Văn mẫu 8 Kể lại một chuyến đi | Viết bài văn kể về chuyến đi tham quan di tích lịch sử Văn Miếu
Văn mẫu 8 Kể lại một chuyến đi | Viết bài văn kể về chuyến đi tham quan di tích lịch sử Văn Miếu được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Kể về chuyến đi tham quan một di tích lịch sử Văn Miếu lớp 8
Năm nay anh trai của em sẽ tham gia kì thi Trung học Phổ thông Quốc gia. Cũng
như các sĩ tử khác, anh ấy đã có một chuyến đi đến Văn Miếu Quốc Tử Giám để
cầu nguyện. Em đã đi cùng anh ấy đến đó và có một chuyến tham quan rất tuyệt vời.
Văn Miếu nằm giữa lòng Hà Nội đông đúc, nhộn nhịp. Nơi đây vẫn mang đậm nét
kiến trúc cổ xưa, giống như một tòa thành cổ bị bỏ quên giữa phố thị. Đến gần Văn
Miếu, không khí trở nên mát lạnh và thanh tĩnh lạ lùng. Có lẽ chính nhờ hàng cổ thụ
cao mọc rải rác trong kiến trúc và bao quanh bên ngoài tạo thành lớp tường thành
vững chãi, ngăn trở mọi ồn ào của phố xá.
Đi vào từ cổng chính của Văn Miếu, em nhìn thấy một kiến trúc cổng rất lớn gồm ba
cửa và hai tầng. Phần mái của tầng trên ghi ba chữ Hán Cổ có nghĩa là Văn Miếu
Môn (tức cửa của Văn Miếu). Những vết rêu xanh mọc trên tường không làm sa sút
đi vẻ uy nghi của cổng miếu, trái lại làm tăng thêm vẻ trang nghiêm, túc mục cho
kiến trúc này. Đi qua cánh cổng, em gặp gỡ một hồ nước khá rộng có tên là hồ Giám
(hay còn gọi là hồ Văn. Giữa lòng hồ là một cái gò khá rộng rãi tên là Kim Châu.
Trên gò có một kiến trúc như cái đình hóng gió tên là Phán Thủy Đường - nơi diễn
ra những buổi bình luận văn chương của nho sĩ thời xưa. Nhìn sang phía Tây của
hồ nước, có một khu vườn xanh tốt. Khu vườn đó là nơi các sĩ tử sau khi đàm đạo
văn chương thì dừng chân lại để thư giãn. Do đó nó có cùng tên với hồ nước bên cạnh, tức vườn Giám.
Tiếp tục đi về phía trước, qua khỏi hồ nước, em lại gặp gỡ chiếc cổng thử hai. Chiếc
cổng này chỉ có một tầng, chia làm ba gian, với nền gạch cao và mái che thiết kế
kiểu mái đình thời xưa. Vị trí cổng nằm ở giữa của toàn thể Văn Miếu nên được gọi
là Đại Trung Môn. Trước và sau cánh cổng này đều là các khoảng không gian rộng
lớn với các con đường lát gạch song song với nhau kéo dài mãi. Giữa các con
đường là hồ nước nhỏ, cây cối, hoa cỏ… tạo nên không khí trong lành, cảnh vật tĩnh
mịch. Nhìn cảnh đẹp này, em suýt quên mất Văn Miếu nằm ngay giữa thủ đô Hà Nội xa hoa tráng lệ.
Bước qua Đại Trung Môn, đi một đoạn đường dài, em mới đặt chân đến kiến trúc
tiếp theo là Khuê Văn Các. Đây là một kiến trúc lầu vuông có tám mái, cao gần chín
thước (tức khoảng 2,7 mét). Trong đó chia thành bốn mái thượng và bốn mái hạ.
Công trình này có kiến trúc lầu cổ rất độc đáo, với các cây cột được chạm trổ hoa
văn tinh xảo, cùng phần lầu phía trên được sơn son thiếp vàng và những mái ngói
đỏ tươi rực rỡ xếp chồng lên nhau. Rời khỏi Khuê Văn Các, em và anh trai đi đến
mục tiêu chính của ngày hôm nay là Vườn bia tiến sĩ. Ở đó là nơi có tám mươi hai
bia tiến sĩ được đặt trên lưng các con rùa đá to lớn. Các tấm bia đá đó đã được
UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giớ từ năm 2010. Đến nơi, anh trai em lần
lượt sờ đầu các cụ rùa để cầu may mắn. Đây là một hành động có ý nghĩa tâm linh
mà hầu như sĩ tử nào đến Văn Miếu cũng thực hiện. Em cũng đã bắt chước anh trai
xoa đầu các cụ rùa, để cầu may mắn cho kì thi giữa học kì 1 sắp tới. Vì không có
nhiều thời gian, nên sau khi rời khỏi Vườn bia tiến sĩ. em và anh trai nhanh chóng đi
qua hai kiến trúc lớn là Đền Khải Thánh và Đại Thành Môn. Dù chỉ thoáng qua,
nhưng kiến trúc đặc biệt cổ kính và trang nghiêm của nơi này cũng đủ làm em nhớ mãi.
Rời khỏi Văn Miếu Quốc Tử Giám, hòa vào dòng xe tấp nập trên phố. Em cứ nhớ
mãi không gian mát lạnh, trong lành, yên tĩnh ở trong đó. Chuyến tham quan này đã
đem đến cho em những trải nghiệm tuyệt vời khó mà quên được.
-----------------------------------------------------------------------------------