500 tỷ đồng đối với vận chuyển hàng không nội địa.
11
Trần Minh Hạnh
2.2. Các mô hình hãng hàng không
- Theo loại hình kinh doanh, thể phân thành:
+ Hãng hàng không vận chuyển hành khách (VD: Thai Airways, Qantas, …)
+ Hãng hàng không vận chuyển hàng hóa
(VD: FedEx, Air France Cargo, EVA Air …)
+ Hãng hàng không vận chuyển hành khách kết hợp với vận chuyển hàng hóa
(VD: Singapore Airlines, Japan Airlines, Air France…)
+ Hãng hàng không bay dịch vụ (VD: Siam Land Flying, Pacific Flight
Services…)
- Theo phạm vi hoạt động, có thể phân thành:
+ Hãng hàng không toàn cầu ( ): thường có quy mô lớn, chủ yếu khaiMajor Ailines
thác các đường bay tầm trung đường dài trên phạm vi toàn cầu bằng máy bay
lớn, thân rộng, với chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao (VD: Singapore
Airlines, American Airlines, United Airlines, Japan Airlines…)
+ Hãng hàng không bay khu vực ( ): thường khai thác bằng máyRegional Airlines
bay cánh quạt phản lực loại nhỏ trên các đường bay tầm ngắn trong phạm vi
khu vực (VD: Express Airlines, Commuter Airlines, Feeder Airlines…)
- Theo tính chất kinh doanh, có thể phân thành:
+ Hãng hàng không truyền thống: thường cung cấp các dịch vụ đầy đủ cho hành
khách (VD: Singapore Airlines, Air France, Qantas, American Airlines…)
+ Hãng hàng không giá rẻ (Low Cost Airlines hoặc Low Cost Carrier / LCC):
thường cung cấp sản phẩm cho hành khách với dịch vụ tối thiểu giá bán thấp
hơn giá vé của các hãng hàng không cung cấp dịch vụ đầy đủ có cùng đường bay.
- Theo mức độ khai thác tàu bay, có thể phân thành:
+ Hãng hàng không nhà khai thác: được cấp chứng chỉ khai thác tàu bay sẽ tự
khai thác tàu bay của mình
12
Trần Minh Hạnh
+ Hãng hàng không không phải nhà khai thác: không được cấp chứng chỉ khai
thác tàu bay. Để vận chuyển hàng không khai thác tàu bay họ phải thuê nhà
khai thác.
2.3. Khai thác vận chuyển ng kng (quyền vận chuyển)
- Quyền vận chuyển hàng không (thường gọi là thương quyền) là quyền khai thác thương
mại vận chuyển hàng không với các điều kiện về hãng hàng không, đường bay, tàu bay
khai thác, chuyến bay và đối tượng vận chuyển.
- Quyền vận chuyển bao gồm: Quyền vận chuyển hàng không nội địa Quyền vận
chuyển hàng không quốc tế.
+ Vận chuyển hàng không nội địa: việc vận chuyển bằng đường hàng không trong
lãnh thổ của một quốc gia. Trên cở sở chủ quyền quốc gia, thế giới hiện nay hầu hết
quyền vận chuyển hàng không nội địa chỉ được các quốc gia cấp cho các hãng hàng
không trong nước của quốc gia đó, ngoại trừ giữa các quốc gia thỏa thuận riêng
về mở cửa bầu trời.
+ Vận chuyển hàng không quốc tế: việc vận chuyển bằng đường hàng không qua
lãnh thổ của hơn một quốc gia. Quyền vận chuyển hàng không quốc tế sẽ do một
quốc gia cấp cho một quốc gia khác chỉ định một hay một số nhà vận chuyển của
quốc gia này được khai thác thương mại thị trường vận tải hàng khôngliên quan
đến quốc gia cấp phép. thường được quy định trong một hiệp định hàng không
quốc tế song phương hoặc đa phương.
- Trong vận chuyển hàng không quốc tế hiện nay được chia làm 6 loại thương quyền
bản:
+ Thương quyền 1 - Quyền bay qua quốc gia cấp thương quyền
+ Thương quyền 2 - Quyền hạ cánh kỹ thuật xuống quốc gia cấp thương quyền,
+ Thương quyền 3 - Quyền vận chuyển đến quốc gia cấp thương quyền,
+ Thương quyền 4 - Quyền vận chuyển đi từ quốc gia cấp thương quyền,
+ Thương quyền 5 - Quyền vận chuyển đi/đến lãnh thổ của quốc gia cấp quyền
từ/đến quốc gia thứ ba,
13
Trần Minh Hạnh
+ Thương quyền 6 - Quyền vận chuyển giữa 2 quốc gia khác qua quốc gia nhà của
nhà vận chuyển.
