Vận dụng phép biện chứng - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Từ phép biện chứng về sự thống nhất và kết hợp các mặt đối lập, đối với bản thân em rútra một số bài học như sau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1
Họ và Tên : Huỳnh Gia Bảo
Giảng Viên : TS. Trần Nguyên Ký
Mã Số Sinh Viên: 87233020316
Môn Học : Triết học Mác LêNin Ngày 25 tháng 9 năm 2023
Vận dụng phép biện chứng về sự thống nhất và kết hợp
các mặt đối lập, trong đời sống cá nhân
Từ phép biện chứng về sự thống nhất và kết hợp các mặt đối lập, đối với bản thân em rút
ra một số bài học như sau :
Phải biết tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập,
nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của vận động và phát triển.
Bên cạnh đó trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân phải phân biệt đúng vai
trò, vị trí của các loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định, những đặc
điểm của mâu thuẫn để có phương pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn.
Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến, là nguồn gốc, động lực của sự vận
động, phát triển, nên chúng ta cần phải biết phân tích các mặt đối lập của sự vật hiện
tượng. Khi phân tích mâu thuẫn phải xem xét toàn diện các mặt đối lập, theo dõi quá
trình triển khai của mâu thuẫn. Tìm hiểu tính phổ biến và tính riêng biệt của mâu thuẫn.
Chống quan điểm siêu hình khi nói về mâu thuẫn.
Mỗi lĩnh vực giải quyết mâu thuẫn khác nhau. Khi giải quyết mâu thuẫn chỉ có đấu tranh
của các mặt đối lập thì mới có thể giải quyết được mâu thuẫn. 2
Lao động là quá trình tạo ra của cải vật chất đồng thời tạo ra thặng dư phục vụ đời sống
cá nhân và phục vụ nhu cầu xã hội. Là một người lao động và vừa là một người sử dụng
lao động, vậy nên em nhận thấy trong đời sống cá nhân tồn tại nhiều mặt đối lập. Và để
tạo nên của cải vật chất mới, ngoài sự mâu thuẫn và đấu tranh của các mặt đối lập, quá
trình lao động còn cần đến sự thống nhất và kết hợp giữa các mặt đối lập. Trong quá
trình lao động và sử dụng lao động, em đã vận dụng phép biện chứng này này như sau:
● Giá trị kinh tế chung: -
Người sử dụng lao động mong muốn tạo ra lợi nhuận từ sức lao động của người
lao động. Ngược lại người lao động thì mong muốn có được thu nhập từ người sử
dụng lao động. Ở đây sự thống nhất và kết hợp giữa các nhu cầu của cả hai bên
đều hướng đến một giá trên kinh tế riêng.
- Để giải quyết nhu cầu kinh tế của bản thân em và nhân viên, em đưa ra các kế
hoạch quản lý tài chính và nguồn tiền giúp tối ưu chi phí, nhằm tạo ra nhiều giá
trị thặng dư nhất có thể giúp phát triển việc kinh doanh và cung cấp việc alfm cho các bạn sinh viên.
● Thu hút và giữ chân người lao động:
- Người sử dụng lao động mong muốn người lao động phải tích cực và năng suất
trong công việc. Ngược lại người lao động thì muốn có được những quyền lợi và
đãi ngộ từ người sử dụng lao động. Từ những nhu cầu cơ bản trên mục đích tạo ra
một môi trường làm việc tích cực.
- Để đáp ứng nhu cầu của cả hai bên, thì em luôn tìm hiểu, lắng nghe các bạn để
tìm ra những mong muốn chung nhất. Nhầm đi đến sự thống nhất về mặt lợi ích.
● Nguyên tắc quản lý minh bạch: 3
- Để tạo ra một bộ máy làm việc khoa học. Người sử dụng lao động mong muốn
người lao động tuân theo các nguyên tắc làm việc chuyên nghiệp. Ngược lại
người lao động mong muốn ở người sử dụng lao động công tác quản lý công khai và minh bạch.
- Đối với bản thân em , xây dựng một doanh nghiệp phải bắt đầu từ những nguyên
tắc cơ bản nhất ngoài ra phải giữ được sự công bằng cho người lao động. Để làm
được việc đó cả hai bên phải thống nhất những nguyên tắc làm việc chung.
Tóm lại sự kết hợp giữa các mặt đối lập không phải là xoá bỏ mâu thuẫn cũng không
phải điều hoà mâu thuẫn một cách vô nguyên tắc mà đó là sự mềm dẻo trong việc quản
lý và điều hành một hệ thống sản xuất, mối quan hệ giữa người lao động và người sử
dụng lao động cần phải được kết hợp thành một thể thống nhất và hỗ trợ nhau, người sử
dụng lao động góp phần đấu tranh đấu tranh và hạn chế những tác động tiêu cực đến
người lao động, Người lao động góp phần tạo ra năng suất và sản lượng lao động, hỗ trợ
lẫn nhau cùng lợi tạo nên giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống.