-
Thông tin
-
Quiz
Vấn đề 2 - Triết học Mác - Lênin (PHI2) | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Vấn đề 2 - Triết học Mác - Lênin (PHI2) | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Triết học Mác - Lênin (PHI2) 58 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Vấn đề 2 - Triết học Mác - Lênin (PHI2) | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Vấn đề 2 - Triết học Mác - Lênin (PHI2) | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Triết học Mác - Lênin (PHI2) 58 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
Vấn đề 2: Quan hệ biện chứng giữa hình thức tồn tại, phương thức tồn tại, diễn biến tồn tại của vật chất
- Theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi nói chung.
- Ph. Ăngghen viết: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất – tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất –
thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”.
* Hình thức tồn tại, phương thức tồn tại, diễn biến tồn tại của vật chất
Hình thức tồn tại (hình thái biểu hiện sự tồn tại) của vật chất | Phương thức tồn tại (Cách thức duy trì sự tồn tại) của vật chất | Diễn biến tồn tại (vận động, biến đổi, chuyển hóa) của vật chất |
Phương diện cơ học: + Các vật vĩ mô: Chất rắn, chất lỏng, chất khí. + Các vật đại vĩ mô: quả đất, địa quyển các hành tinh, các vệ tinh, các ngôi sao. + Hệ thống các vật đại vĩ mô: Ngân hà, thiên hà, siêu thiên hà, siêu siêu thiên hà. | + Liên hệ tương tác cơ học giữa các vật vĩ mô, đại vĩ mô và hệ thống các vật đại vĩ mô bằng lực hấp dẫn vũ trụ và trường hấp dẫn (Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton) | Biến đổi cơ học: + Biến dạng cơ học (hình dáng, kích thước, diện tích bề mặt) của các vật thể. + Biến đổi chuyển hóa từ chất rắn sang thể lỏng, từ chất lỏng và chất khí và ngược lại. + Biến đổi vị trí: Sự chuyển động và thay đổi vị trí trong không gian của các vật thể, các hành tinh, các ngân hà, thiên hà |
Phương diện vật lý: + Nhiệt (sự nóng lạnh của vật thể, ...) + Điện (electron) + Từ (vật liệu có khả năng hút sắt vào lòng quay kim đồng hồ: FeO, Fe2O3 + Ánh sáng (1 dạng bức xạ của điện từ) các tia sang: hồng ngoại, tử ngoại. + Trường (thực thể truyền tương tác): trường điện từ, trường song, trường giao thoa, trường hạt nhân, … + Plasma (trạng thái Ion hóa cao độ của các vật thể có mật độ điện tích âm và điện tích dương bằng nhau). | + Liên hệ tương tác vật lý hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các lực vật lý (lực nhiệt, lực điện, lực từ, lực ánh sang, lực nén, lực đẩy, lực ma sát, …) giữa nhiệt, điện từ, ánh sáng, … qua các trường vật lý của chúng (trường hấp dẫn, trường điện từ, trường sóng, ...) | Biến đổi vật lý: Biến đổi cơ năng thành nhiệt năng, điện năng, hóa năng, bức xạ năng. |
Phương diện hóa học: + Các hạt vi mô hay các hạt nhân và các phản hạt: Proton, Nơtron, Nơtrino, Muyon. + Spin (đặc trưng lượng từ của các hạt cơ bản và hạt nhân) + Phân tử (hạt bền vững và bé nhỏ của một chất) + Nguyên tử (hạt nhỏ nhất của một nguyên tố hóa học) (hạt nhân và điện tử) | + Liên hệ, tương tác hóa học giữa các hạt vi mô, các phân tử, nguyên tử, các đơn chất, hợp chất, … bằng các lực: lực tương tác giữa nguyên tử và phân tử trung hòa điện (Lực Vanderwalls, các liên kết hóa học, liên kết ion, liên kết cộng hóa trị), lực tương tác giữa các phân tử (có liên kết hóa học bão hòa | Biến đổi hóa học: + Biến đổi thành phần cấu tạo của các chất, biến đổi phân tử, nguyên tử. + Biến đổi bức xạ năng thành các dạng năng lượng khác. + Biến đổi các đơn chất, hợp chất do sự hoá hợp và phân giải của các chất (từ đơn chất thành hợp chất và hợp chất thành các đơn chất, ... |
Phương diện sinh học: + Các thể protid: protid đơn giản (Anleumin, Prolaumin, histron), protid phức tạp (Cromoproteil, Nucleotid, glucoproteil), Các acid nucleic: ADN, ARN, các vi sinh vật, vi khuẩn, vi trùng, siêu vi trùng + Các thể đơn bào, đa bào, thực vật, động vật. | + Liên hệ tương tác giữa các protid, các tổ chức sinh vật với môi trường bên ngoài (đất, nước, ánh sáng, nhiệt độ, không khí, độ ẩm) + Liên hệ tương tác giữa các yếu tố bộ phận bên trong cơ thể sinh vật, thực vật động, quần xã sinh học. | Biến đổi sinh học: + Biến đổi tế bào, biến đổi kiểu gen, biến đổi kiểu hình (cơ thể, màu sắc, hình dáng cơ thể). + Biến đổi các giống loài thực vật để thích nghi với sự biến đổi của môi trường, hoàn cảnh. + Sự phát triển tiến hóa của các loài thực vật, động vật (từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn). |
Phương diện xã hội: + Các hệ thống xã hội và các thành phần tạo nên chúng: con người, nhóm người, cộng đồng người, xã hội loài người, xã quyển. + Các phương tiện vật chất máy móc thiết bị kỹ thuật của xã hội. | + Liên hệ tương tác giữa cá nhân, nhóm người, cộng đồng người qua các hoạt động trên mọi lĩnh vực. + Liên hệ tương tác giữa LLSX, QHSX, trong các xã hội cụ thể, hình thái kinh tế xã hội cụ thể. | Biến đổi xã hội: + Biến đổi thành phần cấu tạo của xã hội: cá nhân, nhóm người, cộng đồng người. + Biến đổi, thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội. + Sự phát triển của văn minh vật chất, sự tiến bộ của xã hội. |