Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay | Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Thương mại
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay | Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Thương mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (HCM01)
Trường: Đại học Thương Mại
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chương 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay
3.1. Đoàn kết giữa các cộng sản và các nước trong xã hội hệ thống chủ nghĩa
Hồ Chí Minh luôn xác định, đoàn kết thống nhất trong phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế, đoàn kết gắn bó trong các nước xã hội chủ nghĩa anh em là cơ sở
vững chắc, là yếu tố quan trọng bậc nhất, có ý nghĩa quyết định thắng lợi của chủ nghĩa
xã hội trên phạm vi thế giới. Người đã nhấn mạnh rằng: “Thắng lợi cuối cùng nhất định
sẽ thuộc về chúng ta, sẽ thuộc về chủ nghĩa xã hội... Nếu như tất cả các nước anh em và
các đảng anh em đoàn kết chặt chẽ với nhau”. Với tinh thần ấy, Người tiếp tục khẳng
định: ''Cuộc đấu tranh kiên quyết của các dân tộc bị áp bức nhất định sẽ đánh bại bọn đế
quốc thực dân. Chủ nghĩa xã hội cuối cùng sẽ toàn thắng trên khắp thế giới. Trong sự
nghiệp đấu tranh vĩ đại ấy, sự đoàn kết giữa lực lượng các nước xã hội chủ nghĩa và sự
đoàn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản và công nhân tất cả các nước có ý nghĩa quan trọng bậc nhất”.
Với tư tưởng chiến lược đúng đắn ấy và trên cơ sở quán triệt sâu sắc khẩu hiệu
lịch sử của C.Mác ''Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại'', Hồ Chí Minh đã đưa ra một luận điểm nổi tiếng:
“Quan sơn muôn dặm một nhà.
Bốn phương vô sản đều là anh em”
Trong thực tiễn hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã phấn đấu không mệt mỏi
góp phần vào củng cố cho sự nghiệp đoàn kết quốc tế cao đẹp ấy. Bằng lời nói và việc
làm cụ thể, Hồ Chí Minh đã luôn nêu cao tấm gương tuyệt vời về tinh thần đoàn kết quốc
tế trong sáng cho toàn Đảng, toàn dân Việt Nam. Người coi thắng lợi của các đảng anh
em và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa anh em là thắng lợi của chính đất nước mình.
Khi đánh giá về thắng lợi kháng chiến của nhân dân Triều Tiên, Người viết: “Kháng
chiến Triều Tiên thắng lợi. Đó là thắng lợi lớn của phe ta. Thắng lợi của anh em ta cũng
tức là thắng lợi của ta”. Phấn khởi trước những thành tựu vĩ đại của nhân dân Liên Xô về
xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người coi những thành tựu ấy là tiền đề, là động lực làm nên
thành tựu của nhân dân Việt Nam. Người cũng luôn khẳng định, nhân dân Việt Nam mới
lập được nhiều chiến công to lớn trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và giành
những thắng lợi to lớn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là có sự giúp đỡ to
lớn, kịp thời của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Tại Đại hội
Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III, Người nhấn mạnh: ' Thắng lợi của cách mạng Việt
Nam còn là do nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa anh em, nhất là Liên Xô và Trung
Quốc, đã hết lòng giúp đỡ. Nhân dịp này, chúng ta nhiệt liệt tỏ lòng biết ơn các nước xã
hội chủ nghĩa anh em đứng đầu là Liên Xô vĩ đại. Chúng ta cũng thành thực tỏ lòng biết
ơn đối với các đảng anh em khác, nhất là Đảng Cộng sản Pháp, đã tích cực ủng hộ cuộc
đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta''.
