Vấn đề với các đối tượng hữu quan bên ngoài | Bài tiểu luận học phần Đạo đức trong kinh doanh | Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Đối tượng hữu quan (stakeholders) bao gồm những người bên trong và bên ngoài công ty. Những người bên trong là các cổ đông hay còn gọi là những người góp vốn, hoặc các công nhân viên chức kể cả là giám đốc hay các ủy viên trong hội đồng quản trị. Họ là những hay nhóm đối tượng có ảnh hưởng quan trọng đến sự sống còn và thành công của một hoạt động kinh doanh, có những quyền hạn nhất định và có quyền được yêu cầu quyền lợi chính đáng từ công ty. Những người bên ngoài công ty là các cá nhân hay tập thể khác gây ảnh hưởng lên các hoạt động của công ty như khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp đoàn, đối thủ cạnh tranh, cộng đồng, địa phương và công chúng nói riêng. Quan điểm, mối quan tâm và lợi ích của họ có thể là khác nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Preview text:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN
MÔN: ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH
CHỦ ĐỀ: VẤN ĐỀ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN BÊN NGOÀI
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN KHOA BẰNG MSSV: 2212486
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2024 MỤC LỤC: Phần I: MỞ ĐẦU Phần II: NỘI DUNG
1) Giới thiệu..............................................................................................
2) Cơ sở lí thuyết.......................................................................................
3) Phương pháp thực hiện..........................................................................
4) Kết quả..................................................................................................
5) Kết luận.................................................................................................
6) Hàm ý quản trị.......................................................................................
Phần III: TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN I: MỞ ĐẦU
Đạo đức trong kinh doanh là hệ thống chuẩn mực, quy tắc ứng xử của doamh
nghiệp trong quá trình kinh doanh, nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên liên
quan, bao gồm: khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, cổ đông, cộng đồng và môi trường.
Kinh doanh trong thời kì phát triển mạnh mẽ và đột phá của công nghệ luôn
có những thách thức cho không chỉ riêng cá nhân, tổ chức mà còn là thách 1
thức cho xã hội và môi trường bao quanh các doanh nghiệp. Vì thế, trong xã
hội hiện đại như ngày nay, đạo đức trong kinh doanh nói chung và những
vấn đề hữu quan bên ngoài ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung luôn là vấn
đề được quan tâm hơn bao giờ hết vì những tác động vô hình của nó đối với
nền kinh tế doanh nghiệp hay xa hơn là nền kinh tế thị trường. PHẦN II: NỘI DUNG 1) Giới thiệu:
Đối tượng hữu quan (stakeholders) bao gồm những người bên trong và
bên ngoài công ty. Những người bên trong là các cổ đông hay còn gọi là
những người góp vốn, hoặc các công nhân viên chức kể cả là giám đốc
hay các ủy viên trong hội đồng quản trị. Họ là những hay nhóm đối tượng
có ảnh hưởng quan trọng đến sự sống còn và thành công của một hoạt
động kinh doanh, có những quyền hạn nhất định và có quyền được yêu
cầu quyền lợi chính đáng từ công ty. Những người bên ngoài công ty là
các cá nhân hay tập thể khác gây ảnh hưởng lên các hoạt động của công
ty như khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp đoàn,
đối thủ cạnh tranh, cộng đồng, địa phương và công chúng nói riêng. Quan
điểm, mối quan tâm và lợi ích của họ có thể là khác nhau.
Đạo đức hay các đối tượng hữu quan luôn đồng hành cùng doanh nghiệp
trong quá trình phát triển. Các yêu cầu của các đối tượng hữu quan có thể
mâu thuẫn, xung đột lẫn nhau và rất khó để một công ty có thể phục vụ
chu toàn. Và trong khi đáp ứng đòi hỏi ấy, việc áp dụng thực thi đạo đức
phù hợp cũng là điều cần thiết đối với doanh nghiệp. 2
- Đối với chủ sở hữu: là các cá nhân đóng góp nguồn lực về mặt tàichính
và vật chất cho doanh nghiệp.Nhà quản trị học cần đảm bảo đủ chỉ tiêu
về lợi nhuận cho các cổ đông và mang đến lợi ích tối ưu cho công ty. Song,
những điều này có thể làm giảm lợi ích ở các nhân tố khác trong doanh
nghiệp, vì thế nhà quản trị cần thực hiện một cách có cân nhắc về mặt đạo đức.
