Văn hóa an toàn Hàng không - Tổng quan hàng không không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam
Văn hóa an toàn Hàng không - Tổng quan hàng không không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tổng quan hàng không dân dụng (K16)
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
2. NỘI DUNG CỦA VĂN HÓA AN TOÀN HÀNG KHÔNG
2.1 Định nghĩa về Văn hóa an toàn Hàng không
Văn hóa an toàn là cách nhận thức về an toàn, được coi trọng và ưu tiên trong một tổ chức. Nó phản
ánh sự cam kết một cách thực sự về an toàn ở tất cả các cấp trong tổ chức. Nó cũng đã được mô tả là
"một tổ chức hoạt động như thế nào khi không có người giám sát".
Văn hóa an toàn không phải là một cái gì đó bạn sẽ có được hoặc mua được, nó là một cái gì đó của một
tổ chức đạt được như một sản phẩm của các hiệu ứng kết hợp của Văn hóa Tổ chức, văn hóa tính
chuyên nghiệp và thường xuyên trong công việc, Văn hóa Quốc gia.
Văn hóa an toàn do đó có thể là tích cực, tiêu cực hoặc trung lập. Bản chất của nó là những gì mọi người
tin tưởng về tầm quan trọng của an toàn, bao gồm cả những gì họ nghĩ rằng các đồng nghiệp, cấp trên
của họ và các nhà lãnh đạo thực sự tin tưởng về sự an toàn là một ưu tiên.
2.2 Văn hóa an toàn của tổ chức và cá nhân
Văn hóa an toàn của một tổ chức là sự kết hợp văn hóa của từng cá nhân với văn hóa của tổ chức. Để
xây dựng thành công văn hóa an toàn cần phải quan tâm và chú trọng đến việc xây dựng văn hóa an
toàn của mỗi cá nhân và văn hóa an toàn của tổ chức.
Văn hóa an toàn của cá nhân chính là cách cư xử, suy nghĩ, hành động của mỗi cá nhân liên quan đến
vấn đề an toàn. Song song với đó, văn hóa an toàn của tổ chức chính là cách xử lý, hành động của tổ
chức được thể hiện bằng những quy trình, quy định trong các vấn đề liên quan đến an toàn. Văn hóa
đúng về an toàn trong tổ chức được thể hiện qua việc các thông tin an toàn được trao đổi và các cá
nhân trong tổ chức đó nhận thức được tầm quan trọng về an toàn, niềm tin vào hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn.
Văn hóa an toàn một mặt tránh quy trách nhiệm hay trừng phạt những cá nhân vô tình phạm lỗi hoặc
hành động bất cẩn, mặt khác bảo đảm rằng mọi thông tin, báo cáo về an toàn được tiếp nhận một cách
nghiêm túc và được sử dụng làm dữ liệu cho những đánh giá an toàn thích hợp. Điều này không có nghĩa
môi trường văn hóa an toàn sẽ hoàn toàn không có trừng phạt, ngược lại, đó là môi trường có sự phân
biệt công bằng giữa lỗi và những hành động cố ý, giữa rủi ro chấp nhận được với rủi ro không chấp nhận được.
Một trong những nội dung mà hệ thống quản lý an toàn nhấn mạnh là văn hóa báo cáo tự nguyện. Văn
hóa báo cáo này khuyến khích việc thu thập các thông tin liên quan đến an toàn và sử dụng những thông
tin ấy cho việc thúc đẩy an toàn và không trừng phạt cá nhân hay tổ chức báo cáo đối với những trường
hợp phạm lỗi vô tình và không có chủ đích. Việc kiểm tra, điều tra dựa trên những thông tin, báo cáo về
an toàn được thực hiện không nhằm mục đích tìm ra sự bất tuân thủ của một cá nhân hay một đơn vị
mà chủ yếu để nhận dạng mối nguy hiểm trong hệ thống vận hành công việc cũng như giúp các quá trình
đánh giá an toàn và quản lý an toàn của tổ chức trở nên hiệu quả hơn.
