Văn hóa các nước - Cơ sở Văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Văn hóa các nước - Cơ sở Văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam(CSVHVN)
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài 6: VĂN HÓA THÁI LAN Quốc kỳ Quốc huy
Tên chính thức: Vương quốc Thái Lan Diện tích: 513.115 km2
Thủ đô: Bangkok (từ năm 1782)
Quốc khánh: 5/12 (ngày sinh nhật Vua Bhumibol Adulyadej - Rama IX) Ngôn ngữ: Tiếng Thái
Thể chế chính trị: Quân chủ lập hiến
Đơn vị tiền tệ: Baht (THB)
Ngày gia nhập Asean: 8/8/1967 1
1. Điều kiện địa lý, dân cư
Vị trí địa lý: Thái Lan là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, phía bắc
giáp Lào và Myanmar, phía đông giáp Campuchia và vịnh Thái Lan, phía nam giáp
Malaysia, phía tây giáp Myanmar và biển Ấn Độ Dương.
Địa hình: Thái Lan được chia thành 6 vùng địa lý, đó là: miền Bắc, miền Đông
Bắc (miền Isan), miền Trung, miền Đông, miền Tây và miền Nam. Sông ngòi Thái
Lan dày đặc với những con sông lớn như sông Chao Phraya, sông Mê Công, sông
Ping, sông Nan… giúp cung cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp và giao thông vận
tải. Ngoài ra cũng cũng cấp một nguồn thủy năng vô cùng lớn cho Thái Lan. Điều kiện
tự nhiên như vậy giúp Thái Lan phát triển nghề trồng lúa nước. Thái Lan là nước xuất
khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Ngoài nghề trồng lúa, người Thái Lan còn nổi tiếng
với nghề nuôi tằm dệt lụa. Lụa của Thái Lan nổi tiếng trên khắp thế giới và rất được ưa
chuộng. Cao su là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ hai sau lúa gạo.
Khí hậu: Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm nên Thái Lan có nhiệt độ trung bình
cao quanh năm và có sự khác nhau giữa các vùng miền, trong đó khu vực trung tâm
thường nóng hơn các vùng khác do khí hậu khô, ít mưa. Gồm 3 mùa chính: mùa mưa, mùa đông và mùa hè. 2. Điều kiện lịch sử
Từ những thế kỷ TCN, Thái Lan đã là địa vực cư trú của người Môn (vốn là cư
dân từ phía Nam Trung Quốc di cư xuống vùng Đông Nam Á từ khoảng thế kỷ III
TCN). Các vương quốc ở miền Trung Thái Lan như Tha Rawadi và Hariphunxay.
Đến thế kỷ 11, người dân từ Nam Chiếu di cư xuống làm gia tăng dân số ở miền
Đông Bắc Thái Lan. Tuy nhiên chỉ hình thành một Vương quốc nhỏ đặt tên là “Lán
Na” (đất nước có triệu thửa ruộng), tồn tại bên cạnh nhà nước Theravada và
Harifulxay, chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Môn, Myanmar truyền bá sang.
Thế kỷ 13, đế quốc Angkor bắt đầu suy yếu, trong khi đó nhà nước Nguyên –
Mông đang lớn mạnh, tung hoành khắp nơi và chuẩn bị tiến xuống xâm lược Đông
Nam Á. Người Thái nổi dậy chiếm thành Sukhothay (nước chư hầu của Angkor –
Campuchia) và thành lập nên nước Sukhothay, tuyên bố độc lập với Angkor, sau đó đã 2
bành trướng thế lực chiếm Srivijaya, Theravada và Harifulxay. Nhà nước Sukhothay
tồn tại 100 năm rồi suy yếu.
Sau đó 1 nhà nước chư hầu của Sukhothay đứng lên tuyên bố độc lập, không
phụ thuộc và Sukhothay nữa, thành lập nên vương quốc Ayuthaya. Tồn tại trong 4 thế
kỷ, từ năm 1351 và bị Myanmar xâm chiếm vào năm 1706. Nhưng chỉ ít lâu sau,
người Thái dưới sự lãnh đạo của Thaksin đã đánh bại Myanmar, giành lại độc lập vào
năm 1767, sau đó Thaksin lên ngôi vua, chọn Thonburi làm kinh đô, tuyên bố thành
lập vương triều Thonburi. Tuy nhiên, vương triều này chỉ tồn tại được 15 năm. Vị
tướng giỏi nhất là Chakri lên ngôi vua, thành lập vương quốc Rattanacosin, lấy hiệu là
Rama, rời đô sang bên kia sông Băng Kọok, đặt tên thủ đô Thái Lan dài nhất thế giới
(có 24 chữ). Rama I là vị vua đầu tiên của vương triều Chakri.
Vua Rama IV (Vua Mongkut) (1804-1868) là vị vua đầu tiên của vương triều
Chakri có đầu óc hướng ngoại và ông là người đặt nền móng cho tư tưởng cách tân.
Ông là cha đẻ của chính sách ngoại giao “cây tre” hay “ngả theo chiều gió”. Vua Rama
V – vua Chulalongkorn (1853-1910), con trai của vua Rama IV lên ngôi năm 1869
được coi là hiện tượng đặc biệt của vương triều Bangkok, là niềm tự hào của người
dân Thái Lan. Ông là nhà canh tân đất nước với những thành công xuất sắc ở nhiều
lĩnh vực, đưa Thái Lan mở cửa ra với thế giới phương Tây từ những năm cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX. Nhân dân Thái Lan không chỉ coi ông là nhà vua vĩ đại, nhà cách
tân đất nước lỗi lạc mà còn rất biết ơn ông là người đã xóa bỏ chế độ nô lệ của xã hội Xiêm cổ.
Trước 1932, Thái Lan là một nhà nước quân chủ tuyệt đối. Cuộc đảo chính năm
1932 lật đổ chế độ quân chủ đã đưa giới quân sự trở thành lực lượng chính trị chiếm
ưu thế trong nước, chi phối các hoạt động lập pháp, chế độ quân chủ lập hiến được
thành lập. Năm 1939, đất nước được đổi tên thành Thái Lan. Trong CTTG2, Thái Lan
bị ép buộc phải hỗ trợ cho Nhật Bản khi xâm lược Malaysia và Singapore.
