Văn mẫu 8 | Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Lá đỏ
Văn mẫu 8 Ghi lại cảm nghĩ về về một bài thơ | Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Lá đỏ được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Văn mẫu 8 Ghi lại cảm nghĩ về về một bài thơ | Đoạn văn
ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Lá đỏ
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Lá đỏ Mẫu 1
Bài thơ Lá đỏ của nhà văn Nguyễn Đình Thi là một áng thơ mang sức mạnh cổ vũ
tinh thần và niềm tin quyết thắng mãnh liệt. Bằng cách sử dụng thể thơ tự do, nhà
thơ Nguyễn Đình Thi đã thổi vào các dòng thơ hơi thở của sự phóng khoáng, góp
phần khắc họa nét hùng vĩ, bao la, hoang sơ của núi rừng Trường Sơn. Trong bài
thơ, núi rừng đang bước vào mua thu, mùa lá đỏ rụng đầy. Sự ác liệt của bom đạn
chiến tran không thể nào át được vẻ đẹp trữ tình, mộng mơ của thiên nhiên đất
nước ta. Trên bức tranh ấy, xuất hiện một cô gái hậu phương mộc mạc, tươi trẻ. Cô
gái ấy đại diện cho hậu phương vững chãi, luôn ở phía sau ủng hộ, giúp sức, cổ vũ
cho người lính. Chính bởi vậy, mà khi người lính gặp cô, đã cảm thấy thêm an tâm
và như được tiếp thêm sức mạnh để chiến đấu. Các anh quyết chiến đấu đến hơi
thở cuối cùng, để bảo vệ quê hương và hậu phương của mình. Cuộc gặp gỡ đó diễn
ra chóng vánh trong màn mưa lá đỏ. Rồi người lính lại ra đi, mạnh mẽ xông thẳng ra
tiền tuyến. Anh để lại lời hẹn gặp cô gái hậu phương ở Sài Gòn khi đất nước đã
thống nhất. Đó không chỉ là lời hẹn với cô gái, mà còn là lời hứa, lời tự nhủ của
chàng lính trẻ, để nhấn mạnh thêm quyết tâm trong lòng. Anh rời đi để lại tấm lưng
cao lớn và vững chãi cùng hậu phương đang dõi mắt trong theo. Bức tranh mà bài
thơ Lá đỏ khắc họa vừa lãng mạn nhưng cũng rất hào hùng. Nó tái hiện một cách
chân thực về những con người sống trong thời bom lửa rực cháy. Tình yêu nước và
quyết tâm của họ còn đỏ hơn cả lá phong đỏ trên rừng Trường Sơn. Thật tự hào
biết bao khi đất nước ta có những thế hệ như thế.
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Lá đỏ Mẫu 2
Áng thơ Lá đỏ của nhà thơ Nguyễn Đình Thi là một tác phẩm mang đậm chất tự do,
phóng khoáng của vùng núi rừng Tây Nguyên. Thể thơ tự do mà tác giả lựa chọn đã
góp sức lớn trong việc tạo nên âm hưởng ấy của bài thơ. Lá đó đã khắc họa vùng
núi rừng Trường Sơn bao la, hùng vĩ vào mùa lá rừng chuyển đỏ, rơi rụng như một
cơn mưa. Khung cảnh đậm chất trữ tình ấy, đã trở thành phông nền cho cuộc gặp
gỡ giữa người lính trẻ với cô em gái tiền phương. Cuộc gặp diễn ra chóng vánh,
nhưng vẫn khắc sâu vào kí ức người lính về cô gái hậu phương mộc mạc nhưng
vẫn vô cùng mạnh mẽ. Các cô gái ấy là điểm tựa tinh thần vững chãi cho những
người lính nơi tiền tuyến. Giúp các anh thêm vững tay súng, chắc tinh thần để chiến
đấu chống giặc ngoại xâm. Người lính rời đi để lại lời hứa gặp nhau ở Sài Gòn khi
đất nước đã thống nhất. Để lại phía sau cô gái hậu phương với đôi mắt trong veo
ngời niềm tin chiến thắng, đứng giữa mưa rừng đỏ như lá cờ cách mạng. Khung
cảnh vừa hào hùng vừa thi vị giữa rừng Trường Sơn rộng mở ấy khiến em rạo rực
niềm tự hào xen lẫn kính yêu những con người anh hùng sinh ra trong thời chiến.
Nhờ có họ, mà đất nước ta mới có được hòa bình như ngày hôm nay.
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Lá đỏ Mẫu 3
Lá đỏ được nhà thơ Nguyễn Đình Thi chắp bút sau khi đến với mảnh đất Tây
Nguyên, trong buổi nơi đây đang trải qua những ngày tháng khốc liệt nhất của trận
chiến chống Pháp. Với thể thơ tự do và cách ngắp nhịp, gieo vần phóng khoáng,
linh hoạt, bài thơ đã khắc họa được bối cảnh Trường Sơn hùng vĩ cùng khí thế hào
hùng, tâm thái lạc quan của quân ta. Người lính trong bài thơ chợt gặp một “em gái
tiền phương” giữa chốn rừng núi. Lá rừng đỏ rơi ào ào như cơn mưa, tạo khung
cảnh đậm chất trữ tình cho cuộc gặp gỡ ấy. Người lính trẻ ví “em gái tiền phương”
với quê hương, đã giúp người đọc tưởng tượng ra vẻ đẹp mộc mạc, bình dị và gần
gũi của cô gái ấy. Với người lính, những cô gái đó là hiện thân của hậu phương, của
quê hương - điểm tựa tinh thần cho các anh vững tay súng, chắc bước chân. Cuộc
gặp gỡ ấy diễn ra chóng vánh, bời ai cũng vội vã với nhiệm vụ của mình. Đoàn quân
rời đi hướng Trường Sơn nhòa khói lửa. Hình ảnh vừa hùng vĩ vừa lãng mạn, lại
hào hùng. Các anh rời đi, mang theo khát vọng độc lập của hậu phương, thẳng tiến
vào Sài Gòn. Với quyết tâm và hi vọng ngút ngàn, người lính để lại lời hẹn gặp mặt
tại Sài Gòn. Khi đó, đất nước đã độc lập, hậu phương và tiền tuyến sẽ đoàn tụ với
nhau. Đó không chỉ là một lời hứa mà còn là một thời thề mang nặng quyết tâm của
người lính. Những con người quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Kết thúc bài thơ, là nụ
cười và đôi mắt trong veo của em gái tiền phương. Đó là ánh nhìn của sự tin tưởng
và hi vọng của hậu phương dành cho những người lính. Tác phẩm thơ Lá đỏ đã kể
lại cuộc gặp gỡ chóng vánh đầy thi vị giữa chốn Trường Sơn bom đạn, giúp em cảm
nhận được sự khốc liệt của chiến tranh. Và thấu hiểu được những hi sinh cùng khát
vọng của những người lính và cả hậu phương trong chiến tranh.
------------------------------------------------------------------------------------