Văn hóa đúng về an toàn còn thể hiện qua việc thực hiện chia sẻ thông tin báo cáo an toàn và đánh giá
an toàn của tổ chức. Điều này giúp cán bộ, nhân viên trong tổ chức nâng cao ý thức và trách nhiệm về an toàn và quản lý an toàn.
2.3 Các yếu tố cấu thành Văn hóa an toàn
Văn hoá an toàn bao gồm 5 yếu tố cơ bản:
Văn hoá báo cáo tự nguyện: Là môi trường văn hoá mà ở đó các cá nhân có thể tin cậy để tự nguyện báo
cáo các vấn đề về an toàn mà không ngại bị khiển trách. Người cung cấp thông tin, báo cáo an toàn cần
phải được tin rằng thông tin, báo cáo mà họ cung cấp sẽ được tiếp nhận và xử lý một cách thỏa
đáng.Văn hoá được thông báo: Tổ chức sẽ thu thập và phân tích dữ liệu an toàn liên quan và phổ biến
một cách tích cực các thông tin an toàn đến các cá nhân trong tổ chức.Văn hoá thích ứng linh hoạt: Các
nhân viên khai thác trong tổ chức có khả năng thích nghi, linh hoạt trong mọi tình huống và chủ động
trong báo cáo mối nguy hiểm.Văn hoá học hỏi: Là văn hoá trong đó tổ chức có khả năng học hỏi từ chính
những sai lầm của mình và tìm cách điều chỉnh. Các nhân viên được khuyến khích học hỏi, áp dụng các
kỹ năng và hiểu biết của mình để nâng cao an toàn cho tổ chức. Nhân viên được phổ biến, cập nhật về
các vấn đề an toàn, các hậu quả của sự cố cũng như những bài học kinh nghiệm.Văn hoá không trừng
phạt hay văn hoá đúng về an toàn: Là văn hoá an toàn trong đó các lỗi và các hành động không an toàn
sẽ không bị trừng phạt nếu các lỗi/hành động đó là bất cẩn, không cố ý và rủi ro là chấp nhận được. Tuy
nhiên, những vi phạm cố tình, có chủ ý hay những hành động khinh suất với rủi ro không thể chấp nhận
được sẽ bị xử lý kỷ luật.
3. TẠI SAO VĂN HÓA AN TOÀN LẠI QUAN TRỌNG
Văn hóa an toàn có thể có tác động trực tiếp đến hiệu quả của an toàn. Nếu ai đó cho rằng an toàn
không thực sự quan trọng, thậm là chí tạm thời, sau đó tìm cách giải quyết không dứt khoát, dấu giếm,
đặc biệt là khi nhận thấy có một nguy cơ nhỏ chứ không phải là một nguy cơ rõ ràng và đưa một quyết
định không không chính xác hoặc trừng phạt thì hậu quả sẽ rất khó lường. Tuy nhiên, một phản ứng đầu
tiên, điển hình và dễ hiểu đối với Văn hóa an toàn là:
3.1 Chúng tôi đã có SMS, tại sao chúng tôi lại cần Văn hóa an toàn nữa?
Một hệ thống quản lý an toàn đại diện cho một tổ chức trong lĩnh vực an toàn, và nó là một hệ thống
quan trọng để tất cả các nhân viên phải thực hiện theo nó nếu những người trong tổ chức tin tưởng về
hệ thống đó. Tuy nhiên, các quy tắc và quy trình như vậy có thể không luôn luôn phải tuân thủ.
Câu trả lời cuối cùng là từ các đồng nghiệp của họ, cấp trên của họ, bao gồm cả người đứng mũi chịu sào
của một tổ chức, cụ thể là Tổng Giám đốc Điều hành (CEO) của công ty. Để đảm bảo cam kết cần thiết
cho sự an toàn, các nhà lãnh đạo tổ chức phải thấy rằng an toàn là ưu tiên của họ.
Giao thông hàng không là một trong những loại hình giao thông an toàn nhất hiện nay, những vụ tai nạn
nghiêm trọng rất hiếm khi xảy ra. Chính vì vậy nhiều tổ chức cho rằng hoạt động của họ đang ở mức độ
an toàn cao. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi các tai nạn trong hoạt động vận chuyển hàng không
thường xảy ra rất nghiêm trọng. Bởi vậy, các tổ chức cần có một hệ thống quản lý an toàn (SMS) và một
nền văn hóa an toàn thực sự văn minh để mọi hoạt động luôn luôn ở mức độ an toàn cao nhất và có thể chấp nhận được.
