Vận dụng nghệ thuật chiến tranh nhân dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay | Tiểu luận HP1 đường lối quốc phòng an ninh
Chiến tranh là một hiện tượng chính trị xã hội có tính lịch sử. Sau khi trải - qua thực tiễn chiến tranh, nghệ thuật quân sự của mỗi quốc gia sẽ dần dần được hình thành và phát triển. Suy cho cùng, nghệ thuật quân sự là nghệ thuật tạo nên sức mạnh để đánh thắng kẻ thù trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Đường lối quốc phòng và an ninh
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
----------------------------- TIỂU LUẬN
HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Đề tài:
Vận dụng nghệ thuật chiến tranh nhân dân vào sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay
Sinh viên: NGUYỄN HỒNG NHUNG
Mã số sinh viên: 2156110044 Lớp GDQP&AN: 13
Lớp: Quan hệ chính trị và Truyền thông quốc tế K41
Hà Nội, tháng 11 năm 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..............................................................................................1
NỘI DUNG ...........................................................................................3
I. CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC .....................3
1. Khái niệm chiến tranh nhân dân ..............................................3
2. Mục đích, đối tượng của chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo
vệ Tổ quốc……....…. ........................................................................3
2.1. Mục đích...............................................................................3
2.2. Đối tượng..............................................................................4
3. Tính chất, đặc điểm của chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo
vệ Tổ quốc…………. ........................................................................4
3.1. Tính chất ..............................................................................4
3.2. Đặc điểm...............................................................................5
II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO
VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TÌNH
HÌNH MỚI……....................................................................................7
KẾT LUẬN ........................................................................................ 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 14 1
MỞ ĐẦU
Chiến tranh là một hiện tượng chính trị - xã hội có tính lịch sử. Sau khi trải
qua thực tiễn chiến tranh, nghệ thuật quân sự của mỗi quốc gia sẽ dần dần được
hình thành và phát triển. Suy cho cùng, nghệ thuật quân sự là nghệ thuật tạo nên
sức mạnh để đánh thắng kẻ thù trong nhiều hoàn cảnh khác nhau; và sự hình
thành, phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam cũng không nằm ngoài mục
đích này. Đường lối khởi nghĩa toàn dân, toàn quốc kháng chiến và chiến tranh
nhân dân được Đảng ta tiên phong lãnh đạo dựa trên cơ sở kế thừa truyền thống
lịch sử và kinh nghiệm đấu tranh bảo vệ Tổ quốc hàng nghìn năm của dân tộc ta.
Kết hợp với đó là sự vận dụng sáng tạo quan điểm chiến tranh cách mạng của
chủ nghĩa Mác – Lenin và xuất phát từ tình hình thực tiễn của đất nước – trên cơ
sở so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch khi bước vào cuộc chiến.
Để đánh tan kẻ thù xâm lược, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, chúng ta
phải “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh”, “mỗi người dân
là một người lính, mỗi thôn, xóm, bản, làng là một pháo đài diệt giặc, cả nước là
một chiến trường, tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân liên hoàn vững chắc”. Vì
vậy, tham gia vào chiến tranh không phải chỉ có mỗi lực lượng vũ trang mà
chúng ta còn phải phát huy sức mạnh của toàn dân, của cả nước. Từ đó tiến hành
đánh địch bằng nhiều phương châm, hình thức để tạo ra sức mạnh tổng hợp to
lớn nhất, tạo nên một loại chiến tranh đặc biệt đó là chiến tranh nhân dân.
Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng phản động quốc tế đang
chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng tiến bộ trên thế giới hết sức
quyết liệt với những thủ đoạn mới rất tinh vi, thâm độc; trong đó, Việt Nam
không phải một ngoại lệ. Do đó, trong tình hình mới của đất nước, trước nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chúng ta không được lơ là, chủ
quan mà cần tiếp tục kế thừa, phát huy, phát triển và vận dụng sáng tạo nghệ 2
thuật chiến tranh nhân dân, phát huy sức mạnh toàn dân để thực hiện tốt sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhận thấy đây không chỉ là một quan điểm,
nghệ thuật mang tính chiến lược trong lịch sử mà cho đến ngày nay, nó vẫn giữ
nguyên giá trị, cho ta những chỉ dẫn quý báu trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc trong thời đại mới chính là lý do em chọn nghiên cứu và làm rõ đề tài này. 3 NỘI DUNG I.
CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC
1. Khái niệm chiến tranh nhân dân
Bằng cách định nghĩa các yếu tố quan trọng được đặt ra trong vấn đề, ta có
thể tiếp cận vấn đề một cách chính xác và tìm hiểu nó từ phạm vi khái quát nhất
đến cụ thể nhất; tức là chúng ta cần làm rõ khái niệm chiến tranh nhân dân, để từ
đó xác định mục đích, đối tượng, đặc điểm và tính chất của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
- Khái niệm: Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn
diện, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt nhằm bảo vệ độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo vệ
Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; là quá trình sử
dụng tiềm lực của đất nước, nhất là tiềm lực quốc phòng và an ninh,
nhằm đánh bại ý đồ xâm lược lật đổ của kẻ thù đối với cách mạng nước ta. - Trong đó:
+ Toàn dân là toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giai cấp,
dân tộc, tôn giáo, đảng phái, giới tính,…
+ Tiềm lực đất nước: tiềm lực tự nhiên (đất đai, khoáng sản,…) và tiềm
lực con người (sức khỏe, trí tuệ, truyền thống,…)
+ Tiềm lực quốc phòng và an ninh: khả năng về nhân lực, vật lực, tài
chính có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; đó
chính là các tiềm lực chính trị, tinh thần; tiềm lực kinh tế; tiềm lực
khoa học, công nghệ và tiềm lực quân sự, an ninh.
2. Mục đích, đối tượng của chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc
2.1. Mục đích 4
Đánh bại âm mưu xâm lược, lật đổ cách mạng nước ta của kẻ thù. Thực
chất ở đây là kiên quyết bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ Đảng, Nhà
nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; giữ vững ổn định chính trị,
môi trường hòa bình và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.2. Đối tượng
Nghị quyết số 28/NQ-TƯ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8
(Khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” đã xác định đối
tác, đối tượng của cách mạng Việt Nam như sau:
- Đối tác: Là “Những ai tôn trọng độc lập,chủ quyền, thiết lập và mở
rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác”.
- Đối tượng: Là “bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá
mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn
diện; lợi ích của mỗi chủ thể đan xen nhau, vấn đề lợi ích mang tính toàn cầu
ngày càng trở nên nổi bật và gia tăng. Vì vậy, cần hiểu rõ mối quan hệ biện
chứng giữa đối tác và đối tượng: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần
tranh thủ, hợp tác; trong mỗi đối tác có thể có mặt mâu thuẫn với lợi ích của ta cần phải đấu tranh.
3. Tính chất, đặc điểm của chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc
3.1. Tính chất
- Là cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ
trang ba thứ quân làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản 5 Việt Nam.
+ Toàn dân: Đó là cuộc chiến tranh “của dân, do dân, vì dân” nên sẽ
huy động được sự tham gia của toàn thể nhân dân.
+ Toàn diện: Là cuộc chiến tranh tổng lực trên nhiều phương diện, trên
mọi lĩnh vực chính trị, văn hóa, kinh tế, quân sự, ngoại giao,…
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định: Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, phải động viên toàn
dân và vũ trang toàn dân; “bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ,
không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên
đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng
gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức
chống thực dân Pháp cứu nước”. Quyết định của Đảng và Bác Hồ ra lời kêu gọi
đồng bảo cả nước đứng lên chống giặc, cứu nước lúc bấy giờ là phù hợp với yêu
cầu khách quan của lịch sử và nguyên vọng của nhân dân. Không có con đường
nào khác ngoài con đường ấy. Bởi nếu không dám chấp nhận đấu tranh với thực
dân Pháp thì sẽ đánh mất độc lập, tự do, “độc lập, tự do không thể cầu xin mà có được”
- Tính chất cách mạng triệt để: Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ
cách mạng nhằm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc, bảo vệ độc lập chủ
quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân và thành quả cách mạng.
- Là cuộc chiến tranh mang tính hiện đại (về vũ khí, trang bị, tri thức và
nghệ thuật quân sự). 3.2. Đặc điểm
Trong tình hình mới của đất nước, chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ
tổ quốc có những đặc điểm cơ bản sau: 6
- Là cuộc chiến tranh toàn dân: Trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn
biến phức tạp (các nước chạy đua vũ trang, tăng cường đầu tư trong
lĩnh vực quân sự, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,…),
chúng ta tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc nhằm góp
phần thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Do vậy, chúng ta có thể tập hợp,
động viên và phát huy cao độ, đông đảo được sức mạnh của toàn dân
cả nước, chung sức đánh giặc.
- Là cuộc chiến tranh được tiến hành với tinh thần độc lập, tự chủ, tự
cường: Trong cuộc chiến tranh, nhân dân ta phải bảo vệ được độc lập
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Tiến hành
đấu tranh độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, dựa vào sức mạnh mình là
chính nhưng đồng thời cũng tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, của loài
người tiến bộ trên thế giới để tạo thành sức mạnh tổng hợp đánh thắng
chiến tranh xâm lược của kẻ thù.
- Là cuộc chiến tranh quyết liệt và phức tạp với nhiều chiêu thức,
phương pháp khác nhau ngay từ đầu và trong suốt quá trình chiến
tranh. Tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, địch sẽ thực hiện
phương châm chiến lược đánh nhanh, giải quyết nhanh. Quy mô lớn, ác
liệt ngay từ đầu và kết hợp tiến công trên mọi hướng. Chính vì vậy, để
chống lại kẻ thù có quân số đông, có vũ khí, trang bị hiện đại, có tiềm
lực kinh tế - quốc phòng lớn mạnh; nhân dân ta phải phát huy truyền
thống nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất
lượng cao, sức mạnh tổng hợp của toàn dân” mới có thể giành thắng lợi. 7
- Hình thái đất nước được chuẩn bị sẵn sàng, thế trận quốc phòng, an
ninh nhân dân ngày càng được củng cố vững chắc, có điều kiện để phát
huy sức mạnh tổng hợp chủ động đánh địch từ sớm và lâu dài.
Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to
lớn có ý nghĩa lịch sử, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng sức mạnh
vật chất và tinh thần để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Vị trí của nước ta trên
toàn thế giới ngày càng được khẳng định, tăng cường với việc gia nhập
các tổ chức lớn (WTO, APEC,…), được bầu là thành viên không thường
trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc,… Do đó, chúng ta phải tiến
hành đấu tranh một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: quân sự, chính
trị, kinh tế, ngoại giao. Các mặt đấu tranh này diễn ra vô cùng phức tạp,
quyết liệt và đan xen nhau ngay từ đầu đồng thời trong suốt quá trình
chiến tranh, trong đó, đấu tranh quân sự với địch trên chiến trường đóng
vai trò then chốt và có ý nghĩa quyết định.
II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ
BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ mang tính chiến lược,
lâu dài, và xuyên suốt của cách mạng nước ta; là hai quan hệ có tính quy
luật trong truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vì vậy, trong
bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, nhận thức đúng đắn mối quan hệ này
là vấn đề quan trọng, cấp thiết, tạo nên cơ sở để chỉ đạo thực tiễn đất nước.
Trong suốt chiều dài lịch sử quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta
đã hình thành nên một truyền thống vô cùng quý báu, làm nên sức mạnh to
lớn của dân tộc Việt Nam, đó chính là truyền thống đoàn kết dân tộc cùng
với nghệ thuật chiến tranh nhân dân. Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, chiến tranh nhân dân vẫn tiếp tục được Đảng ta vận
dụng và phát triển. Trong tình hình mới, Đảng ta xác định phải xây dựng 8
nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân, thế trận quốc
phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
Đặc biệt là trong bối cảnh ngày nay, khi nước ta không chỉ phải đối
mặt với những mối đe dọa từ các thế lực thù địch từ bên ngoài mà còn
phải chiến đấu với một loại “giặc” vô cùng nguy hiểm đang diễn ra căng
thẳng, phức tạp ngay chính bên trong đất nước. Đó chính là “giặc”
COVID – 19 (một loại dịch bệnh do chủng mới của vi – rút corona gây ra).
