Vận dụng triết học mac - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Trước hết chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kinh tế dựa trên quyền sở hữu tưnhân đối với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất vì lợi nhuận. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Cho cả lớp xem video sự phát triển các hình thái kinh tế- xã hội
https://youtu.be/8PiydG8AZEg
Khái niệm chủ nghĩa tư bản
Trước hết chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kinh tế dựa trên quyền sở hữu tư
nhân đối với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất vì lợi nhuận. Các đặc điểm đặc
trưng của chủ nghĩa tư bản bao gồm: tài sản tư nhân, tích lũy tư bản, lao động tiền
lương, trao đổi tự nguyện, một hệ thống giá cả và thị trường cạnh tranh. Trong nền
kinh tế thị trường tư bản, việc điều hành và đầu tư được quyết định bởi chủ sở hữu
tài sản, tư liệu sản xuất hoặc khả năng sản xuất trong thị trường tài chính, trong khi
giá cả, phân phối hàng hóa và dịch vụ chủ yếu được quyết định bởi sự cạnh tranh
trong thị trường hàng hóa và dịch vụ. Khi nhìn nhận chủ nghĩa tư bản là một nấc
thang trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. C.Mác đánh giá: Chủ nghĩa
tư bản là xấu xa so với chủ nghĩa cộng sản, nhưng nó là một hình thái kinh tế, xã
hội tiến bộ nhất so với những hình thái kinh tế, xã hội đã có trong lịch sử. Và sự
điều chỉnh, thích nghi của chủ nghĩa tư bản đương đại được thực hiện trên nhiều
phương diện, nhất là quan hệ sản xuất.
Chủ nghĩa tư bản là một thứ xấu xa bởi vì chủ nghĩa tư bản đó chính là hậu quả của
một quá trình phát triển kinh tế-xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi
chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh,
lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt
yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng
hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã
hội và môi trường sinh thái của nó”.
Để hiểu rõ về sự xấu xa của chủ nghĩa tư bản chúng ta cùng tìm hiểu về những hạn chế của CNTB: 1
Những hạn chế của chủ nghĩa tư bản (4 ý chính và phần kết luận )
chủ nghĩa tư bản cũng có những hạn chế nhất định. Những hạn chế này được
C. Mác và V.I. Lênin đề cập ngay từ trong lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của
chủ nghĩa tư bản. Cụ thể hạn chế của chủ nghĩa tư bản được thể hiện ở một số điểm sau:
Thứ nhất: Chủ nghĩa tư bản ra đời gắn liền với quá trình tích luỹ nguyên thuỷ của
chủ nghĩa tư bản. Thực chất đó là quá trình tích luỹ tiền tệ nhờ vào những biện
pháp ăn cướp, tước đoạt đối với những người sản xuất hàng hóa nhỏ và nông dân
tự do; nhờ vào hoạt động buôn bán, trao đổi không ngang giá qua đó mà thực hiện
sự bóc lột, nô dịch đối với những nước lạc hậu. Về quá trình tích luỹ nguyên thuỷ
của chủ nghĩa tư bản, C. Mác cho rằng, đó là lịch sử đầy máu và bùn nhơ, không
giống như một câu chuyện tình ca, nó được sử sách ghi chép lại bằng những trang
đẫm máu và lửa không bao giờ phai.
Thứ hai: Cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản là quan hệ bóc lột
của các nhà tư bản đối vói công nhân làm thuê. Mặc dù so với các hình thức bóc
lột đã từng tồn tại trong lịch sử, bóc lột tư bản chủ nghĩa cũng đã là một sự tiến bộ.
Tuy nhiên C. Mác và V.I. Lênin đã chỉ ra rằng chừng nào chủ nghĩa tư bản còn tồn
tại thì chừng đó quan hệ bóc lột còn tồn tại và sự bất bình dẳng, phân hoá xã hội
vẫn là điều không tránh khỏi.
Thứ ba: Các cuộc chiến tranh thế giới với mục đích tranh giành thị trường, thuộc
địa và khu vực ảnh hưởng đã để lại cho loài người những hậu quả nặng nề: hàng
triệu người vô tội đã bị giết hại, sức sản xuất của xã hội bị phá hủy, tốc độ phát
triển kinh tế của thế giới bị kéo lùi lại hàng chục năm.
Thứ tư: Chủ nghĩa tư bản phải chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra hố ngăn
cách giữa các nước giàu và các nước nghèo trên thế giới. Khi các giá trị tạo ra từ 2
lao động là những giá trị thặng dư. Tuy nhiên lợi ích đó phần lớn chi trả cho nhà tư
bản. Và mang đến giá trị thặng dư trong khối tài sản lớn của họ. Người lao động
không có trong tay vốn hay tư liệu sản xuất. Họ chỉ có thể bán đi hàng hóa sức lao
động để tìm kiếm lợi ích. Từ đó phục vụ cho những nhu cầu tiêu dùng thiết yếu.
Không có cơ hội hay khả năng tìm đến lợi ích lớn hơn.
(thế kỷ XVIII chênh lệch về mức sống giữa nước giàu nhất và nước nghèo nhất
mới chỉ là 2,5 lần, hiện nay số chênh lệch ấy là 250 lần).
Tóm lại, Ta có thể nhận thấy chủ nghĩa tư bản là một xã hội mà trong đó sự
phát triển của xã hội không thực sự vì con người mà vì lợi nhuận mà bóc lột và chà
đạp lên phẩm giá con người do đó làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất
bình đẳng xã hội… , xã hội tư bản còn tồn tại những cạnh tranh bất công, “cá lớn
nuốt cá bé”, vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm… , luôn khai
thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi
trường… một hệ thống chính trị mà quyền lực không thực sự thuộc về nhân dân,
do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân mà chỉ cho một thiểu số giàu có trong
xã hội. Chủ nghĩa tư bản nhìn chung vẫn chật hẹp, giả dối, lừa bịp, giả mạo, nó
luôn là một thứ dân chủ đối với những kẻ giàu và là một trò bịp bợm đối với những người nghèo.
Vậy vì sao chúng ta không thể điều chỉnh được sự xấu xa đó bởi vì chủ nghĩa tư
bản là một quy luật tất yếu của sự phát triển.
Nguyên lí về sự phát triển khái niệm
- Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển là môt phạm trù triết học dùng để
khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
kém hòa thiện đến hoàn thiện hơn. 3
- Quan điểm biện chứng thừa nhận tính phức tạp, tính không trực tiếp của quá
trình phát triển. Sự phát triển diễn ra theo con đường quanh co, phức tạp, trong đó
không loại trừ bước thụt lùi tương đối Tính chất Tính khách quan :
-Tất cả sự vật, hiện tượng trong cuộc sống luôn luôn phát triển một cách khách
quan, độc lập với ý thức con người. (đây là sự thật hiển nhiên dù con người có
nhận thức hay không, có mong muốn hay không )
- phủ định quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và siêu hình về sự phát triển. Tính Phố biến:
- Sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực, từ tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ hiện
thực khách quan đến những khái niệm, những phạm trù phản ánh hiện thực ấy. Tính kế thừa :
Sự phát trển tạo ra cái mới trên cơ sở chọn lọc, kế thừa và giữ lại những gì hợp lí
đồng thời cũng đào thải, loại bỏ những gì tiêu cực, lạc hậu của cái cũ. Những thay
đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất diễn ra theo hình xoắn ốc.
Tính phong phú, đa dạng :
Sự phát triển có muôn hình, muôn vẻ biểu hiện ra bên ngoài theo nhiều loại hình khác nhau.
Vd: Đối với tư duy sự phát triển là năng lưc nhận thức ngày càng sâu sắc, toàn diện và đúng đắn hơn.
Ý nghĩa của nguyên lí về sự phát triển: 4
+ Khi xem xét các sự vật hiện tương ta phải đặt nó trong sư vận động và phát
triển (từ đó có thể dự đoán về tương lai).
+ Không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát triển trong thực tiễn.
