-
Thông tin
-
Quiz
Vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ tại Phường Quang Trung, thành phố Hải Dương | Tiểu luận Nguyên lý quản lí nhà nước
Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản, có vai trò trực tiếp chỉ đạo toàn bộ quá trình xây dựng, tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nội dung nguyên tắc này quy định cơ cấu, hình thức tổ chức, thiết lập chế độ các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Nguyên lí quản lí nhà nước 3 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ tại Phường Quang Trung, thành phố Hải Dương | Tiểu luận Nguyên lý quản lí nhà nước
Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản, có vai trò trực tiếp chỉ đạo toàn bộ quá trình xây dựng, tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nội dung nguyên tắc này quy định cơ cấu, hình thức tổ chức, thiết lập chế độ các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Nguyên lí quản lí nhà nước 3 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................1
B. PHẦN NỘI DUNG..............................................................................4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG
DÂN CHỦ TRONG BỔ NHIỆM CÁN BỘ.........................................4
1.1. Khái niệm cán bộ........................................................................4
1.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước.....................................................4
1.3. Khái niệm nguyên tắc tập trung dân chủ....................................5
1.4. Khái niệm bổ nhiệm cán bộ........................................................8
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TẬP
TRUNG DÂN CHỦ TRONG CÔNG TÁC ĐỀ BẠT, BỔ NHIỆM
CÁN BỘ TẠI PHƯỜNG QUANG TRUNG, THÀNH PHỐ HẢI
DƯƠNG HIỆN NAY..........................................................................13
2.1. Tổng quan về tỉnh Hải Dương..................................................13
2.2. Tình hình tổ chức bộ máy và cán bộ phương Quang Trung.....14
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC
HIỆN TỐT NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG
CÔNG TÁC BỔ NHIỆM CÁN BỘ TẠI PHƯỜNG QUANG TRUNG
TP.HẢI DƯƠNG.................................................................................18
3.1. Những phương hướng của tỉnh Hải Dương nhằm nâng cao công
tác bổ nhiệm cán bộ hiện nay...........................................................18
3.2. Các phương hướng, giải pháp...................................................20
C. KẾT LUẬN........................................................................................26
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................27 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản, có vai trò trực tiếp chỉ đạo toàn
bộ quá trình xây dựng, tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Nội dung nguyên tắc này quy định cơ cấu, hình thức tổ chức, thiết lập chế độ
các cơ quan lãnh đạo của Đảng; xác lập nguyên tắc giải quyết cácmối liên hệ trong
nội bộ Đảng. Trong đó, quy định đảng viên có quyền được thảo luận, biểu quyết
các vấn đề, công việc của Đảng; được ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo
các cấp của Đảng theo quy định; được phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị với
các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời, được trình bày, bảo lưu ý kiến, vv.
Nhưng, khi Đảng đã có nghị quyết thì mọi tổ chức đảng, đảng viên phải nói và
làm theo nghị quyết; thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân
phục tùng tổ chức. Trong công tác cán bộ, việc quán triệt, thực hiện nghiệm
nguyên tắc này là nguyên tắc, yêu cầu quan trọng để thực hiện Đảng thống nhất
lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, phát huy trách nhiệm của các
tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị; bảo đảm công tác
cán bộ được thực hiện dân chủ, khách quan, công tâm, lựa chọn đúng người có đủ
phẩm chất, năng lực theo tiêu chuẩn quy định. Vai trò của các quần chúng, nhân
dân trong công tác giám sát và tham gia vào công tác quản lý, đánh giá, tuyển chọn
cán bộ được phát huy mạnh mẽ.
Những năm qua, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán
bộ nhìn chung được các tổ chức đảng thực thi chặt chẽ, nghiêm túc, hiệu quả. Có
thể thấy rõ là, nhiều chủ trương, nguyên tắc, quan điểm, giải pháp lớn về công tác
cán bộ được thể chế, cụ thể hóa bằng quy chế, quy định, quy trình, bảo đảm dân
chủ, chặt chẽ hơn. Các khâu: quản lý, đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo,
bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ được cấp
ủy và tổ chức đảng dân chủ bàn bạc và quyết định theo đa số; sự phân cấp trong
công tác cán bộ được nhận thức và thực hiện tốt.
Trong thời gian qua, đối với Đảng bộ phường Quang Trung, TP. Hải Dương, các
cấp uỷ đảng đã nhận thức tương đối đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của công tác
bổ nhiệm cán bộ. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán
bộ nói chung, bổ nhiệm cán bộ nói riêng đã được các cấp ủy đảng coi trọng, thực
hiện nghiêm túc. Các quan điểm chỉ đạo, các quy chế, quy định, hướng dẫn của cấp
trên về công tác cán bộ, bổ nhiệm cán bộ được quán triệt và thực hiện nghiêm túc.
Trong quá trình bổ nhiệm cán bộ, bước đầu đã thực hiện dân chủ, công khai, chú
trọng thực hiện đúng quy trình trước khi quyết định đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Từ đó
đã góp phần xây dựng được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đồng đều, có
trình độ, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm cơ bản đó vẫn còn bộc lộ những hạn chế,
yếu kém. Nhận thức, vận dụng và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong
công tác cán bộ có lúc, chưa nghiêm túc, sâu sắc; thực hiện các quy trình, quy chế,
quy định vẫn còn tình trạng bị bỏ sót. Việc đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nhiều
khi còn chủ quan, chưa hợp lý, thiểu dân chủ hoặc dân chủ hình thức; có nhiều
trường hợp bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý còn nặng nề về cơ cấu, lúng túng, bị
động, có biểu hiện cục bộ, định kiến trong bổ nhiệm cán bộ. Có lúc, có nơi bổ
nhiệm sai người, sai việc, không phát huy được sở trường, năng lực cán bộ, dẫn
đến công việc trì trệ.