Ngay từ khi dịch bệnh mới bắt đầu ở quy mô nhỏ, Đảng, Nhà nước,
Chính phủ đã kịp thời phân tích, nhận định tình hình và phát đi một thông
điệp mang tính chiến lược vô cùng mạnh mẽ và sáng suốt: “Chống dịch
như chống giặc”, nhằm đảm bảo cho cuộc chiến phòng, chống dịch ở nước
ta giành được thắng lợi nhanh nhất, tránh được nhiều tổn thất nhất. Cả hệ
thống chính trị và toàn bộ nhân dân Việt Nam đều chuyển sang tinh thần
cao độ của “thời chiến”, đoàn kết cùng chống dịch. Đỉnh cao của “cuộc
chiến” ấy được thể hiện ở việc vận dụng sáng tạo đường lối nghệ thuật
“chiến tranh nhân dân”, huy động toàn dân đánh “giặc” Covid – 19. Đó
chính là sự kế thừa và phát huy nghệ thuật quân sự truyền thống trong thời
đại mới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Chiều 27/1/2020, chủ trì cuộc họp về bệnh viêm đường hô hấp cấp
do chủng mới của virus Corona (nCoV), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã
nêu rõ: “Chống dịch như chống giặc”. Đó là tinh thần, phương châm hành
động trong công cuộc ngăn ngừa, đẩy lùi dịch bệnh. Bởi dịch Covid – 19
là một đại dịch toàn cầu, có tốc độ lây lan nhanh và rất nguy hiểm. Nó gây
ra thiệt hại trên rất nhiều các lĩnh vực của đất nước, đặt gánh nặng cho cả
nền y tế và quốc phòng – an ninh của quốc gia. Không những phải ngăn
chặn thiệt hại do dịch bệnh gây ra, mà đồng thời trong hoàn cảnh đó còn 9
xuất hiện thêm các loại “giặc” khác. Đó là các thế lực thù địch và các
thành phần cơ hội chính trị thường xuyên lợi dụng việc phòng chống dịch
Covid – 19 để chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng là những kẻ “nối
giáo cho giặc”, là những người không chấp hành nghiêm các quy định của
Nhà nước; không trung thực, không có tinh thần đoàn kết, bảo vệ cộng
đồng và khiến cho dịch bệnh lây lan. Đó còn là những kẻ lợi dụng tình
hình dịch bệnh để thực hiện đầu cơ tích trữ, trục lợi, nâng giá sản phẩm,
sản xuất hàng giả, gây ảnh hưởng đến thị trường và làm tổn hại sức khỏe
người dân. Không những thế, có những kẻ còn lợi dụng dịch bệnh để lan
truyền những tin đồn vô căn cứ, làm rối lòng dân, gây hoang mang trong
dư luận và ảnh hưởng xấu đến công tác phòng, chống dịch của Nhà nước.
Các loại “giặc” trên đều là những mối đe dọa vô cùng nguy hiểm đối với
an ninh đất nước và đều là những đối tượng cần phải tiêu diệt một cách nhanh chóng, kịp thời.
Xác định dịch bệnh là giặc, nghĩa là nước ta đặt ưu tiên cao nhất
cho “cuộc chiến” này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố rất dứt
khoát: “Việt Nam chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để bảo vệ tốt
nhất sức khỏe, tính mạng của người dân”. Như vậy, quan điểm và phương
châm chỉ đạo của Ban Bí thư và Chính phủ nước ta là đặt tính mạng con
người và lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, để “không ai bị bỏ lại phía
sau” trong công cuộc phòng, chống dịch. Quyết định được đưa ra ngay từ
thời điểm đầu chống dịch đã tạo ra động lực giúp toàn quân, toàn quân ta
tận dụng hiệu quả “thời gian vàng” trong phòng, chống dịch từ sớm.
Kế thừa, vận dụng nghệ thuật chiến tranh nhân dân vào công cuộc
đẩy lùi dịch bệnh; Việt Nam đã phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết
dân tộc, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó,
ngành y tế, quân đội và công an là lực lượng nòng cốt; đồng thời tranh thủ 10
sự giúp đỡ, hợp tác từ các nước trong khu vực và trên thế giới vì đây là
vấn đề chung trên toàn cầu.
