Văn mẫu 8 Nghị luận về một vấn đề của đời sống | Nghị luận về nghiện game

Văn mẫu 8 Nghị luận về một vấn đề của đời sống | Nghị luận về nghiện game được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Nghị luận về vấn đề học sinh nghiện game online
Dàn ý Nghị luận về vấn đề học sinh nghiện game online
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng nghiện game online.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp phù hợp với
năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Thực trạng
Thị trường Game online rất phổ biến một phương thức giải trí được ưa
chuộng. Ngày càng nhiều em nhỏ trong các độ tuổi khác nhau chơi các trò chơi
online.
Mỗi ngày hàng trăm nghìn tài khoản game được lập ra trong đó rất nhiều tài
khoản của các em học sinh khi game online phát triển cả về hình thức chất
lượng.
Nếu ngày trước, game online được chơi nhiều trên máy tính thì hiện nay các trò
chơi điện tử này lại được phát triển rộng rãi trên điện thoại di động.
b. Nguyên nhân
Sự quản lí lỏng lẻo của cha mẹ: Các bậc phụ huynh bận rộn với công việc nên cách
tốt nhất để con em mình ngoan ngoãn nghe lời đó là đưa cho chúng điện thoại hoặc
laptop.
Tính tò mò cũng yếu tố kích thích các em chơi game: thấy người lớn chơi game,
nghe bạn bè kể về những câu chuyện trong game,…
c. Hậu quả
Sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ của trẻ.
Nghiện game còn thể gây ra các ảo giác khiến các em những hành vi không
đúng đắn: trộm cắp tiền bạc của gia đình để chơi game, giết hại người khác
tưởng đó là đối thủ của mình trong game…
Ảnh hưởng đến mắt của các em, không ít những trường hợp hiện nay các em học
sinh bị cận thị phải đeo kính từ rất sớm.
d. Giải pháp
Mỗi bậc phụ huynh hãy dành nhiều thời gian hơn cho con em của mình; hạn chế
tối đa thời gian trẻ sử dụng điện thoại, máy tính, internet,…
Nhà trường thầy cần phối hợp với phụ huynh tổ chức nhiều hơn các hoạt
động ngoại khóa cũng như tuyên truyền, giáo dục trẻ về tác hại của game online.
Pháp luật cũng cần có thêm những quy định về các trò chơi điện tử, đặt ra giới hạn
những trò chơi lành mạnh trẻ em được phép chơi và những trò dành cho người lớn.
3. Kết bài
Khái quát lại những tác hại của việc nghiện game online rút ra bài học cho bản
thân.
Văn mẫu Nghị luận về vấn đề học sinh nghiện game online
Ngày nay, game online (hay còn gọi trò chơi điện tử) đang dần tràn ngập vào
nước ta phạm vi ảnh hưởng ngày càng rộng ra. Do tính hiếu kì, sự sự
lôi cuốn hấp dẫn của trò chơi điện tử đã thu hút nhiều người chơi. không ít
người không thể khống chế được sự ham thích, say khi tham gia chơi game,
điều đó đã tình gây nên tình trạng “nghiện game” đáng bức xúc, nhất lứa
tuổi học sinh. Vậy thực trạng, nguyên nhân và biện pháp của nó như thế nào chúng
ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Trước tiên ta sẽ tìm hiểu về khái niệm của game việc nghiện game như thế
nào? Game thực chất từ của nước ngoài để chỉ một trò chơi điện tử trên máy
tính, mang tính giải trí, thỏa mãn cơn căng thẳng. Nhưng nếu chơi game một cách
hăng say, mẩn thì nghiện game sẽ đến; đó hiện tượng quá đam mê, cuồng
nhiệt, bỏ mặc mọi thứ xung quanh kể cả ăn uống nghỉ ngơi chỉ để chăm chú
vào các trò chơi trên mạng. Điều này quả thật nguy hiểm!
Chơi game online là một hiện tượng rất phổ biến hiện nay. Hầu hết đều tập trung
giới trẻ và chủ yếu là lứa tuổi học sinh từ lớp nhỏ đến đại học. Các hàng quán, tiệm
Internet xuất hiện ngày càng nhiều, cũng thế số lượng học sinh chơi liên tục
hàng giờ liền ngày càng tăng khủng khiếp. Đi dọc khắp các tiệm Internet, ta không
khó để gặp học sinh đến đó không phải để tra cứu thông tin, tìm kiếm kiến thức
phục vụ cho việc học mà lại ngồi chơi điện tử. Nhiều bạn còn ngồi suốt cả buổi chỉ
để tập trung vào trò chơi trên vi tính. Các bạn quên chuyện cơm nước, thậm chí bỏ
học chỉ để chơi, trong đầu lúc nào cũng chỉ tưởng đến trò chơi điện tử bổ ấy
khiến đầu óc mệt mỏi, người lờ đờ, uể oải. Đó quả là một thực trạng đáng báo động
đỏ.
Vậy các bạn biết do sao lứa tuổi học sinh lại chơi game nhiều như vậy
không? Do trò chới điện tử tính đa dạng, đủ mọi thể loại game nên đã thu
hút, làm lôi cuốn nhiều giới trẻ vào cái thế giới nửa thực nửa ấy. Ngoài ra, do ý
thức của các bạn chưa cao, chưa làm chủ được bản thân; hễ gặp một trò chơi mới
thú vị thì các bạn ấy sẵn sàng bỏ cả buổi học để chơi cho đến khi nào thỏa mãn
mới thôi. Cũng có thể do bị bạn xấu lôi kéo vào những thú vui tiêu khiển không
bổ ích này. Hoặc do cha mẹ quản lí lỏng lẻo, không quan tâm, đoái hoài gì đến việc
học hành của con mình, chơi hay học như thế nào thì cũng mặc kệ. Nhiều bậc phụ
huynh mải kiếm tiền lo cho cuộc sống lại quên đi mất thời giờ dành cho
con, săn sóc cho con.
Trò chơi điện tử cũng hai mặt của nó. Nếu mình biết kiềm chế, chơi điện tvới
một thời gian hợp lý thì trò chơi điện tử giúp con người rèn luyện tính tư duy, nhạy
bén, nhanh tay, nhanh mắt xử các tình huống thách đố một cách sáng tạo, khéo
léo. Hơn thế nữa một số trò chơi điện tử du nhập từ nước ngoài vào, do đó khi chơi
ta sẽ trau dồi được vốn từ vựng tiếng Anh, mở rộng hiểu biết của mình hơn với thế
giới bên ngoài. Đồng thời trò chơi điện tử cũng giúp chúng ta thư giãn, giải tỏa
những căng thẳng sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi. Nếu chúng ta biết tận
dụng những mặt lợi của game thì nó quả thật rất bổ ích. Nhưng nếu chúng ta sa vào
“nghiện game” thì sẽ gây ra nhiều tác hại khó lường, ghê gớm. Ngồi chơi liên
tục nhiều giờ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, mệt mỏi, làm cho đầu óc căng thẳng
phải tập trung vào các trò chơi; gây ra những bệnh về mắt như cận thị, loạn thị
những bệnh thần kinh ảnh hưởng đến khả năng duy, tiếp thu kiến thức của
não như: đau đầu, chóng mặt. Không chỉ thế, ham mê trò chơi điện tử còn dẫn
đến việc học bị sao lãng. Các bạn nghiện game thường mải chơi, bỏ tiết, trốn học
thế dẫn đến việc không thể hiểu bài, không làm được bài tập cho đó dễ
nhất. Từ đó dẫn đến việc học hành sa sút, vì khi nghiện thì đầu óc chỉ tập trung, mơ
mộng đến trò chơi điện tử. Như vậy, tình việc nghiện game đã làm hủy hoại
tương lai chính mình. Ngoài ra, chơi game hạng nặng còn dễ tạo ảo giác những
cảnh bạo lực, chém giết nhau. Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn một khoản
tiền một cách ích, khi làm thay đổi quá trình hình thành nhân cách. Để
tiền chơi game thì lại ăn cắp tiền của cha mẹ, thậm chí trấn lột tiền của bạn bè,
người ngoài để rồi bị vi phạm pháp luật.
Nghiện game một việc hết sức nguy hiểm, vậy biện pháp nào để chúng ta
phòng tránh không? Trước tiên, chính bản thân mỗi người chúng ta phải kiên
quyết xem game một trò chơi giải trí cho vui, không được muội vào quá
nhiều. Chúng ta cần phải tuyên truyền cho giới trẻ nên dành nhiều thời gian cho
các hoạt động ngoại khóa như: du lịch, cắm trại, làm việc tình nguyện,… Nhà
trường cũng như gia đình phải biện pháp ngăn chặn kịp thời những thói quen
xấu đó. Đồng thời các bậc phụ huynh cũng nên quan tâm tới chuyện học hành của
con, dành nhiều thời gian săn sóc cho con hơn.
Tóm lại, trò chơi điện tử chỉ thú vui mang tính giải trí, đừng lạm dụng phụ
thuộc vào cái trò chơi gây tác hại khó lường ấy. Bản thân mỗi chúng ta cần nâng
cao ý thức về những mặt lợi, mặt hại của game online.
---------------------------
| 1/4

Preview text:

Nghị luận về vấn đề học sinh nghiện game online
Dàn ý Nghị luận về vấn đề học sinh nghiện game online 1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng nghiện game online.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp phù hợp với năng lực của bản thân. 2. Thân bài a. Thực trạng
Thị trường Game online rất phổ biến và là một phương thức giải trí được ưa
chuộng. Ngày càng có nhiều em nhỏ trong các độ tuổi khác nhau chơi các trò chơi online.
Mỗi ngày có hàng trăm nghìn tài khoản game được lập ra trong đó có rất nhiều tài
khoản của các em học sinh khi game online phát triển cả về hình thức và chất lượng.
Nếu ngày trước, game online được chơi nhiều trên máy tính thì hiện nay các trò
chơi điện tử này lại được phát triển rộng rãi trên điện thoại di động. b. Nguyên nhân
Sự quản lí lỏng lẻo của cha mẹ: Các bậc phụ huynh bận rộn với công việc nên cách
tốt nhất để con em mình ngoan ngoãn nghe lời đó là đưa cho chúng điện thoại hoặc laptop.
Tính tò mò cũng là yếu tố kích thích các em chơi game: thấy người lớn chơi game,
nghe bạn bè kể về những câu chuyện trong game,… c. Hậu quả
Sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ của trẻ.
Nghiện game còn có thể gây ra các ảo giác khiến các em có những hành vi không
đúng đắn: trộm cắp tiền bạc của gia đình để chơi game, giết hại người khác vì
tưởng đó là đối thủ của mình trong game…
Ảnh hưởng đến mắt của các em, không ít những trường hợp hiện nay các em học
sinh bị cận thị phải đeo kính từ rất sớm. d. Giải pháp
Mỗi bậc phụ huynh hãy dành nhiều thời gian hơn cho con em của mình; hạn chế
tối đa thời gian trẻ sử dụng điện thoại, máy tính, internet,…
Nhà trường và thầy cô cần phối hợp với phụ huynh tổ chức nhiều hơn các hoạt
động ngoại khóa cũng như tuyên truyền, giáo dục trẻ về tác hại của game online.
Pháp luật cũng cần có thêm những quy định về các trò chơi điện tử, đặt ra giới hạn
những trò chơi lành mạnh trẻ em được phép chơi và những trò dành cho người lớn. 3. Kết bài
Khái quát lại những tác hại của việc nghiện game online và rút ra bài học cho bản thân.
Văn mẫu Nghị luận về vấn đề học sinh nghiện game online
Ngày nay, game online (hay còn gọi là trò chơi điện tử) đang dần tràn ngập vào
nước ta và phạm vi ảnh hưởng ngày càng rộng ra. Do tính hiếu kì, sự tò mò và sự
lôi cuốn hấp dẫn của trò chơi điện tử đã thu hút nhiều người chơi. Có không ít
người không thể khống chế được sự ham thích, say mê khi tham gia chơi game,
điều đó đã vô tình gây nên tình trạng “nghiện game” đáng bức xúc, nhất là ở lứa
tuổi học sinh. Vậy thực trạng, nguyên nhân và biện pháp của nó như thế nào chúng
ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Trước tiên ta sẽ tìm hiểu về khái niệm của game và việc nghiện game là như thế
nào? Game thực chất là từ của nước ngoài để chỉ một trò chơi điện tử trên máy
tính, mang tính giải trí, thỏa mãn cơn căng thẳng. Nhưng nếu chơi game một cách
hăng say, mê mẩn thì nghiện game sẽ đến; đó là hiện tượng quá đam mê, cuồng
nhiệt, bỏ mặc mọi thứ xung quanh kể cả ăn uống nghỉ ngơi mà chỉ để chăm chú
vào các trò chơi trên mạng. Điều này quả thật nguy hiểm!
Chơi game online là một hiện tượng rất phổ biến hiện nay. Hầu hết đều tập trung ở
giới trẻ và chủ yếu là lứa tuổi học sinh từ lớp nhỏ đến đại học. Các hàng quán, tiệm
Internet xuất hiện ngày càng nhiều, cũng vì thế mà số lượng học sinh chơi liên tục
hàng giờ liền ngày càng tăng khủng khiếp. Đi dọc khắp các tiệm Internet, ta không
khó để gặp học sinh đến đó không phải để tra cứu thông tin, tìm kiếm kiến thức
phục vụ cho việc học mà lại ngồi chơi điện tử. Nhiều bạn còn ngồi suốt cả buổi chỉ
để tập trung vào trò chơi trên vi tính. Các bạn quên chuyện cơm nước, thậm chí bỏ
học chỉ để chơi, trong đầu lúc nào cũng chỉ tơ tưởng đến trò chơi điện tử vô bổ ấy
khiến đầu óc mệt mỏi, người lờ đờ, uể oải. Đó quả là một thực trạng đáng báo động đỏ.