- Đối với người lao động: là những nhân viên phục vụ và làm việc
tạidoanh nghiệp. Đây là một trong những đối tượng hữu quan vô cùng
quan trọng và có nhiều vấn đề đạo đức mà doanh nghiệp cần đối mặt với
bộ phận này: vấn đề cáo giác; bí mật thương mại; môi trường làm việc;
sự lạm dụng. Trước tiên, cần thực thi đạo đức về nhận thức trong công
việc với các cá nhân lao động. Cần giải quyết các mâu thuẫn một cách
phù hợp cũng như xây dựng lòng tin ở nhân viên để đảm bảo đạo đức ở
họ. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần tuân theo chuẩn mực đạo đức
chung, tạo một môi trường làm việc thật sự hiệu quả, ưu tiên tính toán và
lường trước rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo vệ người lao động. Ngoài ra, nếu
chủ doanh nghiệp đối xử với nhân viên thiếu đạo đức: thiếu công bằng,
trả lương chưa thích đáng, ép buộc những vấn đề ngoài công việc,... có
thể gây ra việc lạm dụng của công, phá hoại ngầm. Do đó, chủ doanh
nghiệp cần thiết phải điều chỉnh đạo đức một cách phù hợp với đối tượng hữu quan này.
- Đối với khách hàng: là đối tượng mà công ty nhắm đến để phục vụ,
thểhiện nhu cầu, đánh giá chất lượng hàng hóa, sử dụng các sản phẩm của
doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đạt được lợi nhuận. Khách hàng là đối
tượng hữu quan chính mang đến doanh thu cho doanh nghiệp. Vì thế, nên 3
thận trọng những hành vi đạo đức với đối tượng này. Phải kiên quyết né
tránh việc tạo dựng những quảng cáo phi đạo đức, marketing những thông
tin thiếu chính xác. Bên cạnh đó, khách hàng rất nhạy cảm với những
luồng thông tin bên ngoài về doanh nghiệp, dù chỉ một vài nhận xét, phê
bình không tốt cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định tiêu thụ sản phẩm. Do
đó, doanh nghiệp không chỉ tạo dựng lòng tin trựctiếp mà còn cần có cho
mình hình ảnh đạo đức đẹp về các mặt khác. 4
2) Cơ sở lí thuyết:
Đối tượng hữu quan là những người khác nhau, chịu tác động theo
những cách khác nhau bởi việc triển khai hoạt động kinh doanh. Tác
động có thể phù hợp mong muốn hoặc nằm ngoài sự mong muốn của
họ; vì vậy họ luôn tìm cách và sử dụng những phương tiện, biện pháp
có thể sử dụng và phù hợp khả năng của họ để phản ứng hay tác động
trở lại doanh nghiệp để điều trình quá trình thực hiện hay kết quả theo
hướng phù hợp với mong muốn của họ. Do vậy, họ luôn quan tâm đến
những quyết định và hành động của doanh nghiệp.
Do mong muốn và mối quan tâm của các đối tượng hữu quan là khác
nhau, năng lực và biện pháp phản ứng cũng khác nhau, hành động của
họ có thể dẫn đến những tác động trái ngược nhau dẫn đến xung đột,
gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực thi và kiểm soát
quá trình triển khai và kết quả đạt được. Như vậy, rủi ro kinh doanh
tiềm ẩn ngay trong những quyết định và hành động thiếu cân nhắc của
doanh nghiệp. Để giảm thiểu những tác động trái ngược và rủi ro đến
từ hành động phản ứng của những người hữu quan, cần hiểu rõ mối
quan tâm, mong muốn và khả năng hành động của các đối tượng hữu
quan trước một quyết định của doanh nghiệp. Trách nhiệm của doanh
nghiệp đối với các đối tượng hữu quan bên ngoài, bao gồm cả cộng
đồng, môi trường, truyền thông và các hoạt động phát triển bền vững,
không chỉ là một nghĩa vụ pháp lý mà còn là một trách nhiệm đạo đức và xã hội.