+ Phải chủ động tìm ra phương pháp thúc đẩy sự phát triển của sư vật, hiện tượng.
+ Phải tích cực học hỏi, tích lũy kiến thức khoa học và kiến thức thực tiễn.
Quy luật mâu thuẫn (để hiểu về nguồn gốc của sự phát triển) Giới thiệu:
+ Là hạt nhân của phép biện chứng
+ Là quy luật về nguồn gốc, động lực của mọi quá trình vận động và phát triển
=> Trong mỗi sự vật, hiện tượng luôn chứa đựng những mặt đối lập tạo thành
những mâu thuẫn bên trong sự vật hiện tượng đó và sự thống nhất, đấu tranh giữa
các mặt đối lập là nguồn gốc tạo nên sự vận động và phát triển dẫn đến cái mới ra đời thay thế cái cũ. Các khái niệm
Mặt đối lập: Dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận
động trái ngược những đồng thời là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. ( những mặt
đối lập là nhân tố hình thành nên mâu thuẫn)
Mâu thuẫn: dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các
mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Thốống nhâốt M t đốối l ặ p ậ Mâu thuâẫn Đâốu tranh 5
Ta có thể hiểu mẫu thuẫn chính là sự thống nhất, đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Đây cũng là lí do mà quy luật mâu thuẫn còn được gọi là quy luật thống nhất và
đấu tranh giữa các mặt đối lập. Tính chất
Tính khách quan: mẫu thuẫn là cái vốn có của mọi sự vật, hiện tượng tồn tại
không phụ thuộc ý thức con người
Tính phổ biến: Mâu thuẫn diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng, mọi giai đoạn tồn tại
và phát triển của sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn này mất đi có mẫu thuẫn khác thay thế.
Tính phong phú, đa dạng: Sự vật, hiện tượng khác nhau sẽ có mâu thuẫn khác
nhau. Trong một sự vật hiện tượng có thể tồn tại nhiều mẫu thuẫn khác nhau có vị
trí, vai trò khác nhau đối với sự vận động, phát triển của sự vật đó. Ý nghĩa:
+ Phải tôn trọng mâu thuẫn, thừa nhận những mặt đối lập tồn tại và đấu tranh thì mới có sự phát triển.
+ Phân tích mâu thuẫn và tìm ra giải pháp phù hợp để giải quyết mâu thuẫn bằng
cách đấu tranh giữa các mặt đối lập chứ không thỏa hiệp, điều hòa mâu thuẫn
Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản
Trong lịch sử hơn 400 năm từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa tư bản đã trải qua
nhiều giai đoạn phát triển, từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đến chủ nghĩa tư
bản độc quyền, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và ngày nay là chủ nghĩa tư
bản hiện đại trong thời đại toàn cầu hóa. Cái mới xuất hiện dường như lập lại cái
cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.