- Theo quy định hiện hành, các hãng hàng không của Việt Nam không được mua, bán
quyền vận chuyển hàng không không được thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh
bị cấm hoặc cạnh tranh không lành mạnh.
14
Trần Minh Hạnh
PHẦN III
HÀNG KHÔNG CHUNG
15
Trần Minh Hạnh
- Hoạt động hàng không chung ( ) hoạt động sử dụng tàu bay để thựcGeneral aviation
hiện các chuyến bay trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, xây dựngcác lĩnh vực kinh tế khác, phục vụ tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu, cứu
hộ, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hoá, thể thao, đào tạo, huấn luyện, bay hiệu chuẩn, đo
đạc, chụp ảnh, quay phim, bay phục vụ nhu cầu nhâncác hoạt động bay dân dụng
khác không nhằm mục đích vận chuyển công cộng hành khách, hành lý,ng hoá, bưu
phẩm, bưu kiện, thư.
- Hoạt động hàng không chung được chia thành:
+ Hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại: hoạt động cung cấp dịch
vụ hàng không chung, quảng cáo, tiếp thi hoặc bán dịch vụ hàng không chung trên
thị trường nhằm mục đích sinh lợi
+ Hoạt động hàng không chung không mục đích thương mại: hoạt động hàng
không chung phục vụ cho hoạt động của tổ chức, nhân không nhằm mục đích
sinh lợi.
- ớc ta tổ chức, nhân thực hiện hoạt động hàng không chung phải đăng loại
hình hoạt động với Bộ Giao thông vận tải.
- Hoạt động hàng không chung phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1) Tàu bay, tổ bay phải được cấp giấy phép, chứng chỉ cần thiết và phù hợp với loại
hình hoạt động khai thác được thực hiện.
2) Bảo đảm các điều kiện về an toàn hàng không, an ninh hàng không, bảo vệ môi
trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Tổ chức thực hiện hoạt động hàng không chung mục đích thương mại phải Giấy
chứng nhận người khai thác tàu bay.
- Doanh nghiệp thành lập đăng kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam
thực hiện hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại phải được Bộ Giao thông
vận tải cấp Giấy phép kinh doanh hàng không chung.
16
Trần Minh Hạnh
- Điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh hàng không chung giống như được cấp Giấy
phép kinh doanh vận chuyển hàng không, nhưng yêu cầu vốn pháp định cho hoạt động
hàng không chung chỉ là 50 tỷ đồng.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại
phải có phải có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung.
- Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung gồm:
1) pháp nhân Việt Nam; hoặc tổ chức được thành lập hoạt động theo pháp
luật Việt Nam, trụ sở chính tại Việt Nam; hoặc văn phòng đại diện hoặc chi
nhánh của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; hoặc công dân Việt Nam thường trú tại
Việt Nam; hoặc công dân nước ngoài thuờng trú tại Việt Nam.
2) Có tàu bay khai thác.
3) cơ sở bảo dưỡng tàu bay hoặc hợp đồng dịch vụ với cơ sở bảo dưỡng tàu
bay được Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.
4) Thành viên tổ lái được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp.
5) Loại hình hoạt động hàng không chung dự định thực hiện phù hợp chức năng
hoạt động của tổ chức, nhu cầu riêng của cá nhân đề nghị cấp.
6) Đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.
17
Trần Minh Hạnh
PHẦN 4
C DOANH NGHIỆP
VẬN CHUYỂN NG
KHÔNG VIỆT NAM
18
Trần Minh Hạnh
4.1. Hãng hàng không quốc gia (Vietnam Airlines)
- Thành lập tháng 3/1993, được Nhà nước đầu tư, bảo trợ nên
tiềm lực lớn.
- Vietnam Airlines đang là công ty mẹ của Tổng công ty HKVN.
- Trực thuộc Vietnam Airlines hiện nay gồm có:
+ Công ty TNHH kỹ thuật máy bay (VAECO)
+ Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (SKYPEC)
+ Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS)
+ Công ty TNHH Dịch vụ giao nhận hàng hóa Tân Sơn Nhất (TECS)
+ Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa Tân Sơn Nhất (TCS)
+ Công ty TNHH MTV Suất ăn hàng không Việt Nam (VACS)
+ Công ty TNHH giao nhận hàng hóa (VINAKO)
+ Công ty cổ phần Tin học và viễn thông hàng không (AITS)
+ Công ty cổ phần dịch vụ Hàng không sân bay Nội Bài (NASCO)
+ Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không (AIRSERCO)
+ Công ty cổ phần xuât nhập khẩu Hàng không (AIRIMEX)
+ Công ty cổ phần đào tạo bay Việt (VFT)
+ Công ty cổ phần cung ứng xuất nhập khẩu lao động Hàng không
(ALSIMEXCO)
+ Công ty cổ phần cho thuê máy bay Việt Nam (VALC)
+ Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không sân bay Đà Nẵng
+ Công ty cổ phần suất ăn Hàng không Nội Bài (NCS)
+ Công ty cổ phần Sabre Việt Nam
+ Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài (NCTS)
+ Công ty cổ phần Hàng không Jetstar Pacific (JPA)
+ Hãng Hàng không Cambodia Angkor Air
- Năm 2022, Vietnam Airlines tổng cộng 90 tàu bay các loại bao gồm cả hãng hàng
không VASCO (công ty con của Vietnam Airlines), chủ yếu khai thác dòng máy bay A21.
19
Trần Minh Hạnh
+ Airbus A321 – 200 (58 chiếc)
+ Airbus A330 – 220 (2 chiếc)
+ Airbus A350 – 900 XWB (12 chiếc)
+ Boeing 787 – 9 Dreamliner (11 chiếc)
20
| 1/24

Preview text:

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Học Viện Hàng Không Việt Nam
Độc Lập – Tự do – Hạnh Phúc
Học phần: Tổng quan về HKDD CHƯƠNG 6
VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG VÀ HÀNG KHÔNG CHUNG Trần Minh Hạnh MỤC LỤC
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG
1.1. Thị trường vận tải hàng không
1.2. Các loại hình kinh doanh vận chuyển hàng không
1.3. Sản phẩm vận tải hàng không
PHẦN II: DOANH NGHIỆP VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG
2.1. Khái quát về doanh nghiệp vận chuyển hàng không
2.2. Các mô hình hãng hàng không
2.3. Khai thác vận chuyển hàng không (quyền vận chuyển)
PHẦN III: HÀNG KHÔNG CHUNG
PHẦN IV: CÁC DOANH NGHIỆP VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM
4.1. Hãng hàng không quốc gia – Vietnam Airlines
4.2. Công ty hàng không cổ phần Pacific Airlines
4.3. Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO)
4.4. Các hãng hàng không tư nhân
4.5. Các hãng hàng không khác 2 Trần Minh Hạnh PHẦN I KHÁI QUÁT VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG 3 Trần Minh Hạnh
1.1. Thị trường vận tải hàng không
- Theo ICAO, thị trường vận tải hàng không giữa hai điểm nào đó “bao gồm việc vận
chuyển đang có hay ở dạng tiềm năng đối với hành khách và hàng hóa mà chúng đang
được hoặc có thể được vận chuyển giữa các địa điểm này bằng dịch vụ hàng không thương mại”.
- Trong định nghĩa này có một số điểm cần lưu ý sau:
Thứ nhất, khái niệm thị trường chỉ áp dụng với các chuyến bay thương mại;
Thứ hai, tại địa điểm đó phải có trả/hoặc nhận hành khách hoặc hàng hóa, có nghĩa
là không tính đến điểm hạ cánh kỹ thuật;
Thứ ba, địa điểm được hiểu là một sân bay hay một nhóm sân bay nào đó.
- Thị trường vận tải hàng không phân thành thị trường trong nước và thị trường quốc tế:
Thị trường quốc tế là thị trường nếu có ít nhất một điểm đi/đến không
nằm trên lãnh thổ của quốc gia mà nhà vận chuyển đăng ký.
Thị trường trong nước là thị trường mà cả 2 địa điểm đi/đến đều nằm
trong lãnh thổ của quốc gia mà hãng hàng không đăng ký.
- Các chủ thể kinh tế của thị trường vận tải hàng không gồm có:
1) Các nhà vận chuyển hàng không thương mại (các hãng hàng không) – đó là
những người tạo nên “cung”
2) Các khách hàng, bao gồm những người có nhu cầu (có khả năng thanh toán) đi
lại hoặc vận chuyển hàng hóa – đó là chủ thể tạo nên “cầu”;
3) Nhà chức trách hàng không – người quy định cơ chế hoạt động của thị trường vận tải hàng không.
- Ở Việt Nam, thị trường trong nước hiện nay được chia thành thành các đường bay tuyến
trục nối giữa Hà Nội, Hải phòng – TP Hồ Chí Minh, Cần thơ và Hà Nội, Hải phòng – Đà
nẵng – TP Hồ Chí Minh, Cần thơ; và các đường bay tuyến lẻ theo kiểu trục nan nối giữa
Hà Nội, Đà nẵng, TP Hồ Chí Minh với các sân bay địa phương.
- Về thị trường quốc tế, căn cứ vào mức độ khai thác và tính chất cạnh tranh, thị trường
quốc tế được chia thành: 4 Trần Minh Hạnh
+ Thị trường tiểu vùng CLMV
+ Thị trường khu vực (Đông Nam Á, trừ tiểu vùng CLMV, và Đông Bắc Á)
+ Thị trường xuyên lục địa (Úc, Châu Âu và Bắc Mỹ)
1.2. Các loại hình kinh doanh vận chuyển hàng không:
- Vận chuyển hàng không bao gồm việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu
phẩm, bưu kiện, thư bằng đường hàng không.
- Các loại hình kinh doanh vận tải hàng không được phân loại theo tính chất khai thác và
phạm vi thị trường khai thác.
*Theo tính chất khai thác: gồm vận chuyển hàng không thường lệ và vận chuyển hàng không không thường lệ.
+ Vận chuyển hàng không thường lệ: bao gồm các chuyến bay được thực hiện
đều đặn, theo lịch bay được công bố và được mở công khai cho công chúng sử
dụng. Đây là những chuyến bay vận chuyển hành khách, hàng hóa của các hãng
hàng không theo lịch bay đã công bố.
+ Vận chuyển hàng không không thường lệ: việc vận chuyển bằng đường hàng
không không có đủ các yếu tố của vận chuyển hàng không thường lệ. Thường đây
là những chuyến bay thuê chuyến (charter), chuyến bay theo những yêu cầu riêng của khách hàng...
*Theo phạm vi thị trường khai thác: bao gồm vận chuyển hàng không nội địa và vận
chuyển hàng không quốc tế.
+ Vận chuyển hàng không nội địa: việc vận chuyển bằng đường hàng không trong
lãnh thổ của một quốc gia.
+ Vận chuyển hàng không quốc tế: việc vận chuyển bằng đường hàng không qua
lãnh thổ của hơn một quốc gia.
1.3. Sản phẩm vận tải hàng không 5 Trần Minh Hạnh
1.3.1. Đặc trưng của sản phẩm vận chuyển hàng không
- Có những đặc trưng chung của ngành dịch vụ như: Tính vô hình, tính không đồng nhất,
quá trình sản xuất đồng thời là quá trình tiêu thụ, dễ hỏng….
- Sản phẩm vận tải không có sản phẩm tồn kho mà nó là việc thực hiện đồng thời giữa
sản xuất tiêu thụ. Điều đó cũng có nghĩa là những sản phẩm vận tải được tạo ra nhưng
không được tiêu thụ ngay trong quá trình tạo ra nó thì sản phẩm này cũng mất đi mà
không giúp ích gì cho bất kỳ ai.
- Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá kết quả vận chuyển là khối lượng vận chuyển (số hành khách
vận chuyển hay số tấn hàng hóa vận chuyển) và khối lượng luân chuyển (Hành khách- Km hay Tấn-Km).
- Chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả khai thác là hệ số sử dụng ghế, tải
(Passenger/Weight Load Factor) - đó là tỷ số giữa hành khách-km thực hiện và ghế-km
cung ứng đối với vận chuyển hành khách hay tỷ số giữa tấn-km thực hiện và tấn-km cung
ứng đối với vận chuyển chung (cả hành khách, hàng hoá và bưu kiện).
- Bên cạnh những đặc điểm chung về sản phẩm của các phương thức vận chuyển, sản
phẩm vận tải hàng không có những đặc trưng riêng so với các phương thức vận tải khác sau:
+ Về tầm vận chuyển: Tầm vận chuyển của vận tải hàng không thường lớn hơn rõ
rệt vì vận tải hàng không chỉ có ý nghĩa khi thực hiện việc vận chuyển tầm xa. Với
khoảng cách gần, việc đi bằng hàng không phiền phức và tốn kém hơn nhiều so
với các phương tiện khác.