Kể từ đó, Thái Lan đã trải qua hơn 20 cuộc đảo chính với những nỗ lực trong
việc tạo ra một nhà nước dân chủ. Cuộc đảo chính quân sự ngày 23-2-1991 là cuộc đảo
chính thứ 17 kể từ khi kết thúc chế độ quân chủ năm 1932 nhằm lật đổ chính phủ
Chatchai, cũng là cuộc đảo chính thành công đầu tiên kể từ 1976. 3
Năm 1997, Thái Lan ban hành Hiến pháp mới, Thượng nghị viện được bầu theo phổ thông đầu phiếu.
Tháng 01/2001, tỷ phú truyền thông Thaksin Shinawatra (đảng Người Thái yêu
người Thái) đã được bầu làm Thủ tướng, tái nhiệm kỳ vào năm 2005.
Tháng 9/2006, một hội đồng quân sự đã tiến hành lật đổ chính phủ Thaksin, sau
đó huỷ bỏ hiến pháp, giải tán Quốc hội và Tòa án, giám sát, bắt giữ và cách chức một
số thành viên chính phủ, thiết quân luật và cuối cùng chọn một thành viên của hội
đồng cơ mật hoàng gia, cựu tổng tư lệnh lục quân Thái Lan - tướng Surayud
Chulanont lên làm thủ tướng.
Tháng 7/2011, Đảng Pheu Thái của bà Yingluck Shinawatra, em gái cựu thủ
tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra đã thắng lợi và bà Yingluck Shinawatra trở thành
nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Thái Lan sau sáu đời nam thủ tướng với nhiều bất ổn trong chính trường.
Năm 2014, bà Yingluck lại bị Tòa án Hiến pháp Thái Lan buộc phải từ chức sau
nhiều tháng không giải quyết được các khủng hoảng chính trị và cáo buộc tham nhũng
chương trình trợ giá gạo của Thái Lan. Tướng Prayut Chan-o-cha đã lên nắm quyền
Thủ tướng từ tháng 8/2014.
Ngày 13/10/2016, Quốc vương Phumiphon Adunyadet – Rama IX băng hà.
Quốc vương mới là Maha Vajiralongkorn sinh ngày 26/7/1952, chính thức nhậm lễ
đăng quang ngày 4/5/2019 trở thành Rama X, vị vua thứ 10 của vương triều Chakri.
3. Những thành tựu văn hóa 3.1. Ngôn ngữ
Tiếng Thái Lan có cùng quan hệ nguồn gốc với ngôn ngữ của các dân tộc thuộc
nhóm Thái ở Đông Nam Á, Nam Trung Quốc và Đông Bắc Ấn Độ. Tiếng Thái Lan và
tiếng Việt cùng thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Tiếng Việt từ xa xưa đã có mối quan
hệ tiếp xúc với các ngôn ngữ thuộc nhóm Thái nên tiếng Việt và tiếng Thái có nhiều nét tương đồng.
Tiếng Thái Lan có cấu trúc bao gồm: phụ âm đầu, nguyên âm, phụ âm cuối và
dấu. Hệ thống phụ âm bao gồm 44 con chữ, có 32 nguyên âm và có 4 dấu. 4
Về thanh điệu, tiếng Thái Lan có tất cả 5 thanh trong khi tiếng Việt có 6 thanh.
Trong khi tiếng Việt không có thanh Thô như của tiếng Thái Lan thì tiếng Thái lại không có thanh Ngã.
Tiếng Thái cũng có từ đơn, từ ghép, câu đơn, câu ghép tương tự như tiếng Việt.
Kho từ vựng tiếng Thái được chia thành 3 lớp: lớp từ cung đình, lớp từ Phật giáo và
lớp từ dân gian. Các lớp từ này được sử dụng ở trong các văn cảnh khác nhau, các tầng
lớp khác nhau trong xã hội.
Từ vựng tiếng Thái đa số được mượn từ tiếng Pali, Sanskrit. Bên cạnh đó, tiếng
Thái cũng có vay mượn tiếng Anh.
Chữ viết Thái Xiêm (để phân biệt với người Thái ở Việt Nam) được khẳng định
hình thành từ năm 1283 dựa trên một tấm văn bia đầu tiên khắc bằng chữ Thái, trong
đó có nói đến việc Vua Ramkhamheng mời một ông thầy tới triều để giúp xây dựng
một loại chữ viết chính thức cho nhà nước. Các nhà nghiên cứu gọi đây là bia
Ramkhamheng. Tuy nhiên, vua Ramkhamheng không phải là người đã sáng tạo ra toàn
bộ chữ cái mà vai trò của ông là dựa trên một chữ Thái đã có sẵn, cải tiến và nâng lên
thành văn tự của quốc gia. 3.2. Văn học
Quá trình phát triển của văn học Thái Lan là một quá trình liên tục từ văn học
dân gian đến văn học hiện đại. Văn học dân gian của Thái Lan cũng là mảng văn học
có cùng một quá trình hình thành và phát triển so với văn học dân gian các nước khác
ở Đông Nam Á. Một số tác phẩm tiêu biểu của văn học dân gian Thái Lan: truyền
thuyết “Phra Xu thon”, truyện cổ tích “Xẻn – pôn”, “Chàng Ko-ho”, truyện cười
“A-chan Xỉ-tha-non-xay”…Ngoài ra còn có các câu ca dao, tục ngữ và dân ca Thái
Lan rất phong phú, đa dạng về thể loại.
Văn học thời kỳ Sukhothay (TK XIII-XIV) là thời kỳ sơ khai của văn học thành
văn Thái Lan. Những bài văn đầu tiên của thời kỳ này hầu hết được khắc trên những
tấm bia đá. Văn học thời kỳ này chủ yếu ca ngợi tính ưu việt của Phật giáo và phóng
tác theo các tác phẩm Phật giáo của Ấn Độ và các cư dân lân cận như Môn – Khmer –
Myanmar – Malaysia. Văn học viết truyền thống Thái Lan tuy lấy cảm hứng và đề tài
từ các kinh sách Phật giáo nhưng đã được các nhà thơ, nhà văn Thái Lan nhào nặn để 5
trở thành các tác phẩm hoàn toàn của người Thái Lan. Hầu hết các tác phẩm văn học
truyền thống của Thái Lan đều được viết bằng thơ với những tác phẩm văn học đồ sộ
có tới hàng nghìn, thậm chí là hàng vạn câu thơ. Nhà vua nào của Thái Lan cũng tham
gia viết văn và các tác phẩm của họ đều rất có chất lượng.