Trước hết, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đòi hỏi họ phải đóng
góp tích cực vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng 5
xung quanh bằng cách tham gia vào các hoạt động như tài trợ xã hội,
giáo dục và cung cấp cơ hội việc làm cho người dân địa phương. Một
doanh nghiệp chỉ có thể phát triển bền vững khi cộng đồng xung quanh
nó cũng phát triển và hạnh phúc. Điển hình cho ví dụ đó là việc doanh
nghiệp nhà hàng Chay Xanh mặt dù đối diện với vấn đề sinh tồn trong
thời điểm kinh tế khó khăn vẫn chọn việc đặt trách nhiệm xã hội lên cao hơn.
Thứ hai, trách nhiệm môi trường đòi hỏi doanh nghiệp phải hành động
bảo vệ và bảo tồn tài nguyên tự nhiên. Điều này bao gồm việc giảm
thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, tiết kiệm năng lượng, tái
chế và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Việc duy trì môi trường
lành mạnh không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của con người mà còn là
một phần không thể thiếu trong việc duy trì sự sống trên hành tinh này.
Thứ ba, trách nhiệm đối với truyền thông đòi hỏi doanh nghiệp phải
thông tin một cách trung thực và minh bạch đối với cộng đồng và các
bên liên quan. Họ phải đảm bảo rằng thông tin được truyền đạt không
gây hiểu lầm hoặc định kiến, và phải tôn trọng quyền riêng tư và quyền
lợi của người tiêu dùng.
Cuối cùng, trách nhiệm đối với các hoạt động phát triển bền vững đòi
hỏi doanh nghiệp phải xem xét và tích cực thúc đẩy các phương pháp
sản xuất và kinh doanh có ít ảnh hưởng đến môi trường và xã hội hơn.
Điều này có thể bao gồm việc phát triển sản phẩm tái chế, tăng cường
công bằng trong chuỗi cung ứng, và thúc đẩy các hành vi tiêu dùng bền vững. 6
Tóm lại, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các đối tượng hữu quan
bên ngoài không chỉ là một cam kết pháp lý mà còn là một nhu cầu đạo
đức và xã hội. Bằng cách thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm này,
doanh nghiệp không chỉ góp phần vào sự phát triển bền vững của chính
họ mà còn đóng góp vào sự phát triển toàn diện của xã hội và môi trường. 7
3) Phương pháp thực hiện:
Để thực hiện, doanh nghiệp cần thu hồi đủ tiền từ khách hàng bằng
cách cung ứng hàng hoá có giá trị gia tăng cao đối với họ. Số tiền này
phải đủ để hoàn trả cho chủ đầu tư, tạo ra thặng dư cho doanh nghiệp
sau khi đã trả công đầy đủ, xứng đáng cho người lao động. Như vậy,
bốn đối tượng trên là bốn mắt xích gắn liền với nhau trong một quá
trình tạo ra giá trị “chuỗi giá trị” trong đó doanh nghiệp đóng vai trò
quyết định trong việc tạo ra giá trị gia tăng của “chuỗi”.“ Chuỗi” và
mối quan hệ trong chuỗi sẽ tồn tại chừng nào giá trị gia tăng còn được
tạo ra và được chia sẻ công bằng giữa các mắt xích trong “chuỗi”.
Hoạt động sản xuất không chỉ tạo ra sản phẩm mong muốn, mà còn tạo
ra những phế thải, đó là phế liệu, chất thải các loại do quá trình gia
công, xử lý nguyên liệu, đốt chất nhiên liệu… Các sản phẩm không
mong muốn này tồn tại bất chấp quan điểm và thái độ của các đối tượng
hữu quan đối với chúng. Đáng chú ý, không phải ai cũng tránh được
việc “tiêu dùng”chúng. Đối tượng phải “tiêu dùng cưỡng bức” những
sản phẩm không mong muốn này – chất thải công nghiệp và tiêu dùng
– là cộng đồng những người sống gần nơi phát sinh ra chúng. Cộng
đồng những nhóm dân cư sống gần các nguồn phát sinh chất thải. Mặc
dù không tham gia vào chuỗi giá trị và không được hưởng lợi từ các
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, họ lại là người phải
gánh chịunhững tác động bất lợi do quá trình sản xuất kinh doanh gây
ra. Việc “tiêu dùng cưỡng bức” các sản phẩm chất thải đòi hỏi họ phải
chi những khoản chi tiêu nhất định để phòng trừ, ngăn chặn tác hại của
chúng đối với sức khoẻ và cuộc sống của họ. Trong những hoàn cảnh 8
như vậy, mối quan tâm và mong muốn chính đáng cần được tôn trọng
của họ là có một môi trường sống trong lành, điều kiện phát triển thuận
lợi, tăng trưởngkinh tế và phúc lợi xã hội của địa phương được cải
thiện, đảm bảo công bằng, văn minh. Khi mối quan tâm/mong muốn
của họ không được đáp ứng, cách phản ứng thông thưởng của họ là
gây áp lực đối với doanh nghiệp thông qua việc phản đối trực tiếp, công
khai hay sử dụng hệ thống pháp luật hoặc gián tiếp thông qua sự can
thiệp của các cơ quan quản lý/chính sách can thiệp/điều tiết của chính
phủ. Họ có thể trực tiếp yêu cầu sự can thiệp của chính phủ hoặc gián
tiếp thông qua các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội, tổ chức phát
triển hay bảo vệ môi trường…
Đối tượng hữu quan là những người khác nhau, chịu tác động khác
nhau từ môi trường bên ngoài. Tác động có thể tích cực theo chiều
hướng mong muốn của họ nhưng đôi khi lại đem lại những lợi ích tiêu
cực không những đến lợi ích cá nhân mà còn tác động đến doanh
nghiệp. Do vậy, họ luôn tìm phương pháp, cách thức phù hợp để phản
ứng hay tác động ngược lại để điều chỉnh quá trình thực hiện để kết
quả theo mong muốn của họ.
Phương pháp phân tích những người hữu quan là quá trình phân tích
các đối tượng liên quan đến một quyết định hay hành động dự kiến để
phát hiện những mâu thuẫn và xung đột tiềm ẩn để có thể điều chỉnh
thỏa mãn nhất mong muốn của các đối tượng hữu quan hoặc dẫn đến
hành động được ủng hộ nhiều nhất và ít phản đối nhất. Quá trình phân
tích hữu quan thường được diễn ra theo ba bước sau: 9
Thứ nhất, chúng ta cần xác minh đối tượng hữu quan. ở đây, chúng ta
cần xác định và liệt kê đầy đủ các đối tượng hữu quan tiềm năng liên
quan đến một hoạt động hoặc quyết định nào đó của doanh nghiệp.
Trong một tổ chức, những đối tượng này có thể bao gồm những đối
tượng trực tiếp hay gián tiếp, cũng như các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực kinh doanh, người ra thường chỉ tập trung vào các đối
tượng trực tiếp như khách hàng, trong khi đó họ lại bỏ qua những đối
tượng gián tiếp như các đối thủ cạnh tranh. Tương tự, trong lĩnh vực
sản xuất, người quản lý thường chỉ quan tâm đến các đối tượng tham
gia vào các hoạt động tác nghiệp như công nhân, mà bỏ qua những vấn
đề liên quan đến môi trường.
Ví dụ, người bán hàng hiện tại thường chỉ quan tâm đến khách hàng
hay những dịch vụ mua sắm thiết yếu của họ trong đời sống mà quên
đi tiềm năng của công ty đối thủ hay sự phát triển của doanh nghiệp
khác. Ngược lại, trong sản xuất, người chủ chỉ quan tâm đến công nhân
sản xuất sản phẩm như nào hay chỉ tập trung vào nhu cầu của khách
hàng nhưng họ lại bỏ qua những ảnh hưởng của nó lên môi trường ra sao.
Vì thế, bước này đòi hỏi phải liệt kê đầy đủ các tiềm ẩn hay quyết định
của một đối tượng hữu quan.
Thứ hai, là xác định và hiểu rõ mối quan tâm và mong muốn của các
đối tượng hữu quan liên quan đến sự việc, tình huống, vấn đề, hoặc
quyết định đang được xem xét. 10
Mỗi đối tượng hữu quan đều có những mong muốn, kỳ vọng và mục
tiêu cụ thể mà họ muốn đạt được. Điều này có thể thể hiện qua các yêu
cầu về hành vi hoặc kết quả mà họ mong đợi từ các đối tượng khác. Ví
dụ, người bán hàng có mong muốn mua hàng từ khách hàng, trong khi
khách hàng mong muốn được đáp ứng nhu cầu của họ. Tương tự, người
quản lý có yêu cầu về hành vi và kết quả mà họ mong đợi từ nhân viên,
trong khi nhân viên có các yêu cầu về điều kiện làm việc và công bằng
trong việc đánh giá và trả công. Giữa các đối tượng trong cùng một tổ
chức, như những người công nhân, nhân viên và các bộ phận khác,
cũng có những yêu cầu và mong muốn cần phải được đáp ứng để đảm
bảo sự hợp tác và phối hợp hành động. Hiểu rõ những mong muốn và
quan tâm của các đối tượng hữu quan giúp cho việc xây dựng các chiến
lược và quyết định có thể đáp ứng được những nhu cầu và mong đợi
của tất cả các bên liên quan.