Những thành tựu và hạn chế của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ
bản của chủ nghĩa tư bản: mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hóa cao của lực lượng
sản xuất với quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. 6
Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất ngày
càng cao thì quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng
trở nên chật hẹp so với nội dung vật chất ngày càng lớn lên của nó. Theo sự phân
tích của C.Mác và V.I.Lênin, đến một chừng mực nhất định, quan hệ sở hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa sẽ bị phá vỡ và thay vào đó là một quan hệ sở hữu mới - sở
hữu xã hội (sở hữu công cộng) về tư liệu sản xuất được xác lập để đáp ứng yêu cầu
phát triển của lực lượng sản xuất. Điều đó cũng có nghĩa là phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa sẽ bị thủ tiêu và một phương pháp sản xuất mới - phương thức
sản xuất cộng sản chủ nghĩa sẽ ra đời và phủ định phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Tuy nhiên, những thay đổi của chủ nghĩa tư bản hiện nay nói lên rằng, chủ nghĩa tư
bản vẫn đang tiếp tục điều chỉnh để thích ứng trước những biến động, mâu thuẫn
bên trong và ngoài nước. Cụ thể là:
- Chủ nghĩa tư bản hiện đại có đặc điểm lớn so với tất cả các giai đoạn phát triển
trước đây là trình độ phát triển rất cao của lực lượng sản xuất, trình độ khoa học
công nghệ rất cao của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Các nước tư bản phát
triển, như Mỹ, các nước Tây Âu, Nhật Bản là những nước đi đầu trong nghiên cứu
phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ ba và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đi đầu trong các lĩnh
vực điện tử, tin học, thông tin, viễn thông, phát triển Internet, trí tuệ nhân tạo…làm
thay đổi căn bản phương thức sản xuất, chất lượng, hiệu quả của những ngành kinh
tế truyền thống và tạo nên nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều sản phẩm mới
-Các quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất, phân phối trong chủ nghĩa tư bản hiện đại
cũng có những thay đổi lớn. Các dây chuyền sản xuất tự động, các máy móc tự
động, các robốt thay thế cho con người được sử dụng ngày càng nhiều. Các dây
chuyền tự động hóa không chỉ sản xuất hàng loạt một loại sản phẩm mà còn có khả
năng sản xuất được những sản phẩm đơn chiếc theo nhu cầu, thiết kế riêng của
từng khách hàng. Hệ thống máy tính, trí tuệ nhân tạo đã thay thế nhiều hoạt động
quản lý sản xuất, phân phối của con người
-Cùng với sự phát triển kinh tế, cơ cấu xã hội, giai cấp trong chủ nghĩa tư bản hiện
đại cũng trở nên phong phú, đa dạng hơn. Ngay cơ cấu giai cấp công nhân cũng có
những sự thay đổi lớn, quan trọng. Bên cạnh lực lượng đông đảo những công nhân
truyền thống, những người lao động làm thuê trực tiếp làm việc trong các dây
chuyền sản xuất, lưu thông của các công ty, tập đoàn tư bản, họ được xem là
những “công nhân cổ xanh” còn có một bộ phận người lao động làm thuê có trình
độ cao, có thu nhập cao, đảm nhận các vị trí lãnh đạo, quản lý, chuyên gia ở các
lĩnh vực khác nhau trong guồng máy sản xuất của tư bản, họ được xem là
những “công nhân cổ trắng”. 7
=>có những yếu tố mới, đặc điểm mới; trong đó, có những yếu tố có thể xem là
những mầm mống của chủ nghĩa xã hội hình thành trong lòng xã hội tư bản
Những điều chỉnh mới của chủ nghĩa tư bản ở trên đã cho chúng ta thấy, chủ
nghĩa tư bản trước mắt vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển, mặc dù sự phát triển này
không phải là vĩnh hằng và không phải là vô hạn. Do vậy, đồng thời với việc vững
tin rằng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản cuối cùng sẽ thay thế chủ nghĩa tư
bản, cũng cần phải nhận thức đầy đủ về tính lâu dài của quá trình này, cần chuẩn bị
kỹ càng cho khả năng cùng chung sống, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh với chủ
nghĩa tư bản, đồng thời tham khảo kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản
Mặt khác, cũng phải nhận thức rằng chủ nghĩa tư bản trong quá trình phát triển của
nó vẫn luôn luôn hàm chứa một nhân tố: tự hạn chế và tự phủ định đo chính mâu
thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sinh ra. Mặc dù chủ nghĩa
tư bản ngày nay đã có điều chỉnh nhất định trong quan hệ sở hữu, quản lý và phân
phối, và ở một chừng mực nhất định, sự điều chỉnh đó cũng đã phần nào làm giảm
bớt tính gay gắt của mâu thuẫn này. Song tất cả những điều chỉnh ấy vẫn chưa vượt
ra khỏi khuôn khổ của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa . Điển hình cho thấy là
Chủ nghĩa tư bản hiện đại chỉ là giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản độc
quyền trong thời đại toàn cầu hóa, độc quyền không chỉ trong phạm vi một quốc
gia, mà trên quy mô toàn cầu. Thị trường toàn cầu ngày nay do một số tập đoàn tư
bản độc quyền chi phối, như: thị trường máy bay do hai công ty Boing và AirBus
chia nhau thị phần, thị trường điện thoại di động, các thiết bị điện tử, chủ yếu do
các công ty SamSung, Apple, IBM thống trị...
