Văn mẫu 8 Kể lại một chuyến đi | Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng
Văn mẫu 8 Kể lại một chuyến đi | Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Kể về chuyến đi tham quan Đền Hùng
Mỗi năm một lần, cứ đến tháng 3 Âm Lịch là Đền Hùng lại rộn ràng mở cửa chào
đón du khách xa gần về tham gia Lễ Giỗ tổ Hùng Vương.
Năm nay, nhà em đến từ mồng 2, trước ngày lễ chính những tám ngày để có thể
tham quan Đền Hùng một cách thoải mái. Và đây cũng là lần đầu tiên, em được
tham quan và ngắm trọn vẹn khu di tích lịch sử này. Bởi những lần trước, gia đình
em đều đến vào chính hội, xung quanh có rất nhiều người, không thể ngắm cảnh
được. Sau gần ba tiếng đi xe ô tô, cả gia đình em đã có mặt ở thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ. Chờ sắp xếp đồ đạc xong xuôi, mọi người liền đi ăn sáng và bắt đầu chuyến tham quan.
Đền thờ vua Hùng nằm ở núi Nghĩa Lĩnh - một ngọn núi cao lớn và đồ sộ. Ngọn núi
này có ba đỉnh và được người dân gọi là “tam sơn cấm địa”, là ngọn núi thiêng được
mọi người tôn sùng. Ngay từ xa, em đã có thể nhìn thấy ngọn núi ấy với sắc xanh
ngắt của những cây cổ thụ đang ẩn mình sau mây mờ. Khi đến cổng đền thờ,
chuyến tham quan mới chính thức bắt đầu. Cổng đền Hùng có thiết kế kiểu mái vòm
cong cong, phía trên nóc là họa tiết điêu khắc hình lưỡng long chầu nguyệt. Phần
trên cổng chia thành hai tầng. Ở phần chính giữa có đề bốn chữ Hán “Cao sơn cảnh
hành”. Đi qua cổng chính một quãng đường là đến đền Hạ. Ngôi đền được xây từ
thế kì XVII, đến nay đã được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc
ban đầu. Đền chia làm hai tòa. Trong đó tòa phía trước là nhà tiền tế, còn tòa phía
sau là hậu cung - nơi thờ các bài vị thần núi, các vua Hùng và công chúa Tiên Dung,
Ngọc Hoa. Ngay sau đền Hạ là giếng Cổ hay còn gọi là giếng Rồng, nơi có truyền
thuyết kể rằng mẹ Âu Cơ đã từng đến đây lấy nước tắm cho đàn con của mình. Tiếp
tục đi, băng qua những con đường lát cá, những bậc thang đều tăm tắp, gia đình em
đến với chùa Thien Quang. Ngôi chùa này được xây dựng vào thời nhà Trần, thờ
Phật theo phái Đại Thừa với ba mươi hai pho tượng Phật bằng gỗ được sơn son
thiếp vàng. Trước cửa chùa có một cây vạn tuế cao lớn ba ngọn, đến nay cũng
chừng tám trăm năm tuổi. Tất cả kết hợp với nhau tạo nên vẻ uy nghi cho ngôi chùa.
Khiến em và chị gái không dám cười đùa, nghiêm túc lắng nghe lời giới thiệu của người dẫn đường.
Tiếp đó, chúng em đi qua 159 bậc đá, đến đền Trung ở lưng chừng núi. Nơi đây có
tên gọi là Hùng Vương tổ miếu. Tương truyền, đây là địa điểm các vua Hùng thường
cùng các lạc hầu, lạc tướng bàn việc nước. Đi qua đền Trung, tiếp tục leo cao hơn
nữa khoảng 100 bậc thì sẽ đến đền Thương - nơi cao nhất của ngọn núi. Nơi này có
tên chữ là Kinh Thiên lĩnh điện. Đây chính là nơi vua Hùng thường lập đàn tế trời
cầu bình an cho đất nước, muôn dân. Đứng ở đền Thượng, em có thể quan sát hết
toàn cảnh mây trời, non nước xung quanh. Càng quan sát, em càng tự hào về vẻ
đẹp hùng vĩ, bao la của đất nước mình. Bầu không khí trong lành, mát lạnh và yên
tĩnh ở đây khiến em quên hết bao mệt nhọc.
Kết thúc chuyến tham quan và trở về khách sạn thì trời cũng đã tối. Cả người em
nhức mỏi vì đã đi bộ rất nhiều. Nhưng dù vậy, em vẫn rất vui và sung sướng. Bởi
được tận mắt chứng kiến và cảm nhận những di tích lịch sử tại Đền Hùng, cùng
khung cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ tại nơi đây.
-----------------------------------------------------------------------------------