Vấn đề cơ bản của luật hình sự - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
1. Khái niệm: Luật hình sự là một phần của Hiến Pháp, là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt NamBao gồm: 1. hệ thống các quy phạm pháp luật xác định những hành vi nguy hiểm nào là tội phạm2. quy định hình phạt. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I/ Vấn đề cơ bản của luật hình sự 1. Khái niệm:
Luật hình sự là một phần của Hiến Pháp, là một ngành luật độc lập trong
hệ thống pháp luật Việt Nam Bao gồm:
1. hệ thống các quy phạm pháp luật xác định những hành vi nguy hiểm nào là tội phạm 2. quy định hình phạt.
Bộ luật hình sự hiện hành là Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017.
2. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự:
- Là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, trong đó:
Nhà nước được quyền truy tố, xét xử người phạm tội, buộc người
phạm tội phải chịu hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy
hiểm của hành vi phạm tội.
Còn người phạm tội có nghĩa vụ chấp hành biện pháp cưỡng chế của
Nhà nước và họ cũng có quyền yêu cầu nhà nước đảm bảo các
quyền lợi ích hợp pháp của họ.
3. Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự:
- Là phương pháp quyền uy, mệnh lệnh, phục tùng.
- Nhà nước có quyền áp dụng hình phạt đối với người phạm tội mà không
cần có sự thỏa thuận nào, hay không có sự cản trở của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. II/ HÌNH PHẠT
1. Khái niệm Hình phạt:
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định
trong Bộ Luật Hình sự, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân
thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.
2. Mục đích của Hình phạt:
trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội
giáo dục ý thức tuân thủ theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới;
phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm.
3. Đặc điểm của Hình phạt:
- Hình phạt là biện pháp cưỡng chế bởi vì: Hình phạt nghiêm khắc nhất
tước bỏ những quyền và lợi ích cần thiết của người bị kết án - quyền chính trị,
quyền kinh tế, quyền tự cho và của người
thậm chí là quyền được sống phạm tội. -
Để lại án tích trong một thời gian nhất định. -
được quy định trong Bộ Luật Hình sự ở phần chung và các phần các tội phạm cụ thể.
- chỉ do Tòa án nhân danh nhà nước áp dụng trên cơ sở của bản án.
- chỉ áp dụng với người có hành vi phạm tội 4. Phân loại:
**Các hình phạt đối với người phạm tội
a) Hình phạt chính bao gồm: - Cảnh cáo; - Phạt tiền;
- Cải tạo không giam giữ; - Trục xuất; - Tù có thời hạn; - Tù chung thân; - Tử hình.
b) Hình phạt bổ sung bao gồm:
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; - Cấm cư trú; - Quản chế;
- Tước một số quyền công dân; - Tịch thu tài sản;
- Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
- Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
c) Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình thức phạt chính và
có thể bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung. một hoặc một số
**Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội
a) Hình phạt chính bao gồm: - Phạt tiền
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn
- Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
b) Hình phạt bổ sung bao gồm:
- Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định - Cấm huy động vốn
- Phạt tiền, khi phạt tiền không là hình phạt chính
c) Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình
thức phạt chính và có thể bị áp dụng thêm một hoặc một số hình phạt bổ sung.