Vậy các bạn có biết lí do vì sao mà lứa tuổi học sinh lại chơi game nhiều như vậy
không? Do trò chới điện tử có tính đa dạng, đủ mọi thể loại game nên nó đã thu
hút, làm lôi cuốn nhiều giới trẻ vào cái thế giới nửa thực nửa hư ấy. Ngoài ra, do ý
thức của các bạn chưa cao, chưa làm chủ được bản thân; hễ gặp một trò chơi mới
và thú vị thì các bạn ấy sẵn sàng bỏ cả buổi học để chơi cho đến khi nào thỏa mãn
mới thôi. Cũng có thể do bị bạn bè xấu lôi kéo vào những thú vui tiêu khiển không
bổ ích này. Hoặc do cha mẹ quản lí lỏng lẻo, không quan tâm, đoái hoài gì đến việc
học hành của con mình, chơi hay học như thế nào thì cũng mặc kệ. Nhiều bậc phụ
huynh mải mê kiếm tiền lo cho cuộc sống mà lại quên đi mất thời giờ dành cho con, săn sóc cho con.
Trò chơi điện tử cũng có hai mặt của nó. Nếu mình biết kiềm chế, chơi điện tử với
một thời gian hợp lý thì trò chơi điện tử giúp con người rèn luyện tính tư duy, nhạy
bén, nhanh tay, nhanh mắt xử lí các tình huống thách đố một cách sáng tạo, khéo
léo. Hơn thế nữa một số trò chơi điện tử du nhập từ nước ngoài vào, do đó khi chơi
ta sẽ trau dồi được vốn từ vựng tiếng Anh, mở rộng hiểu biết của mình hơn với thế
giới bên ngoài. Đồng thời trò chơi điện tử cũng giúp chúng ta thư giãn, giải tỏa
những căng thẳng sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi. Nếu chúng ta biết tận
dụng những mặt lợi của game thì nó quả thật rất bổ ích. Nhưng nếu chúng ta sa vào
“nghiện game” thì nó sẽ gây ra nhiều tác hại khó lường, ghê gớm. Ngồi chơi liên
tục nhiều giờ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, mệt mỏi, làm cho đầu óc căng thẳng
vì phải tập trung vào các trò chơi; gây ra những bệnh về mắt như cận thị, loạn thị
và những bệnh thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tư duy, tiếp thu kiến thức của
não như: đau đầu, chóng mặt. Không chỉ có thế, ham mê trò chơi điện tử còn dẫn
đến việc học bị sao lãng. Các bạn nghiện game thường mải chơi, bỏ tiết, trốn học
vì thế mà dẫn đến việc không thể hiểu bài, không làm được bài tập cho dù đó là dễ
nhất. Từ đó dẫn đến việc học hành sa sút, vì khi nghiện thì đầu óc chỉ tập trung, mơ
mộng đến trò chơi điện tử. Như vậy, vô tình việc nghiện game đã làm hủy hoại
tương lai chính mình. Ngoài ra, chơi game hạng nặng còn dễ tạo ảo giác vì những
cảnh bạo lực, chém giết nhau. Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn một khoản
tiền một cách vô ích, có khi làm thay đổi quá trình hình thành nhân cách. Để có
tiền chơi game thì lại ăn cắp tiền của cha mẹ, thậm chí trấn lột tiền của bạn bè,
người ngoài để rồi bị vi phạm pháp luật.
Nghiện game là một việc hết sức nguy hiểm, vậy có biện pháp nào để chúng ta
phòng tránh nó không? Trước tiên, chính bản thân mỗi người chúng ta phải kiên
quyết xem game là một trò chơi giải trí cho vui, không được mê muội vào nó quá
nhiều. Chúng ta cần phải tuyên truyền cho giới trẻ nên dành nhiều thời gian cho
các hoạt động ngoại khóa như: du lịch, cắm trại, làm việc tình nguyện,… Nhà
trường cũng như gia đình phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời những thói quen
xấu đó. Đồng thời các bậc phụ huynh cũng nên quan tâm tới chuyện học hành của
con, dành nhiều thời gian săn sóc cho con hơn.
Tóm lại, trò chơi điện tử chỉ là thú vui mang tính giải trí, đừng lạm dụng và phụ
thuộc vào cái trò chơi gây tác hại khó lường ấy. Bản thân mỗi chúng ta cần nâng
cao ý thức về những mặt lợi, mặt hại của game online. ---------------------------