-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Vấn đề cơ bản - Triết học Mac - Lenin | Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh
Vấn đề cơ bản của Triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức bởi vì mọi trường phái triết học đều phải nghiên cứu vấn đề này, quan hệ này là điểm xuất phát của thế giới quan và cách giải quyết vấn đề này có vai trò quyết định trong việc giải quyết mọi vấn đề khác trong triết học, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác- Lenin (TH112) 12 tài liệu
Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 228 tài liệu
Vấn đề cơ bản - Triết học Mac - Lenin | Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh
Vấn đề cơ bản của Triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức bởi vì mọi trường phái triết học đều phải nghiên cứu vấn đề này, quan hệ này là điểm xuất phát của thế giới quan và cách giải quyết vấn đề này có vai trò quyết định trong việc giải quyết mọi vấn đề khác trong triết học, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác- Lenin (TH112) 12 tài liệu
Trường: Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 228 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh
Preview text:
-Vấn đề cơ bản của Triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức bởi vì mọi trường phái triết học đều phải
nghiên cứu vấn đề này, quan hệ này là điểm xuất phát của thế
giới quan và cách giải quyết vấn đề này có vai trò quyết định
trong việc giải quyết mọi vấn đề khác trong triết học
-Tính 2 mặt vấn đề cơ bản của Triết học
+Mặt thứ 1: Ý thức và vật chất cái nào có trước, cái nào có
sau, cái nào quyết định cái nào?
Vật chất có trước, quyết định ý thức: chủ nghĩa duy vật gồm 3 hình thức:
Chủ nghĩa duy vật chất phát (TK cổ đại): là hình
thức đầu tiên của chủ nghĩa duy vật, mang nặng tính
trực quan, ngây thơ, chất phát. Lấy bản thân giới tự
nhiên để giải thích thế giới.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình (TK XVII-XVIII): là
hình thức thứ 2 của chủ nghĩa duy vật, chịu ảnh
hưởng của cơ học cổ điển và phương pháp tư duy
siêu hình. Biệt lập, ngưng đọng, không vận động,
không phát triển. Tuy nhiên, đã góp phần đẩy lùi thế
giới quan duy tâm tôn giáo.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng (C.Mác&Ănghen,
Lênin): là hình thức thứ ba của CNDV. Khắc phục
được những hạn chế của CNDV trước đó. Không
chỉ giúp con người phản ánh hiện thực đúng như
chính bản thân nó mà còn là một công cụ hữu hiệu
giúp con người cải tạo hiện thực ấy. Đỉnh cao trong sự phát triển của CNDV.
Ý thức có trước, quyết định vật chất: chủ nghĩa duy tâm gồm 2 hình thức:
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Thừa nhận tính thứ
nhất của ý thức con người, nhưng phủ nhận sự tồn
tại khách quan của hiện thực. Geogre Berkeley đã
từng nói: “ Mọi sự vật hiện tượng chỉ là phức hợp của những cảm giác”.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Cũng thừa nhận
tính thứ nhất của ý thức nhưng đó là tinh thần khách
quan có trước và tồn tại độc lập với con người.
Friedrich Hegel đã từng nói: “ Ý niệm tuyệt đối”.
Phân biệt nhất nguyên luận và nhị nguyên luận:
Nhất nguyên luận: chỉ có vật chất hoặc ý thức và
bao gồm cả duy tâm và duy vật
Nhị nguyên luận: cả vật chất và ý thức cùng tồn tại và chỉ có duy tâm
+Mặt thứ 2: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Có: Khả tri luận: Thừa nhận khả năng nhận thức của
con người. Về nguyên tắc, con người có thể hiểu được bản chất của sự vật
Không: Bất khả tri luận: Phủ nhận khả năng nhận thức
thế giới của con người. Về nguyên tắc, con người không
thể hiểu được bản chất, kết quả nhận thức mà con người
có được chỉ là hình thức bên ngoài, hạn hẹp. David
Hume [1711-1776]: Con người không biết được sự vật
như thế nào, có tồn tại hay không