Tai nạn hàng không thực sự rất phức tạp và nhiều nguyên nhân không thể xác định được, vì vậy nguy cơ
xảy ra mất an toàn không phải là luôn luôn dễ dàng nhận thấy. Thậm chí khó nhìn thấy được tình huống
có ảnh hưởng hoặc tiềm ẩn ở phía trước của một tổ chức trong vấn đề an toàn. Một trong những
nguyên nhân đó là khi thực hiện báo cáo một sự việc, người báo cáo lo ngại việc bị trả đũa hoặc bị truy
cứu trách nhiệm nên họ thường bỏ qua và chạy đua với các nguy cơ xảy ra các rủi ro vì họ cho rằng báo
cáo như vậy không phải nghĩa vụ họ phải làm. Vì vậy nếu bạn muốn duy trì an toàn trong hệ thống của
mình thì bạn phải thực bạn phải nhận thức được thực trạng an toàn trong tổ chức của mình.
Làm thế nào một giám đốc điều hành có thể biết chắc chắn về các yếu tố phá hoại, rủi ro có thể xảy ra trong tổ chức của họ?
Bằng cách yêu cầu các giám đốc tìm hiểu và báo cáo?Bằng cách yêu cầu kiểm tra các lực lượng lao động?
Và nhiều hơn nữa là cách tiếp cận mạnh mẽ, trực tiếp để tiến hành một cuộc khảo sát về Văn hóa an
toàn nhằm cố gắng "đo lường" được văn hóa An toàn theo cách mà có thể được lặp đi lặp lại nhằm mục đích để so sánh.
3.2. Làm thế nào có thể đo lường được Văn hóa an toàn?
Văn hóa an toàn, cũng giống như văn hóa mà đôi khi khó có thể nhìn thấy từ bên trong. Nó giống như
một con cá bơi lội trong nước - cá không thực sự nghĩ quá nhiều về nước. Vì vậy, thông thường các cuộc
khảo sát Văn hóa an toàn trong hầu hết các ngành công nghiệp là một sự kết hợp của những quan điểm
nội bộ, bên trong và bên ngoài:
“Bên ngoài” được sử dụng làm mục tiêu quan điểm cho người bên trong. Điều đó đã và đang được nói
đến, tuy nhiên, nó là hữu ích để có một “Người chịu trách nhiệm về an toàn” bên trong tổ chức có thể
hoạt động như một giao diện giữa kết quả khảo sát và các nhân viên ở tất cả các cấp. Người này thường
là giám đốc an toàn hay người chịu trách nhiệm quản lý an toàn của tổ chức.
5. VĂN HÓA AN TOÀN ĐEM LẠI ĐIỀU GÌ
Văn hóa an toàn tối ưu sẽ cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn và toàn diện hơn về rủi ro trong hoạt
động khai thác, trong đó có tất cả các khía cạnh của các hoạt động của tổ chức. Điều này có thể thông
qua việc đạt được một dòng chảy thông tin tốt hơn và duy trì một cuộc đối thoại có hiệu quả trong tổ
chức về hiệu quả an toàn là ưu tiên hàng đầu.
6. TẠI SAO CHÚNG TA CẦN PHẢI HIỂU BIẾT VÀ TUYÊN TRUYỀN VỀ VĂN HÓA AN TOÀN?
Như đã được mô tả ở trên, cần phải nhận thức, hiểu biết về văn hoá an toàn là gì và phấn đấu để đạt
được một mức độ an toàn có thể chấp nhận được, vậy cần phải làm và làm như thế nào có thể tập trung
vào một số nội dung như lưu trữ hồ sơ của sự cố, phân tích sự cố, đào tạo cán bộ và tích hợp việc duy trì
an toàn và ưu tiên an toàn trong hoạt động khai thác và lặp đi lặp lại để năng cao nhận thức của hệ thống.
8. VĂN HÓA AN TOÀN PHẢI XUẤT PHÁT TỪ NGƯỜI LÃNH ĐẠO CỦA TỔ CHỨC
Văn hóa an toàn phải xuất phát trước hết từ người lãnh đạo của tổ chức. Để làm được điều đó các nhà
lãnh đạo phải thực hiện các nội dung sau:
8.1. Đưa ra một chính sách an toàn và cam kết của lãnh đạo về văn hóa an toàn
Ban hành chính sách an toàn, xác định các mục tiêu, chỉ tiêu, chỉ số an toàn và tổ chức thực hiện; Xây
dựng Văn hóa an toàn; Xây dựng hệ thống báo cáo an toàn; Xây dựng quy trình quản lý sự thay đổi; xây
dựng quy trình nhận diện mối nguy hiểm và quản lý rủi ro;Tổ chức phổ biến và phối hợp với tất cả các
đơn vị trong và ngoài ngành hàng không thực hiện các yêu cầu trong hệ thống quản lý an toàn đã xây
dựng;Tổ chức hệ thống kiểm tra, giám sát và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát để bảo đảm các quy
định đã được tuân thủ nghiêm ngặt.Xây dựng kế hoạch đảm bảo nguồn lực để thực hiện được các mục
tiêu, chỉ tiêu và chỉ số an toàn đã đề ra.
8.2. Giảm thiểu nguy cơ rủi ro
Giảm thiểu nguy cơ rủi ro là các biện pháp loại trừ mối nguy hiểm tiềm ẩn, làm giảm khả năng xảy ra
hoặc mức độ nghiêm trọng của nguy cơ rủi ro.Sau khi đánh giá các mối nguy hiểm đã được nhận dạng,
hoặc kết quả điều tra sự cố và tai nạn, phụ trách an toàn sẽ chỉ định quyền ưu tiên tới nguy cơ rủi ro, lựa
chọn cách khắc phục để loại bỏ hoặc giảm bớt mối nguy hiểm.
Mỗi một lần các mối nguy hiểm được nhận dạng và được đánh giá, cần phải có biện pháp thích hợp để
hạn chế nguy cơ rủi ro có ảnh hưởng đến hoạt động an toàn. Cần thiết phải có một chiến lược:
Loại trừ hoàn toàn mối nguy hiểm/nguy cơ rủi ro; Giảm bớt mức nguy cơ rủi ro bằng cách thay đổi các
quy trình thao tác trong công việc; Chấp nhận các nguy cơ rủi ro ở mức thấp mà không cần bất kỳ một
hành động nào; Truyền thông tới mọi người về các nguy cơ rủi ro liên quan đến mối nguy hiểm.
Nếu nguy cơ rủi ro được khắc phục, các hành động hoặc công việc có thể được tiếp tục. Nếu không, cần
phải cải tiến các hàng rào bảo vệ hoặc các biện pháp để loại bỏ hoặc tránh mối nguy hiểm. Các giải pháp có thể thực hiện:
Thay đổi các quy trình vận hành đang sử dụng;Liên tục xem xét lại các hành động hoặc công việc;Huấn
luyện đào tạo định kỳ; Cải tiến việc kiểm tra giám sát;Lập kế hoạch để đối phó với những sự bất ngờ;
8.3. Công tác kiểm tra, đánh giá an toàn nội bộ
Người lãnh đạo phải duy trì một kế hoạch kiểm tra an toàn để kiểm tra việc tuân thủ các quy định về
tiêu chuẩn an toàn và xác định hiệu quả của toàn bộ chương trình an toàn. Kiểm tra có thể được tiến
hành thường xuyên hoặc khi có yêu cầu.
Tất cả các báo cáo về sự cố và tai nạn phải được nghiên cứu tỉ mỉ để xác định sự kiện và nguyên nhân
chính từ đó đưa ra các kế hoạch ngăn ngừa hoặc giảm bớt khả năng tái diễn. Tất cả các mối nguy hiểm
phải được đánh giá để xác định các nguy cơ rủi ro gây mất an toàn đối với sân bay từ đó đưa ra các giải
pháp và quyền ưu tiên xử lý các nguy cơ rủi ro.
8.4. Nội dung của công tác kiểm tra về an toàn bao gồm các nội dung
Tần suất của việc kiểm tra an toàn SMS (chỉ rõ giai đoạn);Phạm vi kiểm tra;Xác định nhân viên tham gia
kiểm tra;Trách nhiệm của cuộc kiểm tra đó;Sử dụng Danh mục kiểm tra mối nguy hiểm để nhận dạng các
tình trạng khác nhau của mối nguy hiểm và khả năng tiềm ẩn của nguy cơ rủi ro. Đó là: các điều kiện mất
an toàn (vật lý, kết cấu, thiết chế, qui định…) hoặc các hành động mất an toàn do con người (sử dụng
trang thiết bị hư hỏng, thông tin sai lệch, không tuân theo luật, sử dụng dụng cụ sai mục đích…).Cách
thức lập những hồ sơ bằng chứng trong quá trình kiểm tra;Phương pháp thông báo kết quả tới những
người quản lý chính và nhân viên.Việc kiểm tra an toàn phải được thực hiện thường xuyên để xác định
điểm mạnh, điểm yếu hoặc khu vực có nguy cơ rủi ro của hệ thống. Việc kiểm tra an toàn phải được
thực hiện khi bất kỳ một công việc mới nào đưa vào hoạt động.
8.5. Giám sát việc thực hiện công tác an toàn.
Người lãnh đạo phải triển khai và duy trì những công cụ, phương tiện cần thiết để xác định việc thực
hiện công tác an toàn của tổ chức so sánh với mục tiêu và chính sách an toàn đã được phê chuẩn để
nâng cao tính hiệu quả của việc kiểm soát nguy cơ rủi ro an toàn. Để đạt được điều đó cần tăng cường
công tác kiểm tra an toàn từ đó đánh giá lại xem hệ thống quản lý an toàn (SMS) có đáp ứng đầy đủ các
điều khoản sau hay không:
Mức độ đáp ứng của nhân viên;Sự tuân thủ các chỉ dẫn và quy trình đã được phê chuẩn;Khả năng khai
thác thiết bị và phương tiện của nhân viên.
Việc giám sát an toàn phải được thực hiện thường xuyên, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến những khu vực:
Những khu vực có vấn đề hoặc hay có sự cố trong các hoạt động hàng ngày.Những khu vực chồng lần
nhiều đơn vị hoạt động hoặc có tần suất khai thác cao.
Phương pháp, cách thức thực hiện việc giám sát an toàn có thể sử dụng như: Bảng câu hỏi kiểm tra
(Checklists), câu hỏi thăm dò (Questionnaires), câu hỏi phỏng vấn.
8.6. Quản lý sự thay đổi.
Người lãnh đạo phải triển khai và duy trì quy trình quản lý sự thay đổi có ảnh hưởng đến hoạt động của
tổ chức từ đó có thể hạn chế hoặc giảm nhẹ các rủi ro do sự thay đổi gây ra. Để có thể quản lý được sự thay đổi cần phải:
Nhận dạng những thay đổi bên trong tổ chức mà có ảnh hưởng đến việc thiết lập các quy trình và dịch
vụ.Khi có sự thay đổi xuất hiện trong môi trường làm việc, nhóm nhân viên liên quan đến thay đổi sẽ
được hỏi ý kiến để đánh giá trong tình huống mới có ảnh hưởng đến vấn đề an toàn ở nơi làm việc
không. Bất kỳ sự thay đổi nào phải được xem xét và sắp xếp theo các mục tiêu của tổ chức.
8.7. Cải tiến liên tục hệ thống quản lý an toàn.
Người lãnh đạo phải triển khai và duy trì các quy trình vận hành trong hệ thống SMS để xác định những
nguyên nhân của việc thực hiện thấp hơn tiêu chuẩn đã đưa ra trong hệ thống SMS, từ đó đưa ra các
hành động sửa đổi các trạng thái thấp hơn tiêu chuẩn nhằm đảm bảo sự cải tiến liên tục của hệ thống
SMS. Việc cải tiến liên tục hệ thống an toàn đạt được thông qua:
Đánh giá việc thực hiện của các phương tiện, thiết bị và các quy trình thông qua việc thanh tra và kiểm
tra.Đánh giá việc thực hiện của các cá nhân tiến hành đơn lẻ, xác minh sự hoàn thành các trách nhiệm
về an toàn của họ.Đánh giá việc tác động trở lại để kiểm tra hiệu lực của hệ thống đối với việc kiểm soát
và làm giảm các nguy cơ rủi ro.
