Văn mẫu 10: Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện | Cánh diều
Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện là nêu lên và làm sáng tỏ giá trị (cái hay, cái đẹp) về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó. Phân tích và đánh giá là những thao tác thường kết hợp với nhau trong các bài nghị luận văn học. Vậy dưới đây là 2 bài văn mẫu Phân tích một tác phẩm truyện cực hay giới thiệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Chủ đề: Bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn (CD)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Phân tích nhân vật dì Mây trong Người ở bến sông Châu
Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng nói: “Văn học và nghệ thuật là hai đường tròn đồng
tâm mà tâm điểm chính là con người”. Quả đúng là như vậy, giá trị chân chính của
nghệ thuật chính là ở vẻ đẹp con người. Đến với mỗi tác phẩm văn học, chúng ta như
được làm quen, gặp gỡ và thấu hiểu với một số phận, một cuộc đời. Và có lẽ, tôi sẽ
chẳng thể nào quên nhân vật dì Mây trong truyện ngắn “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh.
Lấy bối cảnh xã hội Việt Nam hậu chiến tranh, “Người ở bến sông Châu” xoay quanh
cuộc đời của dì Mây – một người lính trở về sau cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đọc tác
phẩm, ta không chỉ cảm nhận được nỗi vất vả, bất hạnh của dì mà còn thấy được sự
khốc liệt mà chiến tranh gây ra với con người.
Trước hết, dì Mây chính là hình ảnh đại diện cho con người sẵn sàng đứng lên chiến
đấu hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Là một cô gái trẻ đẹp với mối tình đang nở
rộ, dì sẵn sàng từ bỏ để đi vào chiến trường, đối mặt với tử thần. Trở về từ cuộc chiến,
dì nhận được sự đón tiếp nồng hậu từ người dân khắp xóm Trại. “Người đưa đẩy, an
ủi, kẻ cảm thông, xót xa”. Có lẽ bởi chiến tranh đã lấy đi của dì quá nhiều thứ. Một
mối tình dang dở, một thanh xuân rực rỡ hay một mái tóc đen óng mượt. Ngày trở về,
dì cảm thấy lạc lõng ngay chính quê hương của mình khi mọi thứ đã có nhiều thay đổi.
Người mà dì yêu thương, mong muốn được gắn bó cả cuộc đời tưởng dì Mây đã hi
sinh trong chiến trận mà kết hôn với người con gái khác. Mái tóc dì trước khia đen
óng mượt bao nhiêu thì bây giờ rụng nhiều, xơ và thưa bấy nhiêu. Và hơn hết, dì đã
mất đi đôi chân của mình. Dì phải dùng chân giả, chống nạng gỗ, khó nhọc leo lên sạp
thuyền ngồi. Những điều bất hạnh đến dồn dập nhưng dì vẫn luôn nghị lực, kiên
cường, vẫn sống đầy lạc quan.
Dì Mây còn là một người phụ nữ thuỷ chung, vị tha trong tình yêu. Ở chiến trường,
không ngày nào dì không viết tên người mình ra trong nhật kí. Người con gái Trường
Sơn nơi đạn nổ bom rơi luôn ôm theo nỗi nhớ thương và yêu vô hạn cho người bạn ở
nơi xứ đầy hoa tuyết trắng. Những tưởng người phụ nữ ấy sẽ có một cái kết viên mãn
sau khi trở về từ chiến tranh nhưng không... dì trở về trong sự lãng quên của người mà
dì yêu thương nhất – chú San. Chàng trai dì từng “bỏ chèo ôm chặt, nép đầu vào ngực
người yêu” nay đã có một cuộc sống mời bên tình yêu mới. Dì chẳng thể trách được ai,
có chăng là do thời gian đã xoá nhòa đi tất cả những kí ức đẹp giữa hai người. Thế
nhưng, trước lời ngỏ “từ bỏ tất cả” và “làm lại” của chú San, dì khẳng khái đáp lại
“Không!”. Mặc dù buồn, dù đau, dù còn thương, còn yêu nhưng dì hiểu, hạnh phúc
của mình cũng sẽ lấy đi cuộc đời của một người con gái khác: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi!
Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi”. Vì hạnh phúc của người mình
yêu, dì Mây sẵn sàng hi sinh bản thân mình. Một con người với trái tim thật cao thượng!
Tác giả đã đặt dì Mây vào tình huống trớ trêu hơn khi để dì đỡ đẻ cho cô Thanh – vợ
chú San. Trong cơn mưa tầm tã, dì Mây với đôi chân thương tật của mình giúp cô
Thanh vượt cạn. Mặc cho lời can ngăn của thím Ba, dì nhẹ nhàng khuyên bảo cô
Thanh cố rặn: “Em cố lên. Hãy nghĩ đến đứa con. Nào...cố lên em....” Có lẽ sẽ chẳng
ai nghĩ được rằng đây là lời nói của một người phụ nữ đối với người đã thế chỗ cho
hạnh phúc của mình. Đỡ đẻ thành công, nghe tiếng trẻ con khóc, dì Mây “xót xa, tủi
hơn xen lẫn niềm ao ước, chờ mong, vui buồn lẫn lộn”. Có lẽ dì cũng tủi thân khi bản
thân giờ chỉ còn lẻ bóng một mình, dì xót thương cho số phận bất hạnh của bản thân.
Giá như hai người không phải chia xa, giá như không có chiến tranh thì có lẽ, bây giờ
dì cũng đang được hạnh phúc bên chồng con. Thật tội nghiệp và xót xa cho số phận người đàn bà ấy!
Như vậy, tác giả Sương Minh Nguyệt đã đặt nhân vật dì Mây vào những tình huống
đầy thử thách để thông qua đó, nhân vật tự bộc lộ mình. Chúng ta có thể thấy rằng
chiến tranh đã cướp đi của con người quá nhiều thứ: nhan sắc, sức khoẻ, tình yêu,...
Thế nhưng, chiến tranh sẽ chẳng thể vùi dập tâm hồn con người – một tấm lòng vị tha và cao thượng.
Phân tích đánh giá nhân vật Quận Huy
Trong đoạn trích Kiêu binh nổi loạn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô
Gia Văn Phái, nhân vật Quận Huy được miêu tả là một quân sĩ có tài lãnh đạo và tâm
hồn cao thượng. Anh ta là một người lính đáng kính, được các chiến sĩ khác tôn trọng và ngưỡng mộ.
Quận Huy đã trở thành người lãnh đạo của cuộc nổi dậy kiêu binh khi ông chứng kiến
những cuộc đàn áp tàn bạo từ phía quân đội Nga. Anh ta đã thấy rằng cuộc nổi dậy là
cách duy nhất để bảo vệ quyền lợi của mình và đồng bọn. Với sự can đảm và sự lãnh
đạo xuất sắc, Quận Huy đã đứng lên và trở thành người dẫn dắt cuộc nổi dậy của kiêu binh.
Nhân vật này không chỉ có tài lãnh đạo và can đảm mà còn là một người có tâm hồn
cao thượng. Trong đoạn trích, khi Quận Huy nhìn thấy người lính trẻ tuổi đang bị
quân đội Nga đàn áp, anh ta đã can đảm đứng lên và sẵn sàng hy sinh để cứu giúp
người đồng đội. Điều này cho thấy Quận Huy là một người lính với trái tim nhân ái,
luôn sẵn sàng hy sinh cho đồng đội. Tuy nhiên, dù có tài lãnh đạo và tâm hồn cao
thượng, Quận Huy cũng không thể tránh khỏi việc đối đầu với sự thật. Khi nhận thấy
rằng cuộc nổi dậy của kiêu binh không mang lại lợi ích cho họ, anh ta đã quyết định
giải tán cuộc nổi dậy và chấp nhận hình phạt từ phía quân đội. Điều này cho thấy
Quận Huy là một người lính trung thực, luôn tôn trọng sự thật và có đạo đức.
Có thể thấy được Quận Huy là một nhân vật xuất sắc trong đoạn trích Kiêu binh nổi
loạn của Hoàng Lê nhất thống chí. Anh ta có tài lãnh đạo, tâm hồn cao thượng và đạo
đức, và đã sẵn sàng hy sinh cho đồng đội. Quận Huy tiếp tục tuyên bố rằng các quân
đội sẽ không tấn công dân thường và đề nghị quân đội kiểm soát vũ khí để đảm bảo an
toàn. Tuy nhiên, những lời nói của ông không thuyết phục được các sĩ quan và binh
lính nổi loạn, họ vẫn tiếp tục tấn công các cơ quan chính phủ và bắt giữ các quan chức địa phương.
Đối diện với tình hình khó khăn, Quận Huy đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp để
kiềm chế tình hình. Ông đã ra lệnh cho quân đội điều động các binh sĩ đến các khu
vực nóng để kiểm soát tình hình và giữ trật tự công cộng. Đồng thời, ông cũng ra lệnh
cho các tay súng trung thành của mình bảo vệ các địa điểm quan trọng như nhà thờ,
tòa nhà chính quyền và bảo vệ các quan chức địa phương. Nhờ sự kiên quyết và khéo
léo trong việc đối phó với tình huống, Quận Huy đã giúp kiềm chế được cuộc nổi loạn
và duy trì được trật tự công cộng trong khu vực. Sau đó, ông cũng đã có những cải
cách trong việc xây dựng hệ thống an ninh và chính quyền địa phương để đảm bảo tình hình ổn định.
Từ những hành động và quyết định của Quận Huy trong cuộc nổi loạn, chúng ta có thể
thấy rõ những phẩm chất lãnh đạo xuất sắc của ông. Ông là người kiên quyết, khéo léo
và quyết đoán trong việc đối phó với tình huống khó khăn. Ông cũng là một người tôn
trọng pháp luật và luôn đặt lợi ích của dân cư lên hàng đầu. Qua những phẩm chất đó,
Quận Huy đã thành công trong việc duy trì trật tự công cộng trong khu vực và giúp
cho cuộc nổi loạn không lan rộng ra các khu vực khác. Điều này cho thấy rằng, với
một lãnh đạo tài ba và kiên quyết, cuộc nổi loạn có thể được kiểm soát và duy trì trật tự trong xã hội.