Qua những vấn đề bất cập trên, em xin chọn đề tài “Vận dụng nguyên tắc tập
trung dân chủ trong công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ tại Phường Quang
Trung , thành phố Hải Dương” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nhiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Từ những lý luận về vận dụng dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác
đề bạt, bổ nhiệm cán bộ ở Phường Quang Trung từ đó đánh giá đúng thực trạng và
đề ra phương hương và giải cụ thể nhằm góp phần thực hiện đúng nguyên tắc tập
trung dân chủ trong công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ tại Phường Quang Trung , thành phố Hải Dương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ cơ sở lý luận về nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác đề bạt, bổ
nhiệm cán bộ từ đó đánh giá khách quan thực trạng việc thực hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ trong bổ nhiệm cán bộ; đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm
góp phần thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong bổ nhiệm cán bộ
phường Quang Trung, TP. Hải Dương trong giai đoạn tiếp theo.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây là : Nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác đề
bạt, bổ nhiệm cán bộ tại Phường Quang Trung , thành phố Hải Dương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu ở đây là: Phường Quang Trung, TP.Hải Dương.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở ly luận
Tiểu luận được thực hiện dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm,
đường lối của Đảng về công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền. Bên cạnh đó đề
tài còn tiếp thu, chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp công cụ thể để nghiên cứu là: Phương pháp thu thập số liệu,
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp quan sát khoa học,…vv
5. Kết cấu bài tiểu luận
Nội dung, kết cấu của đề tài, ngoài phần mở đầu, kết bài, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục thì tiểu luận có kết cấu gồm 3 chương.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG BỔ NHIỆM CÁN BỘ
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG
DÂN CHỦ TRONG CÔNG TÁC ĐỀ BẠT, BỔ NHIỆM CÁN BỘ TẠI PHƯỜNG
QUANG TRUNG, THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG HIỆN NAY
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT
NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG CÔNG TÁC BỔ NHIỆM
CÁN BỘ TẠI PHƯỜNG QUANG TRUNG TP.HẢI DƯƠNG B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG BỔ NHIỆM CÁN BỘ
Một số khái niệm liên quan 1.1. Khái niệm cán bộ
Theo Bộ luật Cán bộ, công chức năm 2008, Cán bộ là công dân Việt Nam, được
bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế
và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Qua khái niệm trên ta có thể thấy: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử,
phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo nhiệm kỳ trong cơ quan,
tổ chức thuộc hệ thống chính trị các cấp.
Ngoài ra ta có khái niệm về Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là
cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong
Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy,
người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam
được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân
dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
1.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước
Trước tiên ta cần làm rõ nguyên tắc quản lý, nguyên tắc quản lý là những quy
định mang tính bắt buộc, xác định cơ sở của việc xây dựng và tổ chức hoạt động
của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý.
Còn theo giáo trình “ Nguyên lý quản lý nhà nước” - Học viện báo chí và tuyên
truyền thì quan niệm “Nguyên tắc quản lý nhà nước là các nguyên lý, tư tưởng chỉ
đạo có tính khách quan, quy luật, mang tính chất chính trị - xã hội trong việc tổ
chức và hoạt động của nhà nước về lĩnh vực quản lý và được ghi nhận trong pháp
luật”. Như vậy, các nguyên tắc quản lý được xây dựng trên cơ sở những kết quả
nghiên cứu sâu sắc các hiện tượng xã hội trong lĩnh vực quản lý, tức là kết quả
nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội phát sinh một cách khách quan trong xã hội.
Các nguyên tắc quản lý nhà nước tồn tại một cách khách quan, các nguyên tắc
này được quy định trong hiến pháp. Nếu các nguyên tắc được xây dựng một cách
đúng đắn, trong các hình thức thích hợp nhất định, nó sẽ có một ý nghĩa to lớn
trong lý luận và thực tiễn quản lý. Tuy nhiên, các nguyên tắc được xây dựng lên
không mang tính giáo điều, tức là không phải được xây dựng một lần mà nó vận
động và có thể thay đổi trong những điều kiện kinh tế, chính trị khác nhau. Mỗi
một nguyên tắc đều luôn phát triển, bởi vì những hiện tượng mà nguyên tắc phản
ánh cũng thường xuyên phát triển; các phương tiện và khả năng nhận thức của
chúng ta cũng luôn luôn phát triển, kinh nghiệm vận dụng các quy luật khách quan
cũng ngày càng phong phú. Tất cả những điều này phải được quán triệt trong thực
tiễn hoạt động quản lý.
Các nguyên tắc quản lý nhà nước có thể phân chia thành ba nhóm liên quan chặt
chẽ với nhau: các nguyên tắc chính trị - xã hội, các nguyên tắc về tổ chức và các
nguyên tắc về hoạt động quản lý.
Các nguyên tắc chính trị - xã hội biểu thị những đặc điểm chính trị rõ rệt, biểu
thị thuộc tính của xã hội. Còn các nguyên tắc tổ chức lại có những đặc điểm tổng
hợp hơn, nó mang nhiều đặc điểm về tổ chức, kỹ thuật. Chúng ta có thể vận dụng
được một phần các nguyên tắc tổ chức, kỹ thuật của xã hội khác vào xã hội của mình.