+ Về tốc độ vận chuyển: Vận tải hàng không vượt trội một cách rõ rệt về tốc độ và
tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, do các cảng hàng không nhìn chung nằm tương đối
xa so với trung tâm dân cư nên ngoài thời gian vận chuyển trên máy bay còn cả
thời gian vận chuyển mặt đất đến cảng hàng không và ngược lại. Vì vậy yếu tố tiết
kiệm thời gian của vận tải hàng không chỉ thực sự phát huy thế mạnh đối với các
đường bay tầm càng xa càng tốt. 6 Trần Minh Hạnh
+ Về mức độ tiện nghi: Vận tải hàng không có mức độ tiện nghi tốt nhất trong số
các phương thức vận tải. Trong cuộc cạnh tranh gay gắt với nhau và với các phương
thức vận tải khác, các hãng hàng không đều cố gắng bảo đảm mức tiện nghi tối đa
cho hành khách, từ khâu đặt giữ chỗ, mua vé, các dịch vụ tại cảng hàng không và
các dịch vụ trên máy bay.
+ Về chi phí vận chuyển: Vận tải hàng không có chi phí bằng tiền cao nhất trong số
các phương tiện vận tải công cộng với cùng một độ dài vận chuyển. Đây là một bất
lợi của vận tải hàng không.
1.3.2. Các yếu tố cấu thành sản phẩm vận chuyển hàng không:
Sản phẩm vận chuyển hàng không cũng được chia làm 3 cấp độ
1) Cấp độ 1 - Sản phẩm lõi (Core product). Đây là lợi ích cốt lõi của sản phẩm đem
lại cho khách hàng. Đối với sản phẩm vận tải hàng không nó chính là sự thay đổi
không gian vận chuyển và được thể hiện thông qua sản phẩm đường bay (điểm đi và điểm đến). Snảp h Liên kêất m ẩ khách sạn, du lị ch õ l i n ấ i ê ấ y D ch v ị trên c ụ huyêấn bay ố u o h k u ư l , N h i c ó g i ó Đ Lo i má ạ y ba Đườ ng bay tê M ấ d ứ (đi m đi, đếến) ể n a c g n ả b L ch ị ả h n o h H , ì hi bay n ểm h D ch v ị ụ d i m ướ ặ t đấất Chươ ng trình khách hàng thường xuyên g n u s ổ Sả n phẩ m hi ệ n th ự c b m ẩ h p n ả S 7 Trần Minh Hạnh
Nguồn: Phát triển từ mô hình của The University of Newcastle [14]
Hình 6.3: Ba cấp độ của sản phẩm vận tải hàng không
2) Cấp độ 2 - Sản phẩm hiện thực (Actual product): là những yếu tố phản ánh sự tồn tại
của sản phẩm, là những yếu tố thể hiện chất lượng của sản phẩm cung cấp cho khách
hàng như lịch bay, loại máy bay, dịch vụ trên chuyến bay, dịch vụ trước và sau chuyến
bay, dịch vụ đặt giữ chỗ…
- Lịch bay: Thể hiện thời điểm, mức độ thường xuyên của sản phẩm. Lịch bay
thường phản ánh các yếu tố như tần suất (số lượng chuyến bay/ngày hoặc tuần),
ngày, giờ bay, thời gian bay. Sản phẩm vận chuyển có ưu thế cạnh tranh khi lịch bay
có tần suất cao, giờ đi, đến thuận lợi cho hành khách.
- Loại máy bay: Quyết định rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Loại máy bay sử
dụng không chỉ quyết định đến mức độ tiện nghi, thoải mái trên chuyến bay mà còn
ảnh hưởng đến thời gian bay, mức độ an toàn, thiết kế khoảng cánh ghế ngồi, trang
bị các thiết bị giải trí trên chuyến bay…
- Dịch vụ trên chuyến bay: Thể hiện những khác biệt của sản phẩm vận chuyển
hàng không như hạng ghế và khoảng cách ghế; trang thiết bị an tòan và tiện nghi
cho hành khách (chăn, gối, khăn, vệ sinh…); dịch vụ giải trí trên chuyến bay; báo,
tạp chí; dịch vụ ăn uống và phục vụ của nhân viên trên máy bay (năng lực phục vụ,
thái độ, tính thân thiện, khả năng đáp ứng yêu cầu hành khách, trợ giúp bố, mẹ có
trẻ em, kỹ năng ngôn ngữ…).
