Văn mẫu 8 Bài 5 | Phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà | Chân trời sáng tạo
Văn mẫu 8 | Phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Đoạn văn phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà
(1) Bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan là một áng thơ trung đại
đặc sắc với thủ pháp tả cảnh ngụ tình. (2) Bài thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên
vào buổi chiều tà - khoảng thời gian cuối cùng của một ngày. (3) Đây là khoảng thời
gian mọi người thân trong gia đình sum họp sau một ngày dài, nên cũng chính là
thời điểm dễ gợi ra những cô đơn, lạc lõng trong lòng người nhất. (4) Không gian
trong Chiều hôm nhớ nhà là một khoảng không gian rộng lớn, được kéo dài về chiều
ngang với sự âm vang của tiếng trống. (5) Sự kết hợp của cả không gian và thời
gian ấy, đã cùng nhau làm nổi bật hơn sự nhỏ nhoi, cô quạnh của nhân vật trữ tình.
(6) Trong khung cảnh ấy, xuất hiện hình ảnh ngư ông và mục tử đều đang trở về nhà
của mình. (7) Phép đối giữa hai câu thơ đó tạo nên nhịp điệu song hành, như đó là
dòng chảy hiển nhiên của cuộc sống. (8) Ấy vậy mà nhân vật trữ tình lại phải đứng
ngoài dòng chảy ấy, đứng ngoài khung cảnh chiều tà ấm áp, đoàn vui ấy. (9) Còn
con đường của nhân vật trữ tình bước đi, lại là con đường của sự cô đơn đến vô
tận. (10) Hình ảnh chú chim bay mỏi cánh vẫn chưa về được đến tổ, người lữ khách
đi mãi cũng chẳng tìm thấy chốn dừng chân, dường như chính là ngụ ý cho tình
cảnh của bà. (11) Trong không gian đất trời rộng lớn đó, ai cũng có chốn về, riêng
bà đứng trầm ngâm, lạc lõng đến lạnh lẽo bởi không tìm thấy được người để bầu
bạn, để sẻ chia. (12) Trời đất bao la, nhân vật trữ tình chỉ có chính mình, vì vậy đành
quay về tâm sự với thế giới nội tâm của bản thân, với cái tôi của riêng mình. (13)
“Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?” là câu hỏi tu từ chẳng có câu trả lời nào cả, bởi chính
nhân vật trữ tình đã nhận ra tình cảnh của bản thân mà tự nhắn nhủ với bản ngã
của mình. (14) Bài thơ Chiều hôm nhớ nhà đã mượn việc khắc họa khung cảnh
thiên nhiên rộng lớn trong buổi chiều tà để làm nổi bật lên sự cô đơn, lạc lõng của
nhân vật trữ tình. (15) Thủ pháp tả cảnh ngụ tình này là một thủ pháp vô cùng quen
thuộc của thơ ca trung đại, thường xuất hiện trong các tác phẩm thơ của Bà Huyện Thanh Quan.
------------------------------------------------------------------------------------