1.3. Khái niệm nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc tập trung dân chủ (TTDC) được C. Mác và Ph. Ăng-ghen nêu ra lần
đầu vào năm 1847 trong việc tổ chức “Liên minh những người cách mạng”; sau đó,
được tiếp tục khẳng định trong tổ chức “Liên minh công nhân quốc tế” (Quốc tế I).
VI. Lênin là người kế thừa và phát triển sáng tạo nguyên tắc TTDC phù hợp với
những điều kiện lịch sử và thời đại mới.
Hồ Chí Minh, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam
luôn coi nguyên tắc tập trung dân chủ (có khi Người gọi là dân chủ tập trung) là
nguyên tắc rất quan trong trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguời cũng là
tấm gương Cộng sản mẫu mực trong việc thực hiện nguyên tắc này. Theo Người
“toàn thể đảng viên, toàn thể các cấp tổ chức thống nhất lại theo một nguyên tắc
nhất định. Nguyên tắc ấy là dân chủ tập trung. Nghĩa là: tập trung trên nền tảng dân
chủ. Dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung.”
Đảng Cộng sản Việt Nam, trong Điều lệ được thông qua tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI đã nêu: “Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc
tập trung dân chủ”, đồng thời xác định 6 nội dung cụ thể đảm bảo nguyên tắc tập
trung dân chủ về tổ chức, hoạt động, sinh hoạt của Đảng.
Thứ nhất, Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập
thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Thứ hai, Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ
quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại
hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là Ban
chấp hành Đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy).
Thứ ba, Cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình
trước đại hội cùng cấp, trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình
hình hoạt động của mình đến các tổ chức Đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
Thứ tư, Tổ chức Đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu
số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ
chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban chấp hành Trung ương.
Thứ năm, Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành
khi có hơn một nửa số thành viên của cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết,
mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu
số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy cấp trên cho đến đại hội đại biểu toàn
quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến
trái với nghị quyết của Đảng. Cấp ủy có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét ý kiến
đó, không phân biệt đối xử đối với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
Thứ sáu, Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của
mình, song không được trái nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp |
luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên”.
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong 5 nguyên tắc về tổ chức và hoạt
động của Đảng; được xem là nguyên tắc căn bản chi phối các nguyên tắc khác. Nó
bảo đảm sự thống nhất của toàn xã hội thành một thể hữu cơ hoạt động nhịp nhàng.
Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa sự chỉ
đạo tập trung thống nhất của các cơ quan nhà nước ở trung ương và các cơ quan
nhà nước cấp trên với việc mở rộng dân chủ, phát huy tính chủ động, sáng tạo của
các cơ quan nhà nước ở địa phương và các cơ quan nhà nước cấp dưới.
Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ sở của tổ chức và hoạt động của
Đảng, nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này đòi hỏi giải quyết mọi vấn đề
của đời sống xã hội trên cơ sở dân chủ. Để tôn trọng nguyên tắc này, cần phải tiến
hành việc tập trung trên cơ sở dân chủ trong tổ chức và hoạt động của nhà nước.
Xuất phát trực tiếp từ bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, với tư cách là
nhà nước của nhân dân lao động, bản chất của hệ thống chính trị được thể hiện
trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà
nước phải liên hệ chặt chẽ với công dân, đòi hỏi có sự tham gia tích cực nhất của
đông đảo nhân dân vào tất cả các quá trình quản lý nhà nước từ việc đề ra và xây
dựng mục tiêu cũng như chương trình của công tác quản lý, xây dựng và thông qua
các quyết định quản lý, tiến hành các biện pháp tổ chức… đến việc thực hiện các
quyết định quản lý và kiểm tra việc thực hiện các quyết định quản lý ấy. Nguyên
tắc này còn quy định sự tham gia của nhân dân vào công việc của cơ quan nhà nước.
Vấn đề là phải có các hình thức cụ thể để nhân dân có thể tham gia vào công
việc của nhà nước. Khi đã tạo ra được các hình thức thích hợp sẽ kết hợp được tính
chuyên nghiệp trong quản lý nhà nước với sự sáng tạo của nhân dân. Cần phải tạo
được nhiều điều kiện, môi trường để nhân dân có thể trực tiếp tham gia vào các
hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước; để cho mỗi quyết định quản lý của
các cơ quan nhà nước thực sự phản ánh được ý chí của nhân dân.
Luật pháp có quy định hình thức tham gia của nhân dân vào công tác quản lý
nhà nước. Đó là việc trưng cầu ý dân, là việc nhà nước chính thức yêu cầu nhân
dân bày tỏ ý kiến của mình về một vấn đề nhất định thể hiện dưới hình thức văn
bản. Ngoài ra, còn có các hình thức tham gia khác như công dân gửi đơn, thư khiếu
nại của mình lên các cơ quan có thẩm quyền. Đây là sự biểu thị những đòi hỏi của
xã hội. Trong quản lý nhà nước, việc giải quyết yêu cầu, kiến nghị của nhân dân có
một ý nghĩa quan trọng. Nó có liên quan tới việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Từ lý luận và thực tiễn cho thấy, trong giai đoạn hiện nay, điều kiện tiên quyết
để thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ là: tổ chức đảng phải thực sự trong
sạch vững mạnh; số đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ phải chiếm đa số trong tổ
chức đảng. Chỉ có như vậy, mới đảm bảo độ chính xác, sự lành mạnh, độ tin cậy
khi thiểu số phục tùng đa số; cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ
chức. Chỉ đảm bảo được điều đó, nguyên tắc tập trung dân chủ mới là nguyên tắc
cơ bản tạo nên sức mạnh của Đảng. Nếu ngược lại, thì chính nguyên tắc này sẽ trở
thành nguyên nhân làm đảng suy yếu, thậm chí tan rã.
Đồng thời để khắc phục bệnh quan liêu là phải đẩy mạnh quá trình dân chủ hóa
trong quản lý. Đó là sự tham gia của nhân dân trong công tác quản lý, dân chủ hóa
hoạt động của các cơ quan quản lý, củng cố và mở rộng nguyên tắc lãnh đạo tập
thể trong cơ quan quản lý nhà nước, mở rộng dân chủ đối với các hình thức,
phương pháp thực hiện công tác cán bộ, đánh giá cán bộ trong bộ máy quản lý nhà
nước và cuối cùng là việc kiểm tra công khai của nhân dân lao động đối với công
việc của mỗi người lãnh đạo, mỗi một cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước theo
phương châm, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
1.4. Khái niệm bổ nhiệm cán bộ
Theo tư tưởng của Hồ Chí Minh về dùng người, sử dụng cán bộ. Người nói:
“phải khéo dùng cán bộ”, tức là đặt người đúng việc, vì việc mà đặt người, chứ
không phải vì người mà đặt việc. Đảng ta cho rằng: “Bổ nhiệm cán bộ, là quyết
định cử cán bộ giữ một chức vụ lãnh đạo trong bộ máy tổ chức, thực chất I là giao
trách nhiệm quyền hạn cho cán bộ lãnh đạo một ban, một bộ, một ngành, một cơ
quan, đơn vị... Đây là khâu quyết định trong công tác cán bộ”.
Theo Điều 7 của Bộ luật cán bộ công chức năm 2008 “Bổ nhiệm là việc cán bộ,
công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch
theo quy định của pháp luật.” tức là việc giao cho một người giữ một chức vụ
trong bộ máy nhà nước bằng quyết định của cá nhân hay của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bổ nhiệm là việc giao cho một người giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước bằng
quyết định của cá nhân hay của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bổ nhiệm là việc
làm mang tính chất quyền lực nhà nước của người giữ chức vụ nhất định để góp
phần kiện toàn và củng cố bộ máy nhà nước, đảm bảo cho bộ máy nhà nước hoạt
động có hiệu quả và hiệu lực trên thực tế.
1.4.1.Thẩm quyền bổ nhiệm
Thường người có thẩm quyền, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn được giao, nhu
cầu công tác và khả năng của người được bổ nhiệm, ra quyết định bổ nhiệm.
Thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ, chức danh trong bộ máy nhà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật.
Cụ thể ta có thể hiểu qua một số ví dụ sau: Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm
Phó thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ trên cơ
sở đề nghị của Thủ tướng Chính phủ và sự phê chuẩn của Quốc hội ; Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền bổ nhiệm giám đốc
sở... Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền
bổ nhiệm các trưởng phòng của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân; Chủ
tịch nước có quyền bổ nhiệm thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, thẩm phán Toá
án quân sự trung ương, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát
viên Viện kiểm sát quân sự trung ương theo để nghị của Hội đồng tuyển chọn
Thẩm phán và hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên; Chánh án Toà án nhân dân tối
cao có quyền bổ nhiệm Thẩm phán Toà án nhân dân địa phương, Thẩm phán Toà
án quân sự cấp quân khu, Toà án quân sự khu vực hay Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao có quyền bổ nhiệm kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa
phương, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, Viện kiểm sát quân sự
khu vực theo đề nghị của hội đồng tuyển chọn Thẩm phán và các hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên.
1.4.2. Điều kiện bổ nhiệm cán bộ
Cá nhân đáp ứng một số điều kiện để có thể được bổ nhiệm cán bộ, cụ thể như sau:
Cá nhân được bổ nhiệm đáp ứng tiêu chuẩn chung của cán bộ và tiêu chuẩn
riêng của từng chức danh theo quy định của Đảng và cơ quan Nhà nước đề ra;
Cá nhân được bổ nhiệm có đầy đủ giấy tờ, tài liệu của hồ sơ cá nhân, kê khai tài
sản nhà, đất theo quy định và được cơ quan có thẩm quyền xác minh rõ ràng, minh bạch;
Cụ thể điều kiện bổ nhiệm ông chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là:
Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm.
Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được
quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác.
Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập.
Đáp ứng điều kiện về độ tuổi được bổ nhiệm:
. Được đề nghị bổ nhiệm lần đầu hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh
đạo, quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm: Phải còn đủ 05 năm công tác tính từ
khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm
quyền xem xét, quyết định;
. Được bổ nhiệm vào chức vụ mà thời hạn mỗi lần bổ nhiệm của chức vụ
đó là dưới 05 năm: Tuổi bổ nhiệm phải đủ một nhiệm kỳ;
. Công chức được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương
hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ: Không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định trên.
Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ của Đảng và của pháp
luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các
quy định liên quan đến kỷ luật.
1.4.3. Nguyên tắc, quy trình, thủ tục bổ nhiệm cán bộ
Theo Điều 23 Bộ luật cán bộ, công chức 2008, Việc bầu cử, bổ nhiệm chức vụ,
chức danh cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị -
xã hội được thực hiện theo quy định của điều lệ, pháp luật có liên quan.