- Dịch vụ dưới mặt đất: Thể hiện thống qua các yếu tố như hệ thống đặt, giữ chỗ;
thủ tục trước và sau chuyến bay; dịch vụ chuyển tiếp, dịch vụ tại phòng chờ, vận chuyển lên máy bay…
3) Cấp độ 3 - Sản phẩm bổ sung (Augmented product: là những yếu tố hỗ trợ hoặc làm
tăng giá trị của sản phẩm vận chuyển hàng không. Tùy theo chính sách phát triển sản
phẩm, các dịch vụ này có thể gồm:
- Mức bảo hiểm cho hành khách, hàng hóa, hành lý. 8 Trần Minh Hạnh
- Dịch vụ đóng gói, lưu kho hàng hóa
- Dịch vụ nối chuyến (interlines) với các đường bay và các phương tiện vận chuyển
khác để đáp ứng nhu cầu đi lại hoặc vận chuyển hàng hóa của khách hàng.
- Dịch vụ liên kết với du lịch, khách sạn
- Chương trình cho khách hàng thường xuyên…
- Ngoài ra các dịch vụ để đảm bảo an toàn, an ninh, nâng cao hệ số tin cậy khai
thác (khai thác đúng lịch bay) thì hình ảnh và danh tiếng của hãng không chỉ là các
yếu tố nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm
vận chuyển của hãng hàng không. 9 Trần Minh Hạnh PHẦN II DOANH NGHIỆP VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG 10 Trần Minh Hạnh
2.1. Khái quát về doanh nghiệp vận chuyển hàng không
- Doanh nghiệp vận chuyển hàng không (hãng hàng không) là doanh nghiệp kinh doanh
vận chuyển hàng không, bao gồm: vận chuyển hàng không, quảng cáo, tiếp thị, bán sản
phẩm vận chuyển hàng không trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
- Ở nước ta, theo quy định của Pháp luật hiện hành, doanh nghiệp muốn kinh doanh vận
chuyển hàng không phải có giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không do Bộ GTVT cấp.
- Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không:
1) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà ngành kinh doanh chính là vận chuyển hàng không.
2) Có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác.
3) Có tổ chức bộ máy, có nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp bảo
đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển hàng không.
4) Đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ.
5) Có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng
không phù hợp với nhu cầu của thị trường và quy hoạch, định hướng phát triển ngành hàng không.
6) Có trụ sở chính và địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam.
- Vốn pháp định đối với hãng hàng không kinh doanh vận chuyển hàng không được quy định như sau:
1) Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay là 500 tỷ đồng đối với vận chuyển hàng không
quốc tế hoặc 200 tỷ đồng đối với vận chuyển hàng không nội địa;
2) Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay là 800 tỷ đồng đối với vận chuyển hàng không
quốc tế hoặc 400 tỷ đồng đối với vận chuyển hàng không nội địa;
3) Khai thác trên 30 tàu bay là 1.000 tỷ đồng đối với vận chuyển hàng không quốc
tế hoặc 500 tỷ đồng đối với vận chuyển hàng không nội địa. 11 Trần Minh Hạnh
2.2. Các mô hình hãng hàng không
- Theo loại hình kinh doanh, có thể phân thành:
+ Hãng hàng không vận chuyển hành khách (VD: Thai Airways, Qantas, …)
+ Hãng hàng không vận chuyển hàng hóa
(VD: FedEx, Air France Cargo, EVA Air …)
+ Hãng hàng không vận chuyển hành khách kết hợp với vận chuyển hàng hóa
(VD: Singapore Airlines, Japan Airlines, Air France…)
+ Hãng hàng không bay dịch vụ (VD: Siam Land Flying, Pacific Flight Services…)
- Theo phạm vi hoạt động, có thể phân thành:
+ Hãng hàng không toàn cầu (Major Ailines): thường có quy mô lớn, chủ yếu khai
thác các đường bay tầm trung và đường dài trên phạm vi toàn cầu bằng máy bay
lớn, thân rộng, với chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao (VD: Singapore
Airlines, American Airlines, United Airlines, Japan Airlines…)
+ Hãng hàng không bay khu vực (Regional Airlines): thường khai thác bằng máy
bay cánh quạt và phản lực loại nhỏ trên các đường bay tầm ngắn trong phạm vi
khu vực (VD: Express Airlines, Commuter Airlines, Feeder Airlines…)
- Theo tính chất kinh doanh, có thể phân thành:
+ Hãng hàng không truyền thống: thường cung cấp các dịch vụ đầy đủ cho hành
khách (VD: Singapore Airlines, Air France, Qantas, American Airlines…)
+ Hãng hàng không giá rẻ (Low Cost Airlines hoặc Low Cost Carrier / LCC):
thường cung cấp sản phẩm cho hành khách với dịch vụ tối thiểu và giá bán thấp
hơn giá vé của các hãng hàng không cung cấp dịch vụ đầy đủ có cùng đường bay.
- Theo mức độ khai thác tàu bay, có thể phân thành:
+ Hãng hàng không là nhà khai thác: được cấp chứng chỉ khai thác tàu bay sẽ tự
khai thác tàu bay của mình 12 Trần Minh Hạnh
+ Hãng hàng không không phải là nhà khai thác: không được cấp chứng chỉ khai
thác tàu bay. Để vận chuyển hàng không và khai thác tàu bay họ phải thuê nhà khai thác.
2.3. Khai thác vận chuyển hàng không (quyền vận chuyển)
- Quyền vận chuyển hàng không (thường gọi là thương quyền) là quyền khai thác thương
mại vận chuyển hàng không với các điều kiện về hãng hàng không, đường bay, tàu bay
khai thác, chuyến bay và đối tượng vận chuyển.
- Quyền vận chuyển bao gồm: Quyền vận chuyển hàng không nội địa và Quyền vận
chuyển hàng không quốc tế.
+ Vận chuyển hàng không nội địa: việc vận chuyển bằng đường hàng không trong
lãnh thổ của một quốc gia. Trên cở sở chủ quyền quốc gia, thế giới hiện nay hầu hết
quyền vận chuyển hàng không nội địa chỉ được các quốc gia cấp cho các hãng hàng
không trong nước của quốc gia đó, ngoại trừ giữa các quốc gia có thỏa thuận riêng về mở cửa bầu trời.
+ Vận chuyển hàng không quốc tế: việc vận chuyển bằng đường hàng không qua
lãnh thổ của hơn một quốc gia. Quyền vận chuyển hàng không quốc tế sẽ do một
quốc gia cấp cho một quốc gia khác chỉ định một hay một số nhà vận chuyển của
quốc gia này được khai thác thương mại thị trường vận tải hàng không có liên quan
đến quốc gia cấp phép. Nó thường được quy định trong một hiệp định hàng không
quốc tế song phương hoặc đa phương.
- Trong vận chuyển hàng không quốc tế hiện nay được chia làm 6 loại thương quyền cơ bản:
+ Thương quyền 1 - Quyền bay qua quốc gia cấp thương quyền
+ Thương quyền 2 - Quyền hạ cánh kỹ thuật xuống quốc gia cấp thương quyền,
+ Thương quyền 3 - Quyền vận chuyển đến quốc gia cấp thương quyền,
+ Thương quyền 4 - Quyền vận chuyển đi từ quốc gia cấp thương quyền,
+ Thương quyền 5 - Quyền vận chuyển đi/đến lãnh thổ của quốc gia cấp quyền
từ/đến quốc gia thứ ba, 13 Trần Minh Hạnh
+ Thương quyền 6 - Quyền vận chuyển giữa 2 quốc gia khác qua quốc gia nhà của nhà vận chuyển.
- Theo quy định hiện hành, các hãng hàng không của Việt Nam không được mua, bán
quyền vận chuyển hàng không và không được thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh
bị cấm hoặc cạnh tranh không lành mạnh. 14 Trần Minh Hạnh PHẦN III HÀNG KHÔNG CHUNG 15 Trần Minh Hạnh
- Hoạt động hàng không chung (General aviation) là hoạt động sử dụng tàu bay để thực
hiện các chuyến bay trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, xây dựng và các lĩnh vực kinh tế khác, phục vụ tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu, cứu
hộ, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hoá, thể thao, đào tạo, huấn luyện, bay hiệu chuẩn, đo
đạc, chụp ảnh, quay phim, bay phục vụ nhu cầu cá nhân và các hoạt động bay dân dụng
khác không nhằm mục đích vận chuyển công cộng hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, thư.
- Hoạt động hàng không chung được chia thành:
+ Hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại: hoạt động cung cấp dịch
vụ hàng không chung, quảng cáo, tiếp thi hoặc bán dịch vụ hàng không chung trên
thị trường nhằm mục đích sinh lợi
+ Hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại: hoạt động hàng
không chung phục vụ cho hoạt động của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích sinh lợi.
- Ở nước ta tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động hàng không chung phải đăng ký loại
hình hoạt động với Bộ Giao thông vận tải.
- Hoạt động hàng không chung phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1) Tàu bay, tổ bay phải được cấp giấy phép, chứng chỉ cần thiết và phù hợp với loại
hình hoạt động khai thác được thực hiện.
2) Bảo đảm các điều kiện về an toàn hàng không, an ninh hàng không, bảo vệ môi
trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Tổ chức thực hiện hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại phải có Giấy
chứng nhận người khai thác tàu bay.
- Doanh nghiệp thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam
thực hiện hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại phải được Bộ Giao thông
vận tải cấp Giấy phép kinh doanh hàng không chung. 16 Trần Minh Hạnh
- Điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh hàng không chung giống như được cấp Giấy
phép kinh doanh vận chuyển hàng không, nhưng yêu cầu vốn pháp định cho hoạt động
hàng không chung chỉ là 50 tỷ đồng.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại
phải có phải có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung.
- Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung gồm:
1) Là pháp nhân Việt Nam; hoặc tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp
luật Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam; hoặc văn phòng đại diện hoặc chi
nhánh của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; hoặc công dân Việt Nam thường trú tại
Việt Nam; hoặc công dân nước ngoài thuờng trú tại Việt Nam. 2) Có tàu bay khai thác.
3) Có cơ sở bảo dưỡng tàu bay hoặc có hợp đồng dịch vụ với cơ sở bảo dưỡng tàu
bay được Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.
4) Thành viên tổ lái được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp.
5) Loại hình hoạt động hàng không chung dự định thực hiện phù hợp chức năng
hoạt động của tổ chức, nhu cầu riêng của cá nhân đề nghị cấp.
6) Đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. 17 Trần Minh Hạnh PHẦN 4 CÁC DOANH NGHIỆP VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM 18 Trần Minh Hạnh
4.1. Hãng hàng không quốc gia (Vietnam Airlines)
- Thành lập tháng 3/1993, được Nhà nước đầu tư, bảo trợ nên có tiềm lực lớn.
- Vietnam Airlines đang là công ty mẹ của Tổng công ty HKVN.
- Trực thuộc Vietnam Airlines hiện nay gồm có:
+ Công ty TNHH kỹ thuật máy bay (VAECO)
+ Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (SKYPEC)
+ Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS)
+ Công ty TNHH Dịch vụ giao nhận hàng hóa Tân Sơn Nhất (TECS)
+ Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa Tân Sơn Nhất (TCS)
+ Công ty TNHH MTV Suất ăn hàng không Việt Nam (VACS)
+ Công ty TNHH giao nhận hàng hóa (VINAKO)
+ Công ty cổ phần Tin học và viễn thông hàng không (AITS)
+ Công ty cổ phần dịch vụ Hàng không sân bay Nội Bài (NASCO)
+ Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không (AIRSERCO)
+ Công ty cổ phần xuât nhập khẩu Hàng không (AIRIMEX)
+ Công ty cổ phần đào tạo bay Việt (VFT)
+ Công ty cổ phần cung ứng xuất nhập khẩu lao động Hàng không (ALSIMEXCO)
+ Công ty cổ phần cho thuê máy bay Việt Nam (VALC)
+ Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không sân bay Đà Nẵng
+ Công ty cổ phần suất ăn Hàng không Nội Bài (NCS)
+ Công ty cổ phần Sabre Việt Nam
+ Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài (NCTS)
+ Công ty cổ phần Hàng không Jetstar Pacific (JPA)
+ Hãng Hàng không Cambodia Angkor Air
- Năm 2022, Vietnam Airlines có tổng cộng 90 tàu bay các loại bao gồm cả hãng hàng
không VASCO (công ty con của Vietnam Airlines), chủ yếu khai thác dòng máy bay A21. 19 Trần Minh Hạnh
+ Airbus A321 – 200 (58 chiếc)
+ Airbus A330 – 220 (2 chiếc)
+ Airbus A350 – 900 XWB (12 chiếc)
+ Boeing 787 – 9 Dreamliner (11 chiếc) 20