Khi nhắc tới văn học thời kỳ Ayuthaya (TK XIV-XVIII) không thể không nhắc
tới những tác phẩm kịch sân khấu, tiêu biểu là “Rama Kiên”. Đây là bản dịch từ sử thi
“Ramayana” nổi tiếng của Ấn Độ nhưng có sự phóng tác. Các tác giả đã có thêm bớt
một số đoạn, cải biên một số phần dựa trên các cuốn sách khác nhau nói về tình yêu
của Rama và Sita, về cuộc chinh phục Ấn Độ của người Baharata, về cuộc chiến đấu
của bộ lạc chim chống bộ lạc rắn… Vở kịch này vô cùng nổi tiếng và đã thu hút được
đông đảo người xem, thuộc mọi tầng lớp của Thái Lan.
Đến văn học thời kỳ Rattanakosin (TK XVIII-XIX) xuất hiện một số nhà văn,
nhà thơ nổi tiếng như Xủn-thon-phu, Đăm – rông… Một số tác phẩm nổi tiếng của
thời kỳ này như “Khủn cháng Khủn Phẻn”, “Phra A-phay-ma-ni”… Có thể nói, văn
học của Thái Lan thời kỳ này là thứ văn học vay mượn của các cư dân khác nhưng đã
được Thái hóa để trở thành một nền văn học riêng của người Thái ở Thái Lan.
Văn học hiện đại Thái Lan đã thực hiện một cách xuất sắc nhiệm vụ xây dựng
các nhân vật điển hình của thời kỳ hiện đại hóa đất nước. Nếu trước đây văn học
truyền thống chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Phật giáo Ấn Độ và các nước lân cận
thì hiện nay văn học hiện đại Thái Lan chịu ảnh hưởng rất đậm nét của văn học
phương Tây. Văn học Thái Lan đã thiên nhiều về văn xuôi và lúc này đã xuất hiện
nhiều thể loại mới giống như phương Tây. Văn học hiện đại Thái Lan đã góp tiếng nói
của mình vào công cuộc canh tân đất nước và phát triển đất nước theo hướng hiện đại.
3.3. Tín ngưỡng, tôn giáo Tín ngưỡng
Sinh hoạt tín ngưỡng Phật giáo luôn là một phần quan trọng trong đời sống của
người dân Thái, từ lúc mới chào đời, trưởng thành, lễ cưới, may chay… đều liên quan
đến chùa chiền và tăng sĩ. 6
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên: Trong quan niệm của người Thái, núi, rừng, đá,
lửa, suối đều có các “Phỉ” (ma, hồn) ngự trị nên muốn có cuộc sống no ấm, thanh bình
thì cần phải sùng bái các “Phỉ” đó. Đối với họ, Phỉ có hai loại: Phỉ lành bảo vệ người,
súc vật và mùa màng, Phỉ dữ thì có thể hại người. Ngoài ra, thần Lúa còn được coi là
vị thần linh thiêng nhất, thần Lúa được rước vào các nhà kho và giữ “ngài” ở đó cho
đến tận mùa sau bởi người ta cho rằng nếu hồn lúa bay đi thì sẽ bị mất mùa.
Ngoài ra, ở Thái Lan cũng có tín ngưỡng phồn thực, biểu hiện ở tục nặn hình
người bằng đất sét để cầu nguyện cho mùa màng tươi tốt. Tượng là một cặp nam nữ
ôm nhau, hoặc nằm, hoặc ngồi nhưng trong tư thế đang giao hợp. Cũng có khi người ta
mang hình âm vật và con mèo cái ra để kích thích Bố Trời giao hợp với Mẹ Đất, bởi
trong quan niệm của họ, mưa gió chính là kết quả của sự giao phối ấy. Cách thứ ba để
kích thích Bố Trời hưng phấn là tục thăng thiên pháo. Trong đêm đốt pháo, người ta
cầm hình âm vật, dương vật diễu hành và mô phỏng động tác giao phối, biểu hiện ý
niệm tạo ra sự phồn thực cho mùa màng, cỏ cây, hoa lá, gia súc và con người.
Thái Lan cũng có tín ngưỡng sùng bái người đã mất, trong đó không chỉ có tục
thờ cúng ông bà tổ tiên mà còn có tục thờ thần Thành Hoàng, các vị anh hùng của dân
tộc, những người sáng lập ra bộ lạc, bộ tộc. Tôn giáo
Ngày nay, đa số người dân Thái Lan theo Phật giáo phái Theravada (thường gọi
là Tiểu thừa hoặc Nam Tông). Tuy nhiên, từ trước khi hình thành nhà nước Thái đầu
tiên, trên đất nước Thái đã xuất hiện nhiều tông phái Phật giáo khác nhau. Đó là Phật
giáo Tiểu thừa và Đại thừa của người Môn và Khmer, sau đó chịu ảnh hưởng của Phật giáo Pagan ở Myanmar.
Tất cả những thành tựu văn hóa rực rỡ của người dân Thái Lan đều được hình
thành dựa trên cơ sở Phật giáo. Phật giáo chính là sợi chỉ vàng xuyên suốt đời sống
văn hóa xã hội cũng như tư tưởng của người Thái Lan. Phật giáo luôn sát cánh cùng
Hoàng gia và Chính phủ đều mưu cầu lợi ích cho dân tộc và đất nước. Ta có thể thấy
rõ qua hình ảnh Quốc kỳ của Thái Lan gồm 5 sọc ngang đỏ, trắng, xanh da trời, trắng
và đỏ, sọc chính giữa rộng gấp đôi các sọc khác. Ba màu đỏ - trắng - xanh da trời đại
diện cho dân tộc - tôn giáo - nhà vua. 7
3.4. Phong tục, tập quán đặc sắc 3.4.1. Lễ phép, giao tế
Người Thái vốn là cư dân trồng lúa nước, do đó, từ xa xưa người Thái đã biết
đoàn kết với nhau để cùng nhau làm thủy lợi, chế ngự tự nhiên, chinh phục những
miền đất mới và cùng chống lại kẻ thù, có thể là những con thú rừng.