Điều 24 BLCB-CC, Việc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán
bộ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước từ trung ương đến cấp huyện được thực
hiện theo quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ,
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật tổ chức Tòa án nhân
dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật kiểm toán nhà nước, Luật bầu cử
đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Nguyên tắc:
Thứ nhất, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ,
đi đôi với phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và các tổ chức thành
viên trong hệ thống chính trị.
Thứ hai, Cấp uỷ, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền xem
xét, quyết định một cách dân chủ trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền
hạn của từng thành viên, nhất là của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cơ sở.
Thứ ba, Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cơ sở, phải
căn cứ vào phẩm chất, đạo đức, năng lực và sở trường của cán bộ.
Thứ tư, Đảm bảo sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ, nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị, cơ sở.
Qui trình bổ nhiệm cán bộ:
Bước 1: Xin chủ trương bổ nhiệm cán bộ
Đưa ra chủ trương về chức vụ cần bổ nhiệm cán bộ. Cơ quan, doanh nghiệp, tổ
chức có nhu cầu bổ nhiệm sẽ thực hiện trình lên cơ quan có thẩm quyền xem xét và
phê duyệt chủ trương về chức vụ cần bổ nhiệm.
Chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cấp có thẩm
quyền xem xét, quyết định về chủ trương bổ nhiệm.
Chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm
của cấp có thẩm quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự.
Bước 2: Tiến hành sắp xếp nhân sự trước khi bổ nhiệm
Lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đưa ra các chủ trương bổ nhiệm
chức vụ thực hiện một số công việc như sau:
Đối với nhân sự trong cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các công việc
như: đề xuất các phương án nhân sự, thảo luận trao đổi để lựa chọn nhân sự, tiến
hành biểu quyết đối với các cá nhân có đủ tiêu chuẩn.
Đối với nhân sự tiếp nhận từ đơn vị khác. Tập thể lãnh đạo thực hiện một số
công việc như: trao đổi trực tiếp với cá nhân được bổ nhiệm, làm việc với lãnh đạo
nơi nhân sự được chuyển đến, xác minh lý lịch, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiếp
nhận nhân sự và ra quyết định bổ nhiệm.
Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự được tập thể lãnh đạo giới
thiệu bằng phiếu kín theo trình tự:
(1) Trao đổi, thảo luận về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu và khả năng
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nhân sự.
(2) Thông báo danh sách nhân sự do tập thể lãnh đạo giới thiệu; tóm tắt lý
lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt
mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác.
(3) Ghi phiếu lấy ý kiến tín nhiệm.
Bước 3: Ban hành quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có
thẩm quyền xem xét quyết định.
Sau khi thống nhất xong chủ trương và sắp xếp nhân sự, cơ quan có thẩm quyền
sẽ ra quyết định bổ nhiệm cán bộ theo thẩm quyền quy định của Luật.
Như vậy, thực hiện công tác bổ nhiệm cán bộ phải đúng nguyên tắc, quy trình,
thủ tục là nhằm giúp cho công tác này giữ vững theo nguyên tắc tập trung dân chủ;
vừa đảm bảo sự thống nhất lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy được vai trò, trách
nhiệm, trí tuệ của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu và các tổ chức thành viên của
hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong công tác
cán bộ và bổ nhiệm cán bộ.
Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong bổ nhiệm cán bộ
Công tác tổ chức - cán bộ là công tác xây dựng bộ máy lãnh đạo, quản lý và xây
dựng lực lượng nòng cốt để lãnh đạo cách mạng, nó liên quan đến con người, tổ
chức và bộ máy. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ, tức
là toàn bộ các khâu của công tác cán bộ đều phải được thảo luận thẳng thắn trong
tập thể cấp uỷ, trực tiếp là BTV cấp uỷ và do tập thể cấp uỷ quyết định theo
nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ;
phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu, các tổ chức thành
viên trong hệ thống chính trị các cấp.
Bổ nhiệm cán bộ là một khâu rất quan trọng của công tác cán bộ, giữ vai trò
then chốt, quyết định trực tiếp đến chất lượng cán bộ, hiệu quả hoạt động lãnh đạo,
quản lý của mỗi tổ chức đảng, mỗi cơ quan. Nếu bổ nhiệm đúng cán bộ thì phát
huy được năng lực, sở trường của từng cán bộ; nếu bổ nhiệm sai sẽ dẫn đến hỏng
người, hỏng việc, có khi gây ra mất đoàn kết nội bộ, làm sụp đổ tổ chức.Để có
được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tốt, đủ tầm, có phẩm chất chính trị, đạo
đức lối sống, có uy tín, có năng lực thực tiễn đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp
cách mạng mới; các cấp uỷ đảng cần phải thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung
dân chủ trong tất cả các khâu của công tác cán bộ, trong đó, | bổ nhiệm cán bộ phải
tuân thủ theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG
DÂN CHỦ TRONG CÔNG TÁC ĐỀ BẠT, BỔ NHIỆM CÁN BỘ TẠI
PHƯỜNG QUANG TRUNG, THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG HIỆN NAY
2.1. Tổng quan về tỉnh Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, với nhiều thuận lợi về vị trí
địa lý, tự nhiên, xã hộ. Hải Dương có diện tích 1.662 km². Toàn tỉnh có 265 đơn vị
xã, phường, thị trấn (trong đó có 227 xã, 25 phường và 13 thị trấn). Mật độ dân số
của tỉnh là 1.916.774 ngườ, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 2,1%. GRDP đạt 134.700
tỉ đồng (tương ứng với 5,790 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 69,8 triệu
đồng (tương ứng với 3.020 USD). Hải Dương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc
bộ. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương (hiện là đô thị loại I),
cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía Tây, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 45 km về phía Đông.
