Văn hóa ứng xử môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Gia Định
Văn hóa ứng xử môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Gia Định. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 4 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
VĂN HÓA ỨNG XỬ
Văn hóa ứng xử là gì?
- Văn hóa ứng xử là hành vi ứng xử, cách ứng xử của con người đạt giá trị
chuẩn mực văn hóa của một cộng đồng xã hội, tức là ứng xử có văn hóa
- Văn hóa ứng xử không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
mà còn quyết định đến hiệu quả làm việc và mức độ thành công trong sự nghiệp
- Văn hóa ứng xử được hình thành dựa trên tính cách, lối sống, suy nghĩ trong thời điểm nhất định
- Văn hóa ứng xử là biểu hiện của giao tiếp, là phản ứng của con người trước
ảnh hưởng của người khác trong một tình huống nhất định, được thể hiện
thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của con người nhằm đạt được kết
quả tốt đẹp trong mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau.
Văn hóa ứng xử trong gia đình
Ứng xử trong gia đình là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện các chức
năng của gia đình, đặt biệt là chức năng giáo dục và xã hội hóa con người
Thông qua hoạt động ứng xử giữa các thành viên trong gia đình tạo nên nét
văn hóa mang màu sắc của từng gia đình và cũng qua đó tạo nên văn hóa cộng đồng, dân tộc
- Giữa chồng và vợ: là mối quan hệ bình đẳng, cùng đóng góp công sức, cùng nhau
chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống
- Giữa cha mẹ và con cái:
Con cái thể hiện sự tôn trọng, ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ
Cha mẹ luôn dành sự quan tâm, chăm sóc, luôn chỉ dạy con cái những điều hay lẽ phải
- Giữa anh chị em: ứng xử dựa trên sự yêu thương, hòa thuận, đùm bọc lẫn nhau
- Giữa ông bà và con cháu:
Con cháu thể hiện sự kính trọng, vâng lời ông bà
Ông bà thể hiện tình yêu thương và dành những điều tốt đẹp nhất dành cho con cháu mình
Ứng xử trong gia đình là cách thức mà mỗi thành viên phản hồi trước những
thông tin, hành động của thành viên khác nhằm thể hiện sự đồng tình, phản
đối trước một vấn đề của gia đình hay xã hội
Cách ứng xử của mỗi thành viên có thể làm thay đổi bầu không khí trong gia
đình. Đây cũng là chiếc chìa khóa giúp cuộc sống gia đình luôn hạnh phúc
Văn hóa ứng xử trong cộng đồng
Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp
-Văn hóa ứng xử nơi doanh nghiệp là thước đo sự văn minh của mỗi cá nhân
- Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là các mối quan hệ ứng xử giữa cấp trên với
cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công việc, được xây
dựng trên những giá trị chung của doanh nghiệp.
Có lẽ nó giống như một chất keo dính mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau
vào cùng chung một mục tiêu.
-Một vài quy tắc ứng xử quan trọng trong doanh nghiệp
Ứng xử khéo léo với cấp trên
Tạo dựng quan hệ bền vững với cấp dưới
Tôn trọng những người đồng cấp
Lịch sự, tận tâm, vui vẻ khi giao tiếp với khách hàng, đối tác.
-Biểu hiện cụ thể là tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ công việc, ý thức chấp
hành kỉ luật cùng với ý thức trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ
-Mang lại nhiều lợi ích :
Xây dựng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp
Cách ứng xử đúng mức trong doanh nghiệp sẽ tạo động lực, thúc đẩy tinh thần làm
việc cho các thành viên. Môi trường thoải mái, thân thiện với những cung cách ứng
xử đúng mực, vui vẻ sẽ khiến doanh nghiệp gắn kết.
Nâng cao sự gắn kết tập thể
Thu hút và giữ chân nhân viên giỏi
Các nhân viên tiềm năng sẽ không chấp nhận làm việc ở một nơi mà lãnh đạo thiếu
tinh tế, đồng nghiệp không tôn trọng lẫn nhau, nhân viên không được tham gia vào
những quyết định quan trọng của doanh nghiệp. Nhân viên giỏi sẽ tìm đến những nơi
mà họ được lắng nghe, có sự kết nối tích cực với tập thể.