Trong xã hội truyền thống của người Thái, tất cả cha mẹ, con cháu, cô dì, chú
bác… cùng sinh sống trong một gia đình lớn hoặc nhiều nhà quần tụ thành mọt gia
đình lớn. Nhiều gia đình lớn sống tập trung thành một làng, bản. Mỗi làng, bản sẽ có
một người đứng đầu, là một người gương mẫu, có nhiều kinh nghiệm trong lao động
sản xuất để giúp dân làng đưa ra những quyết định sáng suốt nhất. Các thành viên
trong gia đình, trong làng bản sống với nhau rất hòa thuận, êm ấm, khoan dung độ
lượng với nhau. Người Thái rất coi trọng thứ bậc, tôn ti trật tự trong gia đình và những người có địa vị.
Người Thái Lan coi vua là “người cha của xứ sở” (Pho mương), là “vị chúa ở
trên đầu” (Chao Yu Hua). Mọi thứ từ đồ dùng đến thân thể của nhà vua đều có tên gọi
riêng gợi sự linh thiêng. Họ coi vua là hiện thân của Phật, của thần linh, do đó bất kỳ
ai ở bất cứ cương vị nào khi gặp vua đều phải quỳ lạy dưới chân ngài. Ở mọi nhà, mọi
công sở đều có treo ảnh của đức vua và hoàng hậu.
Đạo Phật rất được coi trọng tại Thái Lan, do đó cái cá nhân bị gạt ra ngoài, còn
cái tập thể, cái xã hội được đề cao; những ham muốn cá nhân, những hành vi bất thiện
bị lên án, còn lòng vị tha quảng đại và bác ái thì đã trở thành mục đích tối cao, vĩ đại
cho mỗi con người. Ở Thái Lan tồn tại hai yếu tố “Bun” (những điều thiện sẽ đem lại
cho con người phúc lộc) và “Bạp” ( những điều ác sẽ khiến cho con người gặp gian
truân, khổ ải), tức là nếu con người làm điều thiện sẽ gặp rất nhiều may mắn, tốt đẹp,
còn nếu làm điều ác thì sẽ phải chịu những điều không may, tai họa giáng xuống đầu
mình. Sự phấn đấu làm điều thiện, chống điều ác đã đi vào tiềm thức của người Thái
Lan, trải qua nhiều thế hệ đã trở thành bản chất của người Thái, tạo cho người Thái có
một phong cách hiền hòa, độ lượng, tích làm những điều thiện.
Người Thái Lan rất mến khách, nhất là đối với các nhà sư, thầy giáo, thầy
thuốc, người cao tuổi… Lòng mến khách được thể hiện qua cách chào đón, nói 8
chuyện. Khi gặp mặt hoặc khi nói lời tạm biệt, người Thái không bắt tay mà thường
chắp tay trước ngực rồi cúi đầu vái chào. Wai là kiểu chào của người Thái, bao gồm
việc cúi đầu nhẹ, với hai lòng bàn tay áp vào nhau theo kiểu cầu nguyện. Độ cao của
đôi bàn tay so với khuôn mặt và độ thấp của việc cúi đầu có liên quan đến sự tôn trọng
hoặc sùng kính của người thực hiện wai muốn thể hiện. Wai là nghi thức thường được
thực hiện truyền thống khi bước vào một căn nhà hoặc khi muốn xin cáo lui để ra về.
Wai cũng thường là một cách để biểu thị cảm ơn và xin lỗi. Cùng với đó là lời nói rất
nhẹ nhàng “Sawadee khrap” khi người nói là nam và “sawadee kha” khi người nói là
nữ. Từ “khrap” và “kha” có nghĩa là “dạ”, “ạ” luôn xuất hiện trong mọi lời nói hay câu
hỏi của người Thái Lan. Wai vẫn tồn tại đến ngày nay như một phần cực kỳ quan trọng
của nét văn hóa ứng xử xã hội của người Thái
Vốn là một dân tộc nhạy bén, có tính cộng đồng cao, người Thái tiếp thu rất
nhanh những đổi mới của phương Tây để áp dụng phát triển đất nước của mình. Vua
Rama IV (Vua Mongkut) (1804-1868) là vị vua đầu tiên của vương triều Chakri có đầu
óc hướng ngoại và ông là người đặt nền móng cho tư tưởng cách tân. Ông đã học tiếng
Anh và tiếng Latin, mở lớp tiếng Anh trong Hoàng Cung, mở của cho các công ty tư
bản nước ngoài vào Thái Lan, sử dụng những chuyên gia phương Tây. Ông là cha đẻ
của chính sách ngoại giao “cây tre” hay “ngả theo chiều gió.
Vua Rama V – vua Chulalongkorn (1853-1910), con trai của vua Rama IV lên
ngôi năm 1869 được coi là hiện tượng đặc biệt của vương triều Bangkok, là niềm tự
hào của người dân Thái Lan. Ông đã hai lần đi du lịch tìm hiểu các nước phương Tây,
đồng thời ông cũng thực hiện cải tổ lại bộ máy nhà nước cùng với cử người ra nước
ngoài học tập. Ông là nhà canh tân đất nước với những thành công xuất sắc ở nhiều
lĩnh vực, đưa Thái Lan mở cửa ra với thế giới phương Tây từ những năm cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX. Nhân dân Thái Lan không chỉ coi ông là nhà vua vĩ đại, nhà cách
tân đất nước lỗi lạc mà còn rất biết ơn ông là người đã xóa bỏ chế độ nô lệ của xã hội Xiêm cổ.
3.4.2. Ẩm thực, trang phục, nhà cửa Ẩm thực 9
Ẩm thực là một phần tạo nên nét văn hóa truyền thống của Thái Lan và là một
yếu tố giúp thu hút khách du lịch. Ẩm thực Thái Lan là sự hòa trộn tinh tế của thảo
dược, gia vị và thực phẩm tươi sống với những phong cách nấu nướng đặc biệt. Mỗi
món ăn hay toàn thể bữa ăn đều có sự phối trộn tinh tế giữa vị cay, chua, ngọt. Ẩm
thực Thái Lan thực tế là ẩm thực của 4 vùng miền khác biệt, mỗi vùng miền lại có một
nét đặc trưng riêng trong cách chế biến truyền thống của họ.
Miền Bắc Thái Lan: Bắc Thái Lan nằm giáp với biên giới Myanmar nên ẩm
thực nơi đây chịu sự ảnh hưởng của ẩm thực Myanmar. Đặc điểm chung của ẩm thực
miền Bắc là được nấu vừa chín tới, ít cay, được nêm nếm gia vị cực nồng, gần như
không có vị chua hay ngọt. Món ăn phổ biến và được người dân ở đây ưa thích là xôi,
được chấm với các loại nước chấm đặc trưng hoặc các loại súp có vị cay…Các loại thịt
được người dân ở đây ưa chuộng chính là thịt gà, vịt, thịt bò, lợn. Một số món ăn được
ưa thích như cà ri, Kaeng Hang Le, Khao Xooi, bắp cải dầm dấm,…
Món Kaeng Hang Le là món ăn đặc trưng của miền Bắc Thái Lan. Món Kaeng
Hang Le là một món cà ri chế biến từ thịt lợn, gừng, me, nghệ và món Khao Xooi
cũng là một món cà ri nấu với mì trứng, thịt, nhưng khi chín cho thêm hành tây, bắp
cải dầm giấm và lá chanh thái chỉ. Phong cách nấu ăn của người miền Bắc là thích nấu
các món ăn vừa chín tới với một chút vị mặn và hầu như không có vị ngọt và chua và
họ thích ăn thịt lợn nhất sau đó là thịt bò, thịt gà, thịt vịt, thịt chim v.v…
Vùng Đông Bắc Thái Lan: Đây là vùng đất giáp với biên giới Lào nên ẩm thực
nơi này cũng chịu ảnh hưởng của ẩm thực Lào. Điểm giống nhau của ẩm thực nơi đây
với miền Bắc là người dân đều thích các món xôi, nhưng xôi được dùng kèm với thịt
gà, tiết lợn, cá nướng hoặc nộm đu đủ,…Điểm đặc biệt của ẩm thực vùng Đông Bắc là
người dân thích dùng các loại thịt động vật tự nhiên như rắn, cóc, chuột đồng, thằn lằn,
côn trùng. Mặc dù các món ăn này có vẻ “đáng sợ” nhưng nhờ cách chế biến khác biệt
tạo nên hương vị độc đáo làm thực khách tò mò và thích thú ngay khi thưởng thức.
Canh chua Tom Yam Kung là món ăn đặc trưng miền Đông Bắc Thái Lan. Vị
canh chua miền này rất đặc trưng, nó dịu hơn vị chua của miền Nam (với chua me),
mạnh hơn chua miền Trung và gắt hơn chua miền Bắc một chút. Được nấu với tôm
hoặc hải sản, vị chính là lá chanh Thái (mac crut) cộng với nước cốt dừa làm món canh 10
có vị chua dịu dàng, gắt nhẹ, kèm với hương thơm ngát của nồi cơm gạo tẻ làm cho
người nếm qua không thể nào quên.
Miền Trung Thái Lan: Ẩm thực miền Trung chịu ảnh hưởng của phong cách
nấu ăn Hoàng gia nên cách chế biến và thực hiện có một chút cầu kỳ, các món ăn được
nấu mềm nhừ, sau đó được trình bày cẩn thận và đẹp mắt. Ở miền Trung, người dân
thường thích dùng cơm tẻ chung với cari đỏ, cá trích, canh chua, trứng chiên và thịt
lợn nướng, một số món ăn ở đây mang hơi hướng của ẩm thực Ấn Độ.
Người Thái ở miền Trung thích ăn món nấu mềm và nhừ với một chút vị ngọt.
Cách trang trí món ăn cũng mang tính nghệ thuật cao. Thông thường, bàn ăn thường
được trang trí với rau và hoa quả cắt tỉa cẩn thận. Ẩm thực miền Trung đôi khi là sự
kết hợp những món ăn ngon nhất của các vùng khác.
Miền Nam Thái Lan: Ẩm thực miền Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của ẩm thực
Indonesia và Ấn Độ. Vì vậy, các món ăn ở đây thường khá cay và được sử dụng các
loại gia vị phổ biến của những nền ẩm thực nói trên như cà ri hay Khao Yum . Ở miền
Nam, các loại hải sản được sử dụng khá phổ biến như tôm hùm, cá, mực ống, cua, sò,…
Lẩu chính là món đặc trưng của miền Nam, Thái Lan. Lẩu Thái là món ăn tiêu
biểu nhất của vùng này. Lẩu Thái không thể thiếu vị cay của ớt tươi, vị thơm của lá
chanh Thái, gừng tươi và một chút vị ngọt của đường, hương vị dễ quen và dễ “ghiền”.
Những thành phần không thể thiếu trong món lẩu là tôm sú bóc vỏ, nấm rơm, cà chua,
ớt tươi, ngò, tỏi, hành, lá chanh, sả, riềng, rau muống…
Thái Lan là một nước nông nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nên những
món ăn của người Thái được làm từ gạo cũng rất nổi tiếng. Ngoài những món như
nộm đu đủ (Somtum), lẩu Thái, canh cà ri (Kaeng Khieu Wan), canh tôm chua (Tom
Yum Kung), phở xào (Pat Thay), Xôi xoài (Khao Nieu Ma Muong), Thái Lan còn nổi
tiếng với các món chè, sầu riêng và kem dừa… Những món ăn này không chỉ nổi tiếng
ở Thái Lan mà còn nổi tiếng trên khắp thế giới khiến cho mỗi khi nhắc đến ẩm thực
Thái Lan, ai ai cũng phải xuýt xoa. Trang phục 11
Trang phục Thái Lan chia ra làm hai dạng: trang phục truyền thống (trang phục
cung đình và trang phục bình dân) và trang phục hiện đại. Đặc điểm cơ bản của trang
phục truyền thống người Thái là không may vừa sát người. Chất liệu may từ vải lụa
hay vải bông hẹp được nối, gấp, cuộn thành nhiều loại quần áo đa dạng.
Trang phục bình dân: đối với phụ nữ, bộ trang phục căn bản là một cái phasin,
tức là cái váy gồm hai hay ba mảnh vải may thành hình ống được quấn quanh lưng và
gấp nếp ở rốn. Đàn ông mặc quần là những dải vải được buộc vào nhau ở giữa hai
chân và vòng quanh hông. Cả đàn ông và phụ nữ đều mang cái túi đeo trên vai để đựng đồ dùng cá nhân.