Ở Hải Dương đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn hiện có 2.702 người với 11
chức danh, trong đó có 402 cán bộ được bố trí kiêm nhiệm chức danh không
chuyên trách cấp xã. Đội ngũ công chức cấp xã có tổng số 2.389 người với 07 chức
danh theo quy định tại nghị định 92/2009/NĐ-CP (Theo số liệu thống kê của Ban
Tổ chức Tỉnh ủy tính đến 15-6-2016).
Một số nét về Phường Quang Trung
Phường Quang Trung là một trong số 19 phường nằm trên địa bàn thành phố
Hải Dương.Phường nằm ở phía đông bắc Thành phố Hải Dương, trong đó: phía
bắc giáp phường Bình Hàn, phía nam giáp phường Trần Hưng Đạo, phía đông giáp
phường Nhị Châu, phía tây giáp phường Nguyễn Trãi. Phường bao gồm có 17 khu
dân cư có các phố chính như: Phố Quang Trung và các phố cận kề với phố Quang
Trung như: Phạm Hồng Thái,Bắc Sơn, Canh Nông, An Ninh,Nguyễn Văn Tố, Nhà
thờ, Hai Bà Trưng, phố Chợ Con, Đô Lương, đường Thanh Niên, Vũ Trọng Phụng...
Phường có diện tích 1,03 km², dân số năm 2018 là 24.078 người, mật độ dân số đạt 23.377 người/km².
Tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số
788/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
thuộc tỉnh Hải Dương (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019). Theo đó:
Điều chỉnh 2,95 ha diện tích tự nhiên của phường Trần Hưng Đạo; 2,78 ha diện
tích tự nhiên và 150 người của phường Nhị Châu; 13,10 ha diện tích tự nhiên và
443 người của phường Bình Hàn về phường Quang Trung. Điều chỉnh 0,03 ha diện
tích tự nhiên của phường Quang Trung về phường Nhị Châu. Sau khi điều chỉnh
địa giới hành chính, phường Quang Trung có 103,44 ha diện tích tự nhiên và 24.078 người.
2.2. Tình hình tổ chức bộ máy và cán bộ phương Quang Trung
Tính đến nay Phường Quang Trung bao gồm 11 chi bộ TDP, 01 chi bộ Công an,
01 chi bộ UBND, 01 Chi bộ Quân sự, Uỷ viên ban chấp hành là 11 đồng chí, Uỷ
viên Ban chấp hành thường vụ là 01 đồng chí.
Về đội ngũ cán bộ của phường thì đảm bảo số lượng theo nghị định của chính
phủ. Tổng số cán bộ, công chức là 22 cán bộ. Trong đó có 12 cán bộ và 10 công
chức. Về trình độ chuyên môn có 2 cán bộ tốt nghiệp cao đẳng, 1cán bộ trung cấp
và còn lại là tốt nghiệp đại hoc. Có 18 cán bộ đã học trung cấp chính trị.
Như vậy, hiện nay cán bộ Phường Quang Trung đạt 100% có trình độ từ cao
đẳng đến trên đại học và hầu hết đều có trình độ cao cấp. Đội ngũ đa số trưởng
thành từ cơ sở, do đó đây là một tập thể có kinh nghiệm thực tiễn phong phú , bản
lĩnh chính trị vững vàng và tinh thần quyết tâm cao độ để thực hiện chủ trương,
đường lối mới của Đảng và các nhiệm vụ chính trị của địa phương đề ra trong giai
đoạn hiện nay. Hầu hết các cán bộ đều có ý thức rèn luyện, tu dưỡng về phẩm chất
đạo đức, lối sống, cũng rất tích cực học hỏi trau dồi kiến thức nâng cao trình độ về
lý luận và chuyên môn nghiệp vụ, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;
luôn chủ động, sáng tạo và đổi mới trong công việc 2.2.1. Ưu điểm
Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ , cơ bản đã đáp ứng được cơ bản đáp ứng
được các yêu cầu nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác quản lý,
lãnh đạo các cấp phát huy tốt vai trò và khả năng của mình, không ngừng nâng cao
hiệu quả lãnh đạo, quản lý, điều hành. Có tinh thần trách nhiệm cao trong công
việc, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và chấp
hành sự phân công của tổ chức, có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó mật thiết
với nhân dân. Có tinh thần học tập nâng cao trình độ và năng lực lãnh đạo, quản lý,
điều hành. Phần lớn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý luôn gần dân, hiểu dân, vì
vậy thuận lợi trong công tác vận động, tuyên truyền và vận dụng đúng đắn chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn ở địa phương.
Về công tác cán bộ, thực hiện đúng quy định của Đảng về thực hiện nguyên tắc
tập trung dân chủ; làm tốt công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí
sử dụng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, trong đó chú trọng nhất vào cán bộ trẻ, các cán bộ là gia đình chính sách.
Về công tác bổ nhiệm và đánh giá cán bộ
Nhìn chung, từ công tác nhận xét, đánh giá đến tiến hành quy trình bỗ nhiệm
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tại Phường Quang Trung trong thời gian qua được
tiến hành nghiêm túc, chặt chẽ . Các cán bộ được bổ nhiệm vào các chức danh lãnh
đạo, quản lý đều phát huy tốt vai trò ở cương vị công tác mới.
