-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Vấn đề ôn thi môn Lịch sử Đảng - Lịch sử Đảng | Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Từ nửa cuối TK XIX, Chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa), đẩy mạnh quá trình xâm chiếm và nô dịch các nước nhỏ, yếu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ-Latinh, biến các quốc gia này thành thuộc địa của các nước đế quốc. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Preview text:
VẤN ĐỀ ÔN THI MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG
- Hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Bối cảnh lịch sử
Tình hình thế giới tác động đến cách mạng Việt Nam
- Từ nửa cuối TK XIX, Chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa), đẩy mạnh quá trình xâm chiếm và nô dịch các nước nhỏ, yếu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ-Latinh, biến các quốc gia này thành thuộc địa của các nước đế quốc.
- Tại các nước tư bản chính quốc phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao dộng chống chủ nghĩa tư bản, chống áp bức, bất công, vì dân chủ và hòa bình phát triển mạnh mẽ
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới, tác động đến phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nước, phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa., trong đó có VN
Nhiều Đảng cộng sản đã ra đời: Đảng cộng sản Đức, Hung (1918), Đảng cộng sản Mỹ (1919), Đảng cộng sản Anh, Pháp (1920), Đảng cộng sản Trung Quốc, Mông Cổ (1921); Đảng cộng sản Nhật (1922).
Sự ra đời nhà nước Xô Viết, với việc thực hiện các chủ trương, chính sách mang lại quyền lợi cho đa số nhân dân lao động đã có tác dụng to lớn cổ vũ, động viên các dân tộc thuộc địa vùng lên tự giải phóng. Quốc tế Cộng sản ra đời tháng 3-1919 do V.I.Lênin đứng đầu đã trở thành bộ tham mưu chiến đấu, tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản thế giới, giúp đỡ, chỉ đạo phong trào giải phóng dân tộc.
Cách mạng tháng Mười và những hoạt động cách mạng của Quốc tế Cộng sản đã ảnh hưởng mạnh mẽ và thức tỉnh phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam và Đông Dương.
- Bối cảnh VN: từ năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm Việt Nam.
Chính sách cai trị thuộc địa của thưc dân Pháp ở Đông Dương
· Chính trị: Pháp tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp
nặng nề. Mọi quyền hành đều trong tay người Pháp, biến vua quan Nam triều thành bù nhìn, tay sai. sai.
Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong biển máu.
Chia nước ta thành 3 ky Bắc kỳ Trung Kỳ :Xứ bảo hộ, Nam Kỳ xứ thuộc địa
nhập ba kỳ nước ta với nước Lào và nước Campuchia để lập ra liên bang Đông Dương thuộc Pháp, xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới.
Gây chia rẽ hận thù dân tộc, tôn giáo, Bắc Trung Nam , giữa dân tộc VN với các dân tộc khác trên bán đảo đông dương
Kinh tế : Khai thác và bóc lột thuộc địa
Khai thác tài nguyên Đánh thuế rất nặng Khai phá đồn điền Xây dựng nhà máy Mở rộng giao thông
Độc quyền nhiều ngành sản xuất
Văn hóa: Ngu dân
Nô Dịch ngu dân
Duy trì các hủ tục lạc hậu
Giáo dục mục đích là để đào tạo nhân viên cho pháp
Sự chuyển biến của xã hội Việt Nam
Xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến, sự phân hóa sâu sắc với 5 tầng lớp giai cấp:
- Giai cấp địa chủ phong kiến: -Địa chủ lớp, vừa, nhỏ
(Một bộ phận cấu kết với thực dân Pháp, trở thành tay sai, chỗ dựa cho thực dân Pháp
Một bộ phận chống thực dân pháp, khởi xướng, lãnh đạo các phong trào yêu nước (thủ lĩnh Cần Vương,..), lãnh tụ của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,...)