Trang phục hiện đại: Từ thế kỷ XIX, triều đình Thái Lan cổ động cho sự thay
đổi ăn mặc của người Thái, họ thích mặc trang phục của người phương Tây hơn. Đàn
ông bắt đầu mặc áo sơ mi và với cả hai phái thì quần áo may sẵn bắt đầu được ưa
chuộng hơn. Sau CTTG2, Chính phủ khuyến khích việc chuyển sang ăn mặc hoàn toàn
theo kiểu phương Tây. Ngày nay, phasin được coi như trang phục của người nghèo và những người vùng quê. Nhà ở
Ngôi nhà Thái truyền thống là nhà sàn với các cầu thang cố định có số bậc bao
giờ cũng lẻ, vì số bậc thang chẵn sẽ dễ dàng dẫn ma quỷ vào nhà – số phòng lẻ. Nhà
thường làm bằng tre, mái lợp bằng tranh lá cọ hay lá tum.
Mỗi nhà có một bàn thờ Phật, cao ngang trán, mặt hướng ra cổng, trên bày một
bức tượng nhỏ. Đây là nơi linh thiêng, cấm trẻ con, đàn bà đi lại phía dưới, cấm mọi
người hướng chân vào dù lúc chuyện trò hay lúc ngủ.
Bên lối vào nhà có miếu thờ thần bằng tre. 3.4.3. Sinh đẻ
Theo tục lệ, khi một người phụ nữ biết mình có thai sẽ phải thực hiện một loạt
thủ tục với mục đích là sinh con được dễ dàng, mẹ tròn con vuông. Sau khi đứa trẻ lọt
lòng, đứa trẻ cũng sẽ được làm mọi thủ tục để trừ ma. Khi đứa trẻ đầy tháng, gia đình
lại làm lễ cắt tóc cho nó để mong đứa trẻ tránh khỏi mọi tai họa, bệnh tật và đau buồn,
luôn hạnh phúc và chóng lớn. Sau lễ cắt tóc là lễ đặt đứa trẻ vào nôi. Nếu đứa trẻ chưa 12
được đặt tên, người nhà sẽ nhờ các vị sư hay những người có nhiều kinh nghiệm đặt tên cho cháu.
Trước đây ở Thái Lan thường có tục cắt chỏm cho trẻ. Trước đây, khi đứa trẻ
được cắt tóc sẽ để lại trên đỉnh đầu một chỏm tóc mọc dài ra. Cứ như vậy, từ bé đến
lớn người ta chỉ cạo quanh cái chỏm tóc ấy. Khi đứa trẻ sắp đến tuổi trưởng thành
người ta sẽ cạo nốt cái chỏm tóc ấy. Tuổi có thể làm lễ cạo chỏm tóc là tuổi lẻ, từ 9-15
tuổi. Sau lễ cạo chỏm tóc ấy, đứa trẻ được công nhận là một thành viên của gia đình và có tên chính thức.
Sau lễ cạo chỏm tóc, khi tới 18 tuổi, các thanh niên đều phải vào chùa cắt tóc đi
tu để đền đáp công sinh thành của cha mẹ, đồng thời cũng là một dịp để trau dồi kiến
thức văn hóa xã hội và tu dưỡng bản thân. Thời gian đi tu ít nhất là 3 tháng. Còn
những cô gái ở độ tuổi này thì sẽ học thêu thùa, may vá. 3.4.4. Cưới hỏi, tang ma Cưới hỏi
Phong tục cưới hỏi của người Thái bao gồm lễ hỏi (lễ bỏ trầu), lễ cưới. Trong lễ
cưới không thể thiếu vai trò của các nhà sư. Theo truyền thuyết, ốc biển là lốt của một
cậu bé con tiên rất đẹp đầu thai vào một gia đình nông dân nghèo nên người Thái
thường lấy vỏ ốc múc nước phép tưới vào tay cô dâu chú rể. Sau khi người nhà của
chú rể trao tiền cưới cho mẹ cô dâu và cô dâu chú rể trao tặng bố quần áo, trước ặt
quan viên hai họ, cô dâu chú rể quỳ xuống lạy các nhà sư. Lúc này có một sợi chỉ được
quấn trên đầu cô dâu chú rể. Những nhà sư và người lớn tuổi sẽ tưới nước lên đầu cô
dâu chú rể, còn những vị khách khác thì tưới lên tay và mọi người cùng nói những lời
chúc tốt đẹp đến cặp vợ chồng trẻ. Khi các nhà sư tụng kinh xong, một tiếng chiêng
vang lên báo hiệu từ giây phút này đôi lứa chính thức trở thành vợ chồng. Tang ma
Vì tôn sùng đạo Phật nên người ta không chôn người chết mà thường là thiêu
xác. Tục hỏa táng này có từ thế kỷ XIII khi nhà nước Sukhothay theo Phật giáo phái
Tiểu thừa. Tuy nhiên, những gia đình nghèo khó, những người chết không bình thường
như chết vì bệnh dịch, những phụ nữ chết vì sinh nở, những thi hài em nhỏ sẽ được 13
chôn xuống đất. Ngoài ra, ở miền Nam Thái Lan còn có tục chôn treo, tuy nhiên đến
thế kỷ XIX nhà vua Thái Lan đã đưa ra lệnh cấm chôn treo.
3.4.5. Một số điều kiêng kị trong văn hóa Thái Lan
Không nên chạm vào đầu người khác bởi người Thái cho rằng đầu là bộ phận
quý giá nhất trên cơ thể người. Do đó bạn không nên sờ hoặc vuốt ve đầu trẻ em hoặc
vỗ vai, vỗ lưng người khác đó được coi là những cử chỉ xúc phạm.
Người Thái quan niệm rằng, ngưỡng cửa nhà là nơi thần linh trú ngụ vì vậy bạn
nên tránh giẫm lên đó và bỏ giày dép trước khi bước vào nhà hay vào chùa.
Tuyệt đối không được dùng chân để chỉ người hoặc đồ vật, đặc biệt là không
được ngồi chéo khi giao tiếp. Bởi theo quan niệm của người Thái đó là những hành
động bất lịch sự vì họ cho rằng đôi chân là bộ phận kém nhất trên cơ thể người vì vậy
khi ngồi bạn chú ý không nên để bàn chân hướng vào tượng Phật trong nhà.
Người Thái Lan rất tôn trọng Hoàng Gia, do đó bạn nên cẩn thận khi nói về
Hoàng Gia vì Thái Lan là đất nước có nhiều chùa chiên nên cũng có nhiều luật lệ rất
nghiêm khắc nhất là các vấn đề có liên quan tới Hoàng Gia. Tuyệt đối không có hành
động chế giễu hay đùa cợt với vua cũng như các thành viên trong hoàng tộc nếu không
sẽ phải chịu những hình phạt rất nặng.