Việc bổ nhiệm đã được thực hiện theo đúng quy trình, đây là một dịp kiểm tra,
đánh giá đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý về tiêu chuẩn, mức độ hoàn thành nhiệm
vụ và sự tín nhiệm đối với đơn vị mình trong thời gian đảm nhận cương vị lãnh
đạo, đồng thời phát huy dân chủ của tập thể cán bộ, đảng viên và quần chúng trong
xây dựng đội ngũ cán bộ của đơn vị. Cùng với việc bố trí, sắp xếp, thực hiện đúng
quy trình nhân sự bổ nhiệm ngày càng quan tâm đến chất lượng và cơ cấu, khắc
phục những hạn chế, những bất cập về các yếu tố giới, vùng trong bổ nhiệm, đề bạt
cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Trong công tác bổ nhiệm cán bộ được thực hiện theo nguyên tắc tập thể quyết
định theo đa số, tôn trọng và đề cao vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu.
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ ở Phường Quang Trung trong công tác
cán bộ những năm qua tuy đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng bên cạnh
đó cũng vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót và khuyết điểm. Lãnh đạo và người đứng
đầu cơ quan đơn vị chưa nhận thức đầy đủ, đúng mức về nguyên tắc tập trung dân
chủ trong công tác cán bộ nói chung và trong bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý
nói riêng, có nơi còn thực hiện quy chế bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa
thật đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.
Trong nhận xét, đánh giá cán bộ còn theo lối hành chính, quan liêu, theo cảm
tính chủ quan của cá nhân, nể nang, né tránh, hoặc dựa theo ý chủ quan của thị
trường, đặc biệt là vẫn còn tư tưởng cục bộ địa phương, thành kiến với những
người trung thực, dám thẳng thắn đấu tranh phê bình. Có lúc, có nơi nhận xét, đánh
giá cán bộ không theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ , có trường hợp thực hiện
dân chủ một cách hình thức, có trường hợp lại tập trung quan liêu, độc đoán và
thiếu dân chủ trong tập thể lãnh đạo. Một số lãnh đạo cơ quan, đơn vị còn lúng
túng trong việc thực hiện quy trình, do chưa quy định rõ nội dung công việc, thành
phần tham dự các hội nghị trong các bước thực hiện quy trình. Có hội nghị còn
mang tính hình thức, chưa phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của mình
trong việc phát biểu ý kiến nhận xét, đánh giá về nhân sự bổ nhiệm.
Việc bổ nhiệm cán bộ vẫn còn nhiều sai sót, quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới
thiệu cán bộ ứng cử chưa quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm. Đôi khi
ở một số chức danh chưa thật đúng người, đúng việc, do nhận xét, đánh giá cán bộ
chưa đúng, chưa lấy năng lực thực tiễn, mức độ hoàn thành công việc và khả năng
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra để lựa chọn bổ nhiệm cán bộ.
Công tác quy hoạch cán bộ cũng bộc lộ nhiều hạn chế như chưa căn cứ chủ yếu
vào đánh giá cán bộ, chưa xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và năng lực thực tiễn của
cán bộ, chất lượng quy hoạch trên một số tiêu chí chưa cao; trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ trong quy hoạch đạt chưa cao, chưa
đảm bảo đạt chuẩn về trình độ đào tạo; một số trường hợp sau khi được bổ nhiệm
bộc lộ nhiều hạn chế yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một khâu rất quan trọng trong công tác cán bộ,
giúp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Nhưng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ vẫn còn một số hạn chế, bất cập; chất lượng đào tạo chưa cao, nội dung, chương
trình, phương thức đào tạo và phương pháp giảng dạy chậm được đổi mới, còn
nặng về lý thuyết; chưa kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa nâng
cao tri thức với rèn luyện đạo đức, giữa tiếp thu kiến thức với việc vận dụng kiến
thức vào hoạt động thực tiễn, nhất là đào tạo kỹ năng nghiệp vụ.đội ngũ cán bộ,
công chức chưa đạt chuẩn về lý luận chính trị vẫn còn, nhiều cán bộ sau khi bổ
nhiệm hoặc bầu cử vào các chức vụ, chức danh rồi mới cử đi đào tạo chuyên môn,
lý luận chính trị. Chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng chưa cao dẫn đến tư duy
lý luận của cán bộ nhiều mặt còn hạn chế, ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, quản
lý, cũng như việc tiếp cận và vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước vào thực tiễn địa phương. Nguyên nhân
Người lãnh đạo các tổ chức, cơ quan chưa đi sâu nghiên cứu, nắm vững nội
dung các quy chế, quy định, và các văn bản liên quan của Trung ương, đã được cụ
thể hóa nhằm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác bổ nhiệm cán
bộ, chưa quan tâm đến việc xây dựng các văn bản cụ thể hóa nội dung các văn bản
của Trung ương. Vì vậy, khi triển khai, tổ chức thực hiện còn lúng túng. Các quy
chế, quy định, quy trình về công tác bổ nhiệm cán bộ xây dựng và triển khai còn
chậm, thiểu cụ thể để các cấp, các ngành thực hiện thống nhất đã ảnh hưởng đến
chất lượng lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Tiêu chí đánh giá, phân loại cán bộ chưa được cụ thể, thống nhất, quan điểm và
phương pháp đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý vẫn còn chậm đổi mới, chưa thực
sự lây nhiệm vụ chính trị làn yêu cầu cao nhất, lấy năng lực thực tiễn và hiệu quả
công tác làm thước đo trong đánh giá cán bộ.
