Văn mẫu 8 Nghị luận về một vấn đề của đời sống | Nghị luận về thói lười nhác, hay than vãn
Văn mẫu 8 Nghị luận về một vấn đề của đời sống | Nghị luận về thói lười nhác, hay than vãn được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Văn mẫu 8 Nghị luận về một vấn đề của đời sống | Nghị
luận về thói lười nhác, hay than vãn
1. Nghị luận về thói lười nhác, hay than vãn
Trong cuộc sống hiện đại, xuất hiện rất nhiều những thói hư, tật xấu mới của con
người. Nhưng cùng với đó, là sự phát triển của những thói xấu đã có từ trước đây
rất lâu, vẫn luôn len lỏi trong xã hội. Một trong số đó chính là thói lười nhác, hay than vãn.
Thói xấu này không thuộc về một nhóm đối tượng cụ thể nào cả. Bất kì ai ở độ tuổi
nào, công việc gì cũng có thể mắc phải thói lười nhác, hay than vãn. Điều này xảy
ra, khi một người cần phải hoàn thành một công việc nào đó, như bài tập về nhà,
hay công việc ở cơ quan, thâm chí chỉ là những việc nhà cơ bản để phục vụ cuộc
sống. Nhưng thay vì hoàn thành điều đó, họ lại chỉ ngồi một chỗ, không chịu làm
việc. Hoặc có làm với thái độ hời hợt, luôn miệng than thở về sự bất mãn, chán ghét
của mình. Điều đó phổ biến nhiều nhất ở giới trẻ, với các câu cửa miệng như “chán
quá”, “không muốn làm chút nào”, “bỏ đi”, “không làm nữa”...
Nguyên nhân của loại thói xấu này, chính là tâm lý lười biếng, ỷ lại, chỉ thích hưởng
thụ chứ không muốn làm việc của một số cá nhân. Dù là những việc cơ bản để phục
vụ cuộc sống như gấp chăn màn, quét nhà, rửa bát, cho đến những việc lớn hơn
như học bài, làm việc họ đều không muốn làm. Chỉ muốn làm những điều mình
thích, còn lại thì phó mặc cho người khác. Điều này thể hiện sự vô trách nhiệm,
thiếu ý thức nặng nề. Không chỉ gây trì trệ, ảnh hưởng đến chính người có thói xấu.
Mà còn kéo theo việc chậm tiến độ, ảnh hưởng đến hiệu suất của cả tập thể. Vì vậy,
chúng ta cần phải “đập tan” thói hư tật xấu này càng sớm càng tốt. Mà trước hết và
cần thiết nhất là đi từ ý thức của mỗi người. Chúng ta phải có những kế hoạch học
tập, làm việc cụ thể, tự đốc thúc bản thân để vượt qua bệnh lười. Đồng thời luôn cố
gắng hoàn thành các kế hoạch đã đặt ra, sống tích cực hơn mỗi ngày. Chỉ có như
vậy, mới có thể trị được bệnh lười, hay than vãn cho xã hội.
Em trước đây cũng từng có một giai đoạn mắc phải thói xấu lười biếng, hay than
vãn. Nhưng sau khi nhận được sự góp ý và khuyên nhủ từ người thân, bạn bè, thì
đã tự sửa đổi, thay đổi theo hướng tích cực hơn. Vì vậy, em tin rằng căn bệnh này
không hề khó để xóa bỏ, quan trọng là chúng ta phải tích cực và quyết liệt hơn. Có
như vậy thì mới thành công được.
2. Viết bài văn nghị luận về thói lười nhác, hay than vãn
Một trong những thói xấu mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống, chính là thói lười nhác, hay than vãn.
Chúng ta có thể gặp thói xấu này ở bất kì ai, ở độ tuổi nào. Đặc điểm chúng của họ
là mỗi khi gặp phải khó khăn, rào cản trong cuộc sống, họ sẽ than vãn, ỉ ôi về những
điều mình gặp phải, sau đó tiếp tục ngồi yên, mặc kệ mọi điều. Không chỉ vậy, thậm
chí chỉ là những bất lợi nhỏ nhoi hay một vấn đề hơi phức tạp cũng đủ khiến họ bật
chế độ đó. Thay vì đứng vậy, phân tích vấn đề, tìm ra giải pháp và vượt qua khó
khăn đó, thì họ lại chọn cách than vãn, kể khổ, tự ghìm bước chân của mình lại, và không làm gì cả.
Thói lười nhác, hay than vãn là một thói xấu gây ảnh hưởng rất nhiều đến con
người. Nó thể hiện sự nhu nhược trong ý chí, nghị lực của bản thân người đó. Đồng
thời cũng là một cách lảng tránh, chối bỏ hoàn cảnh thực tại, và tự tìm cho bản thân
một lý do để hợp thức hóa việc từ bỏ, việc bàn lùi và sự thấy bại của bản thân. Từ
đó, khiến người có thói xấu này dễ dàng gặp thất bại và khó chinh phục được thành
công, ước mơ trong cuộc sống. Bởi ngay từ khi bắt đầu, một chút gian nan đã làm
họ chùn bước rồi. Khi đó, họ sẽ mãi dẫm chân tại chỗ, thậm chí là đi lùi về sau. Tựa
như một bạn học sinh, thấy việc học toán thật là khó, thấy các bài văn thật là dài,
bèn ngồi than thở về chúng, rồi lười nhác không chịu bắt đầu. Dần dần, bạn ấy sẽ bị
mờ nhạt về kiến thức, đạt điểm kém trong các bài kiểm tra. Nhưng không chỉ như
vậy. Những cá nhân có thói lười nhác, hay than vãn, ngoài tự gây ảnh hưởng tiêu
cực cho bản thân, còn tạo ra những tác động tiêu cực cho cộng đồng. Bởi những
người hay than thở, lại lười nhác sẽ dễ truyền cho người cạnh mình sự khó chịu,
nhụt chí đó. Hơn cả như vậy, trong một tập thể có các cá nhân có thói xấu đó,
thường sẽ bị kéo hiệu suất lùi về sau. Giống như một nhóm bốn người được giao
nhiệm vụ tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của giá đỗ, nhưng có một bạn lúc nào
cũng than thở về việc thật khó để tự trồng ra giá đỗ. Rồi bạn đó lại chẳng muốn
thăm gia vào công đoạn nào, được phân công việc gì cũng thấy khó, không muốn
làm vì lười biếng. Điều đó vừa làm nhóm giảm hiệu suất công việc, mà tinh thần tập thể cũng bị kéo xuống.
Chính vì vậy, chúng ta cần phải nghiêm túc xem thói lười biếng, hay than vãn là một
thói hư tật xấu của con người. Từ đó tìm cách đào thải, loại bỏ nó khỏi xã hội. Mà
trước hết, chính là từ bản thân của mỗi người. Để khiến bản thân thoát ra khỏi vùng
trì trệ của sự lười nhác, thì mỗi người nên bắt đầu từ những mục tiêu đơn giản và từ
những điều mà họ yêu thích. Đồng thời tự thưởng cho bản thân những lời khen,
những món quà nhỏ để khích lệ bản thân khi hoàn thành một mục tiêu nào đó.
Ngoài ra, những người xung quanh như bố mẹ, thầy cô, bạn bè cũng cần phối hợp
để giúp những cá nhân mắc phải thói xấu này vượt qua bản thân. Chẳng hạn như
sự khích lệ tinh thần, những buổi tâm sự trò chuyện. Hoặc giao các nhiệm vụ phù
hợp với năng lực của người đó. Tránh việc phân chia những nhiệm vụ quá khó,
vượt xa khả năng người làm, khiến họ nhụt chí, lại trở về chu kì than vãn và lười
nhác, mặc kệ mọi việc.
Thói lười biếng, hay than vãn nếu không được can thiệp và ngăn cản kịp thời, sẽ trở
thành một mối nguy hại của cộng đồng và tập thể. Do đó, chúng ta nên có lối suy
nghĩ và hành động tích cực, lành mạnh, tránh để bản thân mắc phải thói hư tật xấu này.
------------------------------------------------------------------------------------