Không mặc váy ngắn vào Cung điện: bạn có thể tự do vào chùa hay thăm Cung
điện tại Thái Lan khi đi du lịch, nhưng cần chú ý cách ăn mặc nhất là đối với nữ giới
tuyệt đối không được mặc quần áo, váy ngắn khi vào chùa. Nên mặc quần áo chỉnh tề,
lịch sự và không đi dép lê.
Không dùng tay trái đưa đồ cho người khác: người Thái quan niệm rằng, tay
phải là sự cao quý còn tay trái là không trong sạch vì vậy khi tặng vật kỉ niệm cho
người khách nên dùng tay phải để thể hiện sự tôn trọng. Ngoài ra, người Thái rất kị với
việc chĩa mũi bàn chân vào người khác, đây được xem là không có ý tốt.
Người Thái cấm kị phụ nữ đưa bất kì cho nhà sư một cách trực tiếp, nếu muốn
đưa một vật gì đó cho nhà sư phải đưa qua người đàn ông hoặc nhà sư dùng khăn để
đỡ lấy đồ vật, do đó khi ở chỗ đông người chú ý tránh chạm vai của các vị sư 3.5. Lễ hội, lễ tết 14
Là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước với dân số đi theo đạo Phật rất đông, lễ
hội của người Thái rất phong phú, đa dạng, được bắt nguồn từ những đặc điểm của cư
dân nông nghiệp và liên quan đến Phật giáo. Những lễ hội này chiếm vai trò quan
trọng trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân, có thể kể đến như nghi lễ tụng
đọc kinh “Ma hả Xạt”, lễ chọi voi “Băm rung”, lễ hội làm pháo thăng thiên “Bun Băng
Phay”… Trong đó, có hai lễ hội được coi là tiêu biểu nhất của Thái Lan, đó là lễ hội
thả đèn hoa đăng Loy Krathong và ngày tết Songkran.
Lễ hội Loy Krathong là một trong những lễ hội lớn nhất và lâu đời nhất Thái
Lan, được diễn ra vào đêm rằm tháng 12 âm lịch (theo lịch Thái), vào khoảng 11
dương lịch. Trong tiếng Thái, “Loy” là “thả”, “Krathong” là “hoa đăng”. Người ta
thường lấy thân cây chuối để làm thân đèn, lá chuối gấp xếp tỉ mỉ để trang trí xung
quanh. Ở chính giữa Krathong có cắm nến, hương, đó là những thứ nhất thiết phải có.
Ngoài ra, người ta có thể cho thêm vào Krathong hoa quả, bánh trái, trầu cau và thậm
chí cả những đồng tiền. Khi nến đã được thắp sáng, hương đã được đốt lên thì người ta
bưng Krathong và bờ nước, nâng lên ngang đầu, miệng khấn cầu xin Mẹ Nước, thần
Phật phù hộ cho họ được hạnh phúc và may mắn, sau đó mới nhẹ nhàng đặt Krathong
xuống nước rồi đẩy nó trôi đi.
Lễ hội này là dịp để người Thái bày tỏ sự tôn kính, biết ơn tới thần nước Phra
Mae Khongkha vì đã cung cấp nguồn nước dồi dào cho nhân dân bởi họ tin rằng
Người luôn ở bên, che chở và ban phước cho cuộc sống của họ. Và những điều không
may, những khó khăn sẽ được thả trôi theo những chiếc đèn hoa đăng. Ngày nay, ý
nghĩa của lễ hội còn là dịp cầu chúc, ước nguyện cuộc sống bình an, đôi lứa sẽ hạnh phúc bền lâu.
Ngày tết của người Thái cũng chính là ngày tết của cư dân trồng lúa nước, ngày
Songkran được tổ chức từ ngày 13-15 tháng 4 Dương lịch hàng năm. Ở Thái Lan,
trước ngày tết mọi người thường dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa và chuẩn bị các món ăn
truyền thống để lên chùa dâng cúng Phật và các nhà sư, cũng là để gia đình sử dụng
trong những ngày tết. Những món ăn truyền thống trong ngày tết của người Thái
thường là các loại bánh làm từ gạo nếp, gạo tẻ và hoa quả được cắt tỉa rất đẹp mắt. Đặc
biệt, người Thái còn có truyền thống làm các loại nước thiêng để sử dụng trong các
nghi lễ tôn giáo. Nước thiêng được làm từ nguồn nước trong mát, được tẩm ướp các 15
loại hoa lá thơm trong tự nhiên được chọn hái cẩn thận trong vườn nhà, được đựng
trong các âu nước thiêng. Nước thiêng này được sử dụng để tưới lên các pho tượng
Phật và các vị sư trong chùa. Sau đó, người ta sẽ không quên ra sông lấy cát đến sân
chùa để cùng nhau đắp các tháp cát bởi người ta quan niệm rằng mỗi hạt cát sẽ là một
phúc lộc và phúc lộc sẽ được chất đầy như tháp cát này vậy. Do đó, tháp cát chính là
niềm tin, niềm hy vọng của mọi người về những phúc lộc sẽ nhận được trong năm
mới, thể hiện mong muốn làm thêm nhiều điều thiện trong năm mới để nhận được
nhiều phúc lộc hơn nữa.
Sau khi xây tháp cát xong, mọi người về nhà chuẩn bị âu nước thiêng để tưới
lên những người cao tuổi để đón nhận những lời chúc mừng năm mới của các bậc cao
niên. Nước cũng dùng để té lên nhau sau khi chúc những lời tốt đẹp trong dịp tết năm
mới đến. Theo quan niệm của người Thái, bước sang năm mới con người phải được
trong sạch. Nước sẽ giúp rửa trôi đi tất cả những gì không may mắn ở mỗi con người,
sẽ gột sạch đi tất cả những tội lỗi mà con người mắc phải, để khi bước sang năm mới
con người sẽ gặp nhiều điều may mắn hơn, làm nhiều điều thiện hơn và khỏe mạnh,
hạnh phúc, giàu sang hơn. Ngày tết Songkran cùng là ngày mà tất cả các thành viên
trong gia đình dù có bận rộn đến đâu hay đi làm ăn xa đến mấy thì cũng thu xếp về với
gia đình để sum họp gặp mặt nhau, con cháu thể hiện sự hiếu thảo đối với ông bà cha
mẹ. Vì vậy hiện nay ở Thái Lan người ta coi ngày tết Songkran là ngày gia đình. 3.6. Nghệ thuật Âm nhạc
Các loại nhạc truyền thống của Thái Lan bao gồm luk thung và mor lam, pha
trộn giữa những giai điệu dân gian và tiết tấu của nhạc rock. Luk thung có xuất xứ từ
thể loại nhạc của địa phương và đặc biệt phổ biến ở nông thôn và những người nông
thôn nhập cư vào thành phố. Nhạc mor lam thì lại bắt nguồn từ vùng Đông Bắc Isan
với những cuộc thi hát đối đáp giữa hai nhóm nam nữ.