Thứ ba, là xác định và nhận diện những xung đột và mâu thuẫn tiềm
ẩn. Xung đột và mâu thuẫn có thể xuất hiện khi việc thực hiện mục tiêu,
mong muốn, hoặc kỳ vọng của một đối tượng có thể gây cản trở đối
với việc thực hiện mục tiêu, mong muốn, hoặc kỳ vọng của một đối
tượng khác. Đơn giản hóa, nếu việc làm "A mong muốn từ B" không
thể đạt được "B mong muốn từ A".
Sự không hài lòng này có thể dẫn đến phản ứng phản đối hoặc ngăn
chặn từ một hoặc nhiều đối tượng liên quan. Hậu quả của việc này có
thể là việc đầu tư nỗ lực lớn nhưng kết quả lại không tương xứng, hoặc
có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với mục tiêu hoặc kế hoạch tổ chức. 11
Việc nhận diện và giải quyết những xung đột và mâu thuẫn này là rất
quan trọng để đảm bảo sự hài lòng và hợp tác giữa các bên liên quan,
cũng như để đạt được mục tiêu và kế hoạch một cách hiệu quả và thành công. 12 4) Kết luận:
Thách thức lớn nhất đối với quản lý trong thế kỷ 21 không phải là vấn
đề tài chính hay công nghệ mà là vấn đề phát triển nguồn nhân lực,
trong đó trọng tâm là giải quyết các vấn đề như sản xuất ảnh hưởng
đến môi trường cùng với đó phải nói đến trách nhiệm của con người ,
cụ thể hơn ở đây là doanh nghiệp đối với môi trường. Doanh nghiệp
phải có khả năng và chính sách để thích ứng với sự biến động của môi
trường kinh doanh, bầu không khí làm việc thiếu dân chủ, hoạt động
của doanh nghiệp thiếu sự ổn định và nhất quán...Những vấn đề này bị
chi phối bởi những giá trị nền tảng của tổ chức đó và tác động trực tiếp
đến hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để giải quyết
những thách thức này, các nhà quản trị cần phải có sự thấu hiểu những
giá trị gốc rễ nằm trong mỗi doanh nghiệp. Đã gần hai thập niên nền
kinh tế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, đó cũng là quãng thời gian
các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận tỉnh hoa văn hóa kinh doanh
của thế giới nhiều nhất. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam
đã xây dựng cho mình thương hiệu vững chắc trên nền tảng văn hóa
doanh nghiệp. Điều đó không thể phủ nhận. Tuy nhiên, văn hóa doanh
nghiệp cần phải được tiếp tục duy trì và phát triển phù hợp với văn hoá,
quy trình kinh doanh nhiều cơ hội. Phát huy việc tối ưu hóa trong quản
lý và hiệu quả hệ thống để có thể quản lý chuỗi cung ứng và đáp ứng
mọi nhu cầu mà khách mong muốn và giảm thiểu các tác động đến môi
trường và tích cực thực hiện cách hoạt động xã hội có ý nghĩa.
5) Hàm ý quản trị: 13
PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Đối tượng hữu quan (Stakeholders) là gì? (2019, September 5). VietnamBiz. Retrieved May 11, 2024, from
https://vietnambiz.vn/doi-tuong-huu-quan-stakeholders-la- gi20190905163759348.htm
- Xem xét trong quan hệ với các đối tượng hữu quan. (n.d.). 123doc. Retrieved May 11,
2024, from https://123docz.net/trich-doan/1478743-xem-xet-trong-quan-he-voi-cac- doituong-huu-quan.htm
- (n.d.). VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP. Retrieved May 11, 2024, from
https://apiv2.business.gov.vn/medias//CmsPost/8703ddb0-3caf-4ab4- 8bb199565bb11009.pdf
(n.d.). Wikipedia. Retrieved May 11, 2024, from https://123docz.net/document/9775111-
- bai-giang-van-hoa-kinh-doanh-phan-1.htm 14