Một bộ phận chuyển thành giai cấp tư sản
- Nông dân (Chiếm 90% dân số, chịu sự áp bức, bóc lột nặng nề của thực dân, phong kiến )
Tư Sản - tư sản mại bản(quyền lợi gắn liền với thực dân Pháp )
- tư sản dân tộc (có tinh thần yêu nước, có mâu thuẫn với thực dân Pháp nhưng không có năng lực để lãnh đạo cách mạng )
- Công nhân
- Tiểu tư sản - trí thức
Mâu thuẫn trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến
Xã hội thuộc địa nửa phong kiến tồn tại nhiều mâu thuẫn: mâu thuẫn nông dân với địa chủ, tư bản với công nhân,... mâu thuẫn giữa các hệ tư tưởng,...
Mâu thuẫn giữa nhân dân (chủ yếu là nông dân) với địa chủ phong kiến
Mâu thuẫn chủ yếu: mâu thuẫn toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phong kiến phản động
- Quá trình thành lập Đảng, vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Hành trình tìm đường giải phóng dân tộc (1911 - 1920)
Năm 1911: Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước
Qua các cuộc cách mạng tư sản điển hình trên thế giới, CMTS Anh, CMTS Pháp,..., về chủ nghĩa đế quốc và thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc khẳng định cách mạng tư sản không thể là con đường cho cách mạng Việt Nam
Năm 1917: Cách mạng tháng 10 Nga thành công
Tháng 7 năm 1920, tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiên được tiếp cận “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của lenin, Người khẳng định muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản
Tháng 12 / 1920: Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập đảng cộng sản Pháp, trở thành người dân thuộc địa đầu tiên tham gia sáng lập đảng cộng sản ở chính quốc
Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa mác-lênin, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam (1921 - 1930)
1921 - 1923: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp
- Sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng trong giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc 1939 – 1945
Bối cảnh lịch sử:
Thế giới:
Ngày 01/ 09/1939 Đức bất ngờ tấn công Ba Lan. Ngày 3/ 9/ 1939 Anh và Pháp tuyên chiến với Đức ⇒ Như vậy chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
Tại nước Pháp, chính phủ Đalađiê thi hành một loạt các biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc địa.
Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ .
6/1940 Đức tiến công Pháp. Tháng 6/1941, Đức tiến công Liên Xô, chiến tranh lan rộng. Tháng 12/1941, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ.
Quân Nhật lần lượt đánh chiếm nhiều thuộc địa của Mỹ và Anh trên biển và trong đất liền, cuộc chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới
Đông Dương
Thực dân Pháp tăng cường bộ máy đàn áp, lệnh thiết quân luật được ban bố. Ngày 28/9/1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định Cấm tuyên truyền cộng sản, đặt Đảng Cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật …
Thực dân Pháp thi hành chính sách thời chiến, phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng, thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” nhằm tăng cường vơ hết sức người, sức của để phục vụ chiến tranh đế quốc
Tháng 9/1940, Nhật xâm lược Đông Dương. Thực dân Pháp đầu hàng và cấu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương, làm cho nhân dân Đông Dương phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”, mâu thuẫn dân tộc phát triển sâu sắc đòi hỏi cần phải giải quyết cấp bách. Vì vậy Đảng chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
Sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng Thể hiện ở các văn kiện:
Thông cáo của Đảng cộng sản Đông Dương ngày 29/9/1939, “hoàn cảnh đông dương sẽ tiến bước đến vấn đề dân tộc giải phóng”
Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 6, họp tháng 11/1939, tại Bà Điểm, do đồng chí Nguyễn Văn Cừ chủ trì
Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 7, họp tháng 11/1940, tại làng Đình Bảng, do đồng chí Trường Chinh chủ trì
Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8, họp tháng 5/1941, tại Pác Pó - Cao Bằng, do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì
Nội dung chủ trương:
Đảng khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam là đúng đắn và không thay đổi, lúc này Đảng chuyển hướng chiến lược đặc nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, còn nhiệm vụ chống phong kiến được thực hiện từng bước phục vụ cho nhiệm vụ chống Đế quốc
Chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất nhằm tập hợp mọi lực lượng, phục vụ cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc
Vấn đề khởi nghĩa vũ trang
Hội nghị Trung ương 7 (11/ 1940) quyết định đưa khởi nghĩa vũ trang vào chương trình Nghị sự
Hội nghị Trung Ương 8 (5/1941) khẳng định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân trong giai đoạn hiện tại
Mô hình nhà nước
Hội nghị Trung ương 6 (11 / 1939) và Hội nghị Trung ương 7 (11 / 1940) chủ trương nếu cách mạng thành công sẽ thành lập Liên bang Cộng hòa Dân chủ Đông Dương
Hội nghị Trung Ương 8 ( 5 /1941) khẳng định thi hành chính sách “ dân tộc tự quyết”.