Trước đây hoàng gia Thái có nhạc cụ cung đình gọi là pi phat. Ngày nay, loại
nhạc này được biểu diễn ở phạm vi ngoài cung đình và vẫn giữ hầu hết đặc tính của pi
phat ngày xưa. Một loại hình biểu diễn nghệ thuật rất phổ biến đối với người Thái là
khon. Đây là một thể loại tương tự như tuồng, chèo của Việt Nam. Likay là hình thức 16
biểu diễn có xuất xứ từ đạo Hồi, người Thái đã du nhập và biến đổi thành một loại hài
kịch dân gian có hát và múa, thường phục vụ cho quần chúng phổ thông. Âm nhạc truyền thống
Sự phong phú của âm nhạc truyền thống Thái Lan được thể hiện qua dàn nhạc
với đầy đủ các nhạc cụ thuộc các thể loại khác nhau. Nhạc cụ truyền thống của Thái
Lan có vai trò rất quan trọng cho sân khấu bởi nội dung của các vở kịch, các điệu múa
đều được thể hiện bằng một dàn đồng ca đằng sau cánh gà của sân khấu. Sân khấu
Sân khấu của Thái Lan cũng không kém phong phú và đặc sắc. Sân khấu Thái
LAn cũng vay mượn nhiều của Ấn Độ và các nước láng giềng trong khu vực Đông
Nam Á. Kịch và múa của Thái Lan thường được chia thành hai nhóm loại hình dành
cho cung đình và dành cho dân gian. Các vở kịch thể hiện nội dung của các tác phẩm
văn học dân gian và các điệu múa giúp phụ họa cho các vở kịch. Kịch và múa luôn gắn liền với nhau.
Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa Kiến trúc
Đặc điểm của kiến trúc Phật giáo Thái Lan được thể hiện rõ nhất trong các công
trình chùa tháp. Nền kiến trúc này được phát triển liên tục qua các thời kỳ từ tiền Thái
đến thời kỳ Thái. Thời kỳ nào cũng có những ngôi tháp rất độc đáo và rất đẹp. Những
ngôi tháp ở Thái Lan được tiếp thu ảnh hưởng trực tiếp từ Ấn Độ hoặc gián tiếp thông
qua Môn, Khmer, Myanmar, Sri Lanka, Java. Chùa của người Thái là những ngôi chùa
tiếp thu lối kiến trúc của Phật giáo Ấn Độ.
Công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu nhất có thể tìm thấy ở Bangkok, đó là
đền Phra Kaeo. Ở khu đền này, số lượng những chi tiết trạm trổ và trang trí tính trên
mỗi phân vuông nhiều hơn bất kỳ công trình nào trên thế giới.
Đền Benchamabophit (đền Cẩm Thạch) ở Bangkok nổi tiếng là một điển hình
ấn tượng nhất của kiến trúc Phật giáo hiện đại. Đền do vua Chulalongkorn xây dựng
năm 1899 với đá cẩm thạch trắng của Ý và những mái ngói nhiều tầng màu cam.
Ngoài ra, về kiến trúc tôn giáo, một phong cách bản xứ của Thái cũng phát triển, trong 17
đó người ta dùng những tấm panen chế sẵn và treo lên những hàng cột to, chốt gỗ
được thay cho đinh để kết nối những phần bằng gỗ. Điêu khắc
Điêu khắc Phật giáo của Thái Lan phần lớn được thể hiện ở nghệ thuật khắc nặn
tượng Phật. Các tượng Phật được chia thành 8 phong cách với 8 thời kỳ phát triển của
lịch sử Thái Lan. Các phong cách điêu khắc Phật giáo này là kết quả của những ảnh
hưởng từ nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Nam Ấn Độ và chúng đều là thừa kế có chọn lọc của nhau. Hội họa
Hội họa truyền thống của Thái Lan mới chỉ xuất hiện vào thế kỷ XIII-XIV, chịu
ảnh hưởng rất nhiều từ Phật giáo, chủ yếu được vẽ để phục vụ cho nhu cầu của Phật
giáo. Từ những tác phẩm hội họa còn lưu lại được, người ta nhận thấy rằng hội họa
truyền thống Thái Lan từ thuở ban đầu đã chịu ảnh hưởng của nền hội họa Ấn Độ
thông qua những bức tranh vẽ theo đề tài Phật giáo được các vị sư đem từ Srilanka
sang Sukhothay để thuyết pháp vào những thế kỷ XII-XIV. Nền hội họa Thái Lan càng
ngày càng phát triển và đạt đến đỉnh cao vào đầu thế kỳ XIX. Tuy nhiên, từ nửa cuối
thế kỷ XIX trở đi thì nó đã mất dần tính độc đáo của mình để chạy theo phong cách
của hội họa phương Tây, dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của nền hội họa truyền thống Thái Lan. Câu hỏi:
1. Thái Lan là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu Thế giới. Em
hãy chỉ ra những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nghề lúa nước ở Thái Lan?
2. Em hãy kể tên những lễ hội chính ở Thái Lan? Những lễ hội đó được tổ chức
vào khoảng thời gian nào, có những hoạt động gì?
3. Em hãy nêu 5 điều kiêng kỵ trong văn hóa Thái Lan mà em ấn tượng nhất. Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Tương Lai (2016), Văn hóa Thái Lan, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
2. Phạm Nguyên Long, Nguyễn Tương Lai (1998), Lịch sử Thái Lan, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 18 3. The World Factbook,
https://www.cia.gov/library/publications/resources/the-world-factbook/geos/th.h tml, 19