Vì vậy, mâu thuẫn vẫn không bị thủ tiêu, đối kháng về lợi ích trong quá trình
sản xuất vẫn còn đó, mâu thuẫn giai cấp vẫn tồn tại…Bên cạnh mâu thuẫn cơ bản
vốn chưa giải quyết được lại xuất hiện thêm nhiều mâu thuẫn mới phát sinh, đẩy
chủ nghĩa tư bản vào những khó khăn mới về kinh tế, chính trị, xã hội dưới nhiều
hình thức khác nhau, đặc biệt là trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ
XXI. Đó là mâu thuẫn giữa năng lực sản xuất vô hạn với tiêu dùng và khả năng
thanh toán hạn chế; mâu thuẫn giữa khả năng sản xuất vô hạn với nguồn tài nguyên
hạn chế; mâu thuẫn giữa nhu cầu nhất thể hóa kinh tế quôc tế và lợi ích quốc gia;
mâu thuẫn giữa các nước chủ nghĩa tư bản trung tâm với các nước ngoại vi...
Những mâu thuẫn này diễn ra đồng thời, vẫn là những thách thức và đe dọa sự tồn
vong của chủ nghĩa tư bản. Đồng thời cũng cần nhận thấy rằng Theo đuổi lợi
nhuận đã, đang và sẽ là mục tiêu cao nhất và cuối cùng của các nhà tư bản; sự giàu
có của các nhà tư bản là từ nguồn lợi nhuận này. Nguồn gốc của lợi nhuận là giá trị
thặng dư do công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất. Bóc lột vẫn là bản chất của
chủ nghĩa tư bản hiện đại. Ví dụ thực tế nhất là Chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn
không ngăn chặn, tránh được các cuộc khủng hoảng kinh tế gắn liền với bản chất 8
của chủ nghĩa tư bản. Mặc dù sự can thiệp, điều tiết của nhà nước đã giúp chủ
nghĩa tư bản hiện đại tránh được các cuộc khủng hoảng sản xuất thừa, khủng hoảng
chu kỳ của các giai đoạn trước, nhưng lại làm xuất hiện những hình thức khủng
hoảng mới, khủng hoảng cơ cấu xảy ra ở một số ngành, lĩnh vực, mà điển hình
nhất là hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ các năm 1973, 1979 đã đẩy các nước tư bản
phát triển và kinh tế thế giới vào tình trạng vừa lạm phát vừa đình đốn
(Stagflation), suy thoái đến đầu những năm 1980. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền
tệ Châu Á những năm 1997-1998 làm sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá trị
đồng tiền, phá sản hàng loạt doanh nghiệp của các nước Châu Á, ảnh hưởng lớn
đến thị trường tài chính, tiền tệ và kinh tế thế giới.
=> Những nhận định trên cho chúng ta thấy được một kết luận quan trọng là: Mặc
dù con người đã cố gắng điều chỉnh sự xấu xa của chủ nghĩa tư bản bằng một quá
trình phát triển“xoắn ốc” nhưng lại vô tình làm xuất hiện những sự “xấu xa” mới,
trải qua nhiều lần phủ định.
Tuy nhiên, như C.Mác và V.I.Lênin đã nhận định: phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa không tự diệt vong và phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa cũng
không tự phát hình thành mà phải được thực hiện thông qua cuộc cách mạng xã hội,
=>Cái mới ra đời là tất yếu, phù hợp với sự phát triển. Mặc dù khi ra đời cái mới
còn non yếu, nhưng nó là cái tiến bộ hơn so với cái cũ.Vì vậy cần có ý thức phát
hiện ra cái mới tạo điều kiện cho cái mới phát triển.
=> Khi phủ định cái cũ cần phải biết sàn lọc, kế thừa những yếu tố hợp lý để phát triển hơn. 9