“Cao điểm của công tác chỉ đạo phòng, chống dịch Covid – 19, ngày
30/12/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra Lời kêu gọi đồng bào,
đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, thống nhất
ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà
nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo chiến
thắng đại dịch Covid – 19: “Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, nhân nghĩa. Mỗi
khi đất nước gặp khó khăn, truyền thống đó lại càng được nhân lên gấp bội… Thời
gian tới đây, chúng ta có thể sẽ còn phải đối mặt với khó khăn lớn hơn gấp nhiều lần,
đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa, kiên quyết hơn nữa…”[2]
Về phương thức chống giặc, Đảng, Nhà nước ta đã vận dụng rất
nhiều cách “đánh” hay, sáng tạo và phù hợp với từng thời kỳ diễn biến của
dịch bệnh. Các chỉ thị, quyết định, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công
tác phòng, chống dịch Covid – 19 đã nêu rõ: “Chủ động ngăn ngừa, phát
hiện sớm, xử lý kịp thời, hiệu quả”. Đặc biệt, cần “cách ly kịp thời,
khoanh vùng gọn, dập dịch triệt để, điều trị khỏi bệnh”. Trong đó, việc
phát hiện sớm và tăng cường công tác phòng, chống là điều vô cùng quan
trọng, bởi nếu chúng ta không kịp thời phát hiện, ngăn chặn thì dịch bệnh
sẽ lây lan theo cấp số nhân, sẽ làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Đảng ta luôn coi đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược, là
nguồn sức mạnh to lớn và là nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của
cách mạng Việt Nam. Trong cuộc chiến chống dịch Covid – 19, tinh thần
đoàn kết ấy lại càng được nhân lên khi toàn thể nhân dân Việt Nam đều
đồng lòng, tương thân tương ái và thực hiện nghiêm túc các biện pháp dập
dịch. Mỗi người dân Việt Nam đều trực tiếp tham gia vào công tác phòng,
chống dịch bằng việc thực hiện tốt các chỉ thị của Nhà nước, “đứng yên
khi Tổ quốc cần” đã trở thành nghĩa vụ trong nhiệm vụ chống dịch. Không 11
những thế còn có những người dân từ mọi lứa tuổi, giới tính đã không
quản ngại mà tích cực xông pha, tình nguyện trở thành lực lượng chống dịch.
“Phát huy tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, anh Lê
Trường Hải là đoàn viên Chi đoàn khu phố 10 kiêm Tổ phó bảo vệ dân phố khu phố
10, phường Bình Trị Đông đã xung kích, đi đầu trong công tác phòng, chống dịch tại
địa phương với mong muốn cùng với hệ thống chính trị sớm đẩy lùi dịch bệnh Covid-
19. Trong những ngày Thành phố và quận thực hiện giãn cách thì anh Lê Trường Hải
không kể ngày hay đêm, mỗi khi địa bàn có việc cần đến là sẵn sàng tiếp nhận nhiệm
vụ: lúc tham gia tuần tra, khi chốt chặn xử lý các trường hợp không đeo khẩu trang;
bám nắm địa bàn, quản lý chặt đối tượng, truy vết các trường hợp trong diện phải
cách ly, vận động người dân khai báo y tế, tuyên truyền vận động trực tiếp người dân
chấp hành nghiêm thông điệp “5K” trong phòng, chống dịch. Anh cũng tham gia việc
đi chợ giúp dân, mang bình oxy đi cứu người dân khi khẩn cấp, đưa người nhiễm
Covid-19 đi cách ly, phun xịt khuẩn cho nhà dân,…” [5]
Trong khó khăn gian khổ, nhiều hình ảnh xúc động về sự chia sẻ với
những người bị cách ly, với đội ngũ y tế, các chiến sĩ nơi tuyến đầu chống
dịch hay những người nghèo khó đã thắp sáng tinh thần “tương thân tương
ái” của dân tộc. Các mô hình độc đáo, có một không hai trên thế giới
nhanh chóng được triển khai ở nhiều nơi như “Cây ATM gạo”, “Chuyến
xe 0 đồng”, “Chợ 0 đồng” đã kịp thời giúp đỡ được rất nhiều hoàn cảnh
khó khăn vì dịch bệnh. Ngoài ra, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể
các địa phương dù “căng mình” chống dịch nhưng cũng không quên vận
động các nhu yếu phẩm để giúp người dân nghèo. Đại tướng Võ Nguyên
Giáp đã từng nói: "Chiến tranh nhân dân là một cuộc chiến tranh toàn
diện, tổng lực, trong đó mỗi người đàn ông, mỗi người phụ nữ, mỗi đơn
vị, dù lớn hay nhỏ, đều được duy trì từ toàn dân đã được động viên…
Trong chiến tranh chỉ có hai yếu tố - con người và vũ khí. Dù vậy, cuối