Với tư tưởng vô sản quốc tế triệt để và trong sáng cùng sự khôn khéo tài tình vốn
có, Hồ Chí Minh đã có nhiều đóng góp to lớn trong hàn gắn rạn nứt, xây dựng tình hữu
nghị, đoàn kết giữa các đảng cộng sản và công nhân, các nước xã hội chủ nghĩa anh em,
phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng chung. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết với các Đảng
Cộng sản và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa rất lớn đối với thành
công của cách mạng thế giới nói chung, cách mạng Việt Nam nói riêng. Trong bối cảnh
quốc tế mới, với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc
hơn, vấn đề đoàn kết đấu tranh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có những
thuận lợi và khó khăn mới. Với bối cảnh lịch sử mới, sự nghiệp đoàn kết đấu tranh của
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phải đổi mới mạnh mẽ về nội dung, hình thức,
phương pháp tiến hành cũng như trên cơ sở nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và thực trạng
cách mạng thế giới hiện tại. Chính trong thời kỳ đổi mới ấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về
đoàn kết quốc tế ngày càng có vai trò dẫn lối thiết thực và sâu sắc. Không chỉ cổ vũ động
viên mà tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế còn vạch ra đường lối, nội dung,
phương thức đoàn kết đấu tranh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tư tưởng
của Người góp phần quan trọng vào dẫn đường cho phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế tiếp tục đấu tranh giành những thắng lợi mới trong thời đại mới, tiến tới giành thắng lợi cuối cùng.
3.2. Đoàn kết với các nước láng giềng, các nước trong khu vực.
Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng quan hệ đoàn kết với các nước bạn bè trên tinh
thần bốn biển đều là anh em. Người đã luận chứng sâu sắc và dày công vun đắp mối quan
hệ này vì lợi ích độc lập, tự chủ của từng nước, vì hoà bình và phát triển của thế giới. Hồ
Chí Minh đã sử dụng khái niệm "các nước láng giềng" từ lâu, tương đối thường xuyên và
ở nhiều mức độ, phạm vi khác nhau. Những năm sau đó, cụm từ được Người dùng khi
nói với những nước ở châu Á, trong đó chú ý là nước láng giềng Ấn Độ, lúc khác thì là
các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, mối quan tâm nhiều nhất của Người lại là các nước có
chung đường biên giới với Việt Nam như: Lào, Campuchia, Trung Quốc.
Ngay từ những năm cuối thập niên 20 thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã nhận thấy vai
trò của đoàn kết giữa các nước trong khu vực. Theo Người, châu Á là lục địa đất rộng,
người đông với nhiều nước có nền văn hoá đặc sắc như Trung Quốc, Ấn Độ..., Việt Nam
là một thành viên không tách rời, có mối quan hệ mật thiết trong khu vực. Người nói:
“Việt Nam là một bộ phận trong đại gia đình châu Á. Tranh đấu cho tự do độc lập của
Việt Nam tức là tranh đấu cho tự do, độc lập của đại gia đình châu Á”. Trên nguyên tắc
đoàn kết, tôn trọng nền độc lập tự do của dân tộc, người đã chăm lo vun đắp cho tình hữu
nghị giữa các dân tộc trong vùng. Trong quan hệ ở phạm vi hẹp hơn, Hồ Chí Minh chỉ ra
cần thiết phải coi trọng đoàn kết với các nước Đông Nam Á. Mong muốn của Người là
các nước Đông Nam Á đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, cùng nhau xây dựng nền hoà bình
lâu dài trong khu vực và trên thế giới. Hồ Chí Minh lại đặc biệt coi trọng vấn đề xây dựng
tình đoàn kết đối với các nước có chung đường biên giới với Việt Nam như Trung Quốc,
Lào, Campuchia. Đây là ba nước "láng giềng gần", có quan hệ về mọi mặt với nước ta từ
lâu đời, xem nhau như "anh em ruột thịt", . . . Tuy vậy, theo Hồ Chí Minh, đoàn kết ở đây
phải trên tinh thần "thật thà", phải được biểu hiện qua những việc làm cách mạng cụ thể
"giúp bạn là tự giúp mình". Mối tình đoàn kết giữa Việt Nam với Lào và Campuchia đặc
biệt được Hồ Chí Minh dành nhiều sự quan tâm. Ba nước Đông Dương đều có đặc điểm
chung là đều nằm trên bán đảo Đông Dương. Hồ Chí Minh không ngừng vun đắp cho
tình đoàn kết hữu nghị giữa ba nước Đông Dương xuyên suốt thời kì trước, trong và sau
Cách mạng Tháng Tám, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Hội nghị liên
minh nhân dân ba nước được tổ chức vào ngày 11-3-1951, tuyên bố thành lập khối liên
minh nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia. Nhờ biết đoàn kết, nương tựa vào nhau, lần
lượt ba nước Đông Dương đã đánh bại thực dân Pháp, can thiệp Mỹ và giành thắng lợi trọn vẹn trong năm 1975.
Như vậy, quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh trong quan hệ với các quốc gia
láng giềng có chung biên giới với Việt Nam là hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng
độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Quan điểm này vẫn
đang tiếp tục soi sáng, là kim chỉ nam cho quá trình hoạch định đường lối, chính sách đối
ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Trong nhiều năm qua, Đảng ta đã hoạch định
đường lối và chính sách đối ngoại nhất quán, phù hợp với chủ trương đẩy mạnh quan hệ
với các quốc gia láng giềng của Hồ Chí Minh. Nhờ vậy hoạt động đối ngoại của Việt
Nam trong những năm gần đây đã có những chuyển biến mới, đưa Việt Nam lên một tầm
cao mới. Phát huy đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đóng
góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt,
trong quá trình thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế thì những thành tựu trong công
tác đối ngoại có vai trò quan trọng. Điều đó đã khẳng định sự đúng đắn của chủ trương,
đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và
sức mạnh của dân tộc, vững vàng vượt qua khó khăn thách thức để hướng tới mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
3.3. Đoàn kết với các lực lượng yêu hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới.
Đối với các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hoà bình, dân chủ, tự do
và công lý, Hồ Chí Minh cũng tìm mọi cách để thực hiện đoàn kết. Trong xu thế thời đại
mới, sự thức tỉnh dân tộc gắn liền với sự thức tỉnh giai cấp, Hồ Chí Minh đã gắn cuộc đấu
tranh vì độc lập ở Việt Nam với mục tiêu bảo vệ hòa bình, tự do, công lý và bình đẳng để
tập hợp và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
Sau khi nước Việt Nam giành được độc lập, thay mặt Chính phủ, Hồ Chí Minh đã
nhiều lần tuyên bố: “Chính sách ngoại giao của Chính phủ thì chỉ có một điều tức là thân
thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để gìn giữ hoà bình”, “Thái độ nước Việt
Nam đối với những nước Á châu là một thái độ anh em, đối với ngũ cường là một thái độ
bạn bè. Bên cạnh ngoại giao Nhà nước, Hồ Chí Minh đẩy mạnh ngoại giao nhân dân, cho
đại diện các tổ chức của nhân dân Việt Nam tiếp xúc, hợp tác với các tổ chức chính trị -
xã hội, văn hoá của nhân dân thế giới, của nhân dân Á - Phi xây dựng các quan hệ hữu
nghị, đoàn kết với các lực lượng tiến bộ thế giới.
Gắn kết cuộc đấu tranh vì độc lập của dân tộc với mục tiêu hòa bình, tự do và công
lý, Hồ Chí Minh đã khơi gợi lương tri của loài người tiến bộ tạo nên những tiếng nói ủng
hộ mạnh mẽ của các tổ chức quần chúng, các nhân sĩ trí thức và từng con người trên hành
tinh. Có thể khẳng định, rất hiếm có cuộc đấu tranh nào giành được sự đồng tình, ủng hộ
rộng rãi và lớn lao như cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tài liệu:
1. https://nghean.dcs.vn/vi-vn/tin/thuc-hien-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-doan-ket-quoc-te 2.
https://truongchinhtri.binhthuan.dcs.vn/Trang-chu/post/207919/van-dung-bai-hoc-
kinh-nghiem-doan-ket-quoc-te-ket-hop-suc-manh-dan-toc-voi-suc-manh-thoi-dai-trong-
khang-chien-chong-de-quoc-my-cuu-nuoc-vao-cong-cuoc-doi-moi-hien-nay