Cải thiện hiệu quả làm việc của nhân viên
Giao tiếp hai chiều là cực kỳ quan trọng trong quy tắc ứng xử văn hóa trong doanh
nghiệp, cho thấy sự tôn trọng lẫn nhau không phân biệt là cấp trên hay cấp dưới. Điều
này đồng thời cũng sẽ giúp tăng thêm tinh thần đoàn kết trong tập thể đấy.
Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên
Khi các thành viên trong doanh nghiệp có sự tương tác thường xuyên với nhau, họ sẽ dễ
dàng trao đổi kiến thức và hỗ trợ nhau bổ sung những kỹ năng cần thiết. Doanh nghiệp sẽ
được hưởng lợi rất nhiều từ hoạt động khi không phải tổ chức quá nhiều khóa học đào tạo
mà vẫn sở hữu nhiều nhân viên xuất sắc.
Văn hóa ứng xử trong trường học
- Trong môi trường giáo dục thì ngoài kiến thức khoa học – xã hội, đời sống
thì xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường được đặt lên hàng đầu. Nếu
thiếu đi nét đẹp của văn hoá ứng xử thì sẽ không thể hoàn thiện được những
giá trị kiến thức nhân văn đối với thế hệ trẻ.
- Văn hóa ứng xử học đường thực chất là đề cập đến các giá trị, chuẩn mực
văn hóa điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi, tác phong, cử chỉ, lời nói của
giáo viên, học sinh, sinh viên trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Đó
là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục học sinh, sinh viên.
Văn hóa ứng xử giữa thầy với thầy
Để cải thiện mối quan hệ đồng nghiệp trong môi trường giáo dục thì phải có
giải pháp giúp giáo viên nâng cao năng lực giao tiếp, văn hóa ứng xử học
đường với ứng xử sư phạm của thầy cô đối với đồng nghiệp.
Văn hóa ứng xử giữa thầy với trò
về văn hóa ứng xử trong trường học, người thầy trước tiên phải có cách ứng
xử chuẩn mực, nghiêm túc nhưng vẫn gần gũi, cảm thông, chia sẻ, thể hiện
sự bao dung, độ lượng giúp cho học sinh cảm thấy yêu lớp, yêu trường.
Điều đó sẽ thể hiện được niềm say mê, tin yêu, hứng khởi đối với cả người
dạy và học, đồng thời thúc đẩy văn hóa ứng xử trong trường học cải thiện
tích cực. Mà hiệu quả giáo dục đảm bảo tốt hơn.
Văn hóa ứng xử giữa thầy cô với phụ huynh học sinh
Trong những năm gần đây, ngày càng xảy ra sự mâu thuẫn giữa giáo viên và
phụ huynh học sinh. Điều đó khiến cho dư luận càng bức xúc, nguyên nhân
xuất phát từ cách ứng xử, khả năng giao tiếp chưa tốt cho thầy cô giáo.
Nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ không tốt giữa thầy trò và phụ huynh là
do nghiệp vụ còn hạn chế với giáo viên đồng thời chưa có sự chia sẻ, sát sao với phụ huynh học sinh.
Muốn xây dựng không gian văn hóa học đường thân thiện, vui vẻ, cởi mở
mà vẫn đảm bảo được sự nghiêm túc, thì mỗi người thầy cần phải thực hiện
nghiêm túc quy tắc ứng xử, đảm bảo được chuẩn mức sư phạm trong dáng
điệu, lời nói đến cử chỉ diễn đạt. TỔNG KẾT :
Văn hóa ứng xử của Việt Nam trong lịch sử trải dài qua hàng nghìn năm,
ông cha ta đã tích lũy những kiến thức, kinh nghiệm để từ đó, thế hệ ngày
nay được thừa hưởng và phát huy nhiều giá trị tốt đẹp.
Căn cứ vào lời ăn, tiếng nói trong giao tiếp ứng xử, cổ nhân xưa đánh giá
phẩm chất, năng lực của con người một cách hóm hỉnh, sâu sắc:
Người thanh, tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu, khẽ đánh bên thành cũng kêu.
Giao tiếp ứng xử có văn hoá, có đạo đức là cơ sở để có những mối quan hệ
thân thiện trong cộng đồng, trong hợp tác quốc tế hay trong những mối quan
hệ tình nghĩa gia đình, xóm làng… là cơ sở để tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, văn minh