8.8. Huấn luyện và đào tạo.
Người lãnh đạo phải triển khai và duy trì chương trình huấn luyện đào tạo an toàn nhằm đảm bảo tất cả
cán bộ, công nhân viên đều được đào tạo để vận hành tốt hệ thống SMS.
8.9. Truyền thông về an toàn.
Người lãnh đạo phải triển khai và duy trì các phương tiện truyền thông về công tác an toàn để đảm bảo
tất cả cán bộ, công nhân viên đều nhận thức hoàn toàn đầy đủ về hệ thống SMS; truyền tải các thông tin
quan trọng về an toàn; giải thích tại sao những hành động đặc biệt được đưa ra; giải thích tại sao các
quy trình an toàn được tiến hành hoặc thay đổi.
Các biện pháp để truyền thông có thể bao gồm: Các chính sách và quy trình về an toàn; Hệ thống thư tín
cơ quan; Các bài báo liên quan đến an toàn; Những tấm pano quảng cáo về an toàn; Những thông cá
2. NHẬN THỨC VỀ VĂN HÓA AN TOÀN HÀNG KHÔNG
2.1. Nhận thức về Văn hóa an toàn Hàng không
Trên cơ sở đó nhận thức về Văn hóa an toàn Hàng không được xây dựng dựa trên 07 tiêu chí sau:
a. Tự hào và phát huy truyền thống lịch sử của Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam.
b. Đối với ngành hàng không, một tai nạn là quá nhiều.
c. Không tự mãn, chủ quan, không thoả hiệp về an toàn hàng không vì bất kỳ lý do gì.
d. Bảo đảm an toàn hàng không là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống.
e. Ý thức trách nhiệm đối với công tác bảo đảm an toàn hàng không trước hết phải từ tất cả các cấp
lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu tổ chức, đơn vị.
f. Không có vi phạm an toàn nào là vi phạm nhỏ, lỗi nhỏ cũng dẫn đến tai nạn thảm khốc.
g. Khuyến khích báo cáo tự nguyện về an toàn hàng không.
2.2. Nâng cao nhận thức về văn hóa an toàn Hàng không
Trên cơ sở nhận thức về Văn hóa an toàn Hàng không như trên, có hai đối tượng chính được hướng tới
để nâng cao nhận thức về Văn hóa an toàn Hàng không đó là người thực thi công vụ trong Ngành và
người dân sử dụng các dịch vụ của Ngành:
a. Đối với lực lượng thực thi công vụ trong Ngành
Đối với lực lượng thực thi công vụ trong Ngành, văn hóa an toàn Hàng không gắn liền với việc nâng cao ý
thức trách nhiệm công vụ của cán bộ, nhân viên, người lao động ngành hàng không, cụ thể là:Bảo đảm
an toàn là điều kiện tối cao trong mọi hoạt động của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động;Loại bỏ mọi tư tưởng, hành động quan liêu trong công việc; nghiêm túc thực hiện đúng đúng quy
trình, thủ tục, nội quy, quy định trong công việc; chấp hành nghiêm chỉnh thời gian làm việc, công tác
theo quy định; cải tiến lối làm việc, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân; phấn đấu giải quyết hồ sơ
nhanh hơn so với thời gian theo quy định; giao tiếp, hướng dẫn tổ chức, công dân, đồng nghiệp tận tình,
chu đáo và thân thiện; không để hồ sơ trễ hẹn; không gây khó khăn, phiền hà; không vô cảm, thiếu tinh
thần trách nhiệm;Xây dựng và thực hiện các tiêu chí về tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ của công
chức, viên chức gắn với công việc của ngành, cơ quan, đơn vị; phát huy dân chủ cơ sở; xây dựng nếp
sống văn hóa, văn minh công sở;Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả việc thực hiện, kịp
thời phát hiện và xử lý những hạn chế, thiếu sót, những thông tin phản ảnh không tốt có liên quan đến
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;Tổ chức phong trào thi đua về nâng cao tinh thần trách
nhiệm, đạo đức công vụ trong cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị; nêu gương người tốt,
việc tốt, điển hình tiên tiến và thực hiện chế độ động viên khen thưởng kịp thời.