cùng con người vẫn là nhân tố quyết định. Con người! Con người!". 12
Tinh thần chiến đấu bằng ý chí Việt Nam, bằng truyền thống yêu
nước và nghệ thuật chiến tranh nhân dân khi xưa đã được khẳng định bằng
những chiến thắng vẻ vang, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu; và giờ
đây, nó lại được khẳng định thêm một lần nữa trong “cuộc chiến” chống
lại “kẻ thù” Covid – 19. Trong tình hình hiện nay, chúng ta càng phải khơi
dậy và phát huy tinh thần yêu nước, kiên cường “thế trận lòng dân” để kịp
thời đối phó với sự biến chuyển của dịch. 13
KẾT LUẬN Lịch sử hình thành v
à phát triển của dân tộc Việt Nam là lịch sử gắn với
quá trình dựng nước và giữ nước. Trong đó dân tộc ta thường xuyên phải đấu
tranh chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược từ những kẻ thù mạnh hơn rất
nhiều. Từ thực tiễn trong quá trình đấu tranh giành độc lập của dân tộc, ông cha
ta đã đúc kết và xây dựng nên nghệ thuật quân sự đặc sắc của nhân dân Việt
Nam, đó là nghệ thuật chiến tranh nhân dân. Từ khi r
a đời và lãnh đạo cách
mạng, đảng ta đã kế thừa, phát triển nghệ thuật quân sự của dân tộc; đồng thời
vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - L - ê nin về chiến tranh v à quân đội nhằm
nâng chiến tranh nhân dân ở Việt Nam lên một trình độ, chất lượng mới. Đó là
cuộc chiến tranh nhân dân, được tiến hành bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân
tộc, thực hiện toàn diện trên mọi lĩnh vực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; m
à lực lượng quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang của nhân dân l à nòng cốt. Trong thời k
ỳ hiện nay, tuy sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc đã có sự phát triển,
thay đổi khác trước rất nhiều; yêu cầu, nhiệm v
ụ bảo vệ Tổ quốc cũng ngày càng
phức tạp hơn nhưng suy cho cùng, con người vẫn luôn là yếu tố quyết định, mà
đường lối chiến tranh nhân dân luôn đề cao, phát huy yếu tố con người, yếu tố
nhân dân. Bởi vậy, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại mới
cần tiếp tục tăng cường, phát hu
y cao độ sức mạnh của toàn dân tộc, đánh địch
bằng nghệ thuật chiến tranh nhân dân dựa trên các điều kiện mới, tình hình cụ
thể của đất nước, của thế giới. Đồng thời, quá trình tiến hành cần kế thừa và vận
dụng các kinh nghiệm từ chiến tranh giải phóng nhưng không được sa vào chủ nghĩa kinh nghiệm m
à phải sáng tạo sao cho phù hợp với điều kiện tác chiến mới
của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hà, T. S. (2020). “Chống dịch như chống giặc”. Báo điện tử Đảng
Cộng sản Việt Nam. https://dangcongsan.vn/tieu-diem/chong-dich-nhu-chong-
giac-551842.html, truy cập ngày 28/11/2021.
[2] Tuấn Anh & Triệu Hoa (2020). "Chiến tranh nhân dân" giữa thời
bình. Hà Nội mới.http://hanoimoi.com.vn/megastory/2020/chien-tranh-nhan-
dan-giua-thoi-binh-080820/index.html, truy cập ngày 28/11/2021.
[3] Vũ, K. H. (2020). Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân.
Báo Quân đội nhân dân. https://www.qdnd.vn/ky-niem-130-nam-ngay-sinh-chu-
tich-ho-chi-minh/dang-cam-quyen-theo-tu-tuong-h - o chi-minh/tu-tuong-h - o chi- minh-v -
e chien-tranh-nhan-dan-618249, truy cập ngày 27/11/2021.
[4] Trần, B. T., & Đỗ, T. M. (2019). Kiên trì đường lối chiến tranh nhân
dân của Đảng - quan điểm cơ bản trong Chiến lược Quân sự Việt Nam. Tạp chí
Quốc phòng toàn dân. http://tapchiqptd.vn/vi/quan-triet-thuc-hien-nghi-
quyet/kien-tri-duong-loi-chien-tranh-nhan-dan-cua-dang-quan-diem-co-ban-
trong-chien-luoc-quan-su-viet-nam/13954.html, truy cập ngày 29/11/2021.
[5] Hạ, M. (2021). Những tình nguyện viên góp sức vào cuộc chiến chống
Covid – 19 tại quận Bình Tân. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh.
https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/nhung-tinh-nguyen-vien-gop-suc-vao-cuoc-
chien-chong-covid-19-tai-quan-binh-tan-1491885318, truy cập ngày 29/11/2021.
[6] Bộ Giáo trình đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.