Vấn đề xây dựng Đảng
Chú trọng công tác xây dựng Đảng như đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chuẩn bị cho cách mạng đấu tranh giành chính quyền
- Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương, biện pháp của Đảng trong xây dựng và bảo vệ chính quyền giai đoạn 1945 - 1946?
- Hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1946-1954? Kết quả, ý nghĩa của đường lối đó?
Hoàn cảnh lịch sử:
Sách thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Đảng Chính phủ và nhân dân Việt Nam kiên trì với chủ trương hòa hoãn và bày tỏ thiện chí Hòa Bình nhân nhượng với các thế lực xâm lược và bọn phản động tay sai trong nước
Đối với Pháp ta đã nhân nhượng khi ký hiệp định sơ bộ 6/ 3/ 1946, Tạm ước 14/ 9 /1946,... nhưng thực dân pháp ngày càng bộc lộ dã tâm muốn cướp nước ta một lần nữa
Ngày 20 / 11 / 1946, Pháp cho quân đổ bộ đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, Đà Nẵng,...
Đặc biệt các ngày 17, 18 / 12 / 1946, Pháp gây ra vụ tàn sát đẫm máu tại Phổ Yên Ninh, hàng Bún ở Hà Nội
20:00 ngày 18 / 12 / 1946 đại diện của Pháp đã gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta yêu cầu phải giải tán lực lượng vũ trang và Trao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng
⇒ Như vậy chúng ta càng nhận nhượng thì thực dân Pháp càng lần tới, với mục đích xác lập lại chế độ thuộc địa
Ngày 18 tháng 12 năm 1946 Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Vạn Phúc đã đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình hình kịp thời đề ra chủ trương đối phó và quyết định phát động toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
Ngày 19 tháng 12 năm 1946 chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến khẳng định quyết tâm sắt đá của nhân dân ta quyết kháng chiến đến cùng để bảo vệ nền độc lập tự do
Nội dung cơ bản đường lối
Mục đích: Đánh đổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập tự do, thống nhất hoàn toàn, bảo vệ thành quả của cách mạng Tháng Tám, Vì nền tự do dân chủ, góp phần bảo vệ hòa bình khu vực và thế giới
Tính chất của cuộc kháng chiến
Tính chất giải phóng dân tộc: Kế tục sự nghiệp cách mạng Tháng Tám nhằm giải phóng dân tộc Việt Nam ra khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai
Tính chất dân chủ mới: Trong kháng chiến còn xây dựng, củng cố chế độ dân chủ cộng hòa và tiếp tục thực hiện chính sách ruộng đất đối với nông dân trên nền tảng chế độ dân chủ nhân dân
Phương châm chỉ đạo kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính
Kháng chiến toàn dân nhằm huy động lực lượng, vật lực, tài lực tạo nên sức mạnh toàn dân tộc, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi
Kháng chiến toàn diện: là kháng chiến trên các mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao
Kháng chiến lâu dài: Nhằm từng bước làm thay đổi tương quan so sánh lực lượng có lợi cho ta, biến yếu thành mạnh; Phát huy thiên thời địa lợi nhân hòa để tiêu diệt địch
Dựa vào sức mình là chính nhằm chủ động huy động sức người, sức của lâu dài cho cuộc kháng chiến, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, nhân dân tiến bộ Pháp, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi
Kết quả
Việc thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến của Đảng giúp Chúng ta đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của bọn thực dân Pháp, buộc chúng phải công nhận độc lập chủ quyền và bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam và các nước Đông Dương, làm thất bại âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ
Ý nghĩa
Đường lối kháng chiến của Đảng là sự kế thừa, nâng lên tầm cao mới, tư tưởng quân sự truyền thống của cha ông ta; là sự vận dụng lý luận chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa mác-lênin và kinh nghiệm quân sự một số nước anh em vào điều kiện Việt Nam
Đường lối kháng chiến của Đảng là đường lối đấu tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, tập trung vào nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã chứng minh sự tài tình của việc hoạch định đường lối cũng như tổ chức chỉ đạo kháng chiến của Đảng
Quá trình hình thành và nội dung cơ bản của đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam (1954-1975), được thông qua tại Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ III (1960)
Đại hội đại biểu lần thứ III (9 - 1960), của Đảng diễn ra trong hoàn cảnh đất nước vẫn tạm thời chia làm hai miền, mỗi miền có một chế độ chính trị khác nhau. Miền Bắc quá độ lên xã hội chủ nghĩa, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để tiến tới thống nhất đất nước
Đại hội xác định đường lối chung của cách mạng Việt Nam: “Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới”
Nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược. Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.