b. Đối với người dân sử dụng dịch vụ của Ngành
Hiểu và tự nguyện thực hiện các nội quy, quy định của pháp luật và của Ngành hàng không dân dụng về
an toàn Hàng không, trên cơ sở đó tuyên truyền, phổ biến cho người thân, đồng nghiệp, bạn bè…
nghiêm túc, tự giác thực hiện các quy định về an toàn Hàng không;Có ý thức, chủ động cung cấp các
thông tin nhằm bảo đảm an toàn Hàng không cho nhà chức trách và các cơ quan, đơn vị cung cấp dịch
vụ Hàng không theo quy định;Chủ động xây dựng, góp ý, đề xuất các giải pháp, ý tưởng nhằm tăng
cường, củng cố hệ thống quy định, nội quy về an toàn Hàng không và ý thức của người sử dụng dịch vụ
nói riêng và toàn dân nói chung trong việc giữ gìn, bảo đảm an toàn Hàng không.
3. Giải pháp thực hiện
Trên cơ sở nhận thức và các yêu cầu trên, để nâng cao nhận thức về Văn hóa an toàn Hàng không nói
chung và triển khai Kế hoạch Năm Văn hóa an toàn Hàng không nói riêng, các giải pháp được đưa ra là:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung văn hóa an toàn hàng không, kiến thức pháp luật về
an toàn hàng không trong toàn bộ ngành hàng không dân dụng.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
biến nội dung văn hóa an toàn hàng không, kiến thức pháp luật về an toàn hàng không cho cộng đồng xã
hội; đổi mới triệt để hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức; kết hợp giữa các hình thức tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng với việc phát tờ rơi, dán áp phích, dựng panô, khẩu
hiệu; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về an toàn hàng không; tổ chức cuộc vận động đóng góp ý
tưởng, sáng kiến của nhân dân góp phần bảo đảm an toàn hàng không.Lấy thanh niên làm nòng cốt cho
phong trào xây dựng văn hóa an toàn hàng không trong toàn ngành; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ tuyên
truyền về an toàn hàng không cho thanh niên.
Trong các giải pháp được đưa ra để triển khai thực hiện nâng cao nhận thức về Văn hóa an toàn Hàng
không và Năm Văn hóa an toàn Hàng không 2013, vai trò của tổ chức Đoàn và đoàn viên thanh niên
được xác định là nòng cốt trong việc xây dựng văn hóa an toàn Hàng không trong Ngành. Với tổng số
Đoàn viên, thanh niên trong là gần 1,5 vạn chiếm 50% tổng số cán bộ, công nhân viên toàn Ngành; đây là
lực lượng có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản, có nhiệt tình công tác và được trưởng thành
trong rèn luyện từ nhiều phong trào, chương trình hoạt động của các cơ sở Đoàn trong Ngành mà tiêu
biểu là phong trào “Tuổi trẻ Hàng không Việt Nam xung kích, sáng tạo, tình nguyện vì những chuyến bay
an toàn, hiệu quả”. Việc giao cho Đoàn Thanh niên là cơ quan thường trực của Năm Văn hóa an toàn
Hàng không cho thấy sự tin tưởng mà các cấp ủy và lãnh đạo Ngành đặt ra cho tổ chức Đoàn và lực
lượng đoàn viên, thanh niên; đồng thời cũng là nhiệm vụ, là yêu cầu của các cấp ủy Đảng đối với hoạt
động của tổ chức Đoàn với mục đích cao nhất là phục vụ, góp phần thực hiện thắng lợi công tác chuyên
môn, nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tổ chức, đơn vị.