Công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ cũng có nhiều tiến bộ nhưng cũng chưa
được sát xao và quan tâm thỏa đáng cho nên lực lượng cán bộ được đưa vào quy
hoạch vẫn con yếu chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, nhất là các cán bộ trẻ và cán bộ nữ.
Công tác kiểm tra, giám sát của lãnh đạo cấp trên đối với các đơn vị cấp dưới
chưa kiên quyết, chưa thường xuyên. Chưa nắm bắt kịp thời các sai phạm, thậm
chí vận dụng chưa đúng với yêu cầu , nội dung của quy chế, quy định của cấp trên
về công tác bổ nhiệm cán bộ, nhưng chưa được kiểm tra, phát hiện chấn chỉnh, bổ sung kịp thời.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN
TỐT NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG CÔNG TÁC BỔ
NHIỆM CÁN BỘ TẠI PHƯỜNG QUANG TRUNG TP.HẢI DƯƠNG
3.1. Những phương hướng của tỉnh Hải Dương nhằm nâng cao công tác bổ nhiệm cán bộ hiện nay
Qua những bất cập trên cho thấy khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng công
tác cán bộ là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành
Trung ương sẽ thảo luận Đề án tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là
cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Đề án được
kỳ vọng sẽ đưa ra nhiều giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế trong công tác cán bộ hiện nay.
Tại tỉnh Hải Dương hiện nay, với quyết tâm cao của BTV Tỉnh ủy, một số hạn
chế trong công tác cán bộ bước đầu đã được khắc phục, trong đó có việc khắc phục
số lượng cấp phó nhiều hơn quy định. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cũng đã thảo
luận Nghị quyết chuyên đề về nâng cao chất lượng và năng lực lãnh đạo của đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đến năm 2025 và những năm tiếp theo; xây
dựng các kế hoạch sắp xếp lại tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị và các đơn vị
sự nghiệp công lập tinh gọn, hiệu quả, gắn với tinh giản biên chế theo tinh thần
Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII). Tới đây, tiếp tục rà soát lại công tác bổ nhiệm
cán bộ trong toàn tỉnh từ năm 2012 đến nay để kịp thời phát hiện, xử lý các trường
hợp vi phạm quy trình, quy định trong bổ nhiệm. Đây sẽ là cơ sở để tỉnh tập trung
xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm
nhiệm vụ trong những năm tới.
Thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ nhằm
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới”, trình độ chuyên môn,
trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng; cán bộ,
công chức, viên chức và cán bộ khoa học nói chung của tỉnh được nâng lên rõ rệt.
Đội ngũ cán bộ cấp xã, hầu hết trưởng thành ở cơ sở, đã trải qua nhiều cương vị
công tác ở địa phương; có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt; có năng lực,
kinh nghiệm công tác; cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, trình độ
lý luận chính trị (trong đó có 47,5% có trình độ chuyên môn đại học; 82,1% có
trình độ lý luận trung cấp trở lên). Đa số cán bộ cấp xã phát huy được tính tiền
phong gương mẫu, nhiệt tình trách nhiệm với công việc và nỗ lực hoàn thành chức
trách. Cán bộ được phân công kiêm nhiệm thêm các chức danh, hầu hết đều hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tỷ lệ công chức cấp xã đã qua đào tạo về chuyên môn khá cao (97,5% có trình
độ từ trung cấp trở lên, trong đó có 48,5% có trình độ đại học). Đa số công chức
cấp xã có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt; có trình độ chuyên môn phù
hợp với vị trí công tác, nắm được nghiệp vụ, có tinh thần và thái độ phục vụ nhân
dân tốt, có ý thức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Công tác quy hoạch cán bộ ở các cấp, các ngành trong tỉnh đã được các cấp uỷ
từ tỉnh đến cơ sở quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, thực hiện theo đúng quy trình, dân
chủ, công khai và đồng bộ ở cả 3 cấp. Đội ngũ cán bộ được lựa chọn vào quy
hoạch đều bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định; có cơ cấu tương đối phù
hợp, đồng bộ giữa các ngành, các cấp; có các độ tuổi khác nhau, bảo đảm được
tính kế thừa và phát triển.
Các cấp uỷ thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Trên cơ sở quy hoạch đã xây dựng kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và kỹ năng công tác nhằm đáp ứng tiêu
chuẩn của vị trí, chức danh được quy hoạch. Tập trung chỉ đạo xây dựng và tổ chức
thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức đáp ứng tiêu chuẩn ngạch bậc và yêu cầu của vị trí việc làm.
Công tác luân chuyển cán bộ được quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện. Từ
năm 2010 đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện luân chuyển 74 lượt cán bộ;
các huyện, sở, ban, ngành thực hiện luân chuyển được 162 lượt cán bộ. Qua đánh
giá, 100% đồng chí được luân chuyển hoàn thành tốt nhiệm vụ nhiêm vụ ở cương
vị công tác mới. Công tác tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức của
tỉnh trong những năm qua cũng được thực hiện nghiêm túc và đi vào nền nếp hơn,
bảo đảm đúng quy định, quy chế của Trung ương, của tỉnh.
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thường xuyên quan tâm, coi trọng việc nắm và xử lý
tình hình về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng. Các chế độ, chính sách đối với cán bộ,
công chức, viên chức được thực hiện theo đúng quy định của Trung ương và của
tỉnh. Nhiều nội dung thí điểm về công tác cán bộ theo chủ trương của Trung ương
được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo triển khai thực hiện.
Đồng thời Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.
Đó là, đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tổ chức cán
bộ. Giữ vững nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội