Văn mẫu 8 Nghị luận về một vấn đề của đời sống | Nghị luận về hiện tượng bạo lực học đường

Văn mẫu 8 Nghị luận về một vấn đề của đời sống | Nghị luận về hiện tượng bạo lực học đường được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Văn mẫu 8 Nghị luận về một vấn đề của đời sống | Nghị
luận về hiện tượng bạo lực học đường
1. Nghị luận về hiện tượng bạo lực học đường lớp 8
Bài thơ Bắt nạt của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh đã nhắc đến một vấn đề đời
sống cùng nhức nhối, đã đang phá hoại cuộc sống bình yên của chúng ta. Đó
chính hiện tượng bắt nạt lứa tuổi học trò, hay còn được biết đến với cái tên bạo
lực học đường.
Hiện tượng bắt nạt trong môi trường học đường đã tồn tại từ suốt hàng trăm năm
nay, cho đến nay vẫn chưa thể hoàn toàn ngăn chặn được. Bắt nạt hiểu một cách
đơn giản hành động bạo lực về tinh thần lẫn thể xác lên một người yếu đuối hơn.
Đó thể những lời mắng chửi, chê bai, hay việc bôi nhọ, vu khống người khác.
Nặng nề hơn, hành vi đe dọa, đánh đập, phá hoại đồ dùng nhân của bạn bè.
Trong hội hiện đại ngày nay, thì việc bắt nạt không chỉ diễn ra hiện thực,
còn hoành hành trên mạng hội. Nhiêu học sinh đăng các bài viết mang tính đe
dọa, hoặc đăng tải các hình ảnh, video nội dung xấu về đối tượng muốn bắt nạt.
Họ kêu gọi các lượt tương tác nhằm đả kích tinh thần người bị hại.
Những hành vi bắt nạt ấy, khiến nạn nhân không chỉ đau đớn về thể xác, còn
đau khổ, dằn vặt về tinh thần. Gián tiếp đẩy họ vào góc tối, khiến họ tự thu mình lại,
không giao tiếp hay trao đổi với ai. Điều đó ảnh hưởng nặng nề đến việc học cả
cuộc sống của họ. Nguy hiểm hơn, các hành vi bắt nạt còn khiến nạn nhân mắc các
căn bệnh về tinh thần, dễ dẫn đến việc tự hại, thậm chí tự tử. Tuy nhiên, không
chỉ các nạn nhân chịu ảnh hưởng của việc bắt nạt, bản thân những kẻ đi bắt nạt
cũng phải gánh chịu những hậu quả nhất định. Bởi khi họ đi bắt nạt kẻ khác, thì bản
thân họ cũng được dán nhãn những học sinh xấu, cần phải tránh xa, e dè. Họ sẽ
bị tập thể lập theo một hướng khác. Đối với người lớn, thầy cô, các đối tượng đi
bắt nạt bạn sẽ trở thành đứa trẻ hư, ít được quan tâm hơn.
Do đó, bắt nạt một hành động xấu, không đem lại một lợi ích nào cho bất ai cả.
chỉ đem đến những hậu quả tệ hại thôi. vậy, không chỉ các bạn học sinh,
cả cộng đồng đều cần chung tay phòng chống đẩy lùi hiện tượng này. Trước
hết, các biện pháp giáo dục tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường.
thể thực hiện qua các buổi hoạt động ngoại khóa, hoặc lồng ghép vào các bài
học, câu chuyện, bộ phim… Ngoài ra, cũng cần quan tâm hơn về vấn đề tâm cho
lứa tuổi thanh thiếu niên, bởi giai đoạn này các bạn nhiều thay đổi về tính cách,
suy nghĩ, dễ bị dẫn vào con đương sai trái. Cùng với đó, cần dạy cho các bạn học
sinh cách tự bảo vệ chính mình tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn khi tình
huống xấu xảy ra. Đồng thời, cần các hình thức xử phạt thích hợp để răn đe
ngăn ngừa các hành vi bắt nạt trong trường học.
Các biện pháp ấy chỉ thực sự hiệu quả, khi cả gia đình, nhà trường cộng đồng
cùng chung tay phối hợp với nhau. Chỉ khi không ai tự cho mình người ngoài
cuộc, cùng hành động với nhau một môi trường học đường văn minh, thân thiện.
Thì khi đó, bắt nạt mới thực sự bị đẩy lùi.
------------------------------------------------------------------------------------
| 1/2

Preview text:

Văn mẫu 8 Nghị luận về một vấn đề của đời sống | Nghị
luận về hiện tượng bạo lực học đường
1. Nghị luận về hiện tượng bạo lực học đường lớp 8
Bài thơ Bắt nạt của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh đã nhắc đến một vấn đề đời
sống vô cùng nhức nhối, đã và đang phá hoại cuộc sống bình yên của chúng ta. Đó
chính là hiện tượng bắt nạt ở lứa tuổi học trò, hay còn được biết đến với cái tên bạo lực học đường.
Hiện tượng bắt nạt trong môi trường học đường đã tồn tại từ suốt hàng trăm năm
nay, và cho đến nay vẫn chưa thể hoàn toàn ngăn chặn được. Bắt nạt hiểu một cách
đơn giản là hành động bạo lực về tinh thần lẫn thể xác lên một người yếu đuối hơn.
Đó có thể là những lời mắng chửi, chê bai, hay việc bôi nhọ, vu khống người khác.
Nặng nề hơn, là hành vi đe dọa, đánh đập, phá hoại đồ dùng cá nhân của bạn bè.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, thì việc bắt nạt không chỉ diễn ra ở hiện thực, mà
còn hoành hành trên mạng xã hội. Nhiêu học sinh đăng các bài viết mang tính đe
dọa, hoặc đăng tải các hình ảnh, video có nội dung xấu về đối tượng muốn bắt nạt.
Họ kêu gọi các lượt tương tác nhằm đả kích tinh thần người bị hại.
Những hành vi bắt nạt ấy, khiến nạn nhân không chỉ đau đớn về thể xác, mà còn
đau khổ, dằn vặt về tinh thần. Gián tiếp đẩy họ vào góc tối, khiến họ tự thu mình lại,
không giao tiếp hay trao đổi với ai. Điều đó ảnh hưởng nặng nề đến việc học và cả
cuộc sống của họ. Nguy hiểm hơn, các hành vi bắt nạt còn khiến nạn nhân mắc các
căn bệnh về tinh thần, dễ dẫn đến việc tự hại, thậm chí là tự tử. Tuy nhiên, không
chỉ các nạn nhân chịu ảnh hưởng của việc bắt nạt, mà bản thân những kẻ đi bắt nạt
cũng phải gánh chịu những hậu quả nhất định. Bởi khi họ đi bắt nạt kẻ khác, thì bản
thân họ cũng được dán nhãn là những học sinh xấu, cần phải tránh xa, e dè. Họ sẽ
bị tập thể cô lập theo một hướng khác. Đối với người lớn, thầy cô, các đối tượng đi
bắt nạt bạn bè sẽ trở thành đứa trẻ hư, ít được quan tâm hơn.
Do đó, bắt nạt là một hành động xấu, không đem lại một lợi ích nào cho bất kì ai cả.
Nó chỉ đem đến những hậu quả tệ hại mà thôi. Vì vậy, không chỉ các bạn học sinh,
mà cả cộng đồng đều cần chung tay phòng chống và đẩy lùi hiện tượng này. Trước
hết, là ở các biện pháp giáo dục và tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường.
Có thể thực hiện qua các buổi hoạt động ngoại khóa, hoặc lồng ghép vào các bài
học, câu chuyện, bộ phim… Ngoài ra, cũng cần quan tâm hơn về vấn đề tâm lý cho
lứa tuổi thanh thiếu niên, bởi giai đoạn này các bạn có nhiều thay đổi về tính cách,
suy nghĩ, dễ bị dẫn vào con đương sai trái. Cùng với đó, cần dạy cho các bạn học
sinh cách tự bảo vệ chính mình và tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn khi có tình
huống xấu xảy ra. Đồng thời, cần có các hình thức xử phạt thích hợp để răn đe và
ngăn ngừa các hành vi bắt nạt trong trường học.
Các biện pháp ấy chỉ thực sự có hiệu quả, khi cả gia đình, nhà trường và cộng đồng
cùng chung tay phối hợp với nhau. Chỉ khi không ai tự cho mình là người ngoài
cuộc, cùng hành động với nhau vì một môi trường học đường văn minh, thân thiện.
Thì khi đó, bắt nạt mới thực sự bị đẩy lùi.
------------------------------------------------------------------------------------