- Quá trình tìm tòi con đường đổi mới đất nước của Đảng tại Đại hội IV, Đại hội V của Đảng
- Bối cảnh lịch sử, nội dung cơ bản đường lối đổi mới của Đảng tại Đại hội lần thứ VI (1986)
Hoàn cảnh lịch sử Thế giới
Từ giữa thập kỷ 80 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tin) phát triển mạnh mẽ tác động sâu sắc đối với mặt đời sống của các quốc gia dân tộc
Khoa học - kỹ thuật, công nghệ trở thành động lực phát triển của nền kinh tế thế giới
Trước biển động của bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước, các nước xã hội chủ nghĩa tiến hành cải cách cải tổ, Tuy nhiên hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng sâu sắc
Trong nước:
Những năm giữa thập kỷ 80, Kinh tế nước ta phổ biến vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, hậu quả chiến tranh, thiên tai tàn phá nặng nề
Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp bộc lộ khuyết tật. Đặc biệt sai lầm của cải cách giá, lương, tiền làm cho kinh tế xã hội khủng hoảng trầm trọng, lạm phát tăng 774%, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, giảm sút lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước, tình trạng tham nhũng lãng phí tràn lan
⇒ Trước những biến động của tình hình thế giới và trong nước, Đảng khẳng định phải nhìn thẳng vào sự thật, phải nói rõ sự thật, phải đánh giá đúng tình hình, phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế
Nội dung đường lối đổi mới:
Nhận thức về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta : + Là quá trình lịch sử tương đối lâu dài, phải trải qua nhiều chặng đường
Đổi mới về kinh tế Về cơ cấu kinh tế:
Bố trí cơ cấu kinh tế hợp lý: nông nghiệp - công nghiệp và dịch vụ. Tư duy sắp xếp cơ cấu kinh tế ở Đại hội VI đã phát huy được thế mạnh ở Việt Nam là nông nghiệp
Về cải tạo xã hội chủ nghĩa :
Là nhiệm vụ thường xuyên liên tục trong suốt thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Đại hội VI khẳng định sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ
Chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Đại hội VI làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển
Về cơ chế quản lý kinh tế
Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế: xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa, kết hợp kế hoạch với thị trường
về Chính sách xã hội
Quan điểm: cơ bản, lâu dài, xác định nhiệm vụ mục tiêu phù hợp với yêu cầu khả năng trong chặng đường đầu tiên
Chú trọng: chính sách dân số, việc làm, công bằng xã hội, giáo dục,.... về Đối ngoại
Đại hội VI khẳng định mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và các bên cùng có lợi (Tăng cường quan hệ với ba nước Đông Dương, sẵn sàng thương lượng và hợp tác với các nước Đông Nam Á, mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước phương tây, sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ…. )
Đổi mới Đảng
Đạo phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, đổi mới tư duy lý luận, nhận thức đúng về chủ nghĩa xã hội và đặc trưng, quy luật, hình thức, bước đi của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; đổi mới tổ chức, đổi mới đội ngũ cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác
Lưu ý: Câu hỏi thi tự luận sẽ xoay quanh những vấn đề trên và thường sẽ có những ý hỏi vận dụng hoặc liên hệ thực tiễn. Câu trắc nghiệm bao
gồm toàn thể nội dung môn học nhưng phần nhiều